29 tháng 4, 2016

chương trình nhạc tại Trường Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng 12 1975

Chương trình ấy gồm những tác phẩm sau:

"Bình bán" - Trương Hữu Lang soạn lại cho 7 đàn tranh

Chung một niềm tin của Xuân Khải soạn cho đàn nguyệt + đàn tranh

"Trường Sơn đông, Trường Sơn tây" của Hoàng Hiệp soạn lại cho đàn tranh và đàn piano (của Nghiêm Phú Phi)

Haydn Trio soạn lại cho kèn flute, oboe và clarinet

Fantaisie của Romain Worschech viết cho đàn guitar

Haydn "Allegro" soạn cho 2 đàn guitar

"Tình ca" của Hoàng Việt

"Thành phố hoa phượng đỏ" của Lương Vĩnh

"Kéo thuyền trên sông Vôn-ga", dân ca Nga, giọng hát với piano đệm

Chaconne của Vitali cho violin và piano

Sonata số 21 của Beethoven cho piano

Trio số 1 rê thứ của Mendelssohn cho violin, cello and piano

"Bóng cây Kơ-nia" của Phan Huỳnh Điểu, giọng hát với piano đệm

"Chào anh giải phóng quân" của Hoàng Vân, giọng hát với piano đệm

Mozart Serenade số 6 cho dàn nhạc giây


nguồn: Ca Lê Thuần, "Thêm một cố gắng mới," Giải phóng (bộ mới) #130 17 tháng 12 1975, tr. 3


Ca Lê Thuần phê bình tốt.  Ông giải thích các tác phẩm, nhưng ông không đánh giá cách biểu diễn.  Chương trình này gồm nhạc truyền thống (truyền thống cải biên), nhạc cổ điển và chính thống theo kiểu truyền thống hay cổ điển.

Nhạc cổ điển là của giai cấp tiểu tư sản.  Nhạc truyền thống là của dân.  Nhạc chính thống là của nhà nước.  Nổi bật là Nghiêm Phú Phi soạn phận đệm của "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây" đàn tranh hòa với dương cầm.

28 tháng 4, 2016

Le marché aux voleurs (Chợ cho tên trộm) - hình ảnh từ Vietnam 1975. Les derniers jours de Saigon




Sàigòn tháng 5 1975

Độ điện tử giải trí như radio, TV, máy thu thanh, loa bán ở chợ đen.  Các máy chắc sẽ thành thắng lợi phẩm của lính cụ Hồ.

Vietnam 1975. Les derniers jours de Saigon from Jacques T. on Vimeo.

27 tháng 4, 2016

hòa hợp dân tộc

trích Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, I. Giải phóng (Saigon: Osinbook, 2012), tr. 66-67.

Ngày 11-6-1975, hạ sỹ quan, binh lính bắt đầu ngày “học tập” đầu tiên. Ngày 12-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng có bài “Thấm nhuần tinh thần nhân đạo Việt nam”, xã luận: “Cách mạng thắng lợi, giải phóng đồng bào ta, đồng thời cũng giải phóng luôn cả người lính nguỵ. Cuộc đời làm lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ đã chấm dứt. Họ khỏi phải chết. Họ thoát khỏi kiếp sống cực nhục trong đội quân chống lại tổ quốc. Đó là hành vi nhân đạo đầu tiên rất căn bản của cách mạng đối với họ. Giờ đây, dù họ có bị bắt giam hay không, họ vẫn là những tù, hàng binh trong tay các lực lượng vũ trang giải phóng… Tuy nhiên, nếu chúng không chống cự thì ta cũng không giết chúng. Chúng cũng là con người Việt Nam. Đế quốc Mỹ và tay sai đã biến chúng từ con người thành ra dã thú. Cách mạng phải cải tạo chúng từ thú trở lại thành người. Phải giam chúng lại để chúng không làm hại nhân dân được nữa. Đồng thời phải cải tạo chúng để chúng cải tà quy chính".

Ngày 15-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng xã luận tiếp: “Hòa hợp là một chính sách lớn của cách mạng. Muốn hoà hợp dân tộc thì điều cơ bản và đầu tiên là phải làm sao cho mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc có một lập trường thống nhất làm cơ sở. Giặc Mỹ và bọn tay sai bán nước dã [sic?] dùng một chính sách chia rẽ tệ hại nhất. Chúng gây thù hằn giữa các thành viên của dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các địa phương. Chúng cố tình chia cắt nước ta… Nguy hiểm hơn cả là chúng đã dùng mọi thủ đoạn để nhồi nhét vào đầu óc của một số người chủ nghĩa chống cộng điên cuồng để làm bình phong che dấu mục đích xâm lược. Bởi vì chúng biết rằng những người cộng sản là những người yêu nước nhứt, là những người chống đế quốc quyết liệt nhứt… (tr. 66)

Làm sao có thể hoà hợp giữa những người yêu nước với những người chống lại tổ quốc, dù dưới bất cứ hình thức nào và nhãn hiệu nào? Súng đã nộp mà tư tưởng chống cách mạng vẫn còn thì hoà hợp làm sao được?… Vì vậy, hoà hợp dân tộc là trước hết, họ phải gột sạch những nọc độc tư tưởng giặc Mỹ đã gieo rắc, từng bước tiếp thu ánh sáng chính nghĩa của dân tộc. Đợt học tập tổ chức cho binh sỹ nguỵ quân, nguỵ quyền hiện nay đã mở ra cho họ một cơ hội tốt để làm việc đó. Qua học tập, họ phải thấy cho rõ âm mưu và tội ác của giặc Mỹ và tay sai, phải nhận ra chính sách khoan hồng đầy nhân nghĩa của cách mạng, phải thấy hết lỗi lầm của mình đối với dân tộc và con đường tất yếu họ phải đi từ đây để làm lại cuộc đời, trở thành người công dân Việt Nam chân chính. Đó là con đường duy nhất đưa họ đi đến hoà hợp với đông đảo các tầng lớp nhân dân”.

Thông báo ngày 20-2-1991 của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương “Về những luâṇ điệu xuyên tạc của Bùi Tín trên đài BBC” viết: “Việc cải tạo những phần tử đã gây nhiều tội ác hoặc còn mang nặng tư tưởng chống cộng, thù địch quyết liệt với cách mạng hoàn toàn không phải là vi phạm nhân quyền, càng không phải là việc làm trái với chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc mà chính là việc làm cần thiết để bảo vệ cuộc sống hòa bình, yên vui của nhân dân, bảo vệ nhân quyền cho mọi người để tăng cường hòa hợp dân tộc” (tr. 67).


Theo Từ điển Tiếng Việt (Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Trung tâm Từ điển học, 1994)
"hòa hợp" có nghĩa "Hợp lại thành một khối do có sự hài hòa với nhau."  Hài hòa có nghĩa "Có sự kết hợp cân đối giữa các yếu tố, các thành phần, gây được ấn tượng về cái đẹp, cái hoàn hảo."  Chữ then chốt ở đây là "cân đối."

Đối với "bên thắng cuộc" thì chữ hòa hợp thành vấn đề bởi chữ ấy vốn đã bao gồm cái ý cân đối.  Có một khối chính nghĩa, đứng đắn, trung thành với cách mạng, và có một khối khác hoàn toàn đã từng sống và làm ngược với các lý tưởng ấy.  Lúc hòa hợp chất trong sạch với chất độc làm sao mà cho hai thứ được cân đối?

Con người không bao giờ đơn giản là trong sạch hay độc, trắng hay đen.  Nhưng thứ lô-gích ở trên cho là chiến thắng = trong sạch, hiểu biết và khoan dung.  Tại sao là thế - vì đã thắng.  Nhưng bất cứ cuộc thắng lợi đến vì nhiều yếu tố khác - là do bên thắng cuộc được mạnh, khéo, giỏi, kiên trí và lắm lần dối trá hơn bên thua cuộc.  Kẻ thắng không thể nào trong sạch.  Kẻ thắng chỉ có sức mạnh và chẳng cần đến sự cân đối.

Chữ "khoan hồng" có nghĩa là "đối xử rộng lượng với kẻ có tội."  Vẫn là trắng đen.  Kẻ thua thì "có lỗi lầm với dân tộc" là kẻ có tội.  Rộng lượng ở đây chỉ có nghĩa là bên thắng cuộc làm hành động không nhân đạo, nhưng họ có khả năng đối xử ác liệt hơn (như "giết chúng").  Phải nhấn mạnh là kẻ thắng và kẻ thua trong lời viết của Huy Đức đều là người Việt Nam, là anh chị em chung một nhà.  Sau 1975 sự rộng lượng và hòa hợp không có mấy, như vậy làm một cuộc chiến thắng thành thất bại về nhiều mặt.  Nhưng nếu lính Sài Gòn đã được giải phóng Hà Nội không biết sự hòa hợp và khoan hồng sẽ khác mấy?  Phải bỏ cái khái niệm trắng đen mới thì hưởng sự hòa hợp.  Phải hòa trắng với đen một cách cân đối.

26 tháng 4, 2016

trích The Will of Heaven (Mệnh trời: Chuyện của một người Việt và sự kết thúc của một lối sống) - Nguyễn Ngọc Ngạn (1982)

But Tran Van Loc, a pianist and composer in his mid-thirties, lived among us like a shadow. Quiet and reclusive, he seemed to live in some remote, interior world that I vaguely sensed to be that of the creative spirit. I had talked with Loc but once. His trouble with the communists, I learned, stemmed from the fact that he had frequently played for some of the American military clubs in Saigon, Long Binh, and Bien Hoa. Loc seemed reluctant to talk about himself or his experiences, however, and our conversation had been rather brief. (tr. 130-1)

Nhưng Trần Văn Lộc, một tay dương cầm và nhạc sĩ sáng tác tuổi ba mươi mấy, sống với chúng tôi như một chiếc bóng.  Im lặng và xa lánh, dường như anh ta sống trong nội tâm riêng tư và xa xăm mà tôi ngờ ngợ cảm tưởng là một tâm hồn sáng tạo.  Vấn đề của anh đối với cộng sản theo tôi được nghe thì gốc từ sự kiện anh ta thường chơi nhạc trong một số cậu lạc bộ quân đội Mỹ ở Sài Gòn, Long Bình, và Biên Hòa.  Lộc có vẻ miễn cưỡng tâm sự về mình hay kinh nghiện của mình dù đến đâu và các cuộc chuyện trò giữa chúng tôi rất ngắn. 

nguồn: Nguyen Ngoc Ngan and E. E. Richey, The Will of Heaven: The Story of One Vietnamese and the End of His World [Mệnh trời: Chuyện của một người Việt và sự kết thúc của một đời sống] (Dutton, 1982).


The Will of Heaven được gọi là hồi ký trại cải tạo.  Tôi cũng nghĩ rằng nhiều chuyện trong quyển này phản ánh đời sống trại tập trung cải tạo.  Nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn là một nhà văn viết tiểu thuyết.  Trang Wikipedia về ông cho rằng The Will of Heaven là một "tiểu thuyết tiếng Anh."

Tôi chưa nghe đến người nhạc sĩ nào tên là Trần Văn Lộc.  Tôi cũng chưa lần nào nghe đến một nhạc sĩ / nghệ sĩ Việt Nam bị giam, bị cải tạo chỉ vì việc chơi nhạc để phục vụ lính Mỹ.  Vài trang nữa trong hồi ký / tiểu thuyết này, nhạc sĩ Trần Văn Lộc tự tử.  Đã có một số nhạc sĩ Việt Nam chết ở trại cải tạo (Minh Kỳ, Minh Nhựt và Thục Vũ chẳng hạn) nhưng tôi chưa nghe đến nhạc sĩ nào tự tử khi bị giam.

Như vậy không biết Trần Văn Lộc là một nhân vật bịa đặt, hay Trần Văn Lộc là bí danh của một người có thật?  Hay toàn câu chuyện về Trần Văn Lộc là một truyện bịa?  Ranh giới giữa cái sự thật và điều tưởng tượng nằm ở đâu?

25 tháng 4, 2016

Hát từ chín tầng địa ngục (Singing From The Nine Circles of Hell) - Vũ Đức Nghiêm (1981)

1
Từ địa ngục này thăm thẳm chín tầng sâu
From this hell, very far, nine deep circles
Biết bao con người không chịu qùy gối gục đầu
So many people have refused to get on their knees and bow their heads
Từ địa ngục này thương tình sông núi biển dâu
From this hell, compassion of rivers and mountains when land and see change places
Giòng nước mắt rơi lòng quặn đau căm hờn sôi tim ứa máu
A stream of tears fall, heart bent in pain, hatred seethes in a heart overflowing with blood

2
Ngày dằng dặc buồn như dài đến ngàn thu
A sad endless day, like the length of a thousand autumns
Xót thân lưu đầy thêm căm hờn lũ giặc thù
A suffering body in exile with more hatred for the enemy thugs
Từ địa ngục này mong chờ ánh sáng ngày mai
From this hell, awaiting tomorrow's light
Lòng tha thiết tin vào tương lai dù xà lim tăm tối như đêm dài
An eager heart believing in the future though the prison cells dark like a long night

Nghe vang đêm đêm tiếng hát hận sầu mơ ngày Việt Nam hết khổ đau
Every night hear the resounding voice, bitter and melancholy, dreaming of a day when Vietnam has no more hardship
Dư âm vang xa, tiếng hát nghẹn ngào qua hành lang bay vút lên cao
The echo spreads afar, singing choked with emotion passes through corridor rushing up high
Nghe vang đêm đêm tiếng hát hòa bình
Every night hear the resounding voice of peace
Bao giờ mộng tan lũ cuồng chinh
When can I dream to break up the warmongers
Nghe vang đêm đêm tiếng hát nguyện cầu thanh bình trở về quê hương yêu dấu
Every night hear the singing, praying for peace to return to the beloved homeland.

3
Từ địa ngục này xin gửi thế giới tự do tiếng ca hy vọng tâm tư nguyện ước hẹn hò
From this hell, please send the world through hopeful singing, wishing for a promise
Từ địa ngục này xin gửi nỗi nhớ niềm thương rồi đây xóa tan hận quê hương lòng nung sôi ý chí quyết cường
From this hell, please send this longing then abolish hatred at home, hearts seethe with powerful, determined will.

viết ở Chí Hoà, 12/1981

nguồn: Vũ Đức Nghiêm, Tình ca & Ngục tù ca (San Jose, CA: Vu Duc Nghiem, 1991).


Duyên Anh viết về tù Chí Hòa trong quyển Nhà Tù: Hồi ký (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1987).  Ông ước mà ông đã được như các sĩ quan và được đi trại cải tạo.  Nhà tù tội tề hơn trại cải tạo.  Trại cải tạo rộng và thoáng hơn.  Lao động hay hơn ngồi một chỗ trong bóng tối nóng nực ("xà lim tăm tối như đêm dài").

Tôi chưa biết chính xác tại sao Vũ Đức Nghiêm bị đưa và tù Chí Hòa.  Tôi chỉ được đọc rằng "Sau vụ biến động Hàm Tân, Nhạc sĩ [Vũ Đức Nghiêm] bị C[ộng] S[ản] nghi ngờ là một trong những “đầu não” và đưa về Chí Hòa biệt giam" (nguồn: Hoàng Lan Chi, "Giới thiệu 'Vũ Đức Nghiêm, Anh Tôi' của Vũ Trung Hiền," Hoàng Lan Chi [blog] 16 tháng 7 2011).

Bị kỷ luật nặng như thế nhưng "không chịu qùy gối gục đầu" với "lòng quặn đau căm hờn sôi tim ứa máu."  Đây là một bài ca đầy cảm xúc - "nước mắt rơi," "buồn," "hận sầu," "nghẹn ngào."  Nhưng vẫn "tha thiết," "vang tiếng hát hoà bình," và "tiếng hát hòa bình."  Vũ Đức Nghiêm theo đạo Thiên Chúa như vậy ông tựa vào niềm tín ở Chúa.  Ông "nghe vang đêm đêm tiếng hát nguyện cầu thanh bình trở về quê hương yêu dấu."

Điều nổi bật ở xà lim là thời gian.  "Ngày dằng dặc buồn như dài đến ngàn thu."  "Ánh sáng" là của một "ngày mai" xa lắm.

Ông ao ước "thanh bình," và "xóa tan hận quê hương."  Có "lũ giặc thù" và "lũ cuồng chinh," làm sao có "thanh bình," làm sao mà "xóa tan hận quê hương."  Hận thù và hòa bình rất khó đi với nhau.  Nhưng trong ngục tù tăm tối nóng nực thì "lòng nung sôi ý chí quyết cường."

21 tháng 4, 2016

Mít tinh hoan nghênh thành công rực rớ của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ Quốc - Hà Quang Phương (1975)


nguồn: Giải phóng (bộ mới) #110 (23 tháng 11 1975), tr. 4.


Chỉ có người trẻ, đẹp, chủ yếu là các cô gái ăn mặc rất hợp mốt.  Có lẽ các chàng trai được mời đi cải tạo.

19 tháng 4, 2016

Anh vẫn sống (I'm Still Live) - Xuân Điềm (1981)

Vâng, anh vẫn sống, anh vẫn sống
Yes, I've still alive, I'm still alive
Dẫu bạn bè anh đã ra đi
Though my friends have gone
Dẫu xác thân anh đã hao gầy
Though my body is worn out
Và mái đầu anh đã bạc phơ
And hair has turned grey
Vâng, anh vẫn sống, anh vẫn sống
Yes, I've still alive, I'm still alive
Dầu tủi nhục, đau khổ triền miên
Though I'm disgraced, in continual agony
Dầu tháng năm chồng chất ưu phiền
Though months and year pile up distress
Dầu người đời nay đã quên anh
Though people in this life have forgotten me

ĐK:
Nhưng trong anh mang bầu nhiệt huyết kiêu hùng
But I still have a brave, proud zeal
Một niềm tin sáng ngời kia, nụ cười ngạo nghễ trên môi
A brilliant faith, a contemptuous smile on my lips
Anh mang theo mối tình quê hương tha thiết
I bring a devoted love to the homeland
Chút tình xin dâng Tổ Quốc
A little love offered to the Motherland
Mong ngày đất nước hồi sinh
Awaiting a day when the land is revived

Vâng, anh vẫn sống, anh vẫn sống
Yes, I've still alive, I'm still alive
Đời ngục tù nay đó, mai đây
A life in prison today, tomorrow
Dù Bắc – Nam chia cách đôi đường
Though North - South are on two separate two paths
Chồng địa đầu vợ cuối sông Tương
A husband at the border, wife at the Tương river's end
Vâng, anh vẫn sống, anh vẫn sống
Yes, I've still alive, I'm still alive
Gặp bạn bè cùng kể nhau nghe
Meeting friends, together telling each other
Và hỏi nhau ai mất, ai còn?
And asking who's gone, who's alive?
Cùng đi tìm hai chữ Tự Do
Together looking for the words Freedom

Ôi! Người chiến sĩ – vô danh
Oh! Warrior -- unknown

nguồn: Orderly Departure Program (ODP) Application File for List of Prisoners Detained in 1975 and Letter from John Kellock (18 March 1992)

Xuân Điềm, tức Lê Xuân Điềm, là nhạc sĩ mà được ca khúc xuất bản và thu đĩa trước 1975.  Ông sáng tác những bài như "Đừng quên nhau," "Anh biết chăng," "Loài hoa không tên" (với Song Ngọc), "Mùa xuân tuổi mộng," v.v.

Là sĩ quan Việt Nam thì bị giam tám năm.  Bài ca "Anh vẫn sống" được sáng tác tháng 7 1981 ở trại cải tạo Z30D Hàm Tân.  Xuân Điềm viết rằngvề cảm hứng của bài hát:
khi nhìn thấy cảnh những bạn tù vượt trốn bị bắt lại trên đường dẫn về trại. Bọn cán bộ như bầy thú rừng, chúng xúm lại giáng những trận đòn dã man sấm sét trên thân thể người tù rách nát, bê bết máu, nằm bất động, rồi chúng bỏ đi (nguồn: "Xuân Điềm: Anh Vẫn Sống" T.Vấn và bạn hữu [website] 2012).
"Anh" là các người tù hiên ngang giữ tinh thần không chấp nhận bị giam.  Hay dù bị giam vẫn "mang bầu nhiệt huyết kiêu hùng."  Các bạn tù coi những người cố vượt ngục như những "chiến sĩ vô danh."  Người nào bị giam ở một trại tập trung như trại cải tạo cũng thấy "tủi nhục, đau khổ triền miên."  Nhưng các người trốn trại bị bắt lại phải chịu kỷ luật nặng nhất - họ bị tra tấn kể cả bị tử hình.  Như vậy các "bạn bè anh đã ra đi" gồm các người được thả sớm hơn và cũng gồm các bạn bị chết vì bệnh hay tử hình.

Bị giam là bị xa cách đời sống cũ, một đời sống bình thường.  Tất nhiên bị giam lao cải thì thân thể gầy và yếu đi, nhưng tinh thần là một vấn đề khác.  Như vậy nói là "anh vẫn sống" cũng lời nhắn nhủ cho chính "anh" ấy.  Trả lời email nhạc sĩ Xuân Điềm cho rằng ý của chữ "anh" trong ca khúc này là "chúng ta," là các người trải qua hệ thống trại giam sau 1975.  Họ vẫn sống để "mong ngày đất nước hồi sinh" và để "cùng đi tìm hai chữ Tự Do."

Tôi thỉnh thoảng có điều kiện đi thăm quận Cam Nam Cali.  Để sinh hoạt ở vùng ấy thì ắt phải lái xe, và khi tôi lái xe tôi hay mở đài.  Khi nghe đài tôi từng nghe bài ca "Anh vẫn sống" là nhạc giới thiệu cho chương trình "Anh vẫn sống" phát thanh trên Little Saigon Radio.  Chương trình này bắt đầu năm 2003 là do "cựu tù cải tạo chủ trương."  Xuân Điềm lập ra Ban Tù Ca Xuân Ðiềm để "cất cánh vào vùng trời sinh hoạt đấu tranh của cộng đồng người Việt hải ngoại" (xem Người Lính Cũ, "Vẫn tiếp tục chiến đấu sau hàng chục năm trong ngục tù cải tạo," vốn in trên báo Người Việt, được lưu trữ trên mạng tại trang web Một Gốc Phố 12 tháng 10 2008).

Việc giam và cải tạo nhiều người Việt từng có học thức và nghề nghiệp trong các trại tập trung có một hậu quả rất xấu cho Việt Nam.  Là có những người với cả sức sống của mình chống chính phủ Việt Nam đến hơi thở cuối cùng.  Họ đấu tranh cũng gây ảnh hưởng trong chính trị và ngoại giao của nước Mỹ và gây ra nhiều gai góc cho quan hệ Việt Mỹ đến bây giờ.  Còn vì họ vẫn đấu tranh cũng là như chiến tranh của 40 năm trước chưa kết thức.
"Anh vẫn sống" do Chu Ly và Hiếu Trung thể hiện

Theo bản nhạc thì bài "Anh vẫn sống" theo tiết tấu slow rock, nhưng bản thu thanh ở trên có nhiều nét nhạc hành quân với tiếng trống và kèn trumpet điện tử.  Để nhấn mạnh tính đấu tranh của bài ca cũng có tiếng súng bắn.  Đến hôm nay chỉ có 119 đến coi video này trong ba năm vừa rồi.  Tôi nghĩ là hai có lý do. Một là thính giả thích bài ca này không phải là dân web.  Hai là bài ca này được phát thanh thường xuyên trên đài Little Saigon Radio, ai cần đón nghe?

15 tháng 4, 2016

Cô đơn (Loneliness) - Nguyễn Ánh 9 (1990?)

Hạnh phúc như đôi chim uyên tung bay ngập trời nắng ấm.
Happiness is like a pair of lovebirds plunging into the warm sunlight.
Hạnh phúc như sương ban mai long lanh đậu cành lá thắm.
Happiness is like the early morning dew glittering upon dark leaves.
Tình yêu một thoáng lên ngôi, nhẹ nhàng như áng mây trôi, dịu dàng như ánh trăng soi êm êm thương yêu dâng trong hồn tôi.
Love in a flash ascends the throne, lightly like a drifting cloud, gracefully like moonlight shining softly, love rising in my soul.

ĐK:
Nghe như chim trời phiêu lãng, theo mây trời lang thang rong chơi cùng năm tháng.
Feeling like a bird drifting through the heavens, following the wandering clouds, rambling through months and years
Ôi, đêm đêm cùng tiếng hát cho vơi niềm thương nhớ còn gì cho ước mơ.
Oh, every night with an incomplete song, does longing amount to anything for my dreams.

Người hỡi, cho tôi quên đi bao nhiêu kỷ niệm xa xưa.
Oh my dear, let me forget the many distant memories.
Người hỡi! cho tôi quên đi bao nhiêu mộng đẹp nên thơ
Oh my dear! let me forget the many beautiful, idyllic dreams
Tình yêu đã chết trong tôi,
Love has died inside me.
Nụ cười đã tắt trên môi, chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi, cô đơn bơ vơ, tiếng hát lạc loài.
Smiles have been extinguished from my lips, there remain only nagging regrets, loneliness, a song gone astray.


Giữa tháng 6 năm ngoái tôi được mời tham dự một chương trình ở Cà phê Thứ Bảy đường Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn.  Nhạc sĩ Dương Thụ có ý mời Nguyễn Ánh 9 đến đàn piano.  Tất nhiên Nguyễn Ánh 9 không đến vì sức khỏe không được tốt, nhưng nhạc sĩ Bảo Chấn có mặt và cũng đệm piano cho một vài ca khúc Nguyễn Ánh 9 trong chương trình.  Hình như tên nam ca sĩ là Nhật Quang hát hai bài ca "Cô đơn" và "Buồn ơi chào mi."

Bảo Chấn ứng tác nhạc đệm theo phong cách "nửa cổ điển" mà tôi cứ tưởng là ba phần tư cổ điển. Trước khi ông Chấn lên sân khấu có một cô biểu diễn tác phẩm của Edvard Grieg và tôi cứ đánh giá cuộc biểu diễn này theo tiêu chuẩn nhạc cổ điển tây phương.  Tôi nghe bài "Cô đơn" như là một bài lieder kiểu cổ điển Đức thế kỷ 19.  Tất nhiên "Cô đơn" không thể nào so sánh với một kiệt tác của Schubert.  Nhưng Schubert cũng hay phổ những bài thơ không sâu xa lắm, nhưng dễ gảy cảm xúc với người nghe.  Lời ca của bài ca "Cô đơn" cũng như thế.  Lời ca bài "Cô đơn" thật giản dị nhưng đầy cảm tính (như lời thơ mà Schubert phổ).

Ngày 2 tháng 8 2015 tôi cũng được gặp và phỏng vấn Nguyễn Ánh 9 lần duy nhất.  Tôi nhận thấy một con người giản dị như các bài ca của ông.  Trong kinh nghiệm tôi, các nhạc sĩ sáng tác kiêm nhạc công chuyên nghiệp rất dễ gần, dễ nói chuyện.  Những người đó rất thực tế, không đề cao mình.

Bài ca "Cô đơn" được sáng tác trong những năm hậu đổi mới - sớm nhất là năm 1990.  Nhiều năm sau 1975 ông không tham gia âm nhạc thành phố vì ông phải kiếm sống cho gia đình.  Ông cho là sau 1975 ông mới bắt đầu sáng tác nữa năm 1990, và các bài mới bắt đầu được hát lại từ năm 1991.  Tôi biết từng có hai ca sĩ hải ngoại Ý Lan thu bài "Cô đơn" trên băng đĩa năm 1992 (Ý Lan hát bài "Cô đơn" cho chương trình Dấu vết tình ta 3 (Diễm Xưa 44) và Khánh Hà hát bài này trên đĩa Hãy yêu như chưa lần nào).  Tôi không biết bài "Cô đơn" được thu thanh hay biểu diễn ở Việt Nam trước 1992?

 Lời ca "Cô đơn" khởi đầu với niềm hạnh phúc.  Nhưng hạnh phúc ấy thật mỏng manh là chim tùng bay, là sương ban mai, là áng mây trôi.  Trong điệp khúc thì hạnh phúc không còn ổn - nó rong chơi, nó hát cho vơi.  Đến phiên khúc 2 thì mối tình ấy thành "kỷ niệm xa xưa."  Như vậy "Tình yêu đã chết trong tôi."

Lời ca này cũng sang trọng, nhưng không gì phức tạp khó hiểu đâu.  Nó tiếp tục phong cách nhạc của Sài Gòn trước 1975 là thời vàng son của nhạc phổ thông Việt Nam.  Giai điệu của "Cô đơn" cũng dễ thuộc và lên cao điểm với lời "thoáng" trong phiên khúc 1 và lời "chết" trong phiên khúc 2.  Như vậy giai điệu cũng "vẽ" cảm xúc - hạnh phúc = thoáng, tình yêu = chết.


Video trên thu hình hai bàn tay Nguyễn Ánh 9 đàn đệm ca khúc "Cô đơn" cho Ánh Tuyết hát. Hai nghệ sĩ nghiêm tục phải thể hiện nghệ thuật của mình trong không khí của dân tự nhiên Hà Nội la hét ở phía sau.

13 tháng 4, 2016

"Yêng hùng" quen thói nghênh ngang ("Swagger" well acquainted with blocking the way) - Văn Bính (1975)


"Yêng hùng" quen thói nghênh ngang
Bỗng đâu ngộ biến, ngã lăn xuống đường
Bươu đầu, gãy cẳng, ai thương!

"Swagger" well acquainted with blocking the way
Suddenly misfortune, tumbling on to the road
A bump on the head, broken leg, who's sorry for you!

nguồn: Giải Phóng (bộ mới) 6 tháng 9 1975, tr. 4

12 tháng 4, 2016

Tin nhạc (1980)

Tháng 11-1979, một đoàn nhạc sĩ gồm Hồ Bắc, Văn Dung, Trần Chung... đã đi tìm hiểu tình hình chăn nuôi ở huyện Ba Vì và đã viết được 3 bài hát.

nguồn: Âm nhạc 1/1980, tr. 60.


Ba nhạc sĩ Việt Nam ở trên có tầm cỡ lớn.  Hồ Bắc được Huân Chương Lao Động hạng nhất năm 1997, Giải Thưởng Nhà Nước năm 2001.  Trần Chung và Văn Dung đều được hưởng Giải Thưởng Nhà Nước năm 2001.

Tôi có câu hỏi.  Họ được danh dự bởi vì các sinh hoạt như tham gia đoàn "tìm hiểu tình hình chăn nuôi" hay họ được danh dự mặc dù họ làm việc như thế?  Sau khi tìm hiểu tình hình chăn nuôi họ sáng tác tác phẩm để đời nào không?  Nhưng điều đó không quan trọng.  Nhạc sĩ Việt Nam lúc bấy giờ làm việc cho nhà nước.  Nhà nước có nhu cầu cổ vũ việc chăn nuôi ở huyện Ba Vì thì các nhạc sĩ sáng tác cũng phải phục vụ.

8 tháng 4, 2016

Còn yêu em mãi (Yet I'll Love You Forever) - Nguyễn Trung Cang (1977-8)

Slow rock

1.
Yêu em như thuở nào tình yêu còn biên đầy trang giấy
I love you as much as any time, love recorded filling pages
Yêu em như thuở nào tình yêu còn đong đầy trang sách
I love you as must as any time, love filling pages
Dù biết trái tim đã già mà những thiết tha chẳng nhòa
Though I know my heart has gotten old but my ardor is definitely unfaded
Tình cũ vẫn nghe ấm nồng
A love of old still feels warm
Gọi tên nhau lúc cô đơn để nghe sưởi ấm tâm hồn
Calling each others' name when we're alone to warm our souls

2.
Em ơi! đây tiếng đàn lời ca dệt ân tình năm tháng 
My dear! here's the sound of my guitar, my singing weaves the love of months and years
Câu ca hay khúc nhạc tình yêu còn đong đầy khao khát
Lyrics or musical piece, love's still full of longing
Dù có cách xa mỏi mòn mà những dấu yêu mãi còn
Though I'm far away, wasting, yet love forever remains
Sưởi ấm xác thân héo gầy
Warming a dried out, emaciated skeleton
Tình yêu như gió đem mây
Love like wind bringing clouds
Gọi mưa giăng kín khung trời
Call the rain to spread over the heavens

Điệp khúc
Này em hỡi! Ta mơ ngày sẽ tới khi tương phùng em khóc cho niềm vui vì hạnh phúc!
And dear! I dream a day will come, a reunion when you will cry for joy and happiness
Ngọt hay đắng, trong cuộc đời mưa nắng ta luôn cười trong giấc mơ hạnh phúc xưa tuyệt vời
Sweet or bitter, in life, rain or shine, we always smile in our wonderful, happy dream of long ago

3.
Riêng ta nơi núi rừng về đêm càng nghe hồn băng giá câu ca hay khúc nhạc càng thêm sầu cho tình tan nát
It's me in the mountain jungles at night, heart frozen, the lyrics or musical piece is sadder with a love that has fallen to pieces
Dù biết cách xa với đời dù biết thủy chung chẳng rời 
Though knowing we're far apart, though knowing we're faithful we won't separate
Mà vẫn xót xa tháng ngày 
And are still pained for months and years
Chờ ta chi nữa em ơi?
Why wait for me more?
Còn đâu giây phút tuyệt vời
Where have those wonderful moments gone?

Nguồn: Nguyễn Trung Cang, Kể từ lúc ấy: Tâm ca tình khuê (Sài Gòn: Tác giả, ??).


Việt Nam có mấy vạn ca khúc nhớ nhung?  Về phong cách bài ca cũng tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Cang.  Nhạc sĩ này viết một ca khúc phản ánh xúc cảm của nhiều người tình phải xa cách nhau.  Nhưng bài hát này hoàn cảnh đặc biệt phụ thuộc vào tiêu sử nhạc sĩ sáng tác.

Nguyễn Trung Cang viết hai phiên khúc đầu tháng 10 1977 khi nằm bệnh viêm phổi ở tu viện Fatima (một trung tâm cai ma túy ở Bình Triệu).  Phiên khúc thứ 3 và điệp khúc của bài ca này được sáng tác tháng 8 1978 ở trại Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.  Như vậy "Còn yêu em mãi" là một bài ca phản ánh đời sống của trại viên của trại cải tạo Việt Nam.

Trong lời ca thì có hai đoạn biểu lộ đời sống của một người bị cải tạo để cai ma túy.  Phiên khúc 2 nói đến sự "mỏi món" và "xác thân héo gầy."  Phiên khúc 3 đề cập đến "nơi núi rừng."  Sức khỏe suy sút của một bệnh nhân, một cải tạo viên sẽ bị mỏi món, héo gầy.  Từ "nơi núi rừng" là uyển ngữ thay thế "cõi rừng thiêng nước độc" của trại cải tạo.

Một yếu tố nữa cần biết về hoàn cảnh "Còn yêu em mãi" là người "em" của bài ca là Thúy, vợ đầu của Nguyễn Trung Cang.  Lúc sáng tác bài ca này hình như cuộc hôn nhân hai vợ chồng này đang tan vỡ.  Như vậy câu "Chờ ta chi nữa em ơi? / Còn đâu giây phút tuyệt vời" rất đầy ý nghĩa trong thực tế.


"Còn yêu em mãi" của Nguyễn Trung Cang được mới được phổ biễn qua đĩa Còn yêu em mãi: Tình khúc Phượng Hoàng của nam ca sĩ Vũ Khanh thu năm 1994 (Diễm Xưa Productions).  Lê Huy, một thành viên của ban Phượng Hoàng trước 1975, đã phát hiện bài ca này, phối khí và biên tập đĩa này.  Lê Huy cũng thuê dàn nhạc dây Hollywood khi thực hiện ca khúc này.

Trước đây chỉ có các bạn cải tạo viên hay bạn chơi nhạc với Nguyễn Trung Cang trước khi ông chết năm 1985 biết bài ca này.  Có người với nick Thuyen Nguyen bình luận trên Youtube cách đây một năm:
bài này tôi có được năm 1984, bản truyền miệng. mãi đến 10 năm sau lần đầu tiên xuất hiện trên cd tại hải ngoại do vũ Khanh hát trong album Còn yêu em mãi. Đây là bài nhạc lưu lạc 10 năm mới xuất hiện chính thức trên đĩa nhạc. Anh nào ở trại Phú Văn trước năm 90 đều biết.
Các trại giam tập trung ở Việt Nam có văn hóa nhóm (subculture) riêng.  Vậy "Còn yêu em mãi" (và không biết bao nhiêu ca khúc khác) được phổ biên truyền miệng.  Một người nghiên cứu văn hóa dân gian rất nên nghiên cứu về hiện tượng này.

"Còn yêu em mãi" cấp phép biểu diễn ở nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã 21 tháng 10 2013.  Nếu tôi không nhầm tôi là bài ca duy nhất được soạn ở trại cải tạo mà cấp phép như thế.