12 tháng 5, 2014

Au Cinéma Palace du mercredi 23 au mardi 29 Nov. 1927

Sally
Fille de cirque
de D. W. Griffith
avec
Carol Dempster et W. C. Fields

nguồn: Hà Thành ngọ báo 29 novembre 1927, tr. 2.

Tại rạp ciné Palace từ thứ tư 23 tháng 11 đến thứ hai 29 tháng 10 1927.

Sally
Con gái của gánh xiếc
của D.W. Griffith
với
Carol Dempster và W.C. Fields

Tên thật của phim này là Sally of the Sawdust (Sally của mùn cưa - mùn cưa tiêu biểu cho các gánh xiếc).  Phim này, phát hành năm 1925, gốc từ một vở kịch hát năm 1923 tên là Poppie (Cha yêu).  Cốt truyện này viết về một cô con gái tên là Sally (Carol Dempster đóng).  Mẹ của Sally bị bố chối lúc mà lấy chồng là diễn viên cho một gánh xiếc.  Lúc Sally bị mồ côi (sau khi bố mẹ của Sally bị ốm và chết) nhân vật Poppy (W.C. Fields đóng) tên thật là Professor (Giáo sư) Eustace McGargle (một tên hết sức lố bịch).  Poppy là một kẻ lựa bịp có lòng vàng nuôi cô Sally thành một phụ nữ có tính chất phác, cử chỉ hơi thô tục nhưng rất duyên dáng.

Các bạn thích coi phim này thì mời coi:


Hãy quay về rue Paul Bert (tức Tràng Tiền) tối 23 tháng 11 năm 1927.  Rue Paul Bert tương tự như Rue Catinat ở Saigon là địa điểm mà dân Pháp phát triển để "allow their ersatz Parisian life to continue into the evening" [tạo điều kiện cho đời sống Paris có chất thế phẩm được tiếp diễn vào đêm - xem Carl H. Nighingale, Segragation: A Global History of Divided Cities (University of Chicago Press, 2012), tr. 211-2].  Palace có nghĩa là "Cung Điện." Trong những năm 1940, 1950 rạp này cũng có tên rạp Eden (Thiên Đường). Rồi dân Hà Nội lên xã hội chủ nghĩa đổi tên thành rạp Công Nhân.


nguồn tranh: hanoi-vietnam.fr

Như trang wikipedia tiếng nhận, rạp Palace "do người Pháp xây" chắc khoảng năm 1920.  Rạp này trông rất sang trọng.  Trước những năm 1930 chỉ có các phim câm như Sally of the Sawdust.  Phim câm có cái hay là không có đối thoại để nghe hiểu, để dịch.  Chỉ có bảng nội đề giải thích bối cảnh.  Ở Hà Nội năm 1927 chắc các bảng nội đề được viết bằng tiếng Pháp - giống như những lời quảng cáo ở trên được viết bằng tiếng Pháp.

Năm 1927 rất ít người Tonkin được đi nước ngoại về.  Rất ít người được đi xa nhà, xa quê.  Vậy nghệ thuật phim có một sức quyến rũ mãnh liệt làm cho người xem được đi du lịch khi ngồi trên ghế rạp.  Nghệ thuật phim tạo điều kiện cho khán giả được xem xứ lạ, người lạ.  Họ cũng được xem các nhân vật đối phó với những tình cảnh khác với tình cảnh mình.  Một điều nữa là các đạo diễn và nhà sản xuất phim biết họ phải cho nhiều trò lạ vào phim của mình để gây ấn tượng với người xem phim.

Vậy một thiếu nữ tonkinoise sinh năm 1915 nghĩ gì khi xem một phim như Sally of the Sawdust.  Một đàn ông tonkinois sinh năm 1880 nghĩ gì?  Họ được hưởng một cách nhìn khác về phong tục tập quán xứ quê mình sau khi xem đời sống ảo tưởng của các nhân vật trên màn ảnh?  Nói cụ thể, phim này miêu tả đời sống nghệ sĩ, hay nói một cách khác một đời sống "xướng ca vô loại."  Nhưng lối sống lãng mạn này cũng có sức hấp dẫn.  Phim này và các phim khác đã làm vai trò thay đổi quan niệm người Việt về các nghề sân khấu, màn ảnh không?

Không có nhận xét nào: