28 tháng 9, 2023

Bài Ca Tết Cho Em (A New Year's Song For You) - Quốc Dũng (1982?)

Tết này anh không thèm keo mứt
This New Year I don't hunger for candies and preserves
Vì đã có môi em thơm ngọt tựa sen hồng
Because I've had your sweet lips like rosy lotus
Tết này anh không thèm đi chơi
This New Year I've no desire for
Xi nê hay nhạc hội, Đà Lạt hay Vũng Tàu.
Cinema or musical festivals, Đà Lạt or Vũng Tầu.

Vì đã có em đem lại mộng đời
Because I've got you returning life's dreams
Tô thêm vào lòng người
Sketched into the heart
Chan chứa mọi nguồn vui.
Overflowing each source of happiness.

Tết này anh không thèm đốt pháo
This New Year I don't desire fireworks
Vì tiếng cười em, rộn rã lòng anh rồi.
Because your laughter enlivens my heart.

Tết nay anh không thèm chơi đánh bài
This New Year I don't desire to play cards
Vì trong vòng tay anh, đã có em như ngọc ngà
Because in my arms, I've got you like a precious stone
Tết này anh cũng chẳng chơi hoa
This New Year I also won't amuse myself with flower
Vì môi em cười, như chứa cả vườn xưa.
Because the smile on your lips, like it contains a garden of long ago.


Bảo Yến ca "Bài ca Tết cho em" - cassette Mẹ Gò Công.
 
Quốc Dũng kể rằng "Bài ca Tết cho em" được viết cho Bảo Yến thời hai người chưa kết hôn. Quốc Dũng và Bảo Yến được lấy nhau năm 1987.

"Bài ca Tết cho em" được phổ biến qua một băng cassette samizdat (самизда́т, tự xuất bản) Mẹ Gò Công xuất bản năm 1986. Sản xuất băng ấy, chính Quốc Dũng là nhạc sĩ kết nối nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa với nhạc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa thời đổi mới. Ông có công như vậy.  Tôi cám ơn ông và Bảo Yến nói chuyện với tôi tháng 6 2012. Xin chia buồn với Bảo Yến và thân nhân của nhạc sĩ Quốc Dũng.

14 tháng 9, 2023

Các ngài dùng đàn Tây, Ta, Tầu xin lại hiệu Tran-Dinh-Thu Luthier (1932)


Các ngài dùng đàn Tây, Ta, Tầu xin lại hiệu Tran-Dinh-Thu Luthier

87 RUE DE COTON

Là một hiệu danh tiếng nhật Đông-Pháp tự năm 1912.

Vừa rồi lại xin chính-phủ chừng nhận các thứ phim mới chế bằng thủy-tinh.

Lại năm 1932 bắt đầu đã xuất-sản ba thứ đàn kiểu mới là:

DƯƠNG-TRANH-CẦM

DƯƠNG-ĐIỆP-CẦM

BÁN-NGUYỆT-CẦM

nguồn: Sách nói về thành phố Hanoi (Hanoi: Nhật Nam Thư Quán Dược Phòng, 1932).


Trần Đình Thư ở 87 Hàng Bông là một trong những người đầu tiên sản xuất đàn ghi ta ở Việt Nam. Trong bản quảng cáo có các đàn nửa tây nửa ta của ông phát minh lúc bấy giờ.