21 tháng 3, 2010

Vịnh sen Hồ Hoàn Kiếm (Song of the Lotus at the Lake of the Restored Sword) - Tản Đà (1922)


Hồ Gươm sen mới ra hoa
Sword Lake, lotus comes into bloom
Cả hương cả sắc ai là không chơi
Combining fragrance and color, who doesn't enjoy it
Sen tàn lá rách tả tơi
Yet it wanes, leaves in tatters
Quanh hồ lai vãng, ai người tiếc thương
Around this lake oft visited, does anyone feel pity?
Nước hồ sen đứng soi gương
At the lake's waters, the lotus regards itself erect
Còn đâu là sắc là hương với đời
Where have the color and fragrance of this life gone?
Tủi thân sen lại giận trời
Sorry for itself, the lotus curses heaven
Cho chi hương sắc cho người trọng khinh
Why give fragrance and color for people to praise or scorn?

Nguồn: Tản Đà toàn tập, tập 1. (Nhà xuất bản Văn học, 2002), trang 230.

4 nhận xét:

HwangNguyen nói...

Chào anh!
Rất cám ơn những đóng góp của anh cho âm nhạc và văn hóa Việt Nam.
HwoangNguyen muốn hỏi anh vài điều, mong nhận được hồi âm.
1. Sao chưa thấy anh có những bài viết về Quan Họ, Chèo và nghệ thuật dân gian nói chung?
2. Nghệ thuật dân gian đang mai một, vậy anh có sáng kiến nào giúp bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân gian không?
Xin cám ơn anh!

tây bụi nói...

Cám ơn bạn HwoangNguyen quan tâm đến công việc của tôi.

Tôi rất thích âm nhạc dân gian Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi chưa đủ kiến thức để viết về nhạc dân gian. Thật ra tôi chưa có điều kiện để sống thường xuyên với nhạc dân gian. Trong vòng 2 năm nếu có dịp về VN một tháng là được may mắn rồi.

Nhạc phổ thông (tức là nhạc được / bị Tây phương hóa) thì không khó đi vào tầm hiểu biết của mình như nhạc dân gian. Còn nữa nhạc phổ thông thì được ... phổ thông, là có mặt bất cứ đâu mà có dân Việt (ở các quán, các nhà).

Có nhiều điều khác trong đời cá nhân tôi khiến tôi tìm hiểu đến nhạc mới.

Việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân gian là việc của người Việt. Bảo tồn và phát triển là hai khái niệm nghe vĩ đại quá - nhưng ý của tôi là người Việt phải sống một cách tự nhiên với nghệ thuật quần chúng. Đi coi chèo, tuồng, cải lương phải thành nhu cầu của mọi người. Dạy những làn điệu quan họ, hát ví, hát xoan ở trường phổ thông phải thành nhu cầu của mọi người.
Lúc mà được BBC phỏng vấn tôi có nói thêm:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culturesport/story/2007/03/070302_jason_gibbs_interview.shtml

Ý tôi là đến lúc mà xã hội phải nói đến việc bảo tồn thì (xin lỗi) đã thất bại rồi. Mọi người đã phải tự phát mà thực hiện văn hóa và văn nghệ theo đam mê riêng của họ. Những người thực hiện và thưởng thức văn nghệ dân gian phải có thêm người nhập vào đội ngũ tham gia.

Tôi chỉ là người đứng ở ngoài, cũng là người đam mê, nhưng đam mê theo dõi những biến đổi trong đời sống văn hóa Việt Nam.

HwangNguyen nói...

"Việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân gian là việc của người Việt."
Điều này là đương nhiên rồi. Điều mà HwoangNguyen muốn hỏi anh là: Với tư cách của một "Một nhà nghiên cứu" người nước ngoài, quan tâm đến âm nhạc dân gian Việt Nam, "vậy anh có sáng kiến nào giúp bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân gian không?". HwoangNguyen đọc đã Comment của anh và bài phỏng vấn tại BBC Website, HwoangNguyen đã hiểu. Cám ơn anh đã trả lời.

tây bụi nói...

Nếu câu hỏi chỉ la "anh có sáng kiến nào giúp bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân gian không?" thì tôi phải trả lời đơn giản là "không." Tôi rất tiếc rằng tôi phải trả lời như thế.

Hãy nghĩ đến đời sống của xã hội dân gian cách đây một trăm năm. Nhà ở không có điện lực (không có TV, không có radio) đa số người không biết chữ. Các làng có đầy đủ trai gái trẻ làm việc ruộng. Muốn có văn nghệ thì mọi người phải tự phát mà thực hiện. Giã gạo thì có hò giã gạo, tỏ tình thì có ca giao duyên. Buổi tối mệt mỏi chán nản thì không có TV để giải trí. Người ta ngâm thơ, ca dao, ru con. Vì không biết chữ thì không có văn chương để đọc - nhiều người thuộc những truyện lục bát, những truyện cổ tích.

Về mặt văn nghệ dân gian thì ngày xưa đẹp lắm. Về điều kiện học thức và vật chất thì chưa đẹp lắm.

Anh nghĩ sao về những hình thức âm nhạc có bị coi như lai căng như cải lương, tân cổ giao duyên, nhạc thời Việt Nam Cộng Hòa (như Chế Linh, Duy Khánh, Thanh Thúy, Thanh Tuyền ca), nhạc quê mới hơn (như "Mưa Bụi," Ngọc Sơn, Cẩm Ly) hay mới đây nhất là "Teen vọng cổ"?

Trong các hình thức ở trên có nét dân gian được hay bị thương mại hóa. Đây là một cách giữ nét dân gian vừa bảo tồn vừa phát triển. Có những lúc không đẹp hẳn, nhưng lắm lúc cũng hay hay.

Hình như có vấn đề luôn luôn là ý thức quần chúng. Người ta có nên thay đổi ý thức của mọi người để phù hợp với văn hóa dân gian, hay thay đổi văn nghệ dân gian để phù hợp với ý thức sẵn có của mọi người? Việc thứ nhất rất khó làm, việc thứ hai thì nếu giỏi có lẽ sẽ làm được.

Tôi phải khen bạn HwoangNguyen rất quan tâm đến vấn đề này.