nguồn: "Hình ảnh hoạt động âm nhạc của nhạc sĩ Hùng Lân - Hung Lan Musical Activities Pictures" Giáo sư nhạc sĩ Hùng Lân [blog] (31 tháng 10 2012)
Mỗi tấm ảnh kể một câu chuyện. Chắc đây là một tấm ảnh do gia đình Hùng Lân cung cấp. Hùng Lân là một cậu bé 7 tuổi được chụp với 19 học sinh khác. Ở giữa có một thầy giáo người Pháp chắc cũng là một vị linh mục.
Hình như Trường (tức École) Gendreau là một ngôi trường cạnh Nhà thơ Lớn Hà Nội (sau đây đổi tên thành trường Dũng Lạc). Chỉ có các chàng trai được học ở trường ấy. Chắc các học trọ được học kỷ thuật xướng âm để được tham gia hợp xướng của Nhà Thờ.
Khó biết tấm ảnh này chụp ở đâu? Khó biết các học trò khác là ai? Khó biết ông thầy Pháp là ai? Chúng ta chỉ có thể biết đây là một trường hợp đông và tây gặp nhau.
30 tháng 1, 2017
28 tháng 1, 2017
văn minh đô thị
Thực hiện nếp sống văn minh, hãy dành lối cho người đi bộ
Người đi bộ được một lan 2 mét.
Ảnh chụp ở Đà Nẵng cuối tháng 7 2015.
Người đi bộ được một lan 2 mét.
Ảnh chụp ở Đà Nẵng cuối tháng 7 2015.
20 tháng 1, 2017
tâm lý chiến của Kissinger năm 1972
Memorandum
The White House
Washington
(The President Has Seen)
Information
July 29, 1972
Secret/Sensitive
Memorandum for: The President
From: Henry A. Kissinger
Subject: Psychological Offensive -- Vietnam
?[erased]? a significant expansion in the "Mother Vietnam" ?[erased]?. This includes enhanced technical capabilities, more time on the air, and improved programming tailored to North Vietnamese interests and concerns.
Good
Giác thư
Tòa Bạch Ốc
Hoa-Thịnh-Đôn
(Tổng thống đã đọc)
Tin tức
29 tháng 7 1972
Bí mật/Tế nhị
Giác thư gửi: Tổng Thống
Từ: Henry A. Kissinger
Đề tài: Cuộc Tấn cộng Tâm lý chiến -- Việt Nam
?[bị xóa]? sự mở rộng đáng chú ý trong "Mẹ Việt Nam" ?[bị xóa]?. Đây bao gồm năng lực kỷ thuật nâng cao, thêm thì giờ phát sóng, và các chương trình được cải tiến điều chỉnh cho các sở thích và điều lo lắng của dân Bắc Việt.
Hay
Secret/Sensitive
-- satirical commentary
-- anti-war poetry sung by male and female voices
-- parodies of hard-line North Vietnamese songs
Comment: We consider this radio project to be a vital and productive part of our overall psywar effort.
Bí mật/Tế nhị
-- bài bình luận châm biếm
-- các bài thơ phản chiến của các giọng ngâm nam và nữ
-- các ca khúc nhại theo các bài hát cương quyết Bắc Việt
Chúng tôi coi công trình đài phát thanh là một bộ phận quan trọng và đầy hiệu quả của nỗ lực tâm lý chiến toàn bộ.
Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn luôn băn khoăn về mưu đồ tâm lý chiến của nước Mỹ. Trên đây là một bức thư chính thức của bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Henry Kissinger gửi Tổng thống Richard Nixon. Nixon đọc và đồng ý rồi ghi "Good."
Chế độ cộng sản cứ cho rằng nhạc Mỹ, nhạc rock và nhạc "giựt gân" là những kiểu nhạc tâm lý chiến của Mỹ. Hay nhạc ru ngủ, ủy mị của Việt Nam cũng được coi là nhạc tâm lý chiến. Kissinger (hay văn phòng của Kissinger) khôn hơn. Họ định áp dụng nghệ thuật ngâm thơ. Còn họ cũng muốn áp dụng sư khôi hài hơn những lời giảng dạy. Tôi không muốn họ được thực hiện kế hoạch này. Tôi không biết các ca khúc nhai theo các bài ca cách mạng được phổ biên.
18 tháng 1, 2017
Đêm thu (Autumn Night) - Đặng Thế Phong + Hoàng Thái (1939)
Andante
Midnight garden, scattered moonlight, the flower stands quietly like it's snared by sadness.
Lòng ta xao xuyến lắng nghe lời hoa.
Our hearts are trouble as we listen to the flowers' words.
Cánh hoa vương buồn trong gió,
Flower petals entangled in the sadness upon the wind
Áng hương yêu nhẹ nhàng say.
A mist of love's fragrance lightly intoxicated
Gió lay.
Stirred by the wind
Cành sương nặng chĩu ru bóng êm trong ánh vàng
Branches laden heavily with dew lullaby the calm shadows of golden light
Màn đêm buông xuống mái im triền miên.
Night's curtain descends upon the roof in confused silence.
Bóng cô đơn dường thao thức,
A lonely shadow seems to be restless, pensive,
Mãi trong đêm nặng sầu thương hồn vương.
Throughout the night of heavy grieving soul entangled.
Poco vivo
Qua lá cành ánh trăng lan dìu dàng
Through the leaves, moonlight gently spreads
Ru hồn bao nhớ nhung
Lulls the soul with so much longing
Đêm lắng buồn tiếng thu như thì thầm
The night is quiet and sad, autumn sounds like a whisper
Trong hàng cây trầm mơ
In the rows of trees immersed in dreams
Làn gió lướt tới cuốn đưa hồn ta phiêu diều theo mây trắng trời lờ lững
Gusts of wind glide, carry away our soul, drift with the indifferent moon and clouds
Ngàn muôn tiếng réo rắt còn trùng như than như van, mơ hồ theo gió lan
Thousands calling out yet just like a lament, vaguely following the spreading wind
Trăng xuống dần cỏ cây thêm âm thầm.
The moon slowly sets, plants become more sombre.
Đông buồn trong ánh sao.
Winter is sad in starlight
Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng
Like reflecting our gaze with so much coldness
Lay hồn ta rồi tan
Stirring our souls, then fading
nguồn: Tuyển tập nhạc tiền chiến (Sài Gòn: Kẻ Sĩ Xuất bản, 1971).
To di Valse Moderato
Vườn khuya trăng giãi, hoa đứng im như mắc buồn.
Midnight garden, scattered moonlight, the flower stands quietly like it's snared by sadness.
Lòng ta sao suyến lắng nghe lời hoa.
Our hearts are trouble as we listen to the flowers' words.
Cánh hoa vương buồn trong gió.
Flower petals entangled in the sadness upon the wind.
Áng hương yêu nhẹ nhàng say.
A mist of love's fragrance lightly intoxicated
Gió lay.
Stirred by the wind
Cành sương nặng chĩu, đu bóng êm trong ánh vàng,
Branches laden heavily with dew rock calm shadows of golden light
Màn đêm buông xuống mái im triền miển,
Night's curtain descends upon the roof in confused silence,
Bóng cô đơn dường thao thức, mải trong đêm nặng sầu thương...
A lonely shadow seems to be restless, absorbed in a night of heavy grieving...
Hồn vương...
A soul entangled...
Refrain
Qua lá cành ánh trăng lan dìu dàng
Through the leaves, moonlight gently spreads
Ru hồn bao nhớ nhung
Lulls the soul with so much longing
Đêm lắng buồn tiếng thu như thì thầm trong hàng cây trầm mơ
The night is quiet and sad, autumn sounds like a whisper in the rows of trees immersed in dreams
Mà gió lướt tới cuốn đưa hồn ta phiêu diều theo mây trắng chời lờ lững
Gusts of wind glide, carry away our soul, drift with the indifferent moon and clouds
Nghìn muôn tiếng réo rắt còn trùng như than như van, mơ hồ theo gió lan
Thousands calling out yet just like a lament, vaguely following the spreading wind
Trăng xuống dần cỏ cây thêm âm thầm đông buồn trong ánh sao.
The moon slowly sets, plants become more sombre winter is sad in starlight
Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng
Like reflecting our gaze with so much coldness
Lay hồn ta rời tan
Stirring our souls, then fading
nguồn: "Giọt mưa thu," Âm nhạc của Đặng Thế Phong, lời ca của Hoàng Thái, Phần Học Sinh số 35 - Tiểu Thuyết Nhật Báo số 297 ra ngày 28-12-1939, số đặc biệt
Thái Thanh ca "Đêm thu" của Đặng Thế Phong
Khác với "Con thuyền không bến" và "Giọt mưa thu," bài ca "Đêm thu" của Đặng Thế Phong nghe rất phương Tây. Chụm lời "lắng nghe lời hoa" và "mãi im triền miên" có các quảng nửa cung (Eb-D-C#-D). Lời "hồn vương" có nốt âm dẫn được giải quyết.
Lời ca của "Đêm thu" rất hay không kể một chuyện cụ thể nào mà lại mô tả một không khí. Tôi không biết bài ca này được xuất bản từ bao giờ. Tôi chỉ biết rằng nhà xuất bản Tinh Hoa xuất bản bài "Đêm thu" năm 1950, mười năm sau khi bài hát này ra đời.
Phụ lục của ngày 3 tháng 2 2017:
Mới tìm thấy bài ca "Đêm thu" trên báo Học Sinh năm 1939 tôi được biết thêm thông tin về bài ca này. Điều thứ nhất là lời ca của ca khúc này là của Hoàng Thái. Hoàng Thái là ai vậy? Điều thứ hai là nhịp của toàn bài "Đêm thu" là Valse moderato (valse vừa). Không phải là andante (chậm) và poco vivo (nhanh hơn một chút) như bản in trong tập Nhạc Tiền Chiến năm 1971.
16 tháng 1, 2017
Kỷ niệm 19-12: Đẩy mạnh kháng chiến cải các ruộng đất, bảo vệ hòa bình thế giới (1953)
nguồn: Lao Động số 235 19 tháng 12 1953, bia.
"xâm lược" "tô túc"
"Peace in Vietnam" "мир" "Paix au Vietnam"
Gương mẫu của Việt Nam xã hội chủ nghĩa là bà người - chú bộ đội, anh công nhân và chị nông dân. Cả ba đều trẻ, đều khỏe. Hai khuôn mặt các chàng trai ở trên rất dữ. Đòi hòa bình trên nòng súng, bằng cú đấm của cây búa, bằng cải cách ruộng đất. Hòa bình có nghĩa đánh kẻ thù đến cùng.
Ba gương mẫu rất to và oai - dưới chân có các kẻ ăn bám sức và trí tuệ của các nhà cách mạng trẻ. Phải nói là anh công nhân trông rất cộng sản quốc tế với quần yếm và mũ nồi.
15 tháng 1, 2017
đĩa than Hoàng Phi Hổ
Một máy quay đĩa ở bảo tang Đà Nẵng. Tôi rất mê nghe các đĩa xưa - nhưng vì máy và đĩa này là bảo tang phẩm không ai được nghe.
Chưa có ai sưu tầm các đĩa than Việt Nam. Đĩa này của hãng Thăng Long trích một vở cải lương Hoàng Phi Hổ. Năm Cơ chơi guitar và thổi sáo, Văn Vĩ kéo violin, Kim chơi đàn kim.
9 tháng 1, 2017
Đường Morrison và bãi biển Đà Nẵng ban đêm
Đường Morrison, Đà Nẵng, đêm 27 tháng 7 2015
Tôi cũng tự hào là thành phố Đà Nẵng đặt tên phố cho một công dân Mỹ.
Cấm trải bạt, ăn uống trên bãi cát
Có phải Đà Nẵng là một thành phố văn minh?
Phải rồi.
Hãy vui lòng bỏ rác đúng nơi quy định
6 tháng 1, 2017
Thi đua học tập (Compete In Your Studies) - Nguyễn Đình Phúc (1955?)
Bài hát đã được phổ biến nhiều trong các lớp chỉnh huấn
The song is widely known in rehabilitation classes
Moderato
I -
Ơn nhân dân chúng ta được học tập
In gratitude to the people we can study
Ơn Bác Hồ ơn Đảng Lao Động ta cùng nhau tranh đấu chống tư tưởng sai
In gratitude to Uncle Hồ and the Labor party together we struggle to fight incorrect thought
Ca vang lên quyết tâm tiêu diệt kẻ thù vô hình
Singing rings forth determined to wipe out invisible enemies
Lấy phê bình, tự phê bình làm vũ khí đấu tranh.
Taking criticism and self-criticism to make a fighting weapon
Làm vũ khí đấu tranh.
To make a fighting weapon
II -
Thi đua nhau chúng ta cùng học tập
Competing with each other we study together
Ta gắng công thu nhiều kết quả
We exert ourselves and collect many results
Để phục vụ cho kháng chiến mau thành công
To serve the resistance that is swiftly succeeding
Ta xung phong nói ra cho thật chẳng sợ khuyết điểm
We're very willing to speak truthfully, no fear of errors
Lấy phê bình, tự phê bình làm vũ khí đấu tranh.
Taking criticism and self-criticism to make a fighting weapon
Làm vũ khí đấu tranh.
To make a fighting weapon
nguồn: Nguyễn Đình Phúc, "Thi đua học tập," (Hà Nội: Nhà xuất bản Xây Dựng, 1955 #14).
Khó tin rằng đây là một bài ca phù hợp với các cán bộ trong các lớp chỉnh huấn. Đó không phải vì nội dung của lời ca, mà lại vì giai điệu này có quãng dài - dài quãng tám thêm quãng năm. Bài ca "Thi đua học tập" không dễ hát lắm.
Nhiều bài ca cách mạng là như một khúc thánh ca. Nhờ sức lực siêu việt và phi thường của nhân dân / Bác Hồ / Đảng Lao Động ta có phương pháp để vượt qua tất cả. Phương pháp ấy là ta phải tự làm lại mình thành một "vũ khí đấu tranh." Lời ca này có đầy đủ các từ chuyên môn của các nhà cách mạng nhờ vậy thì không phực tạp mấy. Không còn đối diện kẻ thù hiển nhiên thì phải chống kẻ thù vô hình. Kẻ thù vô hình là nỗi niềm riêng tư của mỗi người.
Lời ca này y hệt một bài giảng và không có chất thơ nào cả - rất khác với các bài ca khác của Nguyễn Đình Phúc. Tôi nghĩ rằng bài ca là "kết quả" của tác giả "gắng công" trong việc phê bình và tự phê bình.
Có một cô đứng lên cầm bút trong tay phải, quyển sổ trong tay trai. Đứng lên bến như một bực tượng, môi cô nở lên một nụ cười, mắt nhìn thẳng vì hiên ngang khi cô phát biểu các lời phê bình, tự phê bình. Cô "xung phong nói ra cho thật chẳng sợ khuyết điểm."
Có người cô thứ hai ngồi, hai tay nắm chặt với các ngón tay xếp xen kẽ nhau. Cô không cầm bút ghi vào sổ, nhìn lên và chăm chú nghe. Không biết cô có phải là đối tượng của lời phê bình?
Ở trên có một con chim bay - chắc là chim bồ câu. Chim ấy tiêu biểu cho hòa bình, nhưng hòa bình lúc bấy giờ là cứ phải tranh đấu - tranh đấu với chính mình.
The song is widely known in rehabilitation classes
Moderato
I -
Ơn nhân dân chúng ta được học tập
In gratitude to the people we can study
Ơn Bác Hồ ơn Đảng Lao Động ta cùng nhau tranh đấu chống tư tưởng sai
In gratitude to Uncle Hồ and the Labor party together we struggle to fight incorrect thought
Ca vang lên quyết tâm tiêu diệt kẻ thù vô hình
Singing rings forth determined to wipe out invisible enemies
Lấy phê bình, tự phê bình làm vũ khí đấu tranh.
Taking criticism and self-criticism to make a fighting weapon
Làm vũ khí đấu tranh.
To make a fighting weapon
II -
Thi đua nhau chúng ta cùng học tập
Competing with each other we study together
Ta gắng công thu nhiều kết quả
We exert ourselves and collect many results
Để phục vụ cho kháng chiến mau thành công
To serve the resistance that is swiftly succeeding
Ta xung phong nói ra cho thật chẳng sợ khuyết điểm
We're very willing to speak truthfully, no fear of errors
Lấy phê bình, tự phê bình làm vũ khí đấu tranh.
Taking criticism and self-criticism to make a fighting weapon
Làm vũ khí đấu tranh.
To make a fighting weapon
nguồn: Nguyễn Đình Phúc, "Thi đua học tập," (Hà Nội: Nhà xuất bản Xây Dựng, 1955 #14).
Khó tin rằng đây là một bài ca phù hợp với các cán bộ trong các lớp chỉnh huấn. Đó không phải vì nội dung của lời ca, mà lại vì giai điệu này có quãng dài - dài quãng tám thêm quãng năm. Bài ca "Thi đua học tập" không dễ hát lắm.
Nhiều bài ca cách mạng là như một khúc thánh ca. Nhờ sức lực siêu việt và phi thường của nhân dân / Bác Hồ / Đảng Lao Động ta có phương pháp để vượt qua tất cả. Phương pháp ấy là ta phải tự làm lại mình thành một "vũ khí đấu tranh." Lời ca này có đầy đủ các từ chuyên môn của các nhà cách mạng nhờ vậy thì không phực tạp mấy. Không còn đối diện kẻ thù hiển nhiên thì phải chống kẻ thù vô hình. Kẻ thù vô hình là nỗi niềm riêng tư của mỗi người.
Lời ca này y hệt một bài giảng và không có chất thơ nào cả - rất khác với các bài ca khác của Nguyễn Đình Phúc. Tôi nghĩ rằng bài ca là "kết quả" của tác giả "gắng công" trong việc phê bình và tự phê bình.
bia "Thi đua học tập," tranh của Zuynhat
Có một cô đứng lên cầm bút trong tay phải, quyển sổ trong tay trai. Đứng lên bến như một bực tượng, môi cô nở lên một nụ cười, mắt nhìn thẳng vì hiên ngang khi cô phát biểu các lời phê bình, tự phê bình. Cô "xung phong nói ra cho thật chẳng sợ khuyết điểm."
Có người cô thứ hai ngồi, hai tay nắm chặt với các ngón tay xếp xen kẽ nhau. Cô không cầm bút ghi vào sổ, nhìn lên và chăm chú nghe. Không biết cô có phải là đối tượng của lời phê bình?
Ở trên có một con chim bay - chắc là chim bồ câu. Chim ấy tiêu biểu cho hòa bình, nhưng hòa bình lúc bấy giờ là cứ phải tranh đấu - tranh đấu với chính mình.
4 tháng 1, 2017
tuyển cử riêng rẻ ở miền Nam (1956)
Nhân dân Thủ đô kiến quyết đấu tranh chống tuyển cử riêng rẽ ở miền Nam
Con thú hung ác Ngô-đình-Diệm theo lệnh đế quốc Mỹ đang điên cuồng tàn sát, khủng bố đồng bào ta, tổ chức tuyển cử riêng rẻ ở miền Nam.
nguồn: Độc Lập #166 (7 tháng 3 1956), tr. 1, tr. 5.
Tuyên truyền miền Bắc xã hội rất khăng khăng lặp đi lặp lại chỉ có mấy ý kiến. Trong Văn Kiện Quốc Hội có mấy câu này:
Để giữ quyền độc chiếm của Mỹ ở miền Nam và củng cố địa vị độc tài phát xít của Ngô Đình Diệm, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bày trò trưng cầu dân ý tháng 10-1955 đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, nay lại định tổ chức tuyển cử riêng rẽ vào ngày 4-3-1956 để bầu ra Quốc hội giả hiệu ở miền Nam. Đồng thời thiết lập chế độ trại tập trung theo kiểu phát xít Hítle.Chữ "phát xít" rất ghê gớm. Hình chữ vạn trên hộp bỏ phiếu và cổ áo Ngô Đình Diệm chứng minh chữ phát xít trong tranh. Đúng là Hítle từng có trại tập trung. Hành động của Ngô Đình Diệm đối với cộng sản nằm vùng đâu phải là tốt đẹp, nhưng nói là có trại tập trung thì là quá đáng. Phải đợi 20 năm sau thì Việt Nam mới có kinh nghiệm trại tập trung.
Vẽ địch của mình một cách lố bịch là thêm một yếu tố tuyên truyền. Ngô Đình Diện có dáng của con khỉ đột. Địch không muốn cho rằng ông không phải là con người - vậy đối xứ như thế nào cũng được.
Đúng là nước Mỹ có nhiều tiền để quăng ra. Chắc nước Mỹ cũng mua cái rìu và cây gươm của con khỉ đột này. Nước Mỹ muốn làm ảnh hưởng sự việc thế giới thì đến hiện nay vẫn bỏ tiền ra. Hiện nay nước Mỹ muốn bảo vệ Biển Đông. Thời cuộc luôn luôn đổi thay.
Lúc đó Ngô Đình Diệm là người đại diện của những người Việt muốn có một lối sống khác với xã hội chủ nghĩa của miền Bắc. Gọi là phát xít và coi như là thù dữ thì xa thực tế. Nhưng tranh ở trên chỉ là thêm một mắt của chiến tranh.
Đúng là nước Mỹ có nhiều tiền để quăng ra. Chắc nước Mỹ cũng mua cái rìu và cây gươm của con khỉ đột này. Nước Mỹ muốn làm ảnh hưởng sự việc thế giới thì đến hiện nay vẫn bỏ tiền ra. Hiện nay nước Mỹ muốn bảo vệ Biển Đông. Thời cuộc luôn luôn đổi thay.
Lúc đó Ngô Đình Diệm là người đại diện của những người Việt muốn có một lối sống khác với xã hội chủ nghĩa của miền Bắc. Gọi là phát xít và coi như là thù dữ thì xa thực tế. Nhưng tranh ở trên chỉ là thêm một mắt của chiến tranh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)