Trần Lê, "Ba con trai khoe giọng cùng Chế Linh trong liveshow" VTC News 22 tháng 10 2011.
Lần đầu tiên trở về nước biểu diễn sau 30 năm xa quê hương, Chế Linh được đón tiếp một cách nồng nhiệt. Khán phòng Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội chật kín chỗ ngồi. Có nhiều fan ngồi hú hét tên ông. Đối tượng khán giả đến với chương trình liveshow của Chế Linh hầu hết ở lứa tuổi trung niên. Thời của họ gắn liền với giọng hát của giọng ca vàng dòng nhạc tình này. Họ đến nghe Chế Linh để lần đầu tiên nhìn thấy thần tượng hiện diện trên sân khấu, để tìm lại những cảm xúc, hình ảnh kỷ niệm thời tuổi trẻ của mình qua những ca khúc ẩn chứa nhiều cảm xúc vui buồn của giọng ca Chế Linh.
Returning for the first time to perform after 30 years far from his homeland, Chế Linh was greeted passionately. Every seat in the auditorium of the Hanoi National Conference Center was packed. Many fans called out his name. The audience for a Chế Linh liveshow is entirely middle aged. Their time is connected with the sound of this golden voice of love songs. They came to hear Chế Linh to see their idol perform on stage for the first time, to again find the feelings, memories of their youth through songs that conceal many of the feelings of happiness and sadness of Chế Linh's voice.
Nguồn ảnh: Thế thao và văn hóa Online 28 tháng 9 2011
Anh Tuấn & Lê Tâm, "Nông thôn đói nhạc" Dân Việt 24 tháng 10 2011
Đêm ở bên này sông Cầu, làng Thổ Hà (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) chìm dần vào yên tĩnh, chỉ vọng lên tiếng loa đài của một đám thanh niên hát karaoke trong một đám cưới ở đầu làng. Năm đầu tiên của thế kỷ XXI, vậy mà các cậu trai mới lớn tuổi 19, 20 vẫn cầm micro hát những bài ca ảo não cách đó nhiều thập kỷ: “Ai cho tôi tình yêu, của ngày thơ ngày mộng. Tôi xin dâng vòng tay mở rộng. Và đón người đi vào tim tôi...”.
Hát chán, mệt rồi, các cậu chuyển sang bật băng đĩa, lại giọng hát sầu thảm của ca sĩ Chế Linh vang lên: “Vòng nhẫn cưới đó em đeo, thôi hết từ nay mơ mộng rồi...”.
Khi chúng tôi hỏi sao không hát những bài nhạc trẻ, hay những bài tình ca quê hương về nông thôn, Đỗ Văn Trung- một cậu thanh niên đến vui với bạn trong đêm dựng rạp cưới vợ đáp: “Bây giờ hát nhạc vàng, nghe nhạc vàng đang là mốt đấy các anh chị ạ. Còn nhạc nông thôn à, chẳng lẽ lớp trẻ bọn em lại phải hát những bài “Đường cày đảm đang” hay “Đưa cơm cho mẹ đi cày” từ thời chiến tranh. Những bài đó mà muốn nghe thì hội diễn của các chị hội phụ nữ năm nào chả có?”.
Nights this side of the Cầu River, Thổ Hà village (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) sinks into quiet, there's just the echo of the loudspeakers of a group of youth singing karaoke at a wedding at village edge. It's the first year of the 21st century, yet these fellows of 19 and 20 still hold the microphone singing sorrowful songs of several decades past: "Who'll give me the love of those dreamlike days. I ask to lift wide my embrace and welcome someone into my heart..."
Sick of singing, tired, these fellows turn on a recording, and there's the melancholy voice of Chế Linh sounding: "That wedding ring you wear, it's done, it's the end now of my dreams."
When we ask them why they don't sing youth music, or love songs of the homeland about the countryside, Đỗ Văn Trung - a young man happy to be there that night with his friends raising the pavilion for the bride answered: "Today we sing golden music, golden music is the fashion now, you know. Countryside music? You'd really have us young people sing songs like "The Well-Done Furrow" or "Bringing Rice For Mom To Plough" from wartime? But those songs - if we want to hear them, at the performances of the women's association, is there a year when they aren't there?"
Giọng ca vàng Chế Linh (nguồn ảnh: VTC News 5 tháng 10 2011)
Tôi xin mạnh dạn viết những câu sau đây: Chế Linh là ca sĩ của lính giải phóng quân cụ Hồ. Họ vào Sài Gòn. Nghe các băng đĩa Chế Linh gây những cảm giác mạnh. Họ đem nhạc này về các thôn miền Bắc và từ đó tiếng hát Chế Linh không bao giờ vắng mặt. Có lẽ giọng hát Chế Linh với họ mới là hòa bình, mới phản ánh một cuộc sống bình thường. Như bài ở trên viết "đối tượng khán giả" của Chế Linh là dân miền Bắc tuổi trung niên. Tuổi trung nhiên hiện này gồm những người sinh từ năm 1955 đến 1980. Nhạc Chế Linh hát lâu năm bị cấm. Đó là chính sách. Nhưng thực sự nhạc Chế Linh được lưu hành. Được lưu hành thoải mái hay không tôi không biết. Nhưng từ cuối thập niên 1970 trở sau tôi nghĩ rằng những người muốn đón nghe nhạc này luôn luôn có điệu kiền. Đến bây giờ thanh niên nông thôn ngoại Bắc vẫn nghe nhạc này, coi nhạc này là "mốt." Nói là "nhạc Chế Linh" có nghĩa là ca sĩ và phong cách này tiêu biểu cho các ca sĩ, tác phẩm tình ca của miền Nam được đón nghe ở nông thôn miền Bắc. Đây là nhạc nền của thôn quê Việt Nam.
Sau hơn 35 vắng sân khấu, vắng làn sóng của Việt Nam Chế Linh lại đến với khán giả Việt Nam. Ông hát ở khu đô thị mới Mỹ Đình ở một chỗ long trọng là Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia. Theo wikipedia đây là nơi "sẽ là nơi tổ chức các đại hội, hội nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, thương mại mang tính quốc gia và quốc tế."
Nguồn ảnh: IBST Architecture Consultant
Vậy tôi mừng cho Chế Linh và mừng cho Việt Nam.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét