nguồn: Thi Nhân Việt Nam trong Hoài Thanh toàn tập, tập 1 (Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học, 1999).
tr. 259 - Nhưng, nhất đán, một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến. Cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay. Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ.
But, suddenly, a gust of wind from far away blew in. The old foundations in an instant were turned upside down, left tottering. Encountering the West was the greatest upheaval in Vietnamese culture for dozens of centuries.
tr. 260 - Chúng ta ở nhà tây, đội nón, mặc áo tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp... còn gì nữa. Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất, phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta! Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống không còn giữ nguyên hình hài ngày trước. Nào dầu tây, điện tây, nào vải tây, nào chỉ tây, kim tây, đinh tây. Đừng tưởng tôi ngụy biện. Một cái đinh cũng đem theo nó một chút quan niệm phương tây về nhân sinh, về vũ trụ và có ngày sẽ thay đổi cả quan niêm của phương Đông. Những đồ dùng kiểu mới, chính là dẫn đường cho tư tưởng mới.
We live in western houses, wear western coats and hats. We use electric lights, watches, cars, steam trains, bicycles... and whatever else. How can one begin to calculate the material changes that the West has brought into our midst! Even in grottoes and alleys, life does not maintain the shape of days past. Now there's western oil and electricity, western cloth and thread and nails. Don't think I'm being specious. A nail even brings with it some of the western conception of human life and of the universe one day that will change the entire conception of the East. It's exactly these western tools that lead to a way of thinking.
p. 261 - Bấy nhiêu sự thay đổi trong khoảng sáu mươi năm! Năm sáu mươi năm mà như năm sáu mươi thế kỷ.
There have been so many changes in around sixty years. Fifty or sixty years is actually like sixty centuries.
p. 261-2 - Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận hờn nhất nhất như ngày trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở. Nhưng sống trên đất Việt Nam ở đầu thế kỷ hai mươi, những mối tình của ta không khỏi có cái màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại.
The Western has entered the deepest parts of our souls. We can no longer be happy the same way as before, sad in the same way as before or even love, hate, or take offense like before. Of course we have just about the same love as all people everywhere and always. But living on Vietnamese soil at the outset of the twentieth century, our loves can not escape having a flavor, a manner unique to the times.
Chắc nhiều độc giả Việt biết đến lời viết ở trên của nhà văn học Hoài Thanh. Người đọc có đồng ý với tôi rằng những ý sáng suốt này của Hoài Thanh rất tiên tri? Nhưng lúc ông viết - năm 1941 - thì ảnh hưởng phương Tây sâu xa hơn hiện nay. Cách đây 70 năm thì đa số người Việt chưa biết đến thơ mới và nhạc tiền chiến. Trước 1941 Việt Nam vẫn là một xã hội cổ chứ phải là mới.
Cách mạng tháng tám cũng mang theo nhiều nét Tây phương vào Việt Nam. Tất nhiên thuyết biên chứng của Mác Lê thành rất phổ biên. Về âm nhạc thì điệu hành khúc thành thông dụng. Giọng hát kiểu bel canto cũng nghe được ở khắp mọi nơi. Ở các vùng gọi là "tạm chiếm" thì văn hóa đại chúng của Pháp và Mỹ được truyền bá rộng rãi hơn.
Những năm gần đây thì ảnh hưởng phương Tây thâm nhập vào Việt Nam sâu hơn bao giờ. Nhưng cùng lúc văn hóa phổ thông của các nước Đông Âu khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng rất đáng kể. Nhưng các nền văn hóa ấy cũng được / bị phương Tây ảnh hưởng không ít.
Hoài Thanh nói rằng "mối tình" của người Việt lúc bấy giờ có "cái màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại." Chắc màu sắc, dáng dấp của mối tình người Việt hiện nay cũng rất khác với thời đại các cụ, các ông, các cha mẹ. Nói về bản chất, cội nguồn có nghĩa gì?
Welcome The Parabola Group
6 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét