The song is widely known in rehabilitation classes
Moderato
I -
Ơn nhân dân chúng ta được học tập
In gratitude to the people we can study
Ơn Bác Hồ ơn Đảng Lao Động ta cùng nhau tranh đấu chống tư tưởng sai
In gratitude to Uncle Hồ and the Labor party together we struggle to fight incorrect thought
Ca vang lên quyết tâm tiêu diệt kẻ thù vô hình
Singing rings forth determined to wipe out invisible enemies
Lấy phê bình, tự phê bình làm vũ khí đấu tranh.
Taking criticism and self-criticism to make a fighting weapon
Làm vũ khí đấu tranh.
To make a fighting weapon
II -
Thi đua nhau chúng ta cùng học tập
Competing with each other we study together
Ta gắng công thu nhiều kết quả
We exert ourselves and collect many results
Để phục vụ cho kháng chiến mau thành công
To serve the resistance that is swiftly succeeding
Ta xung phong nói ra cho thật chẳng sợ khuyết điểm
We're very willing to speak truthfully, no fear of errors
Lấy phê bình, tự phê bình làm vũ khí đấu tranh.
Taking criticism and self-criticism to make a fighting weapon
Làm vũ khí đấu tranh.
To make a fighting weapon
nguồn: Nguyễn Đình Phúc, "Thi đua học tập," (Hà Nội: Nhà xuất bản Xây Dựng, 1955 #14).
Khó tin rằng đây là một bài ca phù hợp với các cán bộ trong các lớp chỉnh huấn. Đó không phải vì nội dung của lời ca, mà lại vì giai điệu này có quãng dài - dài quãng tám thêm quãng năm. Bài ca "Thi đua học tập" không dễ hát lắm.
Nhiều bài ca cách mạng là như một khúc thánh ca. Nhờ sức lực siêu việt và phi thường của nhân dân / Bác Hồ / Đảng Lao Động ta có phương pháp để vượt qua tất cả. Phương pháp ấy là ta phải tự làm lại mình thành một "vũ khí đấu tranh." Lời ca này có đầy đủ các từ chuyên môn của các nhà cách mạng nhờ vậy thì không phực tạp mấy. Không còn đối diện kẻ thù hiển nhiên thì phải chống kẻ thù vô hình. Kẻ thù vô hình là nỗi niềm riêng tư của mỗi người.
Lời ca này y hệt một bài giảng và không có chất thơ nào cả - rất khác với các bài ca khác của Nguyễn Đình Phúc. Tôi nghĩ rằng bài ca là "kết quả" của tác giả "gắng công" trong việc phê bình và tự phê bình.
bia "Thi đua học tập," tranh của Zuynhat
Có một cô đứng lên cầm bút trong tay phải, quyển sổ trong tay trai. Đứng lên bến như một bực tượng, môi cô nở lên một nụ cười, mắt nhìn thẳng vì hiên ngang khi cô phát biểu các lời phê bình, tự phê bình. Cô "xung phong nói ra cho thật chẳng sợ khuyết điểm."
Có người cô thứ hai ngồi, hai tay nắm chặt với các ngón tay xếp xen kẽ nhau. Cô không cầm bút ghi vào sổ, nhìn lên và chăm chú nghe. Không biết cô có phải là đối tượng của lời phê bình?
Ở trên có một con chim bay - chắc là chim bồ câu. Chim ấy tiêu biểu cho hòa bình, nhưng hòa bình lúc bấy giờ là cứ phải tranh đấu - tranh đấu với chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét