"Hội thảo tính dân tộc và tính hiện đại trong đời sống âm nhạc hiện nay: Bức tranh âm nhạc bộn bề," Tuổi Trẻ 19/7/2009, Đoàn Cường thực hiện.
trích một vài từ:
... lo ngại ... phát triển rầm rộ ... không hề có sự sàng lọc ... than vãn, bi ai ... thô thiển ... nhức nhối ... băn khoăn ... giật mình ... đáng ngại ... rất đáng lo ngại ... xu hướng nghiệp dư hóa ... không có kiến thức cơ bản ... nguy hại hơn ... ủy mị, dễ dãi ... khóc lóc, van nài … bộn bề ... kém chất lượng, dễ dãi ...
để chứng minh rằng không có gì thay đổi.
"Nhạc sĩ Thế Bảo đề xuất nên có một đài phát thanh 24/24 giờ chỉ phát những ca khúc dân tộc, truyền thống."
Tôi ủng hộ việc này. Nhưng phần lớn các chương trình "vườn hoa âm nhạc dân tộc" gồm nhạc theo kiểu bức tranh cổ động, và nhạc dân tộc cải biên. Bao giờ nhạc truyền thống hết nghĩa vụ?
Đỗ Hồng Quân: "Nếu cứ để trào lưu này phát triển không quy hoạch sẽ làm mất giá trị trong sự nghiệp dân tộc và mất đi cả một thế hệ thưởng thức âm nhạc mà phải hàng trăm năm mới xây dựng được."
Nói hàng trăm năm này là chưa đủ--sẽ không bao giờ xây dựng được. Nhưng tôi nghĩ rằng Việt Nam không mất một thế hệ nhưng đã mất mấy thế hệ rồi. Quy hoạch nào có đủ sức lực để quay trở lại về quá khứ.
Nhưng lứa trẻ luôn luôn đáng trách, chứ phải các thế hệ trước hình như đã để một nền văn hóa nguyên vẹn.
Nhưng lớp trẻ xưa cũng đáng trách (các lớp trẻ luôn luôn đáng trách):
"Tớ biết rồi, đâu có ảnh hưởng gì" nhac: "Nếu mai em chết anh có buồn không?" Tuổi Trẻ 7/7/1978
Thuở ấy là nhạc bi trách là do:
... ủy mỵ, yếu ớt ... sầu mây, khóc bướm ... tuyệt vọng ... lẻ loi ... oan trái ẻo le ... buồn tủi chán chường ... nức nở sướt mướt ... ảm đạm thê lương
Các từ trích từ bài "Nhạc vàng là gì" của Tô Vũ (tháng 6 1976) nghe văn chương hơn các lời phê bình ở trên.
ASLH John Phillip Reid Book Award to Penningroth
2 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét