28 tháng 11, 2016

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui (Every Day I Choose Something Happy) - Trịnh Công Sơn (1977?)

1. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Every day I choose something happy
Chọn những bông hoa và những nụ cười
Choose flowers and smiles
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
I gather wind from the sky, beckon you to hold it
Để mắt em cười tựa lá bay
So your eyes smile like flying leaves

ĐK :
Và như thế tôi sống vui từng ngày
And it's in that way that I live happily every day
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
And it's in that way that I come to life
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi
Loving this life with my own heart

2. Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi
Every day I choose the road I'll take
Đường đến anh em đường đến bạn bè
The road coming to you brothers and sisters, the road coming to friends
Tôi đợi em về bàn chân quen quá
I await your return, feet I know well
Thảm lá me vàng lại bước qua
Carpeted with tamarind leaves golden, they step past

3. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Every day I choose something happy
Cùng với anh em tìm đến mọi người
Together with you brothers and sisters look for everyone
Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
I choose this spot so we can sing together
Để thấy tiếng cười rộn rã bay
To feel boisterous laughter fly

4. Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi
Every day I choose only once
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Choose the sound of a lullaby stepping gently into life
Tôi chọn nắng đây chọn cơn mưa tới
I choose the sunlight that's here and the rain that's coming
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay
So the rice calls out in celebration like it's waving

5. Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
Every day I choose to sit really quietly
Nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mình
Look closely at my homeland, sitting and thinking about myself
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
I suddenly realize why I live
Vì đất nước cần một trái tim.
Because my country needs a heart.


Năm 2003, Khánh Ly kể cho tôi biết rằng Trịnh Công Sơn sáng tác bài ca "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" trong thời gian ông "đi thực tế."  Đi thực tế có ý nghĩa khá rộng, nhưng tôi nghĩ rằng trong trường hợp này đi thực tế có nghĩa là đi lao động, hay sống với những người lao động.

Dù thế nữa, "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" có nhiều nét chung với các ca khúc của Trịnh Công Sơn trước 1975.  Giai điệu thì thong thả theo điệu trưởng.  Tính chất của lời ca cũng phụ thuộc vào nhạc phong trào (đi lên đường, đòi hòa bình, đoàn kết dân tộc) nhưng cũng có những nét lãng mạn và triết lý.

Sống trong thực tế thì phải có thiên nhiên - gió, nắng, mưa, lá.  Cũng có những hình ảnh trộn lẫn - người ta không nhặt gió mà nhặt hoa.  Nhưng cơn gió ấy thổi lá, làm cho lá bay như tiếng cười trong "mắt em." Em là người tình, hay là em trai hay gái?.  Chắc là người tình vì người em ấy có "bàn chân quen quá" cũng đi trong lá bay.

Thiên nhiên cũng là yếu tố trong việc sản xuất.  Đi thực tế là "chọn nắng đây chọn cơn mưa tới." Thiên nhiên như thế là một niềm phúc lành.  Kết quả của nắng, mưa và gió là "lúa reo mừng tựa vẫy tay" (mọc lên vì nắng và mưa, vẫy tay do gió thổi).  Trong lời ca này lúa mọc đi song song với tiếng ru con (tiếng mẹ đẻ nuôi dưỡng con lớn lên). Vậy thì thiên nhiên chưa đủ - phải có sự săm sóc của ai đó.  Đó là "anh em" mà "cùng nhau ca hát."  Anh em ca hát có phải là "tiếng ru con" cho lúa được khôn lớn?  Tất nhiên ca hát sẽ không đủ.  Anh em cũng phải có kế hoạch và sức lực.  Nhưng tiếng ca hát và ru con cũng biểu hiện tinh thần và chí khí của con người.

Về âm thanh ngoài anh em ca khúc có tiếng của lúa vẫy tay.  Lá bay không gây tiếng mấy.  Lá bay, lá thảm đất tiêu biểu cho sự bình yên, sự trầm ngâm, cho thời trôi qua (mỗi ngày).

Một.  Mỗi ngày chỉ có một niềm vui thôi?  Một niềm vui, một lần, một trái tim.  Ngày mai cũng thế.  Đây có phải việc kiêng hay tự kỷ luật cho mình.  Hay vì ăn năn cái gì đó?  Nếu được hai niềm vui có phải là sa đọa?  Tự kỷ luật mình thì "ngồi thật yên" để "nhìn rõ quê hương" và để "nghĩ lại mình."  Có lẽ đó là mục đích của việc "đi thực tế."  Để biết mình sống để làm gì?  Sống để hiến trái tim của mình.  Nghĩa là quê hương cần sự ân tình của mỗi người.

Tôi không biết lúc bấy giờ bài ca "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" được phổ biến bao nhiêu và như thế nào.  Tôi có bản nhạc của bài hát này trong một tập ca khúc không cấp phép với tên gọi Bài ca cây lúa, chắc được xuất bản năm 1984.  "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" được chính thức xuất bản trong quyển Tuyển tập Những bài ca không năm tháng (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1995) với đầy đủ giấy phép.  Như vậy thì rất khó hiểu tại bài hát được có mặt trên danh sách "Danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến" của Cục Nghệ thuật Biểu diễn.  "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" không thể nào có trước 1975 (bài ca hát phản ánh đời sống ở Việt Nam sau 1975).  Còn bài hát đã được kiểm duyệt khi in tập ca khúc ở trên.  Tại sao mới được cấp phép ngày 22 tháng 9 năm này?

Khánh Ly hát bài hát này trên băng cát xét Bông hồng cho người ngã ngựa năm 1980, nhưng tôi không biết Khánh Ly nhận được ca khúc này như thế nào.

Hình như bài hát này được thu thanh năm trên một băng cát xét của Trịnh Công Sơn và Thanh Hải thực hiện với tên gọi "Tôi sẽ nhớ" nhưng tôi không biết băng ấy được phổ biến từ bao giờ.  Thanh Hải nhắc rằng: "Nhạc của anh Sơn viết lúc đó rất bị hạn chế, đôi khi còn bị chặt đầu chặt đuôi để bình phẩm, lên án" ("Anh Trịnh Công Sơn và tôi," tcs-home.com (4/2001) - Không hiểu tại sao câu này bị bỏ khi bài này được in trong sách Trịnh Công Sơn: Người hát rong qua nhiều thế hệ (T.P. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ, 2001), tr. 369-374.

Tôi chỉ biết bài ca này bị phê phán nặng ở báo chí.
Cứ mỗi ngày, tác giả lại "ngồi thật yên" để "chọn một niềm vui", "chọn đường mình đi" v.v... Niềm vui trong bài hát là gì? Ta có thể thấy đó là "Dâng hoa", "nụ cười", "gió trời", "lá bay," "cơn mưa", "anh em" v.v... Niềm vui cao quý, đẹp đẻ nhất là niềm vui trong lao động và chiến đấu, thì hoàn toàn vắng bóng trong bài hát nay. Nguy hiểu nhất là "mỗi ngày", tác giả lại "chọn đường mình đi" (!). Trên đời này, đúng là có nhiều con đường; nhưng con đường chân chính chỉ có một mà thôi! Như vậy, sao lại có hể "mỗi ngày" tác giả lại "chọn đường mình đi". Chọn đường nào vậy? [Phạm Trung Thành, "Những bài ca lạc điệu," Công Nhân Giải Phóng (17 tháng 7 1981), tr. 5].
Tôi phải khen tác giả Phạm Trung Thành trích lời ca rất chính xác.  Nhưng tôi xin lỗi, quan niệm của ông con nít lắm.  Con nít không được quyền chọn con đường mình đi.  Con nít phải làm theo lời của bố mẹ.  Một người trưởng thành trong một xã hội trưởng thành nên tự chọn đường mình đi.

Quan niệm của ông Phạm Trung Thành cũng giống lý thuyết của Jean-Jacques Rousseau và Robespierre tựa vào cái volonté générale (ý chí chung) cái nhất trí của toàn dân tiêu biểu cho lợi ích của đất nước.  Nhưng theo quan niệm của hai ông ấy và chủ nghĩa Mác Lê toàn dân là những người gian khổ  bị những người được hưởng "một niềm vui" bóc lột (xem Hannah Arendt, On Revolution (Viking Press, 1963), tr. 66-70).

Arendt cũng trích lời của Robespierre (theo bản dịch của R.R. Palmer trong sách Twelve Who Ruled) là "the charms of pleasure were escorted by crime" (sức mê hoặc của sự vui thú được dẫn đi bằng tội ác).  Bà viết tiếp rằng "the torrents of misery must engender goodness" (mưa lũ đau khổ phải gây ra tính tốt).  Đau khổ là tốt, niềm vui có tội.

 Niềm vui của Trịnh Công Sơn không tỏ ra một niềm vui chung.  Đó là một niềm vui của cái "tôi."  Tôi "yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi" và "đất nước cần một trái tim."  Thực ra đất nước cần mấy chục triệu trái tim.  Nhưng các trái tim không cần có một niềm vui chung. Niềm vui nằm ở tầm viễn cảnh riêng của mỗi người.  Để được tồn tại mỗi người rất cần đến một niềm vui mỗi ngày.

Khánh Ly ca "Mỗi ngày tôi chọn một niền vui"

Không có nhận xét nào: