I left Hanoi when I was 18, when I first knew love
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
So many beautiful dreams love went up in smoke, disappearing with the evening clouds
Hà Nội ơi nào biết ra sao bây giờ?
Oh Hanoi, who knows how it can be now?
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa.
Someone waiting for another by the lake, stirring up the clear waters like long ago
Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
I left Hanoi the year you turned sixteen, spring of youth, lost in love
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Ivory hands of this world, you portioned your love in full
Bạn lòng ơi ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng nay khóc tơ duyên lìa tan:
My bosom friend! on that day I brought my guitar that knew how to sing joyfully by your side, now crying of loving ties that have dissolved
Giờ đây biết ngày nào gặp nhau, biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu.
Now who knows when we can meet again, where can we find it, love making I offer you in a few words.
Thăng Long ơi, năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi.
Oh Thăng Long, months and years still flow midst a life that has born bitterness and swallowed pain already.
Hồ Gươm xưa chưa phai mờ
The Sword Lake of long ago still hasn't faded
Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Today in Saigon so many blouses show off their colors on joyful streets
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi
By there's just one person with thought of lonely melancholy walking in sadness
Sài Gòn ơi mộng với tay cao hơn trời tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi.
Oh Saigon, dreaming with hands raised higher than the sky, I pluck a magic flower for our lives wishing we can be a happy couple.
nguồn: Anh Bằng, "Nỗi lòng người đi," Sài Gòn: Mỹ Hạnh, 1967.
"Nỗi lòng người đi" - Trung Chỉnh ca năm 1967, dĩa Sóng Nhạc 992/2160
"Tôi" - là người "xa Hà Nôi."
"Ai đứng trông ai" là như một hình ảnh được gợi lên trong trí nhớ, hay một hình ảnh được hình dung trong trí tưởng tượng. Một tình nhân nhìn đứng trông một tình nhân khác.
"Tôi" ở tuổi mười tám. "Em," nhân vật thứ hai trong bài ca này, ở tuổi mười sáu (hay như một số bài ca, bài thơ viết - đôi tám). Nam 18 tuổi, nữ 16 tuổi, rất đẹp đôi phải không?
Bạn lòng là một từ rất tiền chiến (Đường ta đi thế đấy bạn lòng ơi - Lưu Trọng Lư). Nghĩa như tri kỷ, tri tâm. Tri kỷ, tri tâm rất hiếm trong đời.
Về bài ca "Nỗi lòng người đi" nhà văn Doãn Quốc Sỹ nhận xét:
... Anh Bằng cũng đã mang theo những tình cảm thơ mộng qua việc sáng tác nhạc phẩm “Nỗi Lòng Người Đi” (NLNĐ), đánh dấu cuộc di cư vĩ đại mà người ra đi với bao kỷ niệm đau thương của tâm hồn kẻ ly hương... (Doãn Quốc Sỹ, "Cảm nghĩ về nhạc sĩ Anh Bằng," Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng (Văn Đàn Đồng Tâm, 2009), tr. 66-7).Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cũng có nhận xét:
Bài “Nỗi Lòng Người Đi” chẳng hạn, với câu mở đầu “Tôi xa Hà Nội. . .”, mang ngay đến cho tôi một nỗi buồn lê thê, một nỗi nhớ nhung tha thiết, một mất mát lớn lao trong tâm hồn. Anh Bằng nhớ Hà Nội hồi đó cũng như tôi nhớ Sài Gòn bây giờ. ... Dòng nhạc tự nhiên của nhiều sáng tác của Anh Bằng mang lại cho tôi cái buồn mênh mông, man mác, mà tôi rất thích thú đắm chìm trong đó. Nó vừa có cái dịu dàng, buồn nhè nhẹ của loại nhạc easy listening, vừa lôi cuốn tâm hồn tôi về một cõi nhớ nhung thương tiếc xa xôi nào. (Nguyễn Thanh Liêm, "Khiếu bẩm sinh thơ nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng," sđd, tr. 61).Trước hết nỗi lòng này là nỗi lòng được gợi lên trong kỷ niệm. Song có vẻ như một kỷ niệm buồn cũng có "cái dịu dàng" - có chút vị ngọt, dù có thêm chút vị đắng.
Tôi nghĩ rằng "Nỗi lòng người đi" cũng diễn đạt một nỗi thương tiếc ở số nhiều. Nó có tính đồng cảm. Như vậy các đại từ dẫn ở trên chưa thổ lộ tất cả. Tôi là "chúng ta." Em là Hà Nội, là Sài Gòn, là quê hương. Ai đứng trông ai? "Chúng ta" đứng trông một nơi, một thời mà vĩnh viễn sẽ không được đến nữa. Mà chỉ sống trong những kỷ niệm buồn man mác. Dù "tôi / chúng ta" được sống ở chốn phồn hoa (với "bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui), chốn mà mình được sống thoải mái (là Sài Gòn, là xứ người) thì "tôi / chúng" cũng bị "em / Hà Nội / quê hương" ám ảnh mãi.
Cái số đông người này - hơn một triệu phải lìa xa chỗ yêu thương nhất trong đời trái ý muốn của họ - đã cướp một bài ca tâm tư của "tôi" với "em." Anh Bằng là người từng bị vậy - hai lần - cũng là
một nhạc sĩ sáng tác giỏi. Chắc ý ông là muốn biểu lộ cái nỗi lòng ở số nhiều. Như thế bài ca này mới có chỗ đứng lâu năm, có sức sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét