8 tháng 5, 2014

Chuyện buồn ngày xuân (Sad Story of a Spring Day) - Lam Phương (1975)

Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình
How could you abandon me to go off on my own
Giữa đêm Xuân lạnh lùng
During cold Spring nights
Chim xa bầy còn thương tổ ấm
A bird far from the flock still longs for a warm nest
Huống chi người tội lắm anh ơi
Yet it’s much worse for people, my love

Xuân năm nào có nhau mình chung ly rượu đào
On any spring we had each other to share a glass of rosé
Mùi quê hương thơm ngạt ngào
The homeland’s fragrance so sweet
Nhưng bây giờ người đi kẻ nhớ
But now while one of us has gone, the other yearns
Đến bao giờ lòng hết bơ vơ.
How long until our hearts’ desolation ends

ĐK:
Trùng dương sóng gào đưa anh vào tương lai mờ tối
The vast ocean, crashing waves sent you into a murky future
Em biết anh vì xôn xao trong phút giây kinh hoàng
I know you felt uneasy during those frightening minutes
Đời anh đâu muốn phụ phàng
You don’t want jealousy in your life
Nhưng tình vẫn ngăn đôi
But love still has been broken in two
Khi bước chân lên tàu
From the time you stepped aboard that boat
Là ngàn năm ta chia phôi
It meant for a thousands years we’ve gone our separate ways

Thương anh em mới biết đêm dài
Loving you, now I know how long nights are
Mưa hay nước mắt tuôn trào vì anh...
Is it rain? Or are they teardrops that pour down for you...
Em xin dành trái tim đã yêu anh nồng nàn
I ask to reserve a heart that has warmly loved you
Khắc tên anh đời đời
Inscribe your name for the ages
Mai cho dù ngàn năm sau còn nhớ
Tomorrow, even a thousand years later, I’ll still remember
Đến câu chuyện buồn của đôi ta
The sad story of we two


Bài ca này được viết ở Doanh trại Chaffee gần thành phố Fort Smith, Arkansas trước khi nhạc sĩ Lam Phương được bảo lãnh đi Pháp.  Doanh trại này là một trong bốn trại tập trung người Việt tị nạn ngay sau biến cố tháng 4 1975 xảy ra.



Ngày 30 tháng 4 1975 vợ chồng Lam Phương đột nhiên có điều kiện khỏi Việt Nam bằng tàu hàng Trường Xuân (là cảm hứng của bài ca năm 1978 tên "Con tàu Trường Xuân" cũng gọi là "Con tàu định mệnh").  Hình như đây là một trong những con tàu cuối cùng ra khỏi cảng Sài Gòn với gần 4000 người.  Vì không có thời gian chuẩn bị thì tàu này không có thực phẩm, nước uống.  2 tháng 5 tàu Trường Xuân được cứu bởi tàu Clara Maersk của Đan Mạch.

Refugees on Truong Xuan 2

Vậy, Lam Phương trải qua những biến cố hỗn độn, đầy lo lắng, và mạo hiểm nữa.  Là cuộc thử lửa đầu tiên của đời người tỵ nạn.  Tình trạng ấy được phản ánh với l̀ời ca "xôn xao trong phút giây kinh hoàng."  Ngoài tình hình "kinh hoàng" trên tàu, mỗi người trên tàu này thật "xôn xao" vì mới bước qua ngưỡng cửa vào một tương lai mà chưa thể tưởng tượng nỗi - một "tương lai mờ tối."

Chắc đối với Lam Phương, việc chính để "bình thừơng hóa" đời mới của mình là sáng tác ca khúc cho mình và cho quần chúng của mình.  Bài ca "Chuyện buồn ngày xuân" được phổ biên qua băng cát xét Việt hải ngoại đầu tiên được sản xuất là chương trình Thanh Thúy 1: Saigon ơi! Vĩnh biệt, xuất bản 9 tháng 5 1976 bởi Hoàng Thi Thơ thực hiện.  Nhịp điệu pha mambo với tango cũng khá nhịp nhàng.  Bản phối chỉ có piano (acoustic), accordion, guitar, bass, với trống conga, castanet, v.v. (Tôi không thấy âm thanh nào để link).  Sau đây mỗi người hát bài này chậm hơn.
tt 1 list tt 1
nguồn: trang web Thanh Thúy

Ngoài những lời nhắc đến "trùng dương" và "bước chân trên tàu" bài ca "Chuyện buồn ngày xuân" không khác với nhiều bài ca cuộc tình dang dở khác.  "Xuân lạnh lùng" với "chim xa bầy" tỏ ra nỗi cô đơn và lạc loài.  "Đêm dài" với "mưa hay nước mắt tuôn ra" cũng tỏ ra hình ảnh người thất tình về "câu chuyện buồn của đôi ta."  Song lúc mà tự nhắc nhở rằng sẽ không còn "chung ly rượu đào" hay "mùi quê hương thơm ngạt ngào" thì bài ca không chỉ là tình ca.  Lời ca này nhận rằng người hát sẽ mãi mãi bị ngăn cách "nơi có sự gắn bó và tình cảm" (Từ điển tiếng Việt. Trung Tâm Từ Điển Học, 1994 định nghĩa từ "quê hương" như thế).  "Chuyện buồn ngày xuân" kết thức với câu: "Khi bước chân lên tàu / Là ngàn năm ta chia phôi."


Hương Lan và Tuấn Vũ ca.

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chỉ một góp ý nhỏ thôi ạ, chữ "rượu đào" trong bài hát nghĩa là rượu đỏ "red wine" chứ không phải rượu làm từ quả đảo "peach wine".

tây bụi nói...

Cám ơn bạn viết nhận xét này. Vậy, tôi sẽ dịch rượu đào thành chữ "rosé" là một loại rượu vang có màu hồng hồng như quả đào.

Unknown nói...

Cám ơn vì đã cho biết ý nghĩa bài hát!