* Lược ghi bài nói chuyện với những người làm công tác điện ảnh ở Hà Nội (tháng 2-1987) (* An abridgement of a conversation with those working in film in Hanoi (February 1987) - Trần Độ. Đổi mới và chính sách xã hội, văn hóa. (Nxb TPHCM, 1988), tr. 67-77.
tr. 70 - Quan niệm về chất lượng nghệ thuật còn có nhiều điều chưa đủ và có nhiều điều còn lệch lạc. Nhiều lúc, nhiều chỗ người ta nói đến chất lượng nghệ thuật hình như chỉ thiên về tư tưởng của tác phẩm; và coi đó là một tiểu chuẩn quan trọng của chất lượng. Người ta cũng lấy đó làm tính chất quan trọng nhất để xem xét đánh giá tác phẩm. Khi đặt vấn đề này cùng với vấn đề hiệu quả xã hội thì nó lại đặt ra nhiều chuyện khác. Thật ra, nội dung tư tưởng của tác phẩm nếu không có chất lượng nghệ thuật bảo đảm thì cũng không có hiệu quả xã hội mà cũng không thể gọi là chất lượng được. Thậm chí có nhiều lúc nó lại phản tác dụng.
The conception of artistic quality still has many inadequacies and distortions. On many occasions one speaks of artistic quality as if only inclined towards a work's ideology; and sees that as the important factor for quality. One also takes that as the most important characteristic to examine and appraise a work. When raising this question along with the questions of social efficacy it also brings up many other matters. In fact, the ideological subject matter of a work, if it doesn't have a guaranteed artistic quality it will also have no social efficacy and cannot be said to be of quality. In fact, often it's ineffective.
tr. 71 - Cần phải quan niệm một cách rõ rệt rằng: chất lượng của một tác phẩm phải có cả chất lượng tư tưởng và chất lượng nghệ thuật, chỉ có chất lượng nghệ thuật mới đảm bảo cho chất lượng tư tưởng. Chất lượng nghệ thuật và chất lượng tư tưởng phải trong một thể thống nhất mà những người sáng tác phải hết sức quan tâm đến chất lượng nghệ thuật.
We must conceive of this clearly: the quality of a work must have both ideological quality and artistic quality, only when there's artistic quality can you guarantee the ideological quality. Artistic quality and ideological quality must be united and creators must pay attention to artistic quality with all their strength.
Chưa đủ và lệch lạc. Trần Độ nói thế về tình trạng đánh giá sinh hoạt văn nghệ theo tư tưởng của các tác phẩm và sự coi nhẹ vai trò của "chất lượng văn nghệ."
Chất lượng văn nghệ là một khái niệm rất khó định nghĩa. Đã có bao nhiêu nhà triết lý, người chuyên môn về thẩm mỹ học vắt óc để giải quyết vấn đề này - Khổng Tử, Plato, Aristotle, Kant, Hegel, Dewey, Nietzsche, Lenin, Mao Trạch Đông, v.v. Rút cuộc thì cái khái niệm chất lượng thuộc về các xã hội nói chung và những cơ sở và con người cai trị các xã hội nói riêng. Nếu hiểu rõ về tư tưởng học thì phải kết luận như thế.
Trần Độ vẫn muốn các tác phẩm nghệ thuật có chất lượng tư tưởng cao. Tư tưởng nào? Tư tưởng xã hội chủ nghĩa - sự công bằng trong xã hội? một nền kinh tế được công động hóa? Hay tư tưởng chủ nghĩa dân tộc? Chất lượng tư tưởng như chất lượng nghệ thuật cũng khá mịt mù. Ước mà có những tài liệu giải thích cụ thể hơn và chính xác hơn.
Trong cuộc nói chuyện này thì mục đích của Trần Độ là chỉnh lý mối quan hệ giữa hai kiểu đánh giá chất lượng này. Trước tiên phải chủ tâm đến chất lượng nghệ thuật (dù chất lượng nghệ thuật không được định nghĩa cho rõ).
Welcome The Parabola Group
7 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét