27 tháng 12, 2018

Chạy ngay đi (Run Away Now) - Sơn Tùng M-TP (2018)

Từng phút cứ mãi trôi xa phai nhòa dần kí ức giữa đôi ta
Every minute ever flows into the distance, gradually erases the memories between us
Từng chút nỗi nhớ hôm qua đâu về lạc bước cứ thế phôi pha
Every bit of yesterday's longing won't return, loses its step, still withers away
Con tim giờ không cùng chung đôi nhịp
Hearts now no longer keep time together
Nụ cười lạnh băng còn đâu nồng ấm thân quen
Frigid smiles, where is the warmth of intimacy
Vô tâm làm ngơ thờ ơ tương lai ai ngờ
Ruthlessly pretending, indifferent to the future, who would suspect
Quên đi mộng mơ ngày thơ tan theo sương mờ
Forgetting the dreams of youth that fade with the mist

Mưa lặng thầm đường vắng chiều nay
Silent rain on the empty road this evening
In giọt lệ nhòe khóe mắt sầu cay
Imprint smeared tears at the edge of stinging eyes
Bao hẹn thề tàn úa vụt bay
So many vows fade and fly off
Trôi dạt chìm vào những giấc nồng say
Drift, sinking into a deep slumber
Quay lưng chia hai lối
Turning our backs, splitting to two paths
Còn một mình anh thôi
And only I remain
Giả dối bao trùm bỗng chốc lên ngôi
Enveloping deceit sudden ascends the throne
Trong đêm tối
In the night time
Bầu bạn cùng đơn côi
Friends together are solitary
Suy tư anh kìm nén đã bốc cháy yêu thương trao em rồi
My thoughts once restrained ignite with love entrusted to you

Đốt sạch hết
Burn it all up
Son môi hồng vương trên môi bấy lâu
Red lipstick fixed upon lips for so long
Hương thơm dịu êm mê man bấy lâu
Delicate fragrance enticed for so long
Anh không chờ mong quan tâm nữa đâu
I won't wait or pay any more attention
Tương lai từ giờ như bức tranh em quên tô màu
The future from now on is like a painting you forgot to illustrate

Đốt sạch hết
Burn it all up
Xin chôn vùi tên em trong đớn đau
Please bury your name in sorrow
Nơi hiu quạnh tan hoang ngàn nỗi đau
A desolate place laid waste a thousand sorrows
Dư âm tàn tro vô vọng phía sau
Repercussions reduced to hopeless ashes behind us
Đua chen dày vò xâu xé quanh thân xác nát nhàu
Contention, torture, tearing each apart, bodies broken

Chạy ngay đi trước khi
Run away now before
Mọi điều dần tồi tệ hơn
Everything slowly gets worse
Chạy ngay đi trước khi
Run away now before
Lòng hận thù cuộn từng cơn
Hostility whirls up each bout
Tựa giông tố đến bên ghé thăm
Like a tempest visited upon us
Từ nơi hố sâu tối tăm
From a deep, gloomy hole
Chạy đi trước khi
Run away now before
Mọi điều dần tồi tệ hơn
Everything slowly gets worse

Không còn ai cạnh bên em ngày mai
There will be nobody left beside you tomorrow
Tạm biệt một tương lai ngang trái
Farewell to a senseless future

Buông bàn tay buông xuôi hi vọng buông bình yên
Release my hand, release my hopes, release my peace
Đâu còn nguyên tháng ngày rực rỡ phai úa hằn sâu triền miên
Where are the former days, dazzling now dulled, rutted, tangled up
Vết thương cứ thêm khắc thêm mãi thêm
The wound keeps being imprinted more, always more
Chà đạp vùi dập dẫm lên tiếng yêu ấm êm
Trample, abuse, stomp on gentle words of love
Nhìn lại niềm tin từng trao giờ sao sau bao ngu muội sai lầm anh vẫn yếu mềm
Look back the faith I entrusted, now how about such ignorance and so many mistakes I'm still soft

Căn phòng giam cầm thiêu linh hồn cô độc em trơ trọi kêu gào xót xa
A confining chamber scorches a solitary soul, your isolated crying out in pain
Căm hận tuôn trào dâng lên nhuộm đen ghì đôi vai đừng mong chờ thứ tha
Hatred overflows, black waters flooding, holding fast to a pair of shoulders awaiting release
Ahhhh, chính em gây ra mà
Ah, you made it happen
Những điều vừa diễn ra
Those things that have just taken place
Chính em gây ra mà, chính em gây ra mà
It was you who made it happen, you who made it happen
Những điều vừa diễn ra
Those things that have taken place
Hết thật rồi
It's really over.

Đốt sạch hết ... Ohhhh
Burn it all up ... Ohhh
Chính em gây ra mà, chính em gây ra mà
It was you who made it happen, you who made it happen
Đốt sạch hết ... Ohhhh!
Burn it all up ... Ohhh
Đừng nhìn anh với khuôn mặt xa lạ, xin
Don't look at me with a stranger's face, please
Đừng lang thang trong tâm trí anh từng đêm nữa
Don't wander through my mind every night
Quên đi quên đi hết đi
Forget, forget, forget it all
Thắp lên điều đáng thương lạnh giá ôm trọn giấc mơ vụn vỡ!
Light those frigid regrettable things cherished throughout crumbling dreams!

Bốc cháy lên cơn hận thù trong anh
Ignited the rancor in me
Cơn hận thù trong anh
The rancor in me
Bốc cháy lên cơn hận thù trong anh
Burn the rancor in me
Ai khơi dậy cơn hận thù trong anh
Who awoke the rancor in me


Tôi cũng thích nhạc và cách phối âm của bài ca mới này. Tiết tấu và cách kết hợp âm cũng hay.  Lời dịch trên tiểu đề video không phải là sai, nhưng tôi tự dịch những lời ca này theo phong cách của tôi.

Nền ca khúc Việt Nam có rất nhiều bài ca viết về người bị thất tình kể cả phụ tình. Điều đáng chú ý nhất trong bài ca này, theo tôi nghĩ, là tính "hận thù."  Các bài ca thời tiền chiến và Việt Nam ít khi có chữ này.  Ngày xưa cảm giác hận thù là một thứ phải tránh. Trịnh Công Sơn trong bài ca "Ca dao mẹ" đã viết:
Mẹ ngồi trăm năm như thân tượng buồn để lại quê hương
Tuổi còn bơ vơ thế giới hận thù chiến tranh ngục tù.
Trịnh Công Sơn so sánh nỗi hận thù với ngục tù của nhạc sĩ này.  Trong bài "Chạy đi ngay" thì người "anh" cảm thấy "hận thù" nhưng ngược lại người em bị dọa và bị "tù." Lời ca - 
Căn phòng giam cầm thiêu linh hồn cô độc em trơ trọi kêu gào xót xa

Các con dao bao vây "em" trong hào quang cánh hoa hồng (màu máu)


Còn "em" thì cũng cũng bị buộc chật trên ghế ngôi.  Bối cảnh vẫn tô màu máu với tiền đô la rải rác xung quanh.  Đằng sau là một bức tranh sẽ nói đến sau đây.  Thông điệp là "anh" đã đầu tư vào một tương lai chung, và việc đầu tư đã có mục đích nắm giữ "em."


Thực ra giới nữ vốn có khả năng làm ra các chàng trai bị "bao ngu muội sai lầm anh vẫn yếu mềm." Sơn Tùng (anh) lên ghế ngôi trước bức tranh ấy, một bàn tay che báu vật của mình.  Xung quanh thì sức cám dỗ của giới nữ (trong phong cảnh ánh đỏ).


Chính bức tranh ở đằng sau là Pièta của họa sĩ thế Pháp kỷ 19 William-Adolphe Bouguereau. Pièta là chữ tiếng Ý có nghĩa "lòng thương hại."  Trung tâm của bức tranh là Đức Bà Mẹ Mary ôm con mình là Đức Chúa Giêxu đã bị hành hình.  Xung quanh các thiên thần bày tỏ nỗi "lòng thương hại." Song con mắt Đức Bà Mẹ trông buồn, nhưng tôi nghĩ cũng bà có nét hận thù nữa.


Ở phía dưới cũng có máu của Đức Chúa Giêxu trên một chiếc khăn trắng.  Trắng là trinh, máu đỏ như thế nào?  Là kinh nguyệt?  Hay là mất trinh? Bình rót không bị phã vỡ phản ánh sự trinh bạch của Đức Bà Mẹ (và Đức Chúa Giêxu nữa?).  Màu tay áo Đức Bà Mẹ cũng là màu máu.  Bouguereau đã vẽ tranh này lúc con trai cả của ông chết non tuổi 16.  Ở đây sự chết và tình dục đi song song với nhau.


Thực ra anh Sơn Tùng M-TP bị cô em xúi giục.


Chưa một giây sau có màu máu của một ly rượu đỏ bị phả.  Nếu có người mất trinh, thì người chưa chắc là cô em.  (Có lẽ như thế rượu trắng sẽ phù hợp nhiều hơn?)


Có cảnh Sơn Tùng M-TP ngắm thân xác (tức là ngắm chân) của Đức Chúa Giêxu lúc 3:29 trong video, rồi 2 giây sau:


Sơn Tùng ngắm thân sống / chân của "em" cố nhân bị buộc trước mắt mình.  

Như thế là bạo lực và video này có thêm bạo lực nữa.


Sơn Tùng tức giận ném ra một con dao.


Rồi có vẻ như Sơn Tùng định "bốc cháy" cô em ấy.


Thực ra Sơn Tùng có ý "bốc cháy" tự thiêu mình và các nhân vật trong bức tranh.

Hai người trong bài ca và video này không phù thuộc vào giới "hai bàn tay trắng." Cả hai đều ăn mặc khá giả kể cả giàu có.  Không cần hỏi cái câu "vì tiền hay thiết tha."  Nhưng chàng anh của video cảm thấy như đã bị thua lỗ vì phí tiền, phí thời gian hay vì mất một báu vật gì nào đó khác nữa?  Có phải "anh" bị thiến?

Trong bức tranh Pièta ở trên Sơn Tùng M-TP là ai?  Là Đức Bà Mẹ hay Đức Chúa Giêxu?  Đơn giản thì "em" là Đức Bà và "anh" là Đức Chúa Giêxu đang ước có hai tay áo đỏ ôm và an ủi mình.  Có lẽ "anh" nhìn cả hai nhân vật đều là "em" -- người vừa buồn vừa hận thù có lòng thương hại với người "anh."  Tôi nghĩ rằng nhân vật của Sơn Tùng là cả hai - là kẻ bị thiệt hại và cũng là nguồn an ủi với thái độ buồn và hận thù.

"Anh" phải chạy trốn vì sức quyến rũ của "môi hồng vương trên môi" và "hương thơm dịu êm mê man" nghĩa là mình thiếu dũng cảm trước các vũ khí đó.  "Chính em gây ra" những cảm giác vô lực của chàng "anh" ấy.  Hay "anh" phải chạy trốn vì em làm "bốc cháy lên cơn hận thù trong anh," nghĩa là sự hận thù cũng là sự tự thiêu -- phải chạy xa sự hận thù.

19 tháng 12, 2018

School for the Blind Cholon. -- Brass Band (Trường Người Mù, Chợ Lớn - dàn nhạc kèn đồng) (1933)

.
The grown up pupils have formed an excellent orchestra of twenty-five pieces. This band is often engaged for a fee which is divided among the instrumentalists. A few pianists could earn an appreciable sum by playing at dances, since the depression this source of revenue is small.

Các học trò lớn đã thành lập một dàn nhạc rất tốt gồm 25 kèn.   Dàn nhạc này hay được thuê với tiền thu lào chia với các nhạc công. Một vài nhạc công đàn piano đã được kiếm một số tiền đáng kể khi chơi cho các buổi khiêu vũ, nhưng từ kinh tế khủng hoảng thì nguồn thu nhập này đã nhỏ đi.

nguồn ảnh: A. Luzergues, "Charitable Work in Cochinchina," And There Was Light vol. 2, no. 8 (September 1933), 22-27

9 tháng 12, 2018

Đường về (The Road Home) - Bàng Bá Lân (1939)

Bước chân vào ngõ tre làng,
Stepping into the village's bamboo path
Lòng buồn nặng chĩu nghe nàng ru con
Heart overburdened hearing her lullaby
Bước lên thềm đá rêu mòn,
Stepping upon the worn, mossy stone veranda
Lòng buồn nặng chĩu nghe buồn võng đưa.
Heart overburden on hearing the sad swinging of the hammock

Mái gồi nhện vẩn chăng tơ,
The fan palm roof, a spider has cast its web
Tầu tiêu rách vẫn phất phơ bên mảnh.
Torn banana leaves still flap at the blind
Cây rơm như vẫn nguyên lành,
The haystack is still untouched
Vườn sao sơ sác trên cành hết dâu!
In the garden, so bare are the branches, no more mulberries

Quanh tìm nong kén còn đâu?
Looking around, where is the basket of cocoons?
Còn đâu cô bé hái dâu thẹn thò!
Where's the shy girl who picked the mulberries!
Ngoài sân nắng yếu lờ đờ,
In the yard, sunlight weakens and dulls
Mành tre trống-trải gió lùa hắt-hiu!
Sheer bamboo blinds, the wind gently blows in

nguồn: Đàn bà (13 octobre 1939), tr. 9.


Có một số trang web cho rằng "Bước chân vào ngõ tre làng" là một câu ca dao.  Thực ra thì khó biết nguồn gốc của câu này từ đâu ra.  Nhưng thi sĩ Bàng Bá Lân đã soạn bài thơ này năm 1939.  Có phải ông thi sĩ này đạo thơ hay bốn câu đầu của bài thơ được đi vào văn chương dân gian.  Thực ra sự thành công vĩ đại nhất của các tác phẩm là được quần chúng nhận là văn chương dân gian.

5 tháng 12, 2018

Cho em một ngày (Give Me One Day) - Dương Thụ (1997)

Cho em một ngày, một ngày thôi
Give me one day, just one day
Một ngày không khắc khoải chờ đợi
One day of no worried waiting
Một ngày không mưa rơi mưa rơi buồn tủi
One day of no falling rain, dejected falling rain
Một ngày không tê tái heo may.
One day not numbed by the late autumn wind

Cho em một ngày, một ngày thôi
Give me one day, just one day
Một ngày không có đêm vời vợi
One day with no immense night
Một ngày đôi chân, đôi chân không mệt mỏi
One day of feet, feet that aren't worn out
Đường về không có lá thu rơi.
A road home without falling autumn leaves.

Là một ngày anh đến không trễ hẹn cùng em
Is a day that you don't come late for our date
Một nụ hôn say đắm sau những lời đầu tiên
A passionate kiss after our first words
Ngày mùa đông ấm áp trong vòng tay anh nồng nàn
A winter day warmed by your passionate embrace
Một ngày cho em cho em một ngày dịu dàng
One day for me, for me one gentle day

Và một ngày anh đến như ước nguyện của em
And one day you come like I desire
Ngày trời xanh trong vắt như tiếng cười của anh
Day of limpid blue skies just like your laughter
Ngày mùa đông ấm áp trong vòng tay anh nồng nàn
A winter day warmed by your passionate embrace
Một ngày cho em cho em một ngày dịu dàng.
One day for me, for me one gentle day

nguồn: Tuyển tập Nhạc Tình thôi xót xa (Nhà xuất bản Âm Nhạc, 1998)


Thanh Lam ca "Cho em một ngày"

2 tháng 12, 2018

Tại Nhà hát Tây đêm 8 Juillet (1937)

Từ tả qua hữu: Cô Carmencita, cô Mariette Dechesne và ông Maurice Dufour

nguồn: Công Luận Báo (30 tháng 6 1937)

Có lẽ cô Carmencita của tấm ảnh này là Carmelita Aubert là một diễn viên Tây Ba Nha.  Cô ấy phải rơi khỏi quê hương mình lúc nội chiến Tây Ba Nha năm 1936.  Cô Carmencita đóng phim và thu đĩa cho hãng Odéon.

Nghe Carmelita Aubert / Carmencita hát bản tango "Danza maligna."


Mariette Dechesne lên sân khấu nhiều ở Pháp trong những năm 1930. Lúc bấy giờ cô Dechesne lưu diế̃n ở vùng Đông Nam Á - cô cũng biểu diễn ở Singapore năm 1938.


Maurice Dufour đã từng thu đĩa cho hãng Victor ở Nhật Bản. Ông Dufour cũng thu đĩa ở Việt Nam cho hãng Béka.  Ông chơi nhạc thời trang Pháp như "Le chaland qui passe" (valse), "Un violon dans la nuit" (tango), và "Laissez-moi vous aimer" (tango).  Một điều thú vị nữa là ông từng thu các bài Việt Nam như "Chuồn, chuồn, hành vân" (Béka 20.607), "Tây thi, vang xừ liếu" (Béka 20.608), và "Vọng cổ tango" (Béka 20.610).

Tôi rất muốn được nghe các đĩa hát này, nhưng tôi không biết các đĩa này còn được tồn tại.

27 tháng 11, 2018

Sonnê không định trước (An Unplanned Sonnet) - Nguyễn Trọng Tạo (1993)

Marathon Stone (nguồn: Surprised by Time blog)

Ngơ ngác rơi giọt nước mắt cuối năm, không rõ buồn vui
Dumbstruck, tear drops fall at year's end, not sure if they're sad or happy
xe chậm lại trên đường, không rõ về nơi chốn nào
my bike stops along the road, it's not clear where I should go back to
tung tăng thanh xuân trôi ngược chiều
coming, going, springtime flows back and forth
phút chốc mộng du lên phiêu diêu
moments fleeting, sleepwalking like a vagabond

mặt trời, vầng trăng, ngôi sao mắt ướt
sun, moon, stars, damp eyes
ngực núi phồng căng, dòng sông duỗi chân vào bao la
the mountain's bosom swells, the river spreads, feet step into a vastness
một bài ca xa thật xa, tận miền quê ấu thơ
a distant tune, very distant, all the way back to the land of my youth
ta đấy ư? Em của ta đấy ư?...
is that me? My love is that you?

những lèn đá marathon truyền thanh câu hỏi
carved marathon stones transmit a question
mọi sự giản đơn đều bất lực
each simplicity is an impotence
ta thèm bài thơ tấm ảnh bức tranh không hiểu hết
we thirst for poems, photos, pictures that we do not understand

rồi mùa xuân sẽ qua thanh xuân không lặp lại
then spring will pass, the spring of youth will not recur
thuốc trường sinh đồng lõa với dối lừa
life's elixir colludes with deceit
cây-mười-hai-cành chết rồi sao bóng râm cứ còn mãi trong Thơ?
the tree of life has died, why does its shade linger endlessly in Poetry?

(nguồn: Mary Hollis and Lauren Simpson, "Tree of Life")

25 tháng 11, 2018

Giấc ngũ đem sức lực về cho ta ... hãy uống thuốc Cữu Long (1938)

Giấc ngũ đem sức lực về cho ta. Ta ngủ được, tức nhiên sẽ ăn đươc.. Ăn ngủ được, con người mạnh khỏe và lâu già.

Muốn ăn ngủ được, cho mạnh khoẽ và lâu già, người đời thường bảo nhau hãy uống thuốc CỮU-LONG.

nguồn: Công luận báo 1 tháng 9 1938, tr. 8.

20 tháng 11, 2018

Đoạn tuyệt (Breaking Up) - Phượng Linh (1964)

Một mai em có đi lấy chồng.
One day you'll go take a husband.
Vòng tay ân ái thay hình bóng.
Loving arms take the place of a shadow.
Xác pháo tươi hồng như trái tim êm ái trao lòng tôi vết thương.
Spent, rosy fireworks, like a calm heart, grant my heart a wound
Em biết chăng em?
Do you know that, dear?

Một mai đôi ngả xa cách rồi.
One tomorrow, two directions, now we're far apart.
Người say duyên mới quên thề ước.
Someone intoxicated by a new love forgot their vows.
Xin chiếc khăn nồng hương cố nhân, đôi mắt em màu xanh ái ân để nhớ muôn đời.
Please give me the perfumed scarf of my old love, your affectionate blue eyes to remember always.

Nước non còn đó, người sao chóng quên bao lời xưa ước hẹn nhau?
With the mountains and rivers still there, how could someone quickly forget so many of our promises
Bốn phương trời mây, còn đâu nữa ngày vui hòa khúc ca xum vầy.
At the four horizons there are clouds, yet where are happy days harmonized with a song of reunion

Nào ai lấy thước đo tất lòng.
Who can buy a yardstick to measure a heart
Tình như mây khói trên làn sóng.
Love is like mist on the waves
Anh sẽ đi tìm trong lãng quên nhưng cố quên lại càng nhớ thêm vì trót yêu rồi.
I will seek in forgetfulness, but will try to forget as I remember further because I'm at love's end.

nguồn: Phượng Linh [Nguyễn Văn Đông], "Đoạn tuyệt," (Saigon: Diên Hồng, 1964)



24 tháng 10, 2018

Nó và tôi (Him and Me) - Song Ngọc & Vọng Châu (1969)


Tôi, nó sinh ra nhằm chinh chiến mới quen nhau mà thương mến
Me and him, born at wartime, as soon as we met we grew fond of each other
Nó quê ngoài kia từ lâu lắm chưa lần về ngày tôi gặp nó nét đăm chiêu đêm nhập ngũ thấy thương nhau nhiều quá.
His mother's village just over there, it's been so long since he came home, the day I met him with an anxious look on entering the service we both feel so much sympathy for each other.

Ba tháng trong quân trường cam go đã chai tâm hồn lính mới
Three months of hostilities on the battlefield hardened two new soldier's souls
Nó luôn bảo tôi đừng than oán chi cuộc đời vì khi nhịp súng vẫn đêm đêm vang vọng mãi
tao, mày nào được vui.
He always told me, don't be bitter about life, because during the nightly pulse of gunfire we two bastards can find what joy.

Hôm chia tay hai đứa cùng bùi ngùi, ngày mai nó, tôi trên ngưỡng cửa cuộc đời dặn nhau gắng vui dù cho vành môi se khô mấy cũng mỉm cười.
When we separated the two of us both were sad, tomorrow he, I at life's threshold encouraged one another to try to be happy, even with parched lips to keep smiling.
Hai năm sau mới có thư về, nhìn con dấu ghi nơi nắng cháy biên thùy người quen cho biết tin bạn tôi thân mến đã liệt oanh ngã xuống khắp đơn vị tiếc thương.
Two years later a letter came, postmark from the blistering sun at the border, an acquaintance told me the news that my dear friend fell in glory, the whole unit mourned him.

Đôi đứa đôi nơi ngày đầu tiên biết tin nhau là tin cuối chát cay đầu môi chiều khu chiến mưa sụt sùi nhìn trong lòng giấy nét quen xưa nghiêng đổ gãy nó đi nhưng còn đấy.
Two guys, two places, the first day we knew a mutual truth, a final bitter truth at the tip of the lips in the evening at the war zone in weeping rain, inside me, familiar strokes on a page tilt up, drop, break off, he's gone yet still here.
Muôn lớp trai đi nghìn sau theo dấu chân đi vào thiên lý
Thousands of boys through the ages follow footprints on to an endless road
Biết bao người xong nợ xương máu không trở về người đi vào tối vẫn lưu danh cho đời mãi, nó anh hùng ngày mai.
Who knows how many have finished their debt of blood and bones and never come back, those who go into the evening still have a good name for future lives, he is a hero for tomorrow.

nguồn: "Nói và tôi," (Sài Gòn: Tình Ca Hai Mươi, 1969 #12).  In lại trong tập 30 Tình Khúc Song Ngọc ([California?]: Nhà xuất bản Tú Quỳnh, 1991).


Một "tình ca hai mươi" đăng lại trong tập 30 Tình Khúc?  Nhưng "Nó và tôi" không kể đến một mối tình anh em / nam nữ.  Đây là một mỗi tri kỷ của hai người chung kinh nghiệm, chung lý tưởng.  Thực ra chúng ta không biết chắc là "nó" và "tôi" là nam hay nữ, nhưng cái thực tế là các "lính mới" ở "quân trường cam go" chủ yếu thuộc về nam giới.

Trong cuộc chiến Đông Dương ấy hai bên đều có bài ca kể về lính / bộ đội, về tình động đội của người lính / bộ đội. Trong các bài hát Việt Nam chủ nghĩa xã hội thì có kẻ thù rõ rệt, có địa điểm cụ thể và có chiến thắng. Bài ca "Nó và tôi" không có các thứ ấy.  Không rõ ai đánh ai, ai thắng ai ở chiến trường "nắng cháy biên thùy." Nơi "biên thùy" cũng xa cách với cái thực tế của chiến tranh năm 1969.  Cuộc chiến ấy thôn xóm hay núi rừng, không hẳn là sát một biên giới.

"Nó và tôi" không thấy gì vui ở chiến trường và không cho phép mình "than oán."  Người lính như thế thì chịu đựng và góp "xương máu" của mình khi "đi nghìn sau theo dấu chân đi vào thiên lý."  Ngày nay và ngày mai vẫn còn "muôn lớp trai đi" vậy thời gian của bài ca "Nó và tôi" không hết hạn.  Bài ca này phản ánh sự hiện thực không phải là hồi tưởng.

bia sau ca khúc "Chúng mình 3 đứa" (Song Ngọc đeo kính)

Song Ngọc - tên thật là Nguyễn Ngọc Thương, cũng được gọi là Tony Nguyen - được sinh năm 1943 ở làng Mỹ Phước ở Long Xuyên và chết mới đây ngày 14 tháng 10, 2018 tại Houston, Texas.  Ông cũng soạn nhạc với các tên bút như Nguyên Hà, Hàn Sinh, Hoàng Ngọc Anh, và Anh Tuyến. Tôi được nói chuyện với ông hai lần ở Houston, Texas năm 2004 và 2009. Ông nói chuyện rất vui vẻ cởi mở.  Ông rất dễ mến.  Năm 2004 thì ông là chủ của nhà hàng Steak of Texas (một tên gọi chơi chữ Steak là bít tết nghe giống chữ State là tiểu bang).

Ông sáng tác nhạc từ năm 1958 và nhập ngũ từ năm 1962.  Sau một thời gian ông là thiếu úy trong ngành  chiến tranh tâm lý chiến.  Có tính doanh nhân ông lập ca công ty Tình Ca 20 xuất bản bản nhạc và thâu đĩa băng.  Ông cũng buôn bán xe cũ và nhà đất.  Tháng 4 1975 Song Ngọc không thể ở lại Việt Nam, vậy ông khỏi Việt Nam 24 tháng 4 1975.  Sau một tháng trời ông ở Houston, Texas luôn.

Ở Mỹ ông cũng buôn bán nhà đất. Sau một thời gian ông là người tiền phong đem nhạc Việt Nam vào các sòng bạc ở Mỹ. Lúc bấy giờ sòng bạc trái luật ở rất nhiều bang ở Mỹ.  Ở Texas thì phải lên thuyền trên biển khơi mới được cờ bạc. Song Ngọc hợp tác với thuyền Pride of Galveston tổ chức các buổi biểu diễn nhạc Việt phục vụ người Việt đánh bạc trên thuyền ở nước biển không có luật cấm cờ bạc của tiểu bang.  Ông cũng từng sống ở Las Vegas để tổ chức các sô cho người Việt Nam ở các sòng bạc.  Sau một thời gian có nhiều doanh nhạc cạnh tranh tổ chức sô sòng bạc, nhưng Song Ngọc là người đi trước.


Ông sáng tác rất nhiều bài ca rất nổi tiếng khi ông còn ở Việt Nam.  Song Ngọc kể cho tôi nghe rằng bản nhạc "Nó và tôi" bán rất chạy - toàn thể là hơn 200,000 bản. Nhưng ông cũng sống hơn một nửa đời ở nước Mỹ và cứ sáng tác đều.  Ở hải ngoại ông soạn hai ca khúc rất nổi tiếng là "Đàn bà" và "Hà Nội ngày tháng cũ."  Về bài hát thứ hai ấy, ông kể lúc ông sáng tác thì ông chưa đến Hà Nội lần nào.  Ông cho tôi xem vài quyển nhạc phẩm ông sáng tác ở nước Mỹ mà ông chưa công bố.  Song Ngọc nói với tôi rằng ông "sáng tác vì đam mê."

Bài ca "Nói và tôi" chưa được cấp phép hát ở Việt Nam.  Thực ra nó bị cấm rõ rệt trên một danh sách năm 2014.  Bị cấm cũng có nghĩa là được ưa thích.  Khi được mới xuất bản "Nó và tôi" được phát thanh trên đĩa hát hay lần.

Giao Linh hát với ban nhạc Văn Phụng. Bản phối này rất hay - nghe rất thưa thớt.


Và Giang Tử hát với ban nhạc Y Vân có chất boléro rõ rệt hơn.

1 tháng 10, 2018

Trăng về thôn dã (The Moon Comes Back to the Country) - Hoài An + Huyền Linh (1956)

Nếu thích có thể chơi theo nhịp mambo boléro
When possible, play in a mambo bolero tempo

Mây trắng bay qua khi trăng dần lan.
White clouds fly past as moonlight gradually spreads
Muôn câu hò nhịp nhàng khắp thôn trang.
Thousand of rhythmic work chants throughout the countryside
Đoàn người say sưa vui tiếng hát vang lúa dâng sữa ngọt đậm tình ta với nàng 
A group of ecstatic people happily resound in song for rice stalks rising like sweet milk, intimate like you with me

Đêm lắng sâu khi sương lam dần xuống.
The night grows quiet and melancholy as blue fog slowly drops
Hương ngọt ngào tình ruộng sắn ngô thơm.
A sweet fragrance, feelings of fields of cassava and delicious corn
Trời về khuya nghe man mác gió lành chắp duyên thắm dịu đẹp tinh ta với mình
As midnight comes, hear the vastness of a gentle wind unite with deep bonds, the beauty of our love for each other

Ô thoáng nghe câu hò, xóm bên nhẹ ngân ru hò hò khoan tự do ấm no.
Oh listen for the work chant, the hamlet nearby gently resounds lulling with a work song of freedom and prosperity
Nắm tay hát lên ngàn câu thanh bình tình tang tình đồng quê tốt tươi, ánh trăng đang tỏa sáng ngời
Clasping hands sing thousands of words of peace, ting tang, a fresh countryside, moonlight brightly illuminating
Tình tang ơ này tình tang ta ngước xem ông sao Thần Nông.
Ting tang, how is it we see the Scorpio's star
Bên sông Ngân Hà vắng Bóng Ngưu Lang trầm ngâm nhớ nàng
At the Milky Way lacking the cowherd pensively longs for her

Em có nghe chăng dư âm đồng quê khi trăng ngàn mờ tỏa chiếu trên đê.
Can you hear the echoes of the countryside when the moon shines upon the dike.
Đoàn người nông phu vui gánh lúa về bóng trai gái làng hẹn hò nhau ước thề
Groups of farmers happily bear rice stalks back, shadows of boys and girls who have made vows with each other

Đom đóm bay quanh trên ao bèo xa khi bao người dìu dịu giấc nam kha.
The fireflies fly around the duckweed pond when so many people calmly sleep sweet dreams.
Mộng triền miên say sưa dưới mái vàng ánh trăng khuất chìm vào rặng tre cuối làng.
Confused dreams, enchanted beneath the golden eaves of the moon wanes at the rows of bamboo at the village's end.

(Saigon: Nhà xuất bản An Phú, 1956).


Ca khúc dân ca mambo bày tỏ một niềm hoài cổ về nơi và thời xa vắng.  Trong cảnh đất nước chia cắt với nội chiến thì nông thông Việt Nam.  Làm vụ gặt là việc tập thể cần thiết, nhưng cũng là công việc kiệt sức.  Sự đoàn kết của dân thôn dã được làm đại diện của sự đoàn kết dân chúng Việt Nam Cộng Hòa.

Nền tân nhạc Việt Nam - gọi là nhạc cải cách, nhạc thời trang, v.v. - nói chúng là nhạc buồn.  Đây là một bài ca vui tươi, yêu đời, sống gần thiên nhiên.  Như thế là vừa hoài cổ, vừa thực tại.

20 tháng 9, 2018

Văn nghệ sau tháng 4 1975 trong mắt hai người tây phương

PAUL: The first 1iberation book store opened on the 18th of July. Many heavy books on theory by writers such as Truong Chinh but also children's books, school textbooks, photographs, picture books. More importantly, cultural groups began to give performances all over Saigon soon after liberation. Beautiful cultural groups that had people going wild whether or not they were communists. To them this was Vietnamese culture, rather than the ---- they had been watching on TV. The cultural performances were were also televised. The most amazing thing for the people in Saigon was that the northerners wore makeup, pretty ao dais in all kinds of colors and the women were beautiful.

The movie theaters showed one beautiful Russian movie, Pushkin, one of the great Russian fairy tales, ________ The cinema fare didn't seem to be much worse or better than before, and it didn't seem to be treated with much more interest than before. The traditional cultural performances were the ones that really drew people. There was also an orchestra and a full ballet troupe that came down from the North. The Lower House of the National Assembly reverted to its old role of an opera house -- opera concerts with Western classical music, puppet shows, ballet. In our eyes it was a real renaissance for Saigon, because before there was never even a national orchestra.

SOPHIA. I went to one cultural performance that was a fascinating mixture of ballet and opera. They did excerpts from ballets and Western music -- traditional dancing and in Russian style -- very Western. They had opera singers singing in Italian, Russian, Chinese. There were also classical Vietnamese programs of cultural music and dance. These were a mixture of some of the pre-liberation songs and also some of the really good liberation songs, exciting good pieces of music. Then a lot of classical Vietnamese cultural music, much of it unaccompanied. Normally there were three or four groups operating in the city with two or three performances a day. Kim Cuong, an actress who was very popular in Saigon before liberation, helped organize all these cultural performances. Kim Cuong is gifted and patriotic, and has decided to participate fully in the cultural life and activities of the new government.

PAUL: Tiệm sách giải phóng đầu tiên được mở ra ngày 18 tháng 7.  Nhiều quyển sách nặng nể chất lý thuyết của các tác giả như Trường Chinh cùng với các sách thiếu nhi, sách giáo khoa, bức ảnh, và chuyện tranh.  Quan trọng hơn, các đoàn văn nghệ lập tức bắt đầu biểu diễn khắp Sài Gòn sau ngày giải phóng.  Các đoàn văn nghệ làm cho nhân dân mê hoắc, kể cả những người theo cộng sản hay không theo.  Đối với họ đây mới là văn hóa Việt Nam, khác hẳn với cái ____ mà họ đã xem trên đài truyền hình.  Các buổi biểu diễn văn nghệ cũng được phát thanh trên truyền hình. Điều gây ngạc nhiên nhất đối với dân Sài Gòn là các diễn viên miền Bắc trang điểm, mặc áo đầy đủ màu sắc và các phụ nữ trông rất xinh đẹp.

Các rạp ciné chiếu một cuộn phim Nga, Pushkin, một trong những chuyện thần kỳ vĩ đại của nước Nga, ____ Các tác phẩm điện ảnh không có vẽ kém hay hay xưa và không được lưu ý đến hơn ngày xưa. Các buổi biểu diễn nghệ thuật thu hút mỗi người nhiều hơn.  Họ cũng có một dàn nhạc giao hưởng và một vũ đoàn ba lê từ ra Bắc vào.  Tru sở Hạ Nghị Viện được trở lại vai trò cũ là nhà hát -- buổi biểu diễn nhạc ôpera với nhạc cổ điển tây phương, múa rối, múa ba lê.  Đối với chúng tôi đây là sự phưc hụng của Sài Gòn vì trước đây chưa có một dàn nhạc của dân tộc.

SOPHIA: Tôi đã đi coi một buổi biểu diễn văn nghệ là một pha trộn quyến rũ của ba lê và ô-pê-ra.  Họ trích các tiết mục ba lê và nhạc tây -- múa truyền thống theo phong cách Nga -- rất là tây phương.  Họ cho xem các nghệ sĩ tuồng opéra hát bằng tiếng Ý, Nga, Trung Hoa.  Những thứ này là sự pha trộn của những bài ca tiền-giải phóng và những bài ca giải phóng thật là hay, những tác phẩm âm nhạc rất lý thú.  Rồi nhiều tác phẩm truyên thống Việt Nam, một phần lớn không có phần đệm.  Thường lệ thì ba bốn gánh được sinh hoạt trong thành phố với hai ba buổi diễn mỗi ngày. Kim Cương, một nữ nghệ sĩ rất đươc ưa thích ở Sài Gòn trước ngày giải phóng, giúp tổ chức các buổi biểu diễn này.  Kim Cương vừa có tài vừa ái quốc quyết định tham gia hết mình trong đời sống và sinh hoạt văn hóa của chế độ mới.


nguồn: Narrative - Paul and Sophie Quinn-Judge - Socializing the Revolution in Saigon, [Xã hội hóa cuộc cách mạng ở Sài Gòn] Douglas Pike Collection, Vietnam Center and Archive, tr. 38-39.


Ngày xưa vợ chồng Paul và Sophie Quinn-Judge tham gia phong trào phản chiến từng sinh hoạt ở nước Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.  Sau 1975 hai người này -- Paul có quốc tích Anh quốc, Sophie có quốc tích Mỹ quốc -- có điều kiện tham nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hai người mong ước rằng Việt Nam sẽ tạo nên một xã hội chủ nghĩa bình đằng và dân chủ.

Hai người nhìn thấy nhiều việc đáng khen -- phim Nga, nhạc giao hưởng, vũ đoàn ba-lê, ô-pê-ra và các bài ca giải phóng.  Paul Quinn-Judge cũng nói đến các "quyển sách nặng nể chất lý thuyết của các tác giả như Trường Chinh."  Thực ra điệu này chứng minh rằng các tiệm sách bị quét sạch các quyển sách xuất bản trường ngày 30 tháng 4.  Và các nét nhạc, kịch, múa trước 1975 cũng vắng mắt.

15 tháng 9, 2018

Lại xuống đường (Again Taking To The Streets) - Phan Thị Thanh Nhàn (1976)

Tôi đứng lặng trong buổi chiều thành phố
I stand silently on a city afternoon
Vườn Tao Đàn nắng sáng trong cây
Tao Đàn Garden is bright and sunny in the trees
Và - lẫn giữa bao phụ nữ
And - amidst so many women
Em xuống đường, biểu ngữ cầm tay:
You take to the streets, banner in your hands:
“Đả đảo bọn đội lốt tôn giáo”
"Down with the gang using the cloak of religion"
Em — cô gái Sài Gòn năm nào xuống đường chống Mỹ
You -- a Sài Gòn girl who any year would have taken to the streets to oppose America
Nay em lại xuống đường — giữa thành phố của tôi
Here you again are taking to the streets -- in the middle of my city

Gương mặt em hồn nhiên không son phấn
You face is natural, without make-up
Em là công nhân hãng Vi-na-tếch-cô?
Are you worker for Vinatech Co.?
Em là sinh viên năm thứ nhất
Or a freshman in high school
Hay em vốn là cô gái bán bar?
Or were you a barmaid?
Tôi không biết. Tôi làm sao biết được
I do not know. How could I know?
Chỉ biết em — cô gái Sài Gòn
I only know that you -- a Sài Gòn girl
Gương mặt trẻ bừng lên niềm phẫn nộ
A young face burning with indignation
Thiêu cháy quân thù trong ánh mắt nghiêm trang
Scorch enemy soldiers with your serious eyes

Bọn phạm tội cúi đầu trước người con gái ấy
The gang of crooks abase themselves before this girl
Em là hiện thân của thành phố hôm nay
You, girl, are the city incarnate today
Thành phố trẻ trung miệt mài sôi động
A young city utterly absorbed, aroused
Tiếng hát trong lòng và khẩu súng trong tay
A song in your heart and a rifle in your hands

Tôi nghe tiếng bước chân thành phố
I hear the city's footfalls
Những ngay xưa và những ngày sau
Of days past and days afterward
Trong cuộc xuống đường chiều nay của người con gái đó
In the taking to the streets this afteroon by that girl
Em gái Sài Gòn tôi đã biết tên đâu …
Little sister of Sài Gòn, I don't know even your name ...

2-1976

nguồn: Giải phóng #182 (21 tháng 2 1976), 3.


Bài thơ này được viết trong bối cảnh của cái gọi là "vụ nhà thờ Vinh Sơn."  Dân Sài Gòn "xuống đường" để chống vụ ấy như họ từng "chống Mỹ."  Thực ra hết chiến tranh thì vắng kẻ thù.  Thời thập niên 60, 70 Sài Gòn có truyền thông sinh viên chống đế quốc.  Để xã hội đoàn kết phải có lý do mới để các em biểu tình.

11 tháng 9, 2018

Saigon-Palace-Hotel 1937


Saigon-Palace-Hotel
rue Catinat-Rue Vannier
[đừơng Đồng Khởi-Ngô Đức Kế]
SAIGON

Hôtel de 1er Ordre
Chambres avec Salle de bains
Restaurant renommé
Pension au mois
Belle Terrasse
Concert Symphonique tous les soirs
Apéritif concert.--Les Dimanches et jours fériés de 10 h. à midi
Dancing.--Les Dimanches et jours fériés de 18 h. à 21 h.
Direction Mlle LeClerc,
du Conservatoire de Paris.
Téléphone No. 21-405

Khách sạn Hạng Nhất
Buồng với phòng tắm
Nhà hàng nổi danh
Nhà trọ cơm tháng
Thềm đẹp
Buổi nhạc giao hưởng các tối
Buổi hòa nhạc khai vị--Các ngày chủ nhật và ngày nghỉ lễ từ 10 sáng đến trưa
Nhảy đầm.--Các ngày chủ nhật và ngày nghỉ lễ từ 6 giờ đến 9 giờ tối
Cô LeClerc chỉ huy
của Nhạc Viện Paris
Điện thoại số 21-405

nguồn: Le Nouvelliste Indochine (20 février 1937), 8.

Mademoiselle LeClerc là một nghệ sĩ vĩ cầm Yvonne LeClerc.  Những nhạc sĩ Việt Nam thế hệ đầu tiên như Võ Đức Thu và Nguyễn Xuân Khoát từng chơi nhạc với cô LeClerc trong các ban nhạc thính phong, khiêu vũ.  Rất có thể là Võ Đức Thu là thành viên của ban nhạc Saigon-Palace-Hotel.

Hôtel Saigon-Palace, độ năm 1940 (nguồn ảnh: Historic Vietnam)

2 tháng 9, 2018

Đoàn Chuẩn - Từ Linh Hà Nội năm 1956

Tội nghiệp hai ông Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Anh chị em Hà-nội cũng rất cố gắng, người chưa quen đặt lời thì cộng tác với một anh em trong Hội Văn nghệ. Có những anh chị Minh Thu, Lê Liên, Tạ Tấn, Từ Linh rất cố gắng khắc phục khó khăng trong bước đầu sáng tác phụ vụ kế hoạch. ...


Anh Đoàn Chuẩn, một nhạc sĩ ở Hà-nội phát biểu: "Bây giờ tôi mới biết là tại sao các anh tiến bộ về sáng tác. Thì ra ai cũng học tập lẫn nhau được và cùng tiến bộ nếu tất cả mọi người cùng thẳng thắn giúp đỡ nhau. Lần sau tôi sẽ mạnh dạn đưa sáng của tôi ra để anh chị em giúp đỡ cho tôi tiến bộ mà không phải lo như trước đây, chỉ nhằm đả lẫn nhau về sáng tác." tr. 1


Văn Chung, "Hoạt động đầu năm của ngành âm nhạc," Văn Nghệ #113 8-14 tháng 3 năm 1956, 1-2.


27 tháng 8, 2018

Musicien Annamite 1900


đàn nguyệt

nguồn: Exposition universelle de 1900 : Colonies et pays de protectorats  (Paris: impr. Alcan-Lévy, 1900).

24 tháng 8, 2018

trường nhạc Lê Minh Bằng



Mặt trước nhà trường Lê Minh Bằng ở Phú Nhuận hiện nay.  Nhiều ca nhạc sĩ thời Việt Nam từng được đào tạo ở đây.

17 tháng 8, 2018

Dĩa hát Việt Thanh


Dĩa hát Việt-Thanh
buôn sỉ do Ngô-Thị-Khá
39 Đg Đại Tá Grimaud, Saigon


Diã hát Việt-Thanh
Tổng phát hành
Ngô-Thị-Khá
37 Đg. Phạm Ngũ Lão
Saigon

Hãng dĩa Việt Thanh được thành lập độ năm 1953.  Thuở đầu vợ chồng Mạnh Phát Minh Diệu thâu các bài hát cho hãng nay.  Hình như hãng Việt Thanh cũng thâu cải lương nữa.  Nguyễn Hữu Thiết và Ngọc Cẩm cũng thâu đĩa cho hãng Việt Thanh.

Hai tấm ảnh này đều có bản đồ nước Việt với xứ Cochinchine / Nam Bộ được làm nổi bật.  Mới lập ra hãng này có địa chỉ 37 Colonel Grimaud rồi đổi tên đường là 37 Phạm Ngũ Lão.  Bà Ngô Thị Khá là ai?  Có bà con nào của bà Khá còn sống không?

(cám ơn anh Lương cung cấp tư liệu này cho tôi)

9 tháng 7, 2018

Thầm kín (Secretly) - Phượng Linh (1967)

Xin trả cho anh lời nói yêu đầu
Let me give you back those first words of love
Cùng màu thư xanh anh viết cho em
Along with love letters you wrote me
Duyên kiếp ngăn đôi hai đứa mình rồi
A karmic fate has kept the two of us apart
Thì giữ chi cho thêm buồn, càng gợi thêm bao xót thương...
Why hold on, it's just sadder, just brings more pain...

ĐK:

Em chúc cho anh đẹp mối duyên tình
I wish you a beautiful destined love
Cùng người anh yêu quyền quý cao sang
With the one you love who's rich and noble
Em biết thân em phận gái nghèo hèn
I know my fate as a poor and humble girl
Mà lỡ yêu thương ai rồi
Whose love for someone has slipped away
Cầm bằng như áng mây trôi
Holding on is liking the clouds floating past

Anh hay chăng anh
Do you know dear
Khi buồn em cố mau quên
Whenever I get sad I'll try to quickly forget
Nhưng càng thương nhớ thêm
But the more I've loved, the more I'll miss you
Hay chăng anh ơi, ân tình em chỉ một
You know dear, for my affection there's only one
Nên đời em lẻ loi ...
So my live will be all alone

Em chỉ xin anh đừng mỉa mai gì 
I just ask you not to mock anything
Dù một lời thôi xin nhắc tên em
Even if it's a word just once, please remember my name
Cho kẻ yêu anh không tủi phận mình
So the one who loves you won't complain of her lot
Còn nở trên môi nụ cười
Still blooming on smiling lips
Dù rằng trong giấc mơ thôi
Even if it's just in a dream

Bài hát "Thầm kín" là bài hát diễn tà nỗi lòng của cô gái bị phụ bạc, nhưng không dám trách người yêu, chỉ ngậm hờn nuốt tủi riêng mình, đành để người mình yêu đi với người khác. Ở đây đúng là một sự sa đọa và hèn kém về tư tưởng. Người con gái chỉ được đánh giá như một thứ đồ chơi rẻ rúng nhất thời.

The song "Secretly" is a song express the feelings of a girl who has been betrayed, but does not dare blame her lover, she just bears the grudge and swallows her pain, accepting that her lover is going with someone else.  Exactly here is a debauchery and baseness in thought.  A girl is only valued as a cheapest kind of toy.

Đỗ Nhuận, "Tình chất phản động của nhạc vàng," Văn hóa Nghệ thuật tháng 6 1972.


Phượng Linh là tên bút của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.  Đỗ Nhuận làm quen với bài ca "Thầm kín" nhờ ca sĩ Nguyễn Văn Lộc / Lộc Vàng chuyển miệng - Lộc Vàng biết bài ca này qua làn sóng của đài phát thanh Việt Nam Cộng Hòa.

Đỗ Nhuận không thể hiểu ý nghĩa của bài ca này.  Nhân vật "em" của bài ca "Thầm kín" không có bản chất căm hờn.  Tình yêu là một thứ thiêng liêng.  "Em" trao tình yêu mình một cách tự do. Có lẽ "em" không được đánh giá mình đúng mực và không chiến đấu cho tình yêu mình. Nhưng để cặp tình nhân sống hạnh phúc thì phải có sự chấp nhận của bên gia đình anh rể.  Và làm sao mà chống lại "duyên kiếp."

7 tháng 7, 2018

Exposition universelle de 1900

Palais des arts [Cung nghệ thuật]
Théâtre indo-chinois [Rạp Đông dương]

Exposition universelle de 1900 [Hội chợ Thế giới năm 1900] được sự tham gia của một đoàn hát bội Huế.  Hội chợ này được xây cạnh phố Trocadero giữa phố Franklin và sông Seine.

nguồn: Exposition universelle de 1900: Colonies et pays de protectorats (Impr. Alcan-Lévy, 1900).

20 tháng 5, 2018

9e Rgt, d'infanterie coloniale, Programme du Jeudi 21 janvier 1904

nguồn: Indochine Armée Hanoi Programme 21/01/1904 9e RIC Imprimerie F.H. Schneider 160X110mm Bien à TB RRR, Delcampe.net

9e Regiment d'infanterie coloniale
Programme au Jeudi 21 janvier 1904
de 5 h. à 6 h. du soir
Square Paul-Bert 
de 5 h. à 6 h. du soir

Dimanche 24 janvier 1904
Jardin botanique
de 4 h. 1/2 à 5 1/2 du soir

1e Dinard, P.R. -------------------- Giraud
2e Brune et Blonde, ouverture -- Lentz
3e Espana, valse ------------------ Chabrier
4e L'Etoile du Nord, fantaisie --- Meyerbeer
5e Hanoi, marche triumphale ---- Galerne

Le chef de musique,
Jourdan

Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa thứ 9
Chương trình thứ tư 21 tháng 1 1904
Quảng trường Paul Bert (công viên Lý Thái Tổ hiện nay)
từ 5 giờ đến 6 giờ chiều

Chủ nhật 24 tháng 1 1904
Vườn Bách thảo
từ 4:30 giờ đến 5:30 giờ chiều

Chỉ huy nhạc
Jourdan


Hai điều nổi bật trên áp phích này.  Một là năm 1904 đã từng có một bài hành khúc tên "Hanoi" là một "hành khúc khải hoan." Chắc nhạc sĩ Galerne là Maurice Galerne.

Trong bức tranh của áp phích này có hai người gảy đàn kora - là một cây đàn của dân tộc Mandinka sống ở các xứ thuộc địa của Pháp như Mali, Senegal và Côte d'Ivoire.

nguồn: Wikipedia

Dàn nhạc quân đội Pháp, thường gọi là nhạc fanfare, có trình độ biểu diễn rất cao.  Vậy dân Hà Nội của 114 năm trước đã được nghe nhạc tây rất "chuẩn" đại diện cho chủ nghĩa thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc.





9 tháng 5, 2018

Có một thời như thế (There Was A Time Like That) - Xuân Quỳnh (1984)

Có một thời vừa mới bước ra
There was a time when I'd just left
Mùa xuân đã gọi mời trước cửa
Spring called as an invitation at my door
Chẳng ngoái lại vết chân trên cỏ
Not looking back at the traces it left on the grass
Vườn hoa nào cũng ở phía mình đi.
Along came every garden in my direction.

Đường chẳng xa, núi không mấy cách chia.
The road is not far, nor the mountains too remote
Trong đáy mắt trời xanh là vĩnh viễn
In my retina, the sky is perpetual
Trang nhật ký xé trăm lần lại viết
A diary page torn up a hundred times is now written
Tình yêu nào cũng tha thiết như nhau.
Every love is as ardent as all others.

Có một thời ngay cả nỗi đau
Just then was a time when all my pain
Cũng mạnh mẽ ồn ào không giấu nổi
Felt powerful, clamorous, undeniable
Mơ ước viển vông, niềm vui thơ dại
Quixotic dreams, naive happiness
Tuổi xuân mình tưởng mãi vẫn tươi xanh
In my days of spring I thought everything would stay young and fresh

Và tình yêu không ai khác ngoài anh
And love, there's nobody different except for you
Người trai mới vài lần thoáng gặp
The man I've hurriedly met a few times

Luôn hy vọng để rồi luôn thất vọng
Always hope is left behind, then always disappointment
Tôi đã cười đã khóc những không đâu
I've laughed, I've cried but I'm not pained
Một vầng trăng niên thiếu ở trên đầu
A youthful aureole upon my forehead
Một vạt đất cỏ xanh rờn trước mặt...
A sliver of richly colored grassland before me...

Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc
My richly young hair has started mixing silver threads in
Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa
Joy and sadness are different than they were long ago
Chi chút thời gian từng phút từng giờ
Just a few brief moments, minutes, hours
Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt
Like a difficult person stingy to the last penny
Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết
I knew that probably spring had left and was gone
Hôm nay non, mai cỏ sẽ già.
Though now fresh, tomorrow the grass will age.

Tôi đã đi mấy chặng đường xa
I 've taken a few distant roads
Vượt mấy núi mấy rừng qua mấy biển
Overcame a few mountains, a few forests and passed over a few oceans
Niềm mơ ước gửi vào trang viết
My dreams are sent on to the written page
Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư
Pain and sadness crammed down into the depths of my feelings

Em yêu anh hơn cả thời xưa
I love you more than all those days long ago
(Cái thời tưởng chết vì tình ái)
(When I thought I'd die for love)
Em chẳng chết vì anh, em chẳng đổi
I'll won't die for you, I won't change
Em cộng anh vào với cuộc đời em
I'll add you into my life
Em biết quên những chuyện đáng quên
I'll know to forget things should be forgotten
Em biết nhớ những điều em phải nhớ
I'll know to remember the things I must remember

Hoa cúc tím trong bài hát cũ
The purple chrysanthemum from that old song
Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa
Though it's still the music of long ago
Quá khứ đáng yêu, quá khứ đáng tôn thờ
The past is worthy of love, the past is worthy of worship
Nhưng đâu phải là điều em luyến tiếc.
But it's not anything that I would regret.

nguồn: blog của Vương Trí Nhàn

"Bài thơ làm 11-1984, in lần đầu trong số Tết của báo Phụ nữ Việt Nam 1985 và có in lại trong các tuyển tập của tác giả, nhưng thường ít được chú ý."

2 tháng 5, 2018

Thợ chụp hình hát bóng (1930)


M. Lejard bên tả Brut bên hữu

Có hai người thợ chụp hình hát bóng cho nhà Pathé bên Paris là M. Lejard và Brut đã định qua Saigon dặng chụp các cảnh cuộc xứ ta, hiện M. Brut đã tới đây rồi, còn M. Lejard thì ít ngày chiếc Porthos qua mới tới.

nguồn: Trung Lập Báo (28 janvier 1930), 1.

Thực dân quay phim ở xứ Việt.

17 tháng 4, 2018

Người mẹ Ô Lý - Trịnh Công Sơn (1972)

Một sớm lên đường
Rising early, hitting the road
Mẹ ra sau vườn
The mother goes out behind the garden
Hỏi thăm trái bí
Asks after the gourds
Trên giàn còn xanh
On the lattice, still green

Một sớm bên hè
Early, close by the sidewalk
Vườn sao vắng vẻ
The garden was so deserted
Này thôi bí nhé
Ah, it's nothing gourd
Lên đường cùng me
Hit the road with me

Bí nằm bí ngủ đường xa
The gourd lies, it sleeps on the long road
Trên vai mẹ già
Upon old mother's shoulders
Bao nhiêu vốn liếng
So much capital

Nhớ tới một đời đã xới vun
Recalling a life tilled and tended
Hôm nay bỏ vườn với xóm thôn
Today leaving the garden along with the hamlet
Chân mẹ già sao run quá
Old mother's legs, why do they tremble so much
Qua xương trắng với máu hồng
Past white bones with rosy blood

Một sớm đã về
Early one morning to return
Dừng chân phố thị
Pausing her feet at the town
Mẹ ôm trái bí
The mother cradles the squash
Mắt còn ngẩn ngơ
Eyes still dumbstruck

Ðường vắng bên lề
The road, shoulders deserted
Một thân rất nhỏ
A very small body
Mẹ mang trái bí
The mother bears a squash
Ði về chợ xa
Returning to a distant market

Mẹ nhớ mái nhà
She misses the eaves of home
Hàng cau sau hè
The row of palmtrees behind the sidewalk
Còn riêng trái bí
And the squash
Nhớ giàn đầy hoa.
It misses the frame in bloom.


Tôi tự hỏi - Ô Lý ở đâu?  Tôi không thấy Việt Nam có xã / làng / thôn Ô Lý nào cả.  Chắc là châu Ô, châu Lý của thời vương quốc Chăm Pa?  [Ô, Lý (cũng gọi Ô ri, Ô châu), tên cũ của vùng đất nam Quảng Trị và  Thừa Thiên. Là đất cũ của Chiêm Thành xưa - Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3 (Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, 2003)].

Nghĩ đến ca khúc này thì phải suy xét đến lời đề của ca khúc:

Tặng người mẹ già tôi đã gặp trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế

Như vậy, tác phẩm này thuộc về trận "mùa hè đỏ lửa" xây ra rất khốc liệt ở vùng Quảng Trị, Thừa Thiện năm 1972.  Hai lực lượng quân đội Việt Nam đánh nhau và thường dân phải chạy trốn.  Bài ca này được cấp phép rất sớm từ ngày 18 tháng 7 1992, nhưng đây thực sự là một ca khúc phản chiến - phản nội chiến Việt Nam.  Song theo đầu đề bài ca thì có lẽ "người mẹ" này đã sống trong nội loạn của 600-700 năm trước.

Tôi đã tưởng rằng quả bí của ca khúc này là một đứa con được tượng trưng hóa.  Bí (con) này lên đường với mẹ, nằm ngủ đường xa "trên vai mẹ già."  Người mẹ này sẽ hiến thân cho bí (con) của mình.  Cuộc chiến tranh không được đề cập đến trực tiếp.  Chỉ có "xương trắng với màu hồng." (Xương màu con người hay thú vật?) Không đạn bay, bom nổ, cung tên, gương, phanh...  Thuở nào khi hai lực lượng đánh nhau như con voi làm pha, thường dân là con kiến nhỏ dễ bị thiệt hại.

Chân dung "Người mẹ Ô Lý" mà Trịnh Công Sơn vẽ một con người rất chất phác và ngây thơ.  Bà mẹ này phải đi, nhưng bà "lên đường" như theo nhiệm vụ, như một người đi kiếm mạo hiểm. Trái bí vừa là bạn đường, là đồng bào phải nâng đỡ, vừa là "vốn liếng" của bà.  Hai nhân vật đều mang nỗi nhớ - cái ngôi nhà và cây giàn. Mái nhà là gia đình âm no, giàn hoa là cộng đồng làng.

"Người mẹ Ô Lý" là như một ngụ ngôn.  Theo rất thích cách thể hiện bài ca này của Giang Trang trên đĩa Hạ Huyền 2 với sự phối khí của Thanh Phương.  Nhóm này biểu diễn ca khúc theo giọng A thứ, nhưng không mô tiến hoàn toàn.  Các câu kết thức ("còng xanh," "cùng me," "ngẩn ngơ," "chợ xa") với mô tiến được giải quyết với hợp âm D thứ với nốt lưu (tức bước IV của âm điệu).  Ca khúc này kết thức với một đoạn cuối ngắn theo giọng A trưởng.  Đoạn cuối này kết thức với hợp E (bước V) không quãng ba (vậy không thứ, không trưởng) với hai nốt A và D lưu lại.  Vậy các hợp âm cuối câu không được giải quyết còn có nốt lưu lại làm ấn tượng như câu chuyện của ca khúc cũng không được kết thức và sẽ nối tiếp và tồn tại.

11 tháng 4, 2018

"Oriental Jazz Band" - Pathé (1914-1918)


Indochinese laborers entertain their friends their with a native show.

Công nhân Đông Dương giúp các bạn đồng hương được giải trí với một buổi biểu diễn dân tộc.

8 tháng 4, 2018

Les Indochinois en France ... Concert de musique annamite (Người Đông Dương tại Pháp ... Buổi hòa nhạc An Nam (1940)


nguồn: L'Annam Nouveau 4 tháng 4 1940.

Nước Bỉ bị Đức xâm lược ngày 10 tháng 5 1940.  Nước Pháp đầu hàng ngày 22 tháng 6 1940.  Mấy tháng trước tấm ảnh này được chụp.  Lính Đông Dương mặc áo ấm mùng đông, vậy có lẽ ảnh này được chụp dịp Tết?

Lính Việt Nam lúc bấy giờ giải trí với nhạc truyền thống.

4 tháng 4, 2018

"Đốt cháy" (Ignite) - Linh Cáo (2018)

Đèn vàng soi bóng em cô đơn giữa quán Bar nhỏ
Golden lights cast my lonely shadow in a tiny bar
Tình cờ anh đến mời một ly Wishky 
By chance you come and offer me a glass of uytky
Rượu màu đen, khói chưa tan mơ màng em như người say 
Black liquor, smoke not yet cleared, dreaming like I'm drunk
Lời anh nói cứ xa xăm lạ kỳ em thấy thật quen 
Your words, strange and distant as they are, I find quite familiar
Anh, đưa em đến đâu? 
Boy, where you taking me?
Mình lang thang trên chín tầng mây sắc màu
I'm wandering up nine levels of colored clouds

Chorus : 
Đốt cháy đống tro tàn em quay với những ngày qua
Igniting, ashes I turn over with those passing days
Trống vắng căn nhà hoang gợi em những nỗi đau
Empty, in an abandoned home, pain arises within me
Hôn em lâu thật lâu nhạc đã tắt bao giờ 
Kiss me longer, much longer, since when did the music stop
Giữa im lặng, bóng anh bao trùm khóa lấy nhau 
In silence, your shadow embraces us interlaced together

Ver 2 : 
Hai người bên nhau biết gì đêm dài 
The two of us together are unaware of the long night
Sống để yêu cho tan ngày đông lại 
Living to love to melt the winter days
Nếu là mơ xin cứ để ngay dại 
If it's a dream, let me be a fool
Nghe giọng anh dịu dàng bên tai 
Listening to your sweet voice next to my ear
Cuộc đời chông chênh đâu ai biết
Life is unstable, who can know
Yêu thương đánh mất đi đôi lần
Love was lost a few times
Thật lòng con tim em khao khát 
Honestly my heart desires
Cho hết đi, hạnh phúc là khi 
To give it all, happiness is when

Đôi mắt mơ màng lang thang hoài trong cảm xúc ùa về 
A pair of dreamy eyes wander for a long time with emotions flooding back
Có ngón tay anh đan xen luồn trong áo em thật sâu 
Your fingers weave beneath my blouse, deep inside
Có mỗi sớm mai quấn quít vòng tay anh ôm nồng nàn 
There's every early morning, your intimate warm embrace
Là bờ môi trao, ngọt ngào em trao anh hết rồi…
It's lips given, sweetly I give you it all...

Yêu cho tim thôi ngô nghê 
Love so my heart stops its nonsense
Yêu cho tim đau là thế 
Love so a heart hurts like that
Yêu anh em quên bộn bề 
You love me I'll forget the confusion
Ôm chặt em nhìn vào
Hold me tight and I'll look inside


Hình như có một phong trào nhạc Việt được gọi là underground (nghĩa là "dưới đất," "ngầm," hay "bí mật").  Theo tôi nghĩ thì underground có nghĩa là không xin giấy phép và không được phổ biến theo phương tiện truyền thông của nhà nước quản lý.  Cũng có ý nghĩa đi biểu diễn trên đường phố chứ biểu diễn ở nhà hát hay sân vận động.


Nguồn ảnh: Xone VN 20

Linh Cáo một giọng ngọt ngào hát theo nhạc đệm đàn ghi ta kiểu rhythm and blues.  Lời ca nói đến tình ái và sức hấp dẫn tình dục một cách rất ngay thẳng. Có vẻ như bài ca "Đốt cháy" đã lên trên đất vì được phát thanh vì được giới thiệu  trên trang web của làn sóng Xone FM.    

29 tháng 3, 2018

Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia Hội Nghị Hòa Bình năm 1951 rong chơi ở San Francisco


Các đại biểu cùng gia đình ăn các đặc sản Mỹ ở Công viên Giải trí Playland at the Beach
 

 
Các đại biểu cùng gia đình ở ngoài nhà hàng Cliff House
 

 
Các đại biểu với cảnh bờ biển Thái Bình Dương
 

Mồng 8 tháng chín năm 1951 ở San Francisco là ngày ký Hiệp Ước Hòa Bình Japan (Treaty of Peace with Japan) cũng được gọi là Hiệp Ước San Francisco (Treaty of San Francisco).  Trong 51 quốc gia tham gia hội nghị này cũng có các nước Cambodia, Lào, và Việt Nam.  Một vài nước cộng sản cũng tham gia hội nghị như Liên Xô, Ba Lan nhưng rút cuộc họ chống đối và không ký hiệp ước này.

Nói là Việt Nam tham gia thì chưa chính xác trăm phần trăm.  Đây là État du Vietnam (Quốc Gia Việt Nam) của Union indochinoise (Liên Ban Đông Dương) mà cũng thuộc Union française (Liên Hiệp Pháp).

Dưới đây là tên các đại biểu người Việt Nam.

T. V. Huu (Trần Văn Hữu)
T. Vinh (Nguyễn Trung Vinh)
D. Thanh (Nguyễn Duy Thanh)
Buu Kinh (Bửu Kính)

Đoàn đại biểu cũng phải làm nhiều việc trong Hội nghị này. Trong đó họ cũng ban đến vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa.

Nếu muốn xem các tấm ảnh này cỡ lớn thì vào link này.

23 tháng 3, 2018

cô Năm Phỉ gánh hát Phước Cương (1932)

Khi tôi đi bên Pháo, dọc đường gặp sóng to gió lớn, thời tiết ít hạp với người mình mặc dầu, nhưng nhờ dầu Thiên hòa là món thuốc hay, đã nhiều phen cứu giúp.
Năm Phỉ

DAU THIEN-HOA
TRỊ BÁ CHỨNG
(hiệu con nai)
của nhà thuốc
THIEN-HOA-DUONG
208 RUE DES MARINS CHOLON

nguồn: Trung Lập Báo (27 tháng 2 1932).

Thực ra Năm Phỉ -- Lê Thị Phỉ sinh năm 1906 -- là "hotgirl" của Việt Nam lúc bấy giờ. Khác với nhiều hotgirl hiện nay, Năm Phỉ là một diễn viên tài hoa, là một nhân vật của lịch sử nghệ thuật Việt Nam.  Dấu Thiên Hòa thuộc về công ty Thiên Hòa Đường hiện nay. Chọn người danh tiếng để quảng cáo cho sản phẩm mình là điều đương nhiên.  Năm Phỉ vừa đi biểu diễn ở Pháp về. Năm Phỉ kể rằng "thời tiết ít hạp với người mình" trong một thời kỳ mà ít người Việt đi hay sống ở xa xứ.

13 tháng 3, 2018

Chị ơi, rét họ mạc ít ... (1930)


-- Chị ơi, rét họ mạc ít áo hay sao mà so cả? 

-- Không phải! 

-- Hay là vì họ hút...? 

-- Đấy là mốt của họ cũng như mốt chị em mình đi dầy cao gót

nguồn: Hà Thành ngọ báo (13 tháng 2 1930), 1.

5 tháng 3, 2018

Chiều mưa biên giới (Afternoon Rain at the Border) - Vì Dân [Nguyễn Văn Đông] (1956)

Chiều mưa biên giới Anh đi về đâu? 
Afternoon rain at the border, where are You going?
Sao còn đứng ngóng nơi Giang đầu?
Why are you still on the lookout at the river's head?
Kìa rừng chiều âm u rét mướt, chờ người về vui trong giá buốt, người về bơ vơ.
Out there the afternoon jungle, gloomy and frigid, awaiting his return in the cold, his return, forelorn

Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang.
His feelings go with the passing clouds on this deserted evening
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn.
The moon is still not full, the few flowers still haven't wilted
Cờ về chiều tung bay phất phới, gợi lòng này thương thương nhớ nhớ bầu trời xanh lơ
The flag at afternoon's return is flapping, making this heart long and mourn the azure sky

Đêm đêm, chiếc bóng bên trời vầng trăng xẻ đôi, vẫn in hình bóng một người.
Nightly, an image in the sky the moon cut in half still imprinted with someone's silhouette
Xa xôi, cánh chim tung trời, một vùng mây nước, cho lòng ai thương nhớ ai.
Far off, birds wing skyward, a realm of clouds and water makes someone's heart long and mourn for another

Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay?
Oh, where are you going as it rains this afternoon?
Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng.
Hovering above remember the clouds rosy tinge.
Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng, người tìm về trong hơi áo ấm: gợi niềm xa xăm
On the jungle path alone like a shadow he looks for a way back in a warm jacket: bringing back distant feelings
Người đi Khu chiến thương người hậu phương
He goes to the Front remember someone at the homefront
Thương màu áo gửi ra sa trường.
Feeling for the hue of a jacket sent to the battlefield
Lòng trần còn tơ vương Khanh tướng thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều anh ơi
An open heart still tied to Duty so the open road with flying rain and twisting winds, oh there is so much more.

Vì Dân, "Chiều mưa biên giới," (Saigon: Vì Dân, 1959).

Khi nghĩ đến chiến tranh thì hình ảnh chủ yếu là bao lực. Nhưng công việc chính của lính chiến là đợi và ngóng trong nắng, mưa, nong bức và giá buốt. Đợi thì suy nghĩ, suy nghĩ thì nhớ.  Cảnh thiên nhiên được phản ánh nỗi niềm nhớ nhung.


Thanh Tuyền ca "Chiều mưa biên giới" cho Trung Tâm Asia.

27 tháng 2, 2018

Ông bầu gánh hát tây (1930)

M. Bourrin là ông bầu gánh đang hát nhà hát bây giờ.

nguồn: Trung Lập Báo (25 janvier1930), 1.

Claude Bourrin là một diễn viên, đạo diễn sinh hoạt nhiều ở Đông Dương những năm đầu thế kỷ 20.  Tôi chưa từng thấy một tấm ảnh của ông đến bây giờ.