30 tháng 1, 2009

Nhạc tuổi xanh

Music of Youthful Days - Phạm Duy (Jason Gibbs dịch)

Last autumn the Revolution advanced forward
Vietnam erupted into sounds of a thousand youth casting off their shackles
A unit of men departed, from their mouths came the call “resolve to win”
“Resolve to win” their feet majesticly advanced in step
One day, these youth bid farewell to their daydreams
Waving a red flag stained in blood, struggling for thousands of gloomy incarnations
People’s lives filled with hardships for country: “Resolve to win”
“Resolve to win” while your youthful days haven’t yet faded
Youth is like tomorrow’s rice stalks
Youths’ lives are bright and new
Now war awaits you
Come back here, hand in hand
Build a glorious monument
Shouted from their mouths, songs echoing in the clouds
Together, let’s bring our blood to redden the flag
Together, let’s bring our strength down to the edge, the green fields’ edge
You and I, we’ll compete in heroism awaiting peaceful days
Passionately live youth’s happy days
On our road we’ll go, our home we’ll build
Our fields, we’ll plough waiting for that day
Tomorrow, there’ll be prosperity, after we’ve finished off those French soldiers
We’ll laugh, echoing our song of Freedom.

Nhạc tuổi xanh - Phạm Duy

Một mùa thu năm qua Cách Mạng tiến ra
Nước Việt bừng ngàn tiếng thanh niên tung gông phá xiềng
Đoàn người trai ra đi, miệng hô lớn: ''Quyết chiến''
''Quyết chiến'' chân oai nghiêm đều tiến.
Một ngày qua thanh niên giã từ giấc mơ
Phất cờ hồng nhuộm máu, đấu tranh cho muôn kiếp sầu
Đời người bao gian lao vì non nước: ''Quyết chiến''
''Quyết chiến'' lúc chưa phai tuổi xanh
Tuổi xanh như lúa mai
Đời thanh niên sáng tươi
Thuở nay chinh chiến chờ đợi người
Về đây tay nắm tay
Đài vinh quang đắp xây
Miệng hô câu hát vang trời mây.
Cùng đi, đem máu lên đỏ ngọn cờ (ớ ơ)
Cùng đi, đem sức trai đổ xuống bờ, bờ ruộng xanh
Tôi cùng anh, ta tranh hùng chờ ngày hoà bình
Nồng nàn sống (ư) vui tuổi xanh.
Đường ta, ta cứ đi, nhà ta ta cứ xây
Ruộng ta, ta cứ cầy đợi ngày
Ngày mai bao ấm no, diệt xong quân Pháp kia
Cười vang ta hát câu Tự Do.

Vài nét:

exaggeration - muôn kiếp sầu
youth is a promise - như lúa mai, sáng tươi
youth is an opportunity that must be availed, now or never - lúc chưa phai tuổi xanh
an appeal to glory - Đài vinh quang đắp xây
unaffected, spontaneous - Cười vang ta hát
agrarian imagery - như lúa mai, xuống bờ, bờ ruộng xanh, Ruộng ta, ta cứ cầy

28 tháng 1, 2009

The Labor Market at Giảng Võ Street

Chợ lao động cầu Trung Tự năm 2003 (nguồn: Việt Báo / VNExpress)

The Labor Market at Giảng Võ Street - Phạm Tiến Duật (Jason Gibbs trans.)
Who are you, brothers, I don't dare ask
You who bring your muscles to the street, greeting, entreating
The bosses who construct houses and buildings
Yet don't where you're from or who you are.

But I know you, chunks of earth broken off from the soil
Layers of alluvium pulled up from the river
Chunks of stone broken off from mountains
Can it be the only difference is the hunger pain in your stomachs

Now's the time each village wants to become a city,
The wealth and bustle of their streets on display
You're not actually unemployed, new jobs will come to life, you'll see
Like changing an airspace could change the shapes of passing clouds

They have all thinned out by late afternoon
There's just one left, suddenly I recognize him
A paragon of patience standing with a scar
You are the last chunk broken off from the war.


Chợ lao động ở Đường Giảng Võ - Phạm Tiến Duật

Các anh là ai, tôi không dám hỏi
Các anh mang cơ bắp mình lên phố chào mời
Các ông chủ xây nhà dựng cửa
Cũng không hỏi anh từ đâu và anh là ai.

Nhưng tôi biết các anh, những mảnh vỡ của trái đất
Những tảng phù sa bứng từ sông lên
Những tảng đá vỡ ra từ núi đá
Chỉ khác chăng là trong bụng đói mèm

Ấy là lúc tất cả thôn làng đều muốn thành đô thị,
Sự phồn thực phồn hoa phố sá cứ bày ra
Không phải thất nghiệp đâu, những nghiệp mới sẽ sinh thêm nhé
Như đổi một vùng trời cũng đổi dáng mây qua

Các anh đứng đó thưa dần trong chiều muộn
Chỉ còn lại một người, tôi bỗng nhận ra anh
Đức kiên trì đứng cùng vết sẹo
Anh là mảnh vỡ cuối cùng của cuộc chiến tranh.


Bài thơ này được viết năm 1992 - một năm trước khi tôi đến Hà Nội lần đầu tiên. Vậy là Hà Nội xa xôi nhất trong trí nhớ tôi. Năm 1992 cũng có thể coi như nằm nửa đường giưa năm 1975 - cái thời kỳ Việt Nam thống nhất, thời kỳ hậu chiến Việt Mỹ -và bây giờ.

Đây là Việt Nam trên đường đổi mới dù chưa biết đổi mới sẽ đến đâu. Hiện nay vẫn chưa biết sẽ đến đâu. Và hình như vẫn còn nhiều "mảnh vỡ" dù không phải mảnh vỡ của chiến tranh. Phạm Tiến Duật vẽ một bức tranh không buồn, lại không vui lắm, nhưng hợp với thực tế.

Cách đây dăm bảy năm hai người hai người Nguyen Ba Chung và Kevin Bowen đã dịch bài thơ này trong quyển Mountain River: Vietnamese Poetry From the Wars, 1948-1993 [Con sông núi: Các bài thơ Việt Nam thời những cuộc chiến 1948-1993]. Bản dịch này không hợp với mình, vậy tôi cũng phải làm ra một bản. Còn tôi cũng đã phổ bài thơ này cho giọng ca với piano dù sẽ không bao giờ có ai hát.

Cái đoạn buồn nhất là hai giòng: "Các ông chủ xây nhà dựng cửa / Cũng không hỏi anh từ đâu và anh là ai." Đã có những người rất cần thiết một thời đã thành vô danh và không còn được coi trọng. Họ thành như một phương tiện của các chủ doanh nhân. Đó là thời đại mình, là thời đại quốc tế hoá, thời đại tư bản. Sẽ có "những nghiệp mới" để bù lại - người ta nói thế. Cứ đợi xem.


This poem reminds me of the Hanoi that I first knew. It was active, but it didn't feel so crowded or so desperate. Halfway between the war and present, Vietnam had "renovated" and had begun to open up, but was still closed off enough to feel like it was apart from the rest of the world. The poet presents a sympathetic portrait of a city eager to grow, eager to modernize. But at the threshold of this change were many people who were not well-equipped to take part in this change. Of course with the increasing affluence have come new inequalities and injustices. Phạm Tiến Duật is sensitive to all of this and wants to be optimistic about the future but cannot paint a portrait that is entirely happy. I share this melancholy view.

22 tháng 1, 2009

Toán Xồm - Lộc Vàng

Lộc Vàng và Toán Xồm (ảnh: Nguyễn Đình Toán)

Cuối tháng 5 năm 2008 tôi sẽ tham gia một hội thảo chủ đề là "Beyond Dichotomies: Alternative Voices and Histories in Post-Colonial Viet Nam" tại Trường Đại học Washington ở Seattle. Dịch chủ đề ấy cũng khó: "Vượt qua các chia đôi: Những tiếng nói và lịch sử để lựa chọn ở Việt Nam hậu thuộc địa."

Ở hội thảo ấy tôi có giới thiệu một bài tên là "Capitalist Music Brings Jail: Love Songs in Ha Noi During Viet Nam’s American War" (Nhạc tư bản gây ra tù: Bản tình ca ở Hà Nội thời kháng chiến chống Mỹ).

Toán Xồm và Lộc Vàng là hai người huyền thoại trong làng thưởng thức nhạc ở Hà Nội. Họ là hai trong bẩy người bị tù năm 1968 vì tội hát nhạc vàng (tức nhạc vàng là các tình ca tiền chiến, nhạc Việt Nam Cộng Hòa).

Lộc Vàng (tức Nguyễn Văn Lộc) vẫn còn sống và hát. Ngày 24 tháng 11 năm 2007 Lộc Vàng hát ở Thủy Tiên Quán (17A đường Ven Hồ Thụy Khuê). Tôi có quay một vài bài ca ông ấy hát. Vì quay trong một "hộp đêm" thì cảnh tối lắm - gần như không nhìn thấy gì cả. Chỉ có giọng hát truyền cảm của Lộc Vàng hát bài "Ai về sông Tương" của Thông Đạt.

Cùng một đêm ông hát bài "Gửi gió cho mây ngày bay" của Đoàn Chuẩn và Từ Linh.

Và "Lá thư" (Đoàn Chuẩn - Từ Linh).

Jason Gibbs

21 tháng 1, 2009

Ông lão chèo đò

nguồn hình: L'Indochine coloniale
The Old Man Who Rows the Ferry - by Viễn Châu, sung by Út Trà Ôn /Jason Gibbs dịch
Poem
As the waters dream and clouds are in their reverie
So it is with the old man and his ferry
As there's money, he buys couple of bottles of wine
After sampling it he recites a poem.

Reciting to the Poem Vân Tiên

Adrift the sky is vast, the river long
The ferry cuts across, one vessel, back and forth, morning, noon
At nightfall he rests from a trip
Lays listening to rustling leaves like rain on the ferry
Rice twice daily, he prays it will fill him
He dares not discuss a distant fate
This life, possessing it is like an illusion
Morning remains, or the evening's lost, what's there to worry about?

Vọng cổ

Still there are waters and mountains, then the dock's still there, alone an old man...

1-.... guides his ferry. The clouds and waters of the homeland, it's like they're intoxicated with the sound of that heave ho. Upon that timeworn ferry, anyone who wants to cross to the river docks the old man will see you there and back, coin for the work it matters not whether little or much, because the old man loves and reveres his ferry just as ordinary folk love an ideal lover.

2-People go upstream and down Some desire wealth and honor, others riches Journeying, when they've crossed the river Do any of them remember the man who rowed the ferry?

The old man expects nothing, nor does he tarry or wait.

Moldy rice, one day's vegetable broth for two meals, shabby rags for a shirt exposed to sunlight, soaked in rain

Though his age is advanced
He still can row that ferry across the river
Ears still sharp, eyes still keen
In discussing matters of human feelings, the old man is anyone's match

Recitation

A cold breeze sways the reeds
Halfway through the afternoon the ferry's lacking passengers to cross the river
Sitting lost in thought looking at the silvery water's current
The old man suddenly asks why his feelings seem so lifeless

Reciting the Poem Vân Tiên

Birds return from the mountains, it's dark now
The old man scoops up some rice, washes his pot, cooks his meal
Dawn, and then twilight again
Years and months, how can these sad worries ever end
Human affairs, life and death
Anew, that green spring season, old age, then you've arrived
The river long, sometimes it's full, sometimes not
Our world, sometimes life changes between white and black...

Vọng cổ

A dozen or so years have passed with a few seasons of smoke and fire, the old man has experienced many vicissitudes of the times'...

4-... ups and downs. Tears of advanced age mix with the water's current. Suddenly, the old man guides his hand to his hair that after three close calls is white like cotton.

Life's stories are like the mayfly's wings
Morning they're here, night comes and they're gone, why feel down?
Riches are flying clouds
As soon as you see them, dust off your hands and they're gone

Heave ho...
Waters in their current, sometimes they're clear, sometimes muddy
People in this life have moments of shame, moments of glory
Think of someone unimportant like me
A ferry crossing one way
Heave ho...
A ferry crossing one way as you please sunlight and rain

Body old, rice from the market, river water
Healthy then he'll take the customer, tired then he'll lie down and relax
Rich and refined, pay no attention those who vie

Office and fame are like the duckweed flowing with the current
Fools or sages, in the end if you think about it, none of it is as good as the old man's life
As long as there's sky, water and the river
And the old banyan tree, there will be the man rowing the ferry.


Ông lão chèo đò - Sáng tác: Viễn Châu. Nghệ sĩ Út Trà Ôn ca.

Thơ

Còn nước mơ màng mây vẩn vơ
Thì còn lão với một con đò
Còn tiền mua lấy vài chai rượu
Nhắp rượu xong rồi lão nói thơ.

Nói thơ Vân Tiên

Linh đinh trời rộng sông dài
Đò ngang một chiếc lần hồi sớm trưa
Chiều rồi nghỉ một chuyến đưa
Nằm nghe lá rụng như mưa trên đò
Cơm ngày hai bữa cầu no
Dám đâu bàn chuyện cơ đồ viễn vông
Đời này có cũng như không
Sớm còn tối mất bận lòng mà chi.

Vọng cổ

Còn nước còn non thì nơi bến cũ vẫn còn trơ một ông lão…

1-.… đưa đò. Mây nước miền quê như say theo tiếng hát câu hò. Trên con thuyền cũ kỹ ai muốn sang bến sông này lão đưa rước giùm cho, tiền bạc trả công chẳng nệ ít hay nhiều, lão chỉ cần ngày hai bữa mà thôi, bởi lão đây yêu quý con đò cũng như thiên hạ họ yêu một người tình lý tưởng.

2- Người ta đi ngược đi xuôi
Kẻ ham phú quý người đòi đỉnh chung
Lữ hành khi đã sang sông
Có ai còn nhớ đến ông chèo đò.

Lão chẳng mong chi cũng không đợi không chờ.

Cơm hẩm canh rau một ngày hai buổi, manh áo tồi tàn lão dãi nắng dầm mưa.

Mặc dù tuổi đã già nua
Vẫn còn chèo nổi con đò sang sông
Tai còn tỏ, mắt còn tinh
Bàn chuyện nhân tình lão chẳng nhượng gì ai.

Nói lối

Hơi lạnh gió đưa hàng lau lách
Nửa chiểu rồi đò vắng khách sang sông
Ngồi trầm ngâm nhìn nước bạc xuôi dòng
Lão bỗng thấy cõi lòng sao trống trải

Nói thơ Vân Tiên

Chim bay về núi tối rồi
Lão lo xúc gạo rửa nồi nấu cơm
Bình minh rồi lại hoàng hôn
Năm cùng tháng hết lo buồn mà chi
Sự đời sanh ký tử quy
Mới xuân xanh đó, già thì đến nơi
Sông dài mấy bận đầy vơi
Thế gian mấy bận đổi đời trắng đen…

Vọng cổ

Mười mấy năm qua mấy mùa khói lửa, lão đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh hưng vong của thế sự…

4-.… thăng trầm. Nước mắt già nua pha lẫn nước xuôi dòng. Bất giác lão đưa tay sờ lên mái tóc thì sau ba cuộc ba đào nó đã trắng như bông.

Chuyện đời như cánh phù du
Sớm còn tối mất dạ sầu mà chi
Sang giàu như áng mây bay
Mới vừa thấy đó phủi tay không còn!

6-. Hò hơ…
Nước giữa dòng có khi trong khi đục
Người ở đời có lúc nhục lúc vinh
Gẫm ai vô sự như mình
Đò ngang một chuyến…
Hò hơ…
Đò ngang một chuyến mặc tình nắng mưa.

Thân già gạo chợ nước sông
Khỏe thì đưa khách mệt nằm xả hơi
Sang giàu mặc kẻ đua bơi

Công danh như thể bèo trôi giữa dòng
Ai dại ai khôn rốt cuộc ngẫm lại vẫn không bằng đời của lão.
Còn trời còn nước còn sông,
Còn cây đa cũ còn ông chèo đò.


Tôi mới thấy lời này trên blog của Thu Nguyệt và phải dịch luôn. Viễn Châu theo quan niệm của tôi là một vị anh hùng của nhạc Việt. Tôi được gặp ông một lần và cũng thấy ông dễ mến lẵm.

Một bạn của tôi là John Schafer có viết về "triệt lý nhẹ nhàng" trong ca khúc Trịnh Công Sơn. Bài vọng cổ này cũng mô tả một triết lý nhẹ. Một người mà thiên hà có thể coi thường được xem như một người mẫu mực. Ông sống rất đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa - ông có một vai trò rõ, nhận biết vai trò ấy và không đòi hỏi gì nữa. Có lẽ ông là một người cô đơn, nhưng ông cũng là một kẻ độc lập. Ông có thể mặc kệ mỗi cám dỗ của kiếp người để theo đạo mà trời chọn cho ông. Thường lệ bọn chúng tôi sống vội, đi qua một người như thế mà không nhật thấy. Vậy phải có Viễn Châu và Út Trà Ôn giúp ta hiểu thêm về nghĩa kiếp "trần gian" này.

Bài này nghe được ở một trang của báo Tuổi Trẻ.
Jason Gibbs viết bài này 3 tháng 10 2007

20 tháng 1, 2009

Phạm Thế Mỹ, 1930-2009

Bìa sau của bản nhạc tác giả xuất bản năm 1972

Thương quá Việt Nam (I love you so, Vietnam) - Phạm Thế Mỹ (1969) - Jason Gibbs dịch

1.
Em nghe gì không hỡi em con chim nó hót vang đầu hè
Do you hear anything, do you? the bird it sings echoing at the veranda
Em thấy gì không hỡi em con chim nó múa trên cành tre
Do you see anything, do you? the bird it dances on the bamboo branch

Hót đi chim, hót đi chim hót cho hồng mặt trời quê ta
Bird sing on, Bird sing on for the rosy sun of our homeland
Hót đi chim, hót đi chim hót cho đời nhọc nhằn trôi xa
Bird sing on, Bird sing on so this wearisome life flows far away

Chim trên đồng chim trên non chim tung cánh xóa tan sương mù
Birds in fields, birds on the mountains, dart far wiping away the fog
Chim trong hồn chim trong tim
Birds in my soul, birds in my heart
Ôi thương quá tiếng chim Việt Nam
Oh I love you so, singing birds of Vietnam

2.
Hoa cúc vàng trên sân anh xinh như áo mới em ngày nào
The yellow daisy in my yard is pretty like your new gown any day
Hoa nắng hồng trên quê anh xinh như má thắm em ngày xanh
The flower in rosy sunshine in my village is pretty like your red cheeks on youthful days

Nắng lên đi, nắng lên đi nắng lên hồng nụ cười quê em
Sunlight rise, sunlight rise, rise to bring a rosy glow to the smiles of your village
Nắng lên đi, nắng lên đi nắng lên hồng ruộng mạ xanh thêm
Rise sunlight, rise to bring a rosy glow to fields of ever more rice seedlings

Hoa tim người hoa yêu thương hoa thơm ngát thế gian đêm buồn
Flower in their hearts, loving flower, flower smelling sweet in the world on a sad night
Hoa trên đồi hoa trên môi
Flowers on the hills, upon your lips
Ôi thương quá cánh hoa Việt Nam
Oh I love you so, flowers of Vietnam

3.
Trăng sáng ngời trên môi hoa trăng lên tiếng hát vui đêm già
The moon shines brightly on flowery lips, the moon rises happy singing in the old night
Trăng sáng ngời trên non xa trăng xua bóng tối trong hồn ta
The moon shines upon the distant mountains, the moon drives away the shadows in our souls

Sáng lên trăng, sáng lên trăng sáng cho người tìm về bên nhau
Moon grow bright, moon grow bright, brighten so the people find a way back beside each other
Sáng lên trăng, sáng lên trăng sáng cho tình người nở đêm sâu
Moon grow bright, moon grow bright, brighten so people's love blooms in the deep night

Trăng muôn đời trăng muôn nơi trăng đem bóng mát cho muôn người
Moon of thousands of lives, of thousands of places brings fresh shade to thousands of people
Trăng thanh bình trăng yên vui
Moon of peace, moon of happiness
Ôi thương quá ánh trăng Việt Nam
Oh I love you so, moonlight of Vietnam

4.
Bao nhiêu đèn bao nhiêu hoa bao nhiêu nến thắp lên trong hồn
So many lamps, so many flower so many candles lit in their souls
Yêu quê Mẹ yêu quê Cha yêu luôn những mái tranh làng xa
Loving my mother's village, love my father's village, always love the thatched roofs of distant villages.

Thắp tim lên thắp tim lên thắp cho tình người dậy trong ta
Light up our hearts, light them so human life awakens inside us
Thắp tim lên thắp tim lên thắp cho mặt trời dậy trong ta
Light up our hearts, light them so the sun awakens inside us

Yêu thương người yêu thương ta yêu luôn những thú hoang rừng già
Love others, love ourselves love the beasts in the old forests
Yêu bạn bè như yêu ta
Love our friends as we love ourselves
Ôi thương quá trái tim Việt Nam
Oh I love you so, the Vietnamese heart.



Phim video này cũng hợp với bài ca này. Nhưng cảnh trong video trông khá "thanh niên xung phong." Hiện nay các làng xã Việt Nam vắng các thanh niên, vậy video này có vẻ hoài cổ.

Bài ca này tựa vào dân ca vùng Nghệ Tĩnh (ông Mỹ kể rằng vì đó là miền quê của Hồ Chí Minh). Viết thời một phần lớn các làng Việt đã thành chiến khu vậy bài hát là ước mộng về hòa bình. Nói chung bài hát này khá buồn - đời nhọc nhằn ở làng quê thì không thể nói là không có. Ông Mỹ tin nhiều ở trái tim Việt Nam để xóa nỗi buồn ấy. Dịch chữ "thương" là "love" như thương cũng có nghĩa là "pity."

Đăng Lan và Xuân An hát thời bấy giờ các đoạn đầu nghe buồn man mác.



Vợ chồng tôi được gặp và nói chuyện với Phạm Thế Mỹ năm 2001 ở nhà riêng của ông ở Quận Tư Sài Gòn. Ông vui tính, cởi mở, hiền và kể nhiều chuyện hay. Thời chiến tranh Việt Mỹ ông là một người cộng sản nằm vùng. Đất Việt thống nhất ông được tham gia mọi hoạt động âm nhạc ở một miền Nam giải phóng, nhưng thực ra ông không ưa chính sách văn hóa lúc bấy giờ. Tôi rất buồn biết rằng tôi sẽ không bao giờ gặp lại nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.

14 tháng 1, 2009

văn minh xe buýt

Nguồn: "Những chuyến “buýt du” buồn bã (Phần I)" Vietimes 12 tháng 11 2007

Tôi biết rằng "văn minh xe buýt" là một khẩu hiệu của HanoiBus. Nhưng dù thế nữa khi nào nên xe buýt tôi cảm thấy nhẹ cả người. Đi taxi thì hơi sang - đi xe ôm thì cũng sợ (dù mình cứ đi). Đi xe buýt mình nhìn ra giao thông từ trên nhưng không phải tham gia.



Đây là một chuyến đi trên tuyến số 9, chắc gần đường Điện Biên Phủ hôm 29 tháng 10 2007.



Đây là một chuyến đi trên tuyến 23 ở đường Giảng Võ rẽ vào phố Cát Linh hôm 21 tháng 11 2007.

Mặc dù tôi là một "fan" của phương tiện công cộng như xe buýt, nhưng xe buýt Hà Nội không được tiện cho mấy. Thứ nhất nhặt được thông tin tìm đúng tuyến cho mình không dễ - các tuyến đi loanh quanh - rồi các trạm xe buýt cũng xa cách nhau.

Nhưng quan niệm của tôi vẫn là văn minh xe buýt muôn năm!!!
Jason Gibbs soạn 1 tháng 12 2007

-+ -+ -+ -+ -+ -+ -+ -+ -+ -+ -+ -+ -+ -+ -+

Một chuyến tàu điện ở San Francisco trên phố West Portal.



8 tháng 9 2007

11 tháng 1, 2009

Vũ Chấn, 1921-2006

(ban Kim Thư - bức ảnh chụp 1944 - từ trái qua phải: Đoàn Thọ, Lê Ngắt, Vũ Chấn, người ở sau là Đoàn An)

Gần đây tôi được nhận tin buồn rằng nhạc sĩ Vũ Chấn qua đời. Nền nhạc Việt mới bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1930, và yếu tố chính là do có những thanh niên thành thị học các đàn Tây và lò mò bắt đầu sáng tác những bài ca mới. Vũ Chấn là một trong những thanh niên ấy. Tôi làm quen với Vũ Chấn tại một buổi biểu diễn của Nguyễn Thuyết Phong ở San José cách đây mười mấy năm.

Ông lên lớn trong một gia đình gia giáo, như vậy cha của ông không cho ông theo nghề nhạc. Nhưng ông bị mê hoặc và cứ theo nghề nghiệp xướng ca vô loại ấy. Vũ Chấn sinh ngày 9 tháng 2 năm 1921 ở Cự Đà, tỉnh Hà Đông. Cùng thời với ban Myosotis của Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước và Vũ Khánh ông chơi với ban nhạc Arianas ở Hà Nội. Hai ban nhạc ấy chơi lúc khai trường Duvillier một năm nào đó (1939?). Ông Chấn nói rằng các ban nhạc lúc bấy giờ cũng ghen ghét nhau muốn cho rằng mình hơn người kia.

Năm 1943 ông trúng xổ số rồi đi vào Sài Gòn. Ông gặp ba thanh niên miền Bắc và lập ra một tiệm dạy đàn (ở 122 Rue Hamelin) và một ban nhạc. Theo Lê Thương ban nhạc có tên Kim Thư. Ban nhạc này gốm Vũ Chấn, Đoàn An, Lê Ngắt và Đoàn Thọ và có nhạc sĩ Đức Quỳnh hát cùng với mấy nữ ca sĩ gầm những cô đầu miền Bắc ở Sài Gòn.

Thời ấy Thần Điện Tử (tức Nguyễn Văn Cổn) viết bài "Đoàn nhạc sĩ trẻ tuổi" về ban nhạc của bốn người bạn này trong tạp chí Radio Indochine 1 Aout (tháng 8) 1944, trang 14. (Ông Cổn mới viết một bài về Phạm Duy đến chơi nhạc trên Đài phát thanh 3 tháng sau, lúc tháng 11 1944). Theo bài này: "Người đáng yêu trong bốn bạn, đó là Vũ Chấn. Chấn người cũng cao lớn, giỏi âm nhạc và tự chàng cũng đã đặt nhiều bản đàn rất hay."

Khi Cách mạng Tháng 8 bùng nổ Vũ Chấn vẫn có mặt ở Sài Gòn và được Lưu Hữu Phước cử làm trưởng một ban nhạc Thanh Niên Tiền Phong. Một thời gian sau ông và các bạn về miền Bắc. Đoàn An đi theo kháng chiến và bị chết khi Pháp tấn công Hải Phòng tháng 11 1946. Lê Ngắt đi Pháp ở. Vũ Chấn một thời gian đi Lào Cai cùng Quốc Dân Đảng chơi nhạc. Rồi ông về Hà Nội chơi nhạc trong ban nhạc Bảo Chính Đoàn ở Hà Nội. Từ năm 1954 đến 1963 ông chỉ huy một ban nhạc Bảo An địa phương ở miền Nam. Ông biết chơi các đàn ghi-ta mandoline, côngtrabátxơ và kèn trombone. Năm 1989 Vũ Chấn sang Mỹ.

Dù không phải là nhạc sĩ sáng tác nổi tiếng Vũ Chấn đã sọan hơn 30 tác phẩm. Ông viết nhạc từ năm 1942 với bài "Đêm trăng." Tôi chỉ biết đến 5 tác phẩm được xuất bản là các bài "Quê tôi" (Nxb Á Châu, 1953), "Cô Tây đen" (Nxb An Phú, 1953), "Một tai nạn" (Tức "Cô Tây đen II" - Nxb An Phú 1954), "Lính ba gai" (Nxb An Phú, 1954), và "Lấy ai" (Nxb Trưng Vương, 1955). Ông sáng tác bài "Đánh giầy" (Nxb An Phú, 1955) cùng nhạc sĩ Hoàng Trọng. Theo Hoàng Trọng, Vũ Chấn viết nhạc "châm biếm." Không phải tất cả các bài hát của ông theo kiểu ấy, nhưng nói thế về bài nổi tiếng nhạc của ông là "Cô Tây đen" cũng được.

Cảm hứng của bài hát "Cô Tây đen" nằm ở bài thơ cùng tên của nhà thơ Tản Đà viết năm 1918. Cô Tây đen đối với Tản Đà là gái Việt lấy chồng người Ấn Độ. Thi sĩ "tiếc cho phận gái má đào / Tham đồng bạc trắng mới gán mình vào cái chú Tây đen." Với bài hát của Vũ Chấn sáng tác năm 1952 cô ấy là người vợ của lính châu Phi. Nhạc của ông rất gần với ngũ cung xứ Việt và ông cũng lấy ra mô-típ của nhạc chầu văn với lời ban đầu "Ơ rừng mái, rừng me". Vũ Chấn mô tả cảnh Hà Nội "tạm chiếm" với cô vợ của người Tây đen "tay xách ví đầm, tay giắt 'Bẹc-giê' (chó berger). Lúc bấy giờ có Mạnh Phát và Đức Quỳnh hat bài "Cô Tây đên." Thập niên 60 có băng "Số Dzách" với một cảnh hề với chủ đề "Cô Tây đen" sử dụng đến bài hát của Vũ Chấn với nhịp điệu habanera, và Văn Sơn hát theo nhịp rock kích động. Vũ Chấn bảo là không thích hát kiểu hài hước ấy. Nhưng đến thời ấy cô Tây đen này phải là người vợ hay bạn gái của một người lính Mỹ đen.

Vũ Chấn lặng lẽ mà đi ngày 6 tháng 11 năm 2006 ở Westminster, California. Chỉ có nhà thơ Nguyễn Đình Toàn viết một bài ngắn về ông trong báo Người Việt Daily (13 tháng 1 2007). Tôi nghĩ rằng trong nhạc sử có những người được lăng xê và có những người biết tự lăng xê. Vũ Chấn cũng khiêm tốn, vậy cũng khó biết nhiều về nhạc của ông, vậy ít người có điều kiện nghe nhạc của ông để đánh giá như thế nào. Nhưng nhất ông là một nhân vật đáng kể đến của một thời và tôi thấy rất hân hạnh đã được quen biết ông. Jason Gibbs soạn 24 tháng 9 2007

8 tháng 1, 2009

Bụi sao

Hôm nay tôi giới thiệu một kiệt tác của nền âm nhạc phổ thống là bài ca "Star Dust" (Bụi sao) - lời tiếng Anh, rồi bản dịch thiếu chất thơ của tôi. Ai muốn xem bản nhạc thì vào trang 1, trang 2, trang 3 (trong trang mạng của Hoagy Carmichael Collection tại trường đại học Indiana University).
Đến trang này để nghe nhạc streaming (của Bing Crosby và chính tác giả hát).
Link này [Real Audio] có Star Dust của Louis Armstrong (là vua Jazz) biểu diễn.
Star Dust - nhạc Hoagy Carmichael, lời Mitchell Parish

And now the purple dusk of twilight time
Steals across the meadows of my heart
High up in the sky the little stars climb
Always reminding me that we’re apart

You wander down the lane and far away
Leaving me a song that will not die
Love is now the star dust of yesterday
The music of the years gone by

Sometimes I wonder why I spend
The lonely night dreaming of a song
The melody haunts my reverie
And I am once again with you

When our love was new
And each kiss an inspiration
But that was long ago
Now my consolation
Is in the stardust of a song

Beside a garden wall
When stars are bright
You are in my arms
The nightingale tells his fairy tale
A paradise where roses bloom
Though I dream in vain
In my heart it will remain
My stardust melody
The memory of love’s refrain


Bụi sao - (Jason Gibbs tạm dịch)

Còn bây giờ hoàng hôn tím lúc xế chiều
Lẻn qua bãi cỏ trái tim anh
Trên trời cao các vì sao treo lên
Luôn nhắc cho anh rằng mình xa nhau

Em lang thang xuống phố và xa anh
Để cho anh một bài ca không bao giờ tàn
Tình yêu bây giờ là như bụi sao của ngày hôm qua
Âm nhạc của các năm đã trôi qua

Có lúc tự hỏi tại sao anh sống
Các đêm cô liệu, mơ đến một bài ca
Giai điệu ấy ám ánh một chiêm bao
Rồi anh bên cạnh em lần nữa

Khi tình yêu ta còn non
Và các nụ hôn như một cảm hứng
Song chuyện đó xa xưa rồi
Nay niệm an ủi anh
Nằm trong bụi sao của một bài ca

Bên cạnh một bức tường vườn
Khi các ngôi sao sáng ngời
Em trong vòng tay anh
Chim sơn ca kể chuyện cánh tiên
Nơi thiên thai có hoa hồng nở
Dù giấc mơ anh hư vô
Trong trái tim sẽ mãi mãi
Giai điệu bụi sao của anh
Kỷ niệm điệp khúc tình yêu


Bài "Star dust" cũng có thể là bài ca đã được thu âm do nhiều nghệ sĩ nhất trong lịch sử đến bây giờ (hơn 1800 người đã thu bài này trên điã). Hoagy Carmichael viết giai điệu năm 1927 và Mitchell Parish soạn lời năm 1931.

Tôi viết về bài này cho độc giả người Việt vì tôi nghĩ rằng bài này cũng hợp với kiểu thẩm mỹ của nhạc tiền chiến Việt Nam. Một chuyện tình dở dang, chỉ có kỷ niệm của những đêm đi chơi với nhau trong dĩ vãng, và của một bài ca. Bài này không xa với "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn chẳng hạn, với lá bay thay thế cho bụi sao.

Bing Crosby là nam ca sĩ Mỹ nổi tiếng nhất thời 1930-1950. Louis Armstrong là nghệ sĩ thổi kèn cornet kiêm nam ca sĩ cũng là vua của nhạc jazz. Ông là một nhạc sĩ vĩ đại. Người nào chưa nghe Louis Armstrong chưa từng nghe nhạc jazz.

Indiana University có lưu trứ các tài liệu của ông ở Hoagy Carmichael Collection.
Jason Gibbs soạn 14 tháng 8 2007

5 tháng 1, 2009

Nằm mơ / Lay Dreaming

Lay Dreaming magnify
Lay Dreaming - Nguyễn Như Huy (Jason Gibbs dịch)

Intoxicated, one day lay dreaming, became sadness
A smile, one day lay dreaming, became childish
Two feet, one day lay dreaming, became the road
Slumber, one day lay dreaming, became a sail

The lotus, one day lay dreaming, became smiling lips
Buddha, one day lay dreaming, became happiness
A dream, one day lay dreaming, became life
And someone, one day lay dreaming, became me

What is there, our lives
Are a long dream, that's all
With a little aftertaste, happy or sad
Tonight I'll dream of someone, tomorrow someone of me

Tomorrow, I'll dream of someone tomorrow
There are times when teardrops overflow
Those tears are not mine
Tonight I dream of someone, tomorrow someone of me
Tomorrow, I'll dream of someone tomorrow
In dreams everything happy or sad
Is very light like heaven's winds
Very light like heaven's winds

(sửa lại 9/9/07 theo sự góp ý của Như Huy)




Nằm mơ - Nguyễn Như Huy
Cơn say, một hôm, nằm mơ hóa thành môi cười
Nụ cười, một hôm, nằm mơ hóa thành trẻ con
Đôi chân, một hôm, nằm mơ hóa thành nỗi buồn
Giấc ngủ, một hôm nằm mơ hóa thành cánh buồm

Hoa sen, một hôm, nằm mơ hóa thành môi cười
Đức Phật, một hôm, nằm mơ hóa thành niềm vui
Chiêm bao, một hôm nằm mơ hóa ra cuộc đời
Còn ai, một hôm, nằm mơ hóa thành tôi

Có chi đâu, đời người
Một giấc mơ dài mà thôi
Thêm ít dư vị buồn vui
Đêm nay tôi mơ ai mai ai mơ tôi
Ban mai mơ ai ban mai ơi
Cũng có khi lệ đầy vơi
Nước mắt không phải của tôi
Đêm nay tôi mơ ai mai ai mơ tôi
Ban mai mơ ai ban mai ơi
Trong giấc mơ mọi buồn vui
Nhẹ lắm, như là gío trời…

Giai điệu bài hát "Nằm mơ" lạc quan, có chất ngũ cung với một số quảng 4 rất ăn khớp với nhạc dân gian Việt Nam. Tôi rất thích phong cách phối khí của Võ Thiện Thanh ở đây có chất R&B với một ít nhịp lê bước (shuffle beat). Tôi chỉ trách một chi tiết là dòng bass không biến đổi không phát triển mấy.

Lời cũng lạc quan mà cũng nên nói khao khát nữa. Các câu có hai đối lập với một chụm từ nằm ở giữa (một hôm, nằm mơ) như một điệp khúc. Nhưng nói đối lập không có ý nghĩa là trái ngược. Thật ra các phần đối lập là một sự hoàn thành, một sự thực hiện. Cái ý nghĩa của chất lạc quan là tác giả chắc muốn biết đến khả năng biến hình của nhân sinh, và cũng nhận rằng mình là một giọt nước trong biển nhân loại. Chính ở trong cái "nằm mơ" có sức đẩy để đời thành một thí nghiệm đầy tiềm năng đầy ước vọng.
Jason Gibbs 8 tháng 9 năm 2007

4 tháng 1, 2009

Kết nạp ban đầu với các bí mật rừng

Preliminary Initiation to the Secrets of the Forest (Kết nạp ban đầu với các bí mật rừng) là một tác phẩm nhạc điện tử tôi soạn năm 1986. Nhạc phẩm này làm theo phong cách gọi là musique concrète (âm nhạc cụ thể) - nhạc gốc từ âm thanh ghi lại rồi sắp xếp lại.

Âm thanh của nhạc phẩm là toàn nhạc Việt. Năm 1985 tôi đã mua một băng cát xét của một nhạc sĩ người Việt hải ngoại tên là Trung Nghĩa với chủ đề Nhạc khiêu vũ. Hồi đó tôi chẳng biết cái gì về nhạc này - nghe chỉ thấy quen quen lại lạ lạ. Bây giờ có thể nói rằng nhạc trên băng này gốm toàn những bài ca phổ biến ở Sài Gòn trước 1975 làm phong cách nhạc không lời phối khí cho sàn nhảy.

Nguồn âm thanh là một đĩa nhạc kiểu "dân tộc nhạc học" (ethnomusicology) của Steve Addiss sản xuất cho công ty Folkways với tên gọi Folk Songs of Vietnam (Dân ca Việt Nam). Phạm Duy là người sưu tập đĩa này. Nhưng lúc bấy giờ tôi chưa biết Phạm Duy là ai và chưa được biết gì về nhạc Việt. Đối với tôi đây thật sự là một loại nhạc cụ thể.

Dù các nguồn âm thanh đều là nhạc Việt, nhưng kết quả là các loại nhạc "tân" và "cổ" pha thanh với nhau cũng nghe xa lạ hơn. Chắc mục đích của tôi (cái "tôi" cách đây hơn 20 năm) là gây ra một không khí bí hiểm.

Nhạc truyền thống của đĩa ấy thật sự là nhạc cải biên rồi - và nhạc mới dù làm với các nhạc cụ phương Tây cũng có cái chất châu Á. Còn nữa - tôi tự hỏi có phải nhạc khiêu vũ Việt Nam là một loại nhạc truyền thống mới?

Mời các bạn đón nghe ở đây - tại www.archive.org

Jason Gibbs - 18 tháng 8 2007

1 tháng 1, 2009

Lòng nào dám tưởng

What Heart Dares Imagine - Nguyễn Bính (Jason Gibbs dịch)

My mother's like a ray of late afternoon sun,
Living long, she's known that much.
Little sister's still young and immature,
Could I be so heartless as to follow you, ignore my responsibilities?

When I'm married, who'd take care of mother? instruct my sister?
If you love me, try to keep waiting.
I've not yet fulfilled my filial debt, done my duty as a sister,
What heart dares dream of the binding threads of love?

(sửa lại theo một vài ý gửi của Ngọc [30/8/2007])

Lòng nào dám tưởng - Nguyễn Bính

Mẹ em như bóng nắng về chìêu,
Sống được bao nhiêu biết bấy nhiêu.
Em em còn trẻ người non dạ,
Há nỡ theo anh, nỡ bỏ liều.

Lấy ai nuôi mẹ, dạy em thơ ?
Anh có thương em hãy cố chờ.
Chưa trọn đạo con, tròn nghĩa chị,
Lòng nào dám tưởng tới duyên tơ.

(Tấm ảnh này do bà Simone Peyrin sưu tầm và Nguyễn Dư cho lên mạng).