24 tháng 4, 2010

Nhớ ông Lư Thoa (Remembering Mr. Rousseau) - Tản Đà (1922)



Ngồi buồn ta nhớ ông Lư Thoa
Sad I sit and recall Mr. Rousseau
Dân ước nhân quyền ông xướng ra.
There is agreement on the human rights he preached.
Ông sinh thế kỷ thứ 17,
He was born in the 17th century
Hai trăm năm nay, đời đã qua.
Over the past two hundred years, his life has past.
Tiếng ông còn ở trên thế giới,
His renown still remains in the world
Tượng ông còn đứng bên Lăng-sa
His statue still stands in France
Sau lúc ông chết, tỏ danh giá,
After he died they told of his fame
Ông còn đương sống, không vinh hoa.
Yet when he lived he received no honors
Vinh hoa danh giá, ông không tưởng,
To honors and fame he never aspired
Thương đời bao quản đời coi ta.
Pitying life, never minding life he regards us.
Tượng đồng còn đó, ông còn đó,
The bronze statue is still there, he's still there,
Nghìn thu gió táp cùng mưa sa.
A thousand autumns, squalls and driving rain
Mưa sa gió táp ông không quản,
Driving rain and squalls he minds not,
Ông đứng lo đời còn lâu xa.
He stands looking after lives far in the distance.
Nhớ ông bao nhiêu kính lại mến,
I recall him with so much respect and affection
Học trò xin có bài thơ ca.
Your pupil requests that you have a poem.

Đăng ở báo Hữu Thanh năm 1921. Thi sỉ thì nhầm hai chi tiết - Rousseau sinh thế kỷ 18 và tượng nổi tiếng của Rousseau ở Thụy Sĩ. Rousseau là công dân Thụy Sĩ viết bằng tiếng Pháp. Và tư tưởng Rousseau đã gây ảnh hưởng lớn cho những người làm cách mạng Pháp và cách mạng Việt Nam. Rousseau làm góc cho nhiều ý kiện của Marx nữa. Rousseau chủ trương về một kiểu tự do con người tuyệt đối và thật sự muốn pha những bức tường của xã hội cũ. Hegel trách Rousseau vì những sự cực đoàn xây ra thời cách mạng Pháp.

Tự do tuyệt đối cũng là một gạch để xây nhân quyền và tự do ngôn luận. Nhưng sự tự do tuyệt đối khó giải hòa với sự đoàn kết. Tôi nghĩ rằng Tản Đà viết về sự vinh danh hơn về Rousseau. Ông ca ngợi một người đã có những ý kiện vượt thời gian. Tản Đà viết đúng - ông còn đó (tư tưởng của Rousseau) và tượng còn đó.

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Hehe bác tây bụi ơi, dường như có đôi chỗ hơi lệch một chút ở đây.
Vinh hoa danh giá, ông không tưởng (không mộng tưởng, không màng tới, no interest in)
Honors and fame he never imagined
Thương đời bao quản đời coi ta (“ta” ở đây là ngôi số 1(tôi), tác giả nói thay cho ông ấy)
Pitying life, never minding life he regards us.
Học trò xin có bài thơ ca. (“Học trò” ở đây cũng là ngôi số 1 (tôi), tác giả tự xưng mình là học trò của ông ấy, và “bài thơ ca” tức là bài thơ ca ngợi ông)
His pupils requested that he have a poem.

tây bụi nói...

Cám ơn cháu Nặc Danh. Bác cũng là học trò Việt ngữ vậy lắm lần hiểu nhầm.

Bác trả lại từ điển (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2007) và đúng như cháu nhắc "tưởng" có định nghĩa như sau: "nghĩ đến nhiều một cách cụ thể và với tình cảm thiết tha" với ví dụ "không tưởng gì đến học hành." Vậy bác sẽ thay chữ imagine với aspire - aspire nghĩa là "To have a fixed desire, longing, or ambition for something at present above one; to seek to attain, to pant, long" (theo Oxford English Dictionary).

Với chữ ta - we cũng là ngôi số một. Nói chung "we" là số nhiều, nhưng we cũng có thể thay thế cho "I" - "in order to secure an impersonal style and tone" để nói một phong cách vơ tư.

Về việc "học trò" bác nghĩ rằng nên thay thế "his" bằng "your." Các học trò của ông Rousseau sẽ gồm Tản Đà hay có lẽ là riêng Tản Đà.

Cám ơn bạn Nặc Danh và các bạn khác để tâm đọc các bài của bác.

Nặc danh nói...

Bác tây bụi ơi, câu cuối xin tranh luận lại với bác một chút !
Câu này cần hiểu rằng, ông Tản Đà, với thái độ khiêm nhường, tự nhận mình là học trò của ông Lư Thoa. Toàn bộ bài thơ, trừ câu cuối cùng, ông Tản Đà dang kể cho mọi người về ông Lư Thoa. Còn câu cuối cùng, là ông Tản Đà nói với ông Lư Thoa. Ông nói theo cách nói của sĩ tử (học trò) ngày xưa với sư phụ :
(Vì quá kính phục ngài,) học trò xin có bài thơ bài thơ ca ngợi Người.

Chữ "có" ở đây là chữ "create".

Câu của bác, không biết có phải nghĩa thế không ạ ?

Your pupils request that you have a poem

Dường như câu này nôm na là: "Các học trò của ông yêu cầu ông có bài thơ". ???
Nếu không phải, mong bác giải thích thêm về câu này nhé, để cháu học thêm tiếng Anh luôn !

tây bụi nói...

Cám ơn bạn Nặc Danh. Tôi đã không nhận hiểu rằng Tản Đà chính là học trò trong tác phẩm này. Có lẽ viết
Your pupil requests - Your pupil là chính Tản Đà. Và hình như Tản Đà nói đến bài thơ này một cách bị động - Học trò Tản Đà không xin viết, soạn hay tạo một bài thơ, nhưng có cảm tưởng rằng Rousseau là một nhân vật xứng đáng để có một bài thơ được ra đời. Tản Đà muốn làm cho tác giả bài thơ được bé nhỏ so với vinh danh của Rousseau.

Hiểu theo cách này có hợp lý không?