Bài báo vĩnh biệt nhạc sĩ Việt Lang đến khá muộn - Nguyễn Thụy Kha có viết một bài tưởng niệm ngày 17 tháng 8 trên báo Lao Động. Tôi đã được biết đến thông tin này qua hai blog Nhat Si Bao Thu va Thay Giao Lang. Việt Lang sinh ngày 30 tháng 11 năm 1927 ở làng Phú Hiếu, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Binh. Ông qua đời 31 tháng 7 năm 2008 ở Hà Nội. Tôi được hân hạnh gặp Việt Nam mùa thu 1997.
Tên thật của Việt Lang là Lê Qúy Hiệp - tổ tiên của ông là Lê Quý Đôn. Ông lớn lên ở Hưng Yên - bố ông làm công chức của Bưu Điện. Ông học hai năm tại trường Saint Thomas ở Nam Định rồi học tại École Primaire Superieure Indochinois ở Hà Nội. Lúc kháng chiến bùng nổ ông có sáng tác vài bài ca khá nổi tiếng là "Chiều Yên Thế" (bài ca chính thức của đoàn Hoàng Hoa Thám) và "Nhớ Quê Hương."
Ông tham gia kháng chiến ở khu III và trong những năm 1945-1950 ông từng sáng tác vai chục ca khúc đã được rất phổ biến một thời. Nhat Si Bao Thu có viết về Việt Lang: "bằng những giai điệu thật trong sáng, đẹp cả về hình tượng âm nhạc lẫn văn học, Việt Lang đã đi sâu vào tâm hồn những người lính thời ấy."
Nhạc của Việt Lang đã được các thính giả ở vùng kháng chiến và ở thành thị tạm chiếm đều hoan nghênh. Vì vậy có lẽ nhạc của ông không đủ "lập trường." Nhạc của ông bị coi là quá lãng mạn, tiểu tư sản. Theo Thay Giao Lang: "Sau đó người ta thấy anh [Việt Lang] lặng lẽ rút lui khỏi môi trường âm nhạc quen thuộc, môi trường đã từng mang lại cho anh một chút tiếng tăm... Thời điểm anh lặng lẽ rút lui khỏi Âm nhạc lại là một giai đoạn hết sức nhậy cảm<1950,1951>." Cùng trường hợp ấy một số người nhạc sĩ bỏ kháng chiến về thành thị (dinh-tê). Một số nhạc sĩ theo nhu cầu thời đại - hăng hái hay không hăng hái. Như ông Thay Giao Lang viết về trường hợp của chính ông và những người như Việt Lang: "nếu không còn có thể viết lách theo đúng quỹ đạo do các cấp lãnh đạo vạch ra nữa thì tốt hơn hết là nghỉ viết đi, nhường bước cho những người khác. Còn mình thì nên chọn cho mình một lối thoát nào đẹp nhất." Việt Lang chọn lối giáo dục thành một người giáo viên. Một thời gian (hình như từ độ 1975 đến 1990 gì đó) ông làm nghề đó ở nước Angola.
Từ thời ấy không có tác phẩm mới nào với tên tác giả Việt Lang xuất hiện nữa. Đây không có nghĩa là Lê Quý Hiệp không sáng tác nữa. Hình như ông sáng tác với tên Lê Hiệp (dù tôi chưa tìm ra bài ca nào với bút danh này) và sau năm 1990 với bút danh Huy Lê. Với bút danh Lê Huy nôg cũng viết nhiều bài báo và dịch các sách văn chương Phía Tây không có gì lạ (Im Westen nichts Neues) của Erich Maria Remarque (một tiểu thuyết phản kháng nổi tiếng) [Nxb Văn hóa 1962], Lão Gôriô (Le père Goriot) [Nxb Văn học 1967].
Dưới đây là danh sách của những bài ca của Việt Lang / Huy Lê. Một số bài ông cung cấp bản nhạc, một vài tôi từ tìm ra, một số tôi chưa tìm ra, và một số nữa tôi nghĩ là không còn nữa.
Bài ca Cách Mệnh Tháng Tám
Bài ca học sinh Việt Nam
Bài ca thương binh
Bến xưa
Bình xuyên
Chiều Yên Thế
Chúng tôi là Đoàn quân trong Liên Khu III
Dưới ánh trăng thu
Đàn xuân
Đất nước Nam
Đoàn quân đi
Đoàn quân miền Nam
Mùa không biên giới
Ngày Quốc tế Lao Động
Những hình bóng qua
Rằm trung thu
Thu trên sông
Tiến lên đời sống mới
Tình biển ca
Tình quê hương
Trong muôn sao
Về làng xưa
Huy Lê:
Bài ca về Thế kỷ 21 / A Song For the Twenty-First Century (bài ca song ngữ)
Hà Nội mùa xuân
Khúc chia tay
Một đóa hoa đào thẳm
Mùa thu cho em
Trở về thăm trường cũ
Từ thành phố xa xôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét