25 tháng 10, 2009

Ca dao mẹ - Trịnh Công Sơn (1965)

Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn đong đưa võng buồn
Mẹ ngồi ru con mây qua đầu ghềnh lạy trời mưa tuôn
Lạy trời mưa tuôn cho đất sợi mềm hạt mầm vun lên
Mẹ ngồi ru con nước mắt nhọc nhằn xót xa đời mình

Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn năm qua tuổi mòn
Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn
Giọt lệ ăn năn đưa con về trần tủi nhục chung thân
Một giòng sông trôi cuốn mãi về trời bấp bênh phận người

ĐK
Mẹ ngồi ru con tiếng hát lênh đênh
Mẹ ngồi ru con ru mây vào hồn
Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương
Mẹ nhìn con đi phút giây bàng hoàng

Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn đong đưa phận mình
Mẹ ngồi ru con nghe đất gọi thầm trọn nợ lưu vong
Mẹ ngồi trăm năm như thân tượng buồn để lại quê hương
Tuổi còn bơ vơ thế giới hận thù chiến tranh ngục tù.

Dưới đây có 3 bản dịch. Bản thứ nhất là người hát / kể chuyện về một bà mẹ và đứa con. Bản thứ hai là tự sự của người mẹ ấy. Bản thứ ba là nhìn bà mẹ ấy như một thần (nữ thổ thần) cứu dân Việt.

1) kể về mẹ hát cho con
2) mẹ hát cho con
3) một đứa con nghe mẹ (ẩn dụ) hát cho con (dân và quê hương Việt Nam)

A Mother's Folk Lyric - Trịnh Công Sơn

A mother sits singing her baby to sleep, the hammock sadly sways, the hammock sadly sways
A mother sits singing her baby to sleep, clouds cross the top of the rapids, she beseeches heaven for torrential rains
She beseeches heaven for torrential rains for the earth and filaments to be soft, seeds and sprouts to amass
A mother sits singing her baby to sleep with the weary tears of her troubled life

A mother sits singing her baby to sleep, hammock swaying sadly, years pass a weary age
A mother looks at her homeland, hears her child's sadness, tears of regret
Tears of regret bringing her child back to this world, feeling a life-long disgrace
A river's current flows, coiling forever back to the heavens, mankind's unsteady lot

Refrain
A mother lullabyes her child, a song adrift
A mother lullabyes her child, singing the clouds into its soul
A mother teaches her child its homeland's language
A mother sees her child go in stunned minutes and seconds

A mother sits singing her baby to sleep, the hammock sadly sways sways, her fate sways
A mother sits singing her baby to sleep, hears a call deep inside the earth, fulfilling exile's debt
A mother sits for a hundred years like a sad icon, leaving behind a homeland
At a helpless age in a world of hatred, in war's prison

My Folk Lyric - Trịnh Công Sơn

I sit singing you to sleep, gently swaying the sad hammock, gently swaying the sad hammock
I sit singing you to sleep, clouds cross the top of the rapids, I beseeches heaven for torrential rains
Beseech heaven for torrential rains for the earth and filaments to be soft, seeds and sprouts to amass
I sit singing you to sleep with the weary tears of my troubled life

I sit singing you to sleep, gently swaying the sad hammock, years pass a weary age
I look at my homeland, hears my babe's sadness, tears of regret
Tears of regret bringing you back to this world, feeling a life-long disgrace
A river's current flows, coiling forever back to the heavens, mankind's unsteady lot

Refrain:
I sit singing you to sleep, a song adrift
I sit singing you to sleep, sing the clouds into your soul
I'll teach you your homeland's language
I'll see you go in stunned minutes and seconds

I sit singing you to sleep, gently swaying the sad hammock as my fate sways
I sit singing you to sleep, hear the call deep inside the earth, fulfilling exile's debt
I'll sit for a hundred years like a sad icon, leaving behind a homeland
At your helpless age in a world of hatred, in war's prison

The Mother's Folk Lyrics - Trịnh Công Sơn

The mother, she sits singing me to sleep, the hammock sadly sways, the hammock sadly sways
She sits singing me to sleep, clouds cross the top of the rapids, she beseeches heaven for torrential rains
She beseeches heaven for torrential rains for the earth and filaments to be soft, seeds and sprouts to amass
She sits singing me to sleep with the weary tears of her troubled life

The mother, she sits singing me to sleep, hammock swaying sadly, as our years pass a weary age
She looks at our homeland, hears our sadness, tears of regret
Tears of regret bringing us back to this world, feeling a life-long disgrace
A river's current flows, coiling forever back to the heavens, mankind's unsteady lot

The mother, she sits singing us to sleep, a song adrift
She sits singing us to sleep, singing the clouds into its soul
She teaches us our homeland's language
She sees us go in stunned minutes and seconds

The mother, she sits singing me to sleep, the hammock sadly sways sways, her fate sways
She sits singing me to sleep, hears a call deep inside the earth, fulfilling exile's debt
She sits for a hundred years like a sad icon, leaving behind a homeland
At a helpless age in a world of hatred, we're in war's prison


Tôi dịch bài này 3 lần vì tôi không rõ "Ca dao mẹ" là ca dao của mẹ, ca dao về mẹ, ca dao cho con? Hay cả ba? Bản dịch thứ nhất thì chắc ổn nhất.

Ca dao của mẹ? - ca dao thì có cấu trúc, có vần, có bằng trắc. Cấu trúc ấy nên dễ thuộc. Cấu trúc ca dao của Trịnh Công Sơn rất đều - mỗi câu gồm 12 chữ. Giai điệu của mỗi câu đầu nhảy lên sau hai chữ. Và có hai chữ lặp lại "mẹ ngồi" - trong 16 câu thì "mẹ ngồi ru con" bảy lần, "mẹ ngồi" tám lần.

Ca dao có tính dân gian là biểu tượng dân tộc Việt. Ca dao theo một cách nhìn là tinh hoa của "tiếng nói quê hương." Nhưng cùng một lúc ca dao có thể hay đang bị mai mốt. Thời Trịnh Công Sơn cũng thế.

Theo Từ Điện Bách Khoa Việt Nam ca dao "phản ánh đời sống, phong tục, đạo đức..." Ca dạo của mẹ này thì phản ánh đời sống thời chiến. Nhưng để phản ánh phong tục và đạo đức thì thuộc chính vào người mẹ ấy. Thời chiến tranh nhân vật "mẹ" được hay bị huyền thoại hóa quá mức. Là người đợi con của mình đến cùng. Là tiêu biểu cho sự mất mát lớn nhất của một người còn lại.

Người mẹ này có thể được coi như một người mẹ thật với những ước mong bình thường của một người mẹ trong thời chiến tranh. Nhưng tưởng đến người mẹ này như một nhân vật siêu nhiên (như kiểu Hòn Vọng Phu chẳng hạn?) cũng có lý.

Ngoài hình ảnh "mẹ ngồi" bài này cũng lặp lại những chữ có ít nhiều chất "ẩm ướt" như trời, mây và mưa (cùng "nước mắt nhọc nhằn" và "giọt lệ ăn năn"). Cùng lúc cũng có những hình ảnh như đong đưa và bấp bênh. Đong đưa thì thuộc về hình ảnh của chiếc võng. Nhưng dịch bài này tôi thắc mắc về chữ "sợi" (sợi mềm) trong câu 3. Chẳng lẽ người mẹ ấy đang dệt sợi (ẩn dụ) để đắp tiếng gọi thầm của đất cùng lúc mà ru con? Và đường sợi ấy thành "Một giòng sông trôi cuốn mãi về trời"? Tôi nghĩ rằng vai trò của người mẹ này là làm cho quê hương Việt Nam được an lành. Đó là một việc siêu nhiên vừa phải "lạy trời mưa tuôn" vừa phải dệt ra những tơ dây để sửa chữa và giữ lại tinh thần chung của dân (qua một đứa con).

Nhưng dù sao đi nữa con của người mẹ cũng phải đi (và nhiều đứa của nhiều bà mẹ khác). Giá như có một khối ao ước thành sức lực chung để đưa mây, làm trời mưa, để dệt sợi của đất để làm cho quê hương từ một "thế giới hận thù chiến tranh ngục tù" được phục hồi.

Sau đây tôi sẽ phân tích âm nhạc của ca khúc này.

20 tháng 10, 2009

Như cánh vạc bay (Like a Night Heron on the Wing) - Trịnh Công Sơn (xuất bản năm 1971)

Nắng có hồng bằng đôi môi em
Is sunlight as rosy as your lips
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Is rain as sad as your eyes
Tóc em từng sợi nhỏ rớt xuống đời làm sóng lênh đênh
Your hair, each filament, tumbles into life, makes drifting waves

Gió sẽ mừng vì tóc em bay
The wind will be glad as it blows your hair
Cho mây hờn ngủ trên trên vai
So vexed clouds sleep forgetfully upon your shoulders
Vai em gầy guộc nhỏ như cánh vạc về chốn xa xôi
Your skinny shoulders, small, like a night heron, wings returning to a far off place

Nắng có còn hờn ghen môi em
Is sunlight still vexed, jealous of your lips
Mưa có còn buồn trong mắt em
Is rain still sad in your eyes
Từ lúc đưa em về
From the moment I took you home
Là biết xa nghìn trùng
I knew we’d be far, very far apart

Suối đón từng bàn chân em qua
The brook greets your feet as you pass
Lá hát từ bàn tay thơm tho
Leaves sing from your sweetly scented hands
Lá khô vì đợi chờ cũng như đời người mãi âm u
Leaves, dry from waiting, just like someone’s life in endless gloom

Nơi em về ngày vui không em
Does the place you’ve returned to have happy days, dear?
Nơi em về trời xanh không em
Does that place have blue skies, dear?
Ta nghe từng giọt lệ rớt xuống thành hồ nước long lanh.
I hear each teardrop tumble, becoming a lake of glistening water.


Black Crown Night Heron On The Wing (ảnh: Harvey Edelman)

16 tháng 10, 2009

Âm nhạc biểu hiện ý kiến như thế nào

How Music Expresses Ideas là sách của Sidney Finkelstein viết năm 1952 rồi được tái bản và sửa lại năm 1970. Sidney Finkelstein là một người cộng sản Mỹ chân chính từng làm nhà báo và soạn nhiều sách. Gọi ông là một người tuyên truyền cho nước Liên Xô thì chắc cũng không sai.

trang 107-8 của bản International Publishers, 1970:

The working class approach to music combines the humanity of folk music, the continual search for genuine imagery born out of the people's life and struggles against oppression, with the techniques to be learned from the cumulative development of musical realism.

Sự tiếp cận âm nhạc của giai cấp lao động kết hợp tính nhân văn của nhạc dân gian, sự tìm tòi liên tục đến những hình tượng đích thực ra đời từ đời sống và đấu tranh chống sự bóc lột của nhân dân, với các nền kỷ thuật học được từ sự phát triển tích lũy từ chủ nghĩa hiện thực âm nhạc.

It seeks both an art of daily use and one presenting the richest and broadest dramatic and social experience.

Nó tìm đến một nghệ thuật của những việc sử dụng thường ngày và một khác trình diễn kinh nghiêm có tính kích động và xã hội rộng rãi nhất.

In working-class countries, music like all art is removed from the competitiveness of the private market place and from the remnants of private patronage.

Trong các nước quyền giai cấp lao động, nhạc như các loại nghệ thuật khác được loại bỏ từ sự cạnh tranh của thị trường tư nhân và từ những vết tích của sự đỡ đầu tư nhân.

Music is supported by and easily available to the mass of people.

Âm nhạc được sự bảo trợ của và sự tiện lợi cho đại đa số nhân dân.

It is as much their right as the right to work, and as available as bread.

Nó là một loại nhân quyền như quyền đi làm, và có sẵn như bánh mi.

Symphonic concerts, opera, chamber music organizations, have no trouble existing.

Những buổi biểu diễn nhạc giao hưởng, opera, các đơn vị nhạc thính phòng không gặp khó khăn nào mà cứ tồn tại.

At the same time, there is a great expansion of amateur music-making, singing and instrumental performance groups, which in itself is a rich musical education for the people taking part.

Cùng một lúc, các loại chơi nhạc nghiệp dự và các đoàn ca hát là chính một nền nền giáo dục âm nhạc phong phú cho các người tham gia.


Dù ông ấy viết rất nhiều tôi cho rằng Anh văn của ông ấy không hay lắm vì ngữ pháp không chính xác và cũng bị cứng nhờ tính giáo điều. Nhưng được viết và xuất bản những ý kiến này chứng minh đến sự phổ biên của các ý hiện thực xã hội chủ nghĩa trên đất Mỹ. Và các ý của ông cũng nghe khá bùi tai. Ông viết đến một thiên đường âm nhạc có sẵn trên trái đất trong cách nước được quyền của giai cấp lao động. Chắc một thế hệ người Việt có sống thời thiên đường ấy. Đến bây giờ vẫn còn những người (Mỹ lẫn Việt Nam) muốn quay trở về miền thiên đường thời ấy.

13 tháng 10, 2009

Đường em đi (The Road You Take) - Phạm Duy (1960)

Đường em có đi hằng đêm gót hoa
The road you take every night, floral heels
Nở những đoá thơ, ôi dị kỳ
Blossom into verse, oh there's nothing like it
Đường êm có khi chờ em bước qua
The road you take sometimes awaits your step
Là nghiêng giấc mơ ước thề
Inclined toward yearned for vows

Ngàn sao sáng xa nhìn em thướt tha
A thousand stars illumine from afar, fixed on your grace
Rụng rơi vướng mây tóc ngà
Dismayed, clouds linger in your ivory locks
Đường thơm bóng gầy nhạc run lá bay
The road made fragrant by a slender shadow, music stirs, leaves fly
Hàng cây thiết tha đắm say
Each tree is concerned, is excited

Đường dìu ngang bao ngõ đắng cay
The road leads you across so many pained pathways
Dừng chân phút giây xong chia lìa
Your feet let up, moments end, sundered
Đường dài thêm bao nỗi éo le
The road ever longer, so much unsettled
Dài thêm nắng mưa thêm ê chề
Longer, more sun and rain, more shame

Đường em cứ đi tình ta cứ xây
The road you still take, my love still forges
Chờ em thoát thai quay đường về
Awaiting your coming to life, reversing on the road home
Đường quanh khúc co nhịp chân trói vo
The road winds, some stretches narrow in rhythms of entwining footsteps
Đường duyên ấm vui, đường mơ.
The road of loving charm, warm contentment, the road of dreams.


Chúc mừng quyết định số 39/QĐ-TCBD của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn/ Bộ Văn Hóa, Thông Tin Và Du Lịch! Bây giờ ca khúc "Đường em đi" mới được phép lưu hành một cách công khai. Nhưng tôi chưa hiểu tại sao mà lúc mà chưa có Nghị quyết định này mà cứ cho hát trong chương trình Con Đường Tình Ta Đi (2008).

Có phải tôi nhầm nếu tôi cho rằng ca từ này cũng không xa cách vũ trụ của những ca từ Trịnh Công Sơn như "Biển nhớ," "Diễm xưa" chẳng hặn. Tất nhiên hai nhạc sĩ đều có phong cách riêng.

Tôi hy vọng Phạm Duy được chóng khỏi ốm.

12 tháng 10, 2009

Tim (Cát Vũ) bất ngờ trở lại với Minh Hằng và Thiên Thi

Lần đầu tiên trong lịch sử của Vpop luôn nhá!



nguồn: Kênh 14
_____________
Dư luận đại chúng:

Cuối cùng thì cũng đã kết thúc 1 câu chuyện với nhiều tranh cãi.Tim (Cát Vũ) đã trở về cùng với Minh Hằng rồi.Vui quá đi. Chúc Tim và công ty Thiên Thi sẽ luôn thành công
Quoc 03:38 - 09/10/2009

zui wa', tim zới Minh Hằng lại hát chung roài....hahha
Angel.Q 06:08 - 09/10/2009

[Tất nhiên tôi cũng vui. Các độc giả phải biết rằng tôi là fan của các sản phẩm Thiên Thi.]

7 tháng 10, 2009

Tình Thôi Xót Xa (Love's Pain Will Cease) - lời Bảo Chấn

Từ khi quen em anh đã biết bối rối
Since I met you I've known confusion
Vì những lúc thoáng nghe em cười
Because those moments when your laughter brushed past
Anh đã biết con tim yêu em mất rồi
I knew that the heart that loved you was lost
Người yêu ơi xin em chớ quên
Oh lover, please don't forget

Mùa xuân trên cao ngàn hoa lá lấp lánh nắng
Spring up above, thousands of leaves and flowers sparkle in sunlight
Nụ hôn thơ ngây trao em rồi
Innocent kisses I've delivered to you
Em yêu kiều thướt tha cho hồn đắm say
Your charm and grace intoxicates this heart
Cuộc tình này dài lâu mong sao vòng tay êm mãi
This abiding love, how can I hope for your gentle embrace always

Anh nào biết anh nào có hay
I don't know, I can't grasp
Hạnh phúc trôi qua tay rất mau tàn
Happiness slipped from my hands so quickly
Lòng cay đắng khi em lỗi hẹn
My heart's miserable since you broke your promise
Lời yêu lời thương em đã quên
Words of love and care, you forgot

Nhưng lòng vẫn nuôi hoài giấc mơ
But this heart will always hold on to that dream
Tình sẽ không phôi pha như là mây
My love won't fade like the cloud
Có nhiều đêm trong mơ anh vẫn chờ
Many nights in my dreams I still wait
Chờ em đến tình thôi xót xa
Wait for you to come so love's pain will cease

Ca khúc này đã làm theo tác phẩm "Frontier" của Keiko Matsui. Nghe bản phối khí có Hồng Nhung hát năm 1997 thì không thể phủ nhận điều đó. "Tình thôi xót xa" không hẳn là bản sao của "Frontier" nhưng sẽ không bao giờ có "Tình thôi xót xa" nếu không có "Frontier" trước.

Khẳng định thế là tôi không chế ca khúc "Tình thôi xót xa." Hình như người Việt có mặc cảm về việc "đạo." Nhưng theo tôi nhận xét cái việc "đạo" là truyền thống--người xưa không coi trọng lấy ý, lấy đọan, lấy lời, lấy giai điệu từ một tác phẩm có sẵn. Người ta hãy đặt lời mới cho những khúc dân ca, nhạc Tàu, đờn ca tài tử. Nhã nhạc Huế là nhạc Trung Quốc. Hoàng Việt soạn tác phẩm giao hưởng Quê Hương lấy ra các chủ đề giai điệu từ các ca khúc "Hội nghị Diên Hồng," "Lên đàng," "Nam bộ kháng chiến," "Chiến thắng Điện Biên," "Lên ngàn," "Cây trúc xinh," "Mùa lúa chín," "Quê tôi giải phóng," v.v. Tôi chưa có điệu kiền nghe tác phẩm này, nhưng tôi không thấy gì đáng trách. Có những ca khúc thời kháng chiến nghe như dân ca Kinh hay các dân tộc thiểu số.

Bảo Chấn sống trong một môi trường khác thì bị phê phán. Nhưng phải công nhận rằng "Tình thôi xót xa" đã làm mưa làm gió những năm đầu của Làn Sóng Xanh. Tháng 9/1997 nó có điểm #6 với Hồng Nhung hát, tháng 10 thì điểm #3, rồi tháng 11/1997 nó lên số 1 với Lam Trường hát. (Theo một cách nhìn Hồng Nhung và Lam Trường là tổ tiên của nhạc trẻ hiện nay - tháng 11/1997 trong 10 top ca của khúc Làn Sóng Xanh thì Lam Trường hát 3 bài, Hồng Nhung hát 4 bài).

Ca từ này hay cũng và hợp với giai điệu. Chắc một lý do gây cho nhiều người phản ứng bao nhiêu là do họ có thưởng thức ca khúc này bấy nhiêu. Ý của chương trình Làn Sóng Xanh là tạo điều kiện cho ca khúc Việt Nam lên ngôi. Rồi có một trong những bài ca tiểu biêu nhất không được coi là một bài ca Việt Nam. Đây là những vấn đề chủ nghĩa quốc gia, tính xác thực, luật bản quyền. Nhưng rút cục một bài ca hay vẫn là một bài ca hay.


Lam Trường ca "Tình thôi xót xa."

5 tháng 10, 2009

Love Gone / Tình xa khuất

Love Gone

sung by Phương Thanh
written by Trường Huy
translated by Jason Gibbs

Evening alone on the road
My heart frigid and indifferent
Why do I feel like your mouth and lips are still here
Restless nights lying awake
How I long for those warm lips
Beloved boy, how could you turn your back and leave
Our love was devoted for so many months and days
How could you walk away after her
As your shadow recedes my soul falls to pieces
Now you've followed love with her
Because you ran out of love for me
My shadow alone in the evening rain

Evening alone on the road
My heart frigid and indifferent
Why do I feel like your mouth and lips are still here
Restless nights lying awake
How I long for those warm lips
Beloved boy, how could you turn your back and leave
Our love was devoted for so many months and days
How could you walk away after her
As your shadow recedes my soul falls to pieces
Now you've followed love with her
Because you ran out of love for me
And know you still remember the devoted old days together

I still long for you, for those amorous minutes
Flowing hair, kisses deep
How could you forget those moments together, where have they gone?
I wander through the evening rain
Shadowy love of love long past
Beloved boy, how could you turn your back and leave

Our love was devote so many months and days
How could you walk away after her
As your shadow recedes my soul falls to pieces
Now you've followed love with her
Because you ran out of love for me
My shadow alone in the evening rain

Phương Thanh là một trong những ca sĩ Việt được ái mộ nhiều nhất trong vòng hơn 10 năm. Nhìn các video của cô biểu diễn thì dễ nhận ra cô có một cách thể hiện rất quyến rũ. Tôi có viết đến ca khúc này trong lãnh vực "nhạc gây sốc" vì tôi đã nhìn thấy khá nhiều bài báo phê bình. Bài ca này quả là thành thật khi mà gợi đến những "môi ấm," "phút ân ái," và "môi hôn thật sầu."

Bài ca này lên đỉnh cao tại những lời ấy: "Em vẫn nhớ anh nhớ phút ân ái / Làn tóc xõa môi hôn thật sâu." Và Phương Thanh thể hiện những cảm giác ấy một cách rất thành công - giọng của cao lên một âm vực khá cao đến mức là như cô có thể quên cả lời ca làm cho chỗ này càng xúc động.

thêm một buổi biểu diễn thứ hai bắt đầu với những hình ảnh của Phương Thanh đi dạo qua cầu Golden Gate - một địa điểm nổi tiếng do những người nhảy xuống tự tử. Một điều lạ lùng và loan báo xây ra khi máy quay quay một tấm kỷ niệm trên cầu... cho một cô bé bất ngờ ngã xuống từ cầu này cách đây chục năm.

Phương Thanh has been one of Vietnam's most popular singers of the past 10 years. Viewing videos of her in concert it's apparent that she's a magnetic performer. I'm including this song in my gallery of "shocking music" because I've seen commentary about it's being "too adult." It is very frank in its longing and direct in its evocation of warm lips (môi ấm), amorous minutes (phút ân ái), kisses deep (môi hôn thật sâu).

The song reaches it's climax at one of those spots - "I still long for you, for those amorous minutes / Flowing hair, kisses deep" / "Em vẫn nhớ anh nhớ phút ân ái / Làn tóc xõa môi hôn thật sâu." And Phương Thanh really carries that across - her voice rises to a higher register and she even seems to forget the lyrics, which only raises the intensity of the moment.

Here is a truncated second concert performance which starts with imagery of Phương Thanh walking across the Golden Gate Bridge - a noted suicide spot. Strangely and portentiously, the camera pans across a memorial plaque on the bridge... for a two year old child who accidentally fell from the bridge a decade ago.

Mới đây tôi đọc một bài báo rất hay mà Trần Minh Phi viết về Phương Thanh cách đây 10 năm.


Tình xa khuất

Phương Thanh hát
Trường Huy sáng tác

Chiều một mình trên phố
Tâm hồn lạnh lùng buốt giá
Sao em nghe thấy mắt môi anh yêu còn đây
Đêm về trằn trọc thao thức
Nhớ thật nhiều làn môi ấm
Anh yêu dấu hỡi sao nỡ quay lưng vội đi
Tình ta vẫn thiết tha bao tháng ngày
Sao anh nỡ bước đi theo người
Bóng anh mờ khuất tâm hồn em vỡ nát rã rời
Giờ anh đã bước theo tình với người
Vì anh đã hết yêu em rồi
Bóng em lẻ loi trong chiều mưa

Chiều một mình trên phố
Tâm hồn lạnh lùng buốt giá
Sao em nghe thấy môi mắt anh yêu còn đây
Đêm về trằn trọc thao thức
Nhớ thật nhiều làn môi ấm
Anh yêu dấu hỡi sao nỡ quay lưng vội đi
Tình ta vẫn thiết tha bao tháng ngày
Sao anh nỡ bước đi theo người
Bóng anh mờ khuất tâm hồn em vỡ nát rã rời
Giờ anh đã bước theo tình với người
Vì anh đã hết yêu em rồi
Biết anh còn nhớ những ngày xưa bên nhau tha thiết

Em vẫn nhớ anh nhớ phút ân ái
Làn tóc xõa môi hôn thật sâu
Sao anh quên hết những phút giây bên nhau còn đâu
Ta lang thang chiều mưa
Tình bóng dáng của mối tình xưa
Anh yêu dấu hỡi sao nỡ quay lưng bước vội đi

Tình ta vẫn thiết tha bao tháng ngày
Sao anh nỡ bước đi theo người
Bóng anh mờ khuất tâm hồn em vỡ nát rã rời
Giờ anh đã bước theo tình với người
Vì anh đã hết yêu em rồi
Bóng em lẻ loi trong chiều mưa

[Bài này vốn đã được viết cách hơn một năm. Hôm nay tôi sửa lại vài chỗ, và dịch vài đoạn].

4 tháng 10, 2009

"Văn hóa Mỹ" - Trần Duy vẽ - báo Văn Nghệ 28/2/1955, tr. 2

Tuyên truyền như thế có hiệu quả không? Địch là nửa người nửa khỉ đột. Chữ vạn của phát xít in trên một quả bom. Phá hoại cả nền văn hóa của phương Tây - Dante, Hugo, Shakespeare, Dickens, Goethe, Tolstoy, Balzac, Beethoven và Da Vinci. Tất nhiên không có nhà văn Mỹ nào đáng phá hoại.

Trên loa có chữ Life Tine [Time Life] Reader's Digest. Đây là tên các tạp chí "middle brow" (kiến thức trung bình) - là như các tờ Thế Giới Mới hay Kiến Thức Ngày Nay. Nghĩa là nước Mỹ có kế hoạch phá hoại văn hiến của châu Âu bằng các tạp chí bậc trung. Thật ra Time, LifeReader's Digest là ba tạp chí chống cộng lúc bấy giờ. (Tôi có gặp một ông nhạc sĩ lão thành có đọc Reader's Digest ở Liên Khu 4 thời kháng chiến chống Pháp).

Văn nghệ đồi trụy - bịp bợm - rượu - thuốc fiện - găng tô - ăn cướp - giết người văn hóa dâm ô. Đúng thế. Nếu không nói dối nước nào cũng thế, có thành phần như thế.

Chắc thời chiến tranh lạnh trên một số báo Mỹ cũng minh họa dân và lãnh đạo của Việt Nam một cách không đẹp đẽ. Nếu hai dân tộc chưa hiểu nhau thì một điều đáng tiếc là sẽ có những bức tranh như ở trên.

3 tháng 10, 2009

Thơ tình cuối mùa thu (A Love Poem At Autumn's End) - Xuân Quỳnh

Cuối trời mây trắng bay
At the end of the sky' white clouds fly
Lá vàng thưa thớt quá
The golden leaves are too scattered too thin
Phải chăng lá về rừng
Could it be that they've returned to the forest
Mùa Thu đi cùng lá
Autumn has gone with the leaves
Mùa Thu ra biển cả
Autumn's out on the ocean wide
Theo dòng nước mênh mang
Going with the vast waters
Mùa Thu vàng hoa cúc
Autumn, golden like the chysanthemum
Chỉ còn anh và em
Only you and I are left

Chỉ còn anh và em
Only you and I are left
Là của mùa Thu cũ
From that autumn long ago
Chợt làn gió heo may
Suddenly a gust of the northwest wind
Thổi về xao động cả
Blows in, disturbs everything
Lối đi quen bỗng lạ
The familiar path is suddenly strange
Cỏ lật theo chiều mây
Grass turned over in the cloud's direction
Đêm về sương ướt má
At nightfall the dew wets our cheeks
Hơi lạnh qua bàn tay
Cold air passes through our hands

Tình ta như hàng cây
Our love is like every tree
Đã qua mùa bão gió
That has passed through seasons of storms
Tình ta như hàng dòng sông
Our love is like every river
Đã yên ngày thác lũ
Once peaceful, then one day the rapids com
Thời gian như là gió
Time is like the wind
Mùa đi theo tháng năm
Seasons follow with the months and years
Tuổi theo mùa đi mãi
The years come with the seasons eternally
Chỉ còn anh và em
Only you and I are left

Chỉ còn anh và em
There's just you and I
Cùng tình yêu ở lại
With love remaining here
Kìa bao người yêu mới
Out there so many new lovers
Đi qua cùng heo may.
Pass by with the northwest wind

Bẫy cầu đầu tiên nói đến thiên nhiên, đến sư tan rã, sự biến đi, rồi "chỉ có anh và em." Không được coi anh và em như vĩnh viễn trong bối cảnh này. Chắc bài thơ này viết trong thời bao cấp. "Gió" và "thác lũ" là những lời nhắc đến thời chiến tranh, những thử thách trong đời. Bài thơ này có hơn một chút chất chủ nghĩa cá nhân. Nhưng yếu tố ấy cũng được bé nhỏ nếu so sánh với những quá trình thiên nhiên, những ngày, tháng, năm đi qua. Đôi tình nhân như biết ơn những hoàn cảnh đã tạo điều kiện cho họ vẫn được có nhau "cùng tình yêu ở lại". Nhưng họ cũng nhận rằng thời gian qua mau và họ và thay thế cho một lớp tình nhân mới. Có sự thăng bằng và vô tư của thiên nhiên, của đời người và hay người tình không mong muốn gì hơn dù trải qua bao nhiêu họ vẫn được nhau.