Từng đôi chim bay đi tiếng ca rộn ràng cánh chim xao xuyến gió mùa xuân.
Birds in pairs fly in boisterous song, wings astir in spring's winds.
Gửi lời chim xa phương tới miền ta yêu thương nhắn rằng ta ngày đêm mong nhớ.
Send words from birds afar to the place we love reminding them that day and night we wait, we long.
Ước mơ những mùa xuân bóng dáng tương lai
Dreams of springs, silhouettes of peace
Đường ta đi lên xây đời trong hoa thơm có mùa xuân nào đẹp bằng!
The road we're on building lives of fragrant flowers, is there a spring so beautiful!
Về tương lai! ngày quê hương màu xanh áo mới.
For the future! the homeland's day is verdant in its new gown.
Chứa chan niềm tin.
Brimming with faith
Đường ta đi xanh thắm mộng đời.
The road we're on is fresh and green, dreams of life
Đàn chim ơi cùng ta cất cánh
Oh birds, together let's take to the wind
Kìa ánh sáng chân trời mới đang bừng chiếu.
Over there the light on the new horizon is blazing, shining
Bốn phương, gió mưa, buồn thương và mây mù sẽ tan.
In all directions, rain and wind, sadness, pity and dark clouds will disperse
Không viết đến ca khúc "Bài ca hy vọng" khi soạn bài "Tình yêu và khát vọng nơi ranh giới: những ca khúc ở hai bờ vĩ tuyến 17" có lẽ là một thiếu sót. Song thực sự bài ca này được viết môt vài năm sau những bài ca trong bài ấy - nghĩa là "Bài ca hy vọng" được viết trong một thời gian mà mọi người biết nước Việt Nam sau không có cuộc tuyển cử để thống nhất đất nước. Vậy nếu hết hy vọng thì có căn bản - người ở hai bên sẽ phải xa nhau không biết bao nhiêu lâu nữa.
Một điều nữa là "Bài ca hy vọng" không nói đến miền Bắc miền Nam gì cả - kể cả không nói gì đến Việt Nam. Tôi nghĩ đó là một nét hay của bài ca này - mọi người nghe bài ca này không bắt phải nhắc đến chế độ nào, chiến tranh nào, miền nào, dân tộc nào. Đây chủ yếu là một bài ca về hòa bình và tình yêu. Tất nhiên nếu sống trong thời ấy tôi có một tình hình chính trị rõ rệt, và tác giả của ca khúc này cũng phản ánh tình hình của thuở ấy.
"Bài ca hy vọng" rất khác 100 phần 100 ca khúc sáng tác ở miền Bắc lúc bấy giờ. Không "quyết liệt," không "chiếu đấu," không "căm hờn" v.v. Phong cách "Bài ca hy vọng" cũng hơi giống dòng nhạc tiền chiến. Chỉ có chữ "xây đời" và "về tương lai" nghe hơi xã hội chủ nghĩa.
Gặp nhạc sĩ Văn Ký gần đây thì ông ấy giải thích các đôi chim có thể coi như tình nhân - cặp người tìm được hạnh phúc. "Màu xanh áo mới" cũng tiêu biểu cho hòa bình. Theo Văn Ký mùa xuân cũng tiêu biểu cho những mơ ước về tương lai.
Nghe Khánh Vân ca "Bài ca hy vọng."
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét