Dục Tú trong bài báo "“Thuốc” chữa “bệnh” của làng giải trí," (Hà Nội Mới 2 tháng 11 2011) cho rằng "thu hồi giấy phép tổ chức biểu diễn "Liveshow ca sĩ Chế Linh" tại Hà Nội" là một "hành động" "kiên quyết, kịp thời" và "đúng đắn, có ích."
Minh Ngọc & Hiền Nhi, "Thu hồi giấy phép live show Chế Linh" [Rescinding The Papers Permitting Chế Linh's Live Show] Thanh Niên 1 tháng 11 2011.
... đơn vị tổ chức đã có những sai phạm về quảng cáo: tự ý treo quảng cáo khi chưa được cấp phép, quảng cáo sai tên chương trình (trong hồ sơ ghi tên chương trình Live show ca sĩ Chế Linh, còn trên băng rôn lại ghi: Live show ca sĩ Chế Linh - 30 năm tái ngộ.
...the organizers made errors in advertising: hanging advertisement that haven't yet been issued permission, advertising the program using the wrong name (on the application they signed Singer Chế Linh's Live Show, but on the banners they wrote: Chế Linh's Live Show - Meeting Again After 30 Years.
-- Tôi thấy khó nghĩ rằng bốn chữ "30 năm tái ngộ" chính phải là vấn đề. Đi trên đường phố thấy băng rôn chắc một số người tự hỏi sao 30 năm này không có Chế Linh xuất hiện trên các sân khấu ở Việt Nam.
Theo bài "Chế Linh bị hủy diễn ở Việt Nam" trên BBC Tiếng Việt (2 tháng 11 2011) thì "Bên cạnh đó, thì Sở Văn hóa Hà Nội cũng không đồng ý với chữ ‘hải ngoại’ trong cụm từ ‘giọng ca vàng hải ngoại’ xuất hiện trong băng rôn quảng cáo."
Hai Sài Gòn, "“Sao” Chế Linh đã "tắt"" [Chế Linh's Star Has Gone Out] VOH: The Voice of HCM City People 2 thắng 11 2011.
Trước hết tui hoan nghinh [sic] quyết định của giám đốc Sở văn hóa thể thao du lịch Hà Nội Phạm Quan Long hủy bỏ giấy phép tiếp nhận biểu diễn chương trình liveshow ca nhạc “Chế Linh 30 năm tái ngộ” do Công ty TNHH giải trí Bích Ngọc đứng ra tổ chức vào đêm 12/11. Tại sao Hai Sài Gòn tui hoan nhginh [sic] vì Sở văn hóa thể thao du lịch Hà Nội chỉ cấp phép tên chương trình là live show ca sĩ Chế Linh - chứ không hề có giấy phép nào mang tên “Chế Linh 30 năm tái ngộ”.
Above all Ah wellcome [sic] the decision of Pham Quang Long, the Director of Hanoi's Office of Culture, Sports and Tourism to rescind the permission papers to continue performing the musical liveshow "Meeting Again After 30 Years" that the Bích Ngọc Limited Liability Entertainment Company undertook to organize for November 12. Why does Big Saigon wellocme [sic] the Director of Hanoi's Office of Culture, Sports and Tourism only issuing permission for the program to singer Chế Linh - and never having any permission papers by the name "Chế Linh meeting again after 30 years."
Việc ca sĩ Chế Linh về nước xin được hát, Nhà nước ta cho phép ông ta hát như một số ca sĩ bỏ nước chạy ra nước ngoài, nay xin được hát thế thôi - Chứ có ai mong chờ, có ai yêu cầu gì đâu mà “ổng” đòi tái ngộ - hay hội ngộ - ông ca sĩ già Chế Linh tưởng ổng là ai mà đòi tái ngộ. Xin hỏi ông ấy là tái ngộ với ai? Những người yêu thích ông - nếu có - nay đã U60, U70 ráo rồi. Thế hệ trẻ bây giờ có biết ông là ai đâu? Nếu có thì chỉ nhớ những băng, đĩa cũ còn lưu lại thôi. Cái nữa, ông Chế Linh hát bài gì? Nhà nước ta, mà đại diện là Bộ văn hóa thông tin trước đây - nay là Bộ văn hóa thể thao du lịch luôn trân trọng những sản phẩm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi tình yêu trong sáng nên có xem xét tất cả những bài hát lưu hành ở miền Nam trước năm 1975, bài nào được phổ biến, bài nào không được có danh mục hẳn hòi.
About the business of Chế Linh coming home and asking to sing, our Government gave permission for him to sing like some other singers who abandoned the country and ran off to foreign countries, but asked to sing only - nobody actually waited, nobody requested anything at all yet "he" asked to meet again - or encounter - old singer Mr. Chế Linh imagined that somebody asked him to meet again. I'd like to ask him, meet who again? Those who love him - if there are any - were all born in the 1960s or 1970s. Do the younger generation know who he is? If they do it's only from remembering old tapes and discs that have been kept. Another thing, what songs does Mr. Chế Linh sing? Our government, represented by the Ministry of Culture and Information before - today it's the Ministry of Culture, Sports and Information always respects cultural products that are exuberant in their national character, that praise the country and the motherland, and praise pure love therefore they have looked at all of the songs that circulated in the South before 1975, some works can be circulated, some songs don't have a clear listing.
-- "một số ca sĩ bỏ nước chạy ra nước ngoài" - Những lời này tôi bắt phải nghĩ rằng ông Hai Sài Gòn cảm thấy oán hận. Ý tác gải là đi xa quê hương là như một phong trào chạy theo mốt. Nhưng Chế Linh đã bị giam một thời gian và không được theo đúng nghề của mình. Lúc Chế Linh đi thì Bộ Văn Hóa Thông Tin chưa "xem xét tất cả những bài hát lưu hành ở miền Nam trước năm 1975." Và thái độ lúc bấy giờ là triết để không bao giờ "xem xét" lại.
-- "Những người yêu thích ông - nếu có - nay đã U60, U70 ráo rồi." Hai chữ "nếu có" thì ngu xuẩn. Tất nhiên là có. Nếu không có thì Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia đã im vắng đêm 21 tháng 10. Còn nữa, tại sao thế hệ U60, U70 đáng khinh như thế?
-- "Thế hệ trẻ bây giờ có biết ông là ai đâu?" - Ngày vừa rồi có bài báo phàn nàn về những "cậu trai mới lớn tuổi 19, 20 vẫn cầm micro hát những bài ca ảo não" rồi nghe đĩa nhạc Chế Linh ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Một thanh niên tỏ ra "Nghe nhạc vàng đang là mốt đấy các anh chị ạ." Dân nông thôn trẻ già đều biết Chế Linh. Có phải Hai Sài Gòn muốn bảo vệ môi trường âm nhạc hiện nay với những sản phẩm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan do các siêu mẫu ăn mặc hở ca hát?
Nguyễn Anh, "Đình chỉ liveshow Chế Linh: Sai phạm từ nhà tổ chức," Vietnam+ 3 tháng 11 2011.
Với những sai phạm của chương trình này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã có đề xuất với Cục Nghệ thuật biểu diễn không cho phép các đơn vị vi phạm trong lĩnh vực hoạt động tổ chức biểu diễn mời các nghệ sỹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn trong các chương trình do đơn vị đó tổ chức.
Mặt khác, Sở cũng đề nghị các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố nhắc nhở việc thực hiện cấp phép theo đúng quy định, rà soát, thẩm định kỹ nội dung biểu diễn, nhất là các tác phẩm sáng tác trước năm 1975 và nhất thiết chỉ cho phép biểu diễn những tác phẩm đã được phép phổ biến.
With the errors of this program, Hanoi's Office of Culture, Sports and Tourism has proposed with the Bureau of Performing Arts to not give permission for establishments with infractions who are active in organizing performances to invite performing artists who are Vietnam residing in foreign countries to participate in performances organized by these establishments.
In another matter, the Office also suggest that the Offices of Culture, Sports and Tourism in city and provinces be reminded of carrying out the issuing of permission correctly according to statutes, double checking and carefully examining the content of the performance, especially works composed before 1975 and absolutely only give permission to perform works that are permitted to be disseminated.
Có một thành phần của cơ chế nhà nước Việt Nam rất sợ người Việt hải ngoại (xin lỗi - người Việt định cư ở nước ngoài). Còn nữa, có nước nào khác trên trái đất này sợ các bản tình ca như Việt Nam?
Tôi ngạc nhiên mới biết "Một cõi đi về" của Trịnh Công Sơn còn bị cấm ở Việt Nam. Nhưng theo Ân Thông & Hoàng Lan Anh ("Sử dụng nhạc chưa được phép: Mạnh ai nấy làm," Người Lao Động 7 tháng 11 2011) thì:
Theo một chuyên viên của Sở VH-TT-DL Hà Nội, nhiều ca khúc sáng tác tại miền Nam trước năm 1975 đã được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép nhưng không cập nhật danh sách này cho sở nên khi các công ty tổ chức biểu diễn xin giấy phép biểu diễn thì sở không thể cấp phép hoặc nếu có cấp thì phải cẩn thận và có công văn gửi sang Cục Nghệ thuật Biểu diễn yêu cầu xác minh những ca khúc này đã được cấp phép phổ biến chưa. Điều này không chỉ mất thời gian mà còn khiến các đơn vị xin cấp phép cho là sở gây khó khăn.
According to a professional in Hanoi's Office of Culture, Sports and Tourism, many songs composed in the South before 1975 have been granted permission by Bureau of Performing Arts but are not updated in this list for the office, so when the company organizing performances ask for permission papers to perform, the office cannot grant permission or else if it is granted they must be careful and have official correspondence sent to the Bureau of Performing Arts requesting verification that these songs have been granted permission to be disseminated yet. This is not only a loss of time but also causes the establishments requesting the granting of permission to say that the office is creating difficulties.
Một điều chắc chăn là các tác phẩm chưa được cấp phép phổ biến đã và đang rất phổ biến. Chỉ có việc là người Việt không được nghe các nghệ sĩ "định cư ở nước ngoài" hát trước mặt thính giả ở Việt Nam.
Đây vẫn là quan niệm nhạc vàng. Không phải là màu vàng của giọng ca vàng. Đây là vàng vọt - màu nước da nhợt nhạt của một người mặc bệnh. Thực ra Việt nam mặc bệnh này - từ khi đôi chữ nhạc vàng được chuyển vào Việt Nam, du nhập từ phía Bắc. Bệnh này vẫn chưa được khỏi. Người Việt định cự ở nước ngoài là dân lây nhiễm nhất, rất đáng sợ. Từng chữ của họ (35 năm tái ngộ, hải ngoại), từng bài hát mà họ yêu cầu hát là mầm bệnh. Hình như chỉ có những người ngồi văn phòng viết công văn mới chữa được.
Graber on the Section 3 of the 14th Amendment
3 phút trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét