Từng ngón tay khép như nụ hoa trắng
Fingers clasped tightly like a white flower
Bỏ lại hàng cây ngơ ngác sau lưng
Leaving the dumbstruck tree behind its back
Và nỗi đau rơi trong lòng đêm vắng
And pain falls in our heart this forsaken night
Nỗi đau ta nhận riêng mình
A pain that recognizes me alone.
Rồi sớm mai sẽ không còn vết dấu
Then that morning will have no trace
Một bờ phù sa quên bước chân qua
A newly deposited shore forgetting the steps that pass
Chỉ có mưa bâng khuâng về trong mắt
There's only melancholy rain returning to my eyes
Khóc đi cho thỏa dỗi hờn
Cry to satisfy a grudge
(ĐK)
Ở chốn nào dòng sông đã hòa cùng đại dương
Where does the river join with the sea?
Cạn bến bờ chiều nay thẫn thờ nhìn hoàng hôn
A dried out dock this afternoon listlessly looks out at the dusk
Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
Then once or twice we'll regret
Để một dòng sông lơ đãng trôi qua
Letting the unmindful river flow past
Một sớm kia xuôi theo dòng em đến
Some morning flowing back will come my current
Cớ sao anh chẳng đứng chờ
Why wouldn't you be there standing and waiting?
Tìm hiểu đến bài ca "Dòng sông lơ đãng" của Việt Anh tôi không thể không nhắc đến bài ca "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong (mà tôi cho post ngày hôm qua). Khi mới xuất hiện tôi chưa để ý đến bài ca này, nhưng mới đây tập trung và nghe tôi thấy nó hay lắm. Tôi không ngạc nhiên khi biết rằng bài ca nằm trong danh sách top 10 của Làn Sóng Xanh từ tháng 4 1998 đến tháng 2 1999 và có lẽ lâu hơn nữa.
"Dòng sông lơ đãng" hợp lắm với giọng ca và phong cách hát của Thu Phương. Và cách phối khí (của Bảo Chấn? - tôi không rõ về điều này) rất phù hợp với thẩm mỹ bình dân ở Việt Nam.
Không thể phủ nhận rằng đây là một bài ca nhịp bolero - một bolero không chậm lắm. Sao mà các nhịp điệu Mỹ La-tinh nghe rất nhiệt đới. Tôi thấy dễ tưởng tượng đến một con sông lơ đãng vùng nhiệt tính - im, êm đềm, trời nắng, gió nhẹ. Và nhịp điệu bolero cũng trôi qua chậm đều.
Trong văn chương và ca từ Việt Nam lắm lần một con sông thành một biên giới - một người qua con sông / biên giới này từ một trạng thái đến một trạng thái khác. Và một người ở lại. Nhưng hai người đều nuôi những kỷ niệm và cảm xúc riêng.
Trong "Con thuyền không bến" và "Dòng sông lơ đãng" thì chính con sông phản chiếu tâm trạng của hai người đó. Con sông trôi đều đều này không quan tâm đến mình - nó "lơ đãng" - "tỏ ra không chú ý ... đang mải nghĩ về những việc nào khác." Nghĩa là mình bị cái gì đó ảm ảnh nhưng thế giới xung quanh không cần biết chi về tâm trạng mình. Và cũng có thể đối tượng ám ảnh mình cũng không cần biết chi về mình nữa.
Con sông của "Con thuyền không bến" được miêu tả là "lờ lững" - "lững lờ" có nghĩa là "chậm chạp và êm ả, trông tựa như vẫn đứng yên." "Lờ lững" thì vô tư hơn "lơ đãng" - là lờ lững "nhớ thương ai." Là một nổi nhớ thương liên miên - nhưng không có ai đáng trách. Trong bài "Dòng sông lơ đãng" có một câu hát gây ấn tượng với tôi là "Khóc đi cho thỏa dỗi hờn." Thu Phương hát bài hát này rất đúng dấu. Nhiều nhạc sĩ tránh những chữ trắc dấu hỏi, dấu ngã - nhưng cách phổ lời và cách hát ở đây rất hay và đúng. Vừa có chất thơ vừa có chất giai điệu.
"Dỗi hờn" là cử chỉ "không bằng lòng," "không thiết nữa." "Con thuyền không bến" có chữ "oán" nghĩa là "giận nung nấu trong lòng." Chữ "oán" có vẻ kịch tính hơn. Thiên nhiên trong "Con thuyền không bến" cũng kịch tính hơn - "heo may," "sương lam mờ," "vi vu," "gió vang thông ngàn."
Một hình ảnh nữa trong "Dòng sông lơ đãng" mà tôi thấy hay là "Một bờ phù sa quên bước chân qua." Câu này miêu tả sư trôi qua của dòng sông này, của dòng thời gian. Dòng sông như đã dần dần và vô tư xóa những điều đã có ý nghĩa trong một thời gian trước.
Tài liệu tham khảo: Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên (Nxb Khoa học xã hội / Trung tâm Từ điển học, 1994).
Ơn phù trợ (Tv. 120) – Ngọc Cẩn.
2 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét