toàn tranh
một chi tiết
một chi tiết khác
nguồn: Giải Phóng (bộ 2) #1 1973
"Chiến đâu trong thành phố" là một tranh thuốc nước rất thành công. Bên Mặt Trận Giải Phóng thì các tấm ảnh chỉ được chụp kiểu đen trắng. Còn nữa lắm lần các tác phẩm thường có thông điệp tuyên truyền. Tranh này tỏ ra mốt số ý kiến phức tạp hơn.
Một ý là các chiến sĩ của mình gây sự phá hoại (là kết quả đương nhiên của chiến tranh, nhưng nhiều khi nghệ thuật tuyên truyền không cho phản ánh điều đó). Ý thứ hai là thành phố miền Nam được đầy màu sắc và được thịnh vượng (khi tuyên truyền thì phải cho rằng đồng hương bên kia sống trong cảnh nghèo khổ).
26 tháng 3, 2017
22 tháng 3, 2017
19 tháng 3, 2017
Trước chân dung Akhmatova (Before Akhamatova's Portrait) - Ý Nhi (2008?)
vợ chồng Nikolai Gumilev và Anna Akhmatova của Olga Lyudvigovna Della-Vos-Kardovskaya vẽ
(nguồn: Amori difficile blog)
Người từng tìm đến bóng râm của vòm cây trong một bức tranh
She sought an arbour's shade in a painting
người một mình đi qua mưa nắng, bão giông, băng giá
all alone she experienced rain and shine, storms, frost
Người ước ao có thể khóc dịu dàng như trẻ nhỏ
She desired to cry sweetly like a babe
người một mình gánh chịu bao dày vò, thóa mạ.
she alone bore so many torments and insults.
Người từng khụy ngã trước tình yêu
Once she was someone who stumbled before love
người một mình đối mặt cùng bạo lực.
all alone she came face to face with violence.
Người từng chờ đợi mỗi chiều nơi bậc thềm một bóng thân yêu
Once she was someone who waited afternoon at the veranda for his beloved outline
người một mình thét vang trong tù ngục.
all alone she screamed in prison.
Ôi người đàn bà mảnh mai trong tấm áo đen
Oh a woman, once frail in her black cloak
người từng qua cõi này.
she went past that realm.
Người từng bị đày ải người từng được dâng tặng người từng bị nhục mạ
Once someone who was tormented, once someone who made offerings, once someone who was reviled
người từng được tôn vinh
once someone honored
người không tàn lụi trong oán hờn
She did not stagnate in resentfulness
không tan trong nước mắt
did not fade in tears
ôi người đàn bà mảnh mai trong tấm áo đen
oh slender woman in a black blouse
người từng qua cõi này chăng.
she once passed through this realm.
nguồn: newvietart.com
12 tháng 3, 2017
... "Văn hóa nô dịch là một công cụ có thật của đế quốc Mỹ" - Hoàng Phủ Ngọc Tường (1975)
“Văn hóa nô dịch” không phải là một từ ngữ có tính cách tuyên truyền bài Mỹ của nhân dân ở các vùng bị địch tạm chiếm ở miền Nam trước ngày giải phóng. Văn hóa nô dịch là một công cụ có thật của đế quốc Mỹ nhằm thực hiện ý đồ xâm lược của chúng trên lãng thổ tinh thần của người Việt ở miền Nam; dù rằng công cụ ấy khó thấy hơn những công cụ xâm lược khác của chúng như lính Mỹ, xe tăng Mỹ, đồng đô la Mỹ chẳng hạn. Chính sách văn hóa nô dịch của đế quốc Mỹ được phổ biến bằng một hệ thống phương tiện tràn ngập khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày ở vùng chúng chiếm đóng: phim [4] ảnh, báo chí, sách vở, văn học, âm nhạc… phản động, đồi trụy, cho đến một số cách ăn mặc, giải trí, cả những tập tục sinh hoạt không lành mạnh v.v… Thậm chí có cả những đồ dùng rất gần gủi, biền lành đến độ mới nhìn nó, nhiều người không thể nhận ra đó là một phương tiện chiến tranh của chúng, thí dụ như một chiếc gương soi cho các cô gái ở nông thôn, hoặc một cuốn giáo khoa cho các em học sinh tiểu học chẳng hạn.
Dưới dáng dấp của những vật dùng bình thường, tất cả hệ thống những “phương tiện văn hóa” nhằm đạt đến một hiệu quả tinh thần rất nguy hiểm: phổ biến tư tưởng phản động và gieo rắc nọc độc đồi trụy của bọn đế quốc và giai cấp tư sản, làm bật gốc dần những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hòng khuất phục ý chí đấu tranh của nhân dân, tạo nên một nếp nghĩ, nếp sống không lành mạnh về văn hóa, để về lâu về dài “Mỹ hóa” từng bộ phận trong lĩnh vực tinh thần của người Việt ở vùng bị chúng chiếm đóng...
Hoàng Phủ Ngọc Tường
trích "Hưởng ứng chủ trương quét sạch sách báo, tranh ảnh phản động đồi trụy; loại trừ sách báo, tranh ảnh lạc hậu," Thừa Thiện Huế #29 15 tháng 12 1975, tr. 1; 4.
Những lời ở trên nghe như ý Taliban hay ISIS. Nước Mỹ là như người không đạo, là quỷ xa tăng. Nhà nước Mỹ đã làm chính sách xấu, hành động hung ác. Coi mỗi mặt của nước Mỹ và xã hội Mỹ như thế thì không đúng. Nhưng ông Hoàng Phủ Ngọc Tường lo đến các "phương tiện văn hóa" như các chiếc gương soi và cuốn giáo khoa.
Khúc yêu đương (Love Song) - Thẩm Oánh (1937)
Lời ca và âm nhạc của Thẩm Oánh
trong "Myosotis - Orchestra"
Một bản đàn sẽ do ban Myosotis Orchestra họa để giúp vui cho buổi chiếu bóng của Đoàn Ánh Sáng tại rạp Olympia ngày thứ ba 13 September 1938
Ngọn trào, gió cuốn mang đến nơi đâu chiếc thuyền tình, xa chìm nỗi.
At its height, wind sweeps along to some place love's vessel, far away, sinking, rising
"Thuyền ơi! Hãy ghé vào bờ, để tôi đỡ phải mong chờ; mượn lái thuyền mà đi kiếm người mơ."
"Oh vessel! Visit the shore, so I am relieved from waiting; borrow a pilot to find the dreamer."
Một ngày ân ái, một buổi bên nhau, có thế thôi, cũng đủ rồi.
A day of affection, a spell together, that's all, that's enough.
Em! ơi!
My! dear!
Bên em một ngày, xa em một tuần,
Next to you one day, far from you a week
Yêu đi kẻo nữa hết ngày xuân
Let's love or else spring days will be done
Bên em một giờ, tưởng như một đời.
Next to you an hour, it felt like a lifetime.
Yêu đi, kìa chiếc lá vàng rơi!
Let's love, over there golden leaves are falling!
nguồn: Thẩm Oánh, "Khúc yêu đương," Ngày Nay 11 tháng 9 1938, tr. 6
Lời ca "Khúc yêu đương" rất hay. Thuyền bị nước giật. Phải có người lái. Thẩm Oánh nhờ các mùa và thiên nhiên để tỏ tình. Người tình đang trong "ngày xuân." Hãy yêu đi trước khi tuổi trẻ / ngày xuân hết.
Nếu tính theo quy ước của một bài ca phổ thông thì "Khúc yêu đương" chưa ổn. Câu nhạc đầu có 9 ô nhịp, cầu thứ hai có 11 ô nhịp. Thường lệ thì các câu nhạc phải có con số ô nhịp đều như 8 hay 12 ô nhịp. Hai câu cuối có đúng 8 ô nhịp, nghe như một điệp khúc. Giai điệu có kiểu valse nghe mơ mộng rất phù hợp với lời ca.
Có lẽ Thẩm Oánh là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên được in bản nhạc. Nhưng bài ca đầu tiên - "Mon rêve" - được viết với lời ca tiếng Pháp.
nguồn: Bulletin de la Société d'enseignement mutuel [tức Hội Trí Tri] tome XVII - nos. 3-4 (Hanoi: Société d'Enseignment Mutuel: Comité Central, 1938), tr 128.
10 tháng 3, 2017
Nỗi buồn gác trọ (Sadness in a Garret) - Hoài Linh & Mạnh Phát (1964)
Phương Dung ca, ban nhạc Nghiêm Phú Phi
habanera
Gác lạnh về khuya cơn gió lùa
Cold garret at midnight, a draft of wind
Trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa.
A sliver of moon pokes its shadow across the window bars
Nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt, lá vàng nhẹ nhẹ đưa tưởng như bước lê hè phố
Recalling someone, the flickering lamplight, golden leaves lightly pass as if they were heels stepping on the sidewalk
Có người con gái buông tóc thề
There's a girl who lets loose her shoulder length hair
Thu về e ấp chuyện vu quy
At autumn's return furtively wishing to be led to a husband's house
Kết lên tà áo màu hoa cưới, gác trọ buồn đơn côi phố nhỏ vắng thêm một người --
Link with a blouse colored with wedding flowers, the small garret, sad and lonely is missing one more person
Bâng khuâng gác vắng khêu tim đèn đêm, nhớ nhung đi vào quên, sông sâu cố nhân ơi đi về đâu
Sorrowfully, the empty garret rouses the night lamp's wick, longing proceeds to forgetting, the river is deep, old lover, where does it go?
Gởỉ hồn chìm vào đôi mắt, aí ân chưa tròn để ngàn đời nhớ nhau
Sends the soul sinking into a pair of eyes, goodwill not yet ended, for a thousand lives we'll miss each other
Phố nhỏ đường mưa trơn lối về --
The small lane, the rain slick road on the path back --
Dâng sầu nhân thế dọng trên mi.
Melancholy floods upwards human life lingers on eyelashes
Có ai ngồi đếm mùa nhung nhớ, nỗi niềm đầy lại vơi mỗi mùa tiễn đưa một người.
Who is sitting counting the seasons of long, emotions empty and full every season seeing somebody off.
nguồn: Hoài Linh & Mạnh Phát (Sài Gòn: [Tác giả], 1964).
7 tháng 3, 2017
Đi Chơi Khuya (1940)
VỢ (ngọt ngào) -- Em vừa mê thấy cậu đi hát về
CHỒNG -- Thế bây giờ, mợ lại ngủ đi, mợ sẽ mê thấy vụt tôi mấy chiếc to mây thật đều.
nguồn: Ngày Nay #207 (11 mai 1940), tr. 16.
CHỒNG -- Thế bây giờ, mợ lại ngủ đi, mợ sẽ mê thấy vụt tôi mấy chiếc to mây thật đều.
nguồn: Ngày Nay #207 (11 mai 1940), tr. 16.
5 tháng 3, 2017
Institut musical de Hanoi (fondé en 1913)
Mlle Y. Périé-Poincignon
directrice
Annuaire général de l'Indochine 1918, Partie commerciale (Hanoi: Imprimerie d'Extrême Orient, 1918), tr. 69.
Boulevard Gambetta = Trần Hưng Đạo
Bà Yvonne Périé là con gái nuôi của Albert Poincignon. Ông là người thành lập Conservatoire Français d'Extrême-Orient ở Hà Nội năm 1927. Nhưng Institut Musical de Hanoi (Viện Âm nhạc Hà Nội) được lập từ 1913 và có các sinh hoạt từ năm 1913 đến năm 1944-5 gì đó. Nhạc Viện có nghĩa tổng quát (dạy các loại đàn) nhưng ở Institute Musical de Hanoi bà Périé chỉ dạy đàn piano, thanh nhạc, và các môn hòa âm, sáng tác, xướng âm và múa.
Những năm đầu Institut Musical de Hanoi chỉ có học sinh người châu Âu. Nhưng đến những năm 1930 và Périé từng dạy đàn piano cho rất nhiều học sinh người Việt. Bà Périé cũng dạy nhạc ở Lycée Albert Sarraut đến năm 1952-1954 gì đó. (Xem Đinh Trọng Hiếu, "À la gloire de notre lyćee, à la gloire de noi amis," Tuvietfr (25 tháng ̀5 2016)). Nghĩa là bà sống và dạy âm nhạc ở Hà Nội hơn 40 năm và như vậy cũng góp phần xây một nền âm nhạc mới cho Việt Nam.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)