22 tháng 5, 2012

Nông dân vươn mình (Peasants Rise Up) - Lưu Hữu Phước - lời: công tác với Hoàng Nguyễn (1953)


1)Vùng lên! nông dân, bước theo lá cờ cách mạng!
Arise, follow revolution's flag
Từ lâu, ta nung nấu nỗi oán hờn,
For so long we've been seething in rancor
Vừng hồng lên, nông dân ta đến ngày
The sun is rising, peasants, our day has come
Vùng lên đấu tranh đập tan bất công này.
Arise, fight to destroy this injustice
Từ ngày năm qua, con nối cha kéo cày đất người,
Since days of years past, children have followed fathers pulling the plow on their land,
Địa chủ thu tớ, tranh bát cơm manh áo.
The landlords grab servants, seize rice and clothes

Tiến lên! Nông dân vươn mình!
Advance! Peasants lift yourselves up!
Quyết phá tan nỗi bất bình! Nào!
Resolve to destroy these grievances! Go!

Muôn dân cày chung tâm chí, sẽ đúc thành sức quật cường.
The thousands tilling the fields share a single will, forged into an indomitable force.
Dưới bóng cờ Đảng lao động sáng soi đường chúng ta đi
Under the Labor Party's flag that lights up the path we're taking
Trong căm hờn, trong tranh đấu, ta tôi luyện sức diệt thù;
In hatred, in struggle, we're training to wipe out our enemy;
Phá nát tan gông nô lệ, áo cơm ta về ta.
Smash slavery's fetters, then our food and clothing is ours again.

2)
Đời ta đau thương nên ta có ngàn sức mạnh,
We've know pain in our lives, so we've got towering strength,
Chủ nhân nơi thôn xóm, giữ lúa vàng.
Bosses in the villages and hamlets keep the golden rice
Giặc thù cấu kết với phong kiến thù.
The enemy invader collude with our feudal foes
Vùng lên đấu tranh đập tan hết âm mưu!
Give it your all, fight to destroy this plot!
Lòng nào người căm quân dã man gây đời thống khổ,
All our hearts resent the barbarous soldiers that cause our lives to be wretched
Hận thù sôi bao năm chúng ta còn nhớ.
Hatred boiling inside so many years, we still remember.

Tiến lên! Nông dân vươn mình!
Advance! Peasants lift yourselves up!
Quyết phá tan nỗi bất bình! Nào!
Resolve to destroy this indignity! Go!

Chung tay liềm, chung tay búa,
Sharing hammers, sharing sickles,
Chúng ta là sực bạt ngàn.
We're a boundless strength
Tiến bước theo gót Bác Hồ,
Following in the footsteps of Uncle Hồ
Đắp xây đường sáng tương lai.
To build a road to light up the future.
Đây lúa vàng, đây bom súng, gánh ra tiền tiến diệt thù;
Here's golden rice, here are bombs and guns, carry them to front to wipe out the enemy;
Đất nước mong, thế giới chờ, sức nông dân Việt Nam.
The nation looks forward to, the world awaits, the strength of Vietnam's peasants.

Tuyên Quang, 1953

"Nông dân vươn mình" - nguồn: Lưu Hữu Phước: Sự nghiệp âm nhạc (Nxb Trè, 1998)


Hai chủ đề ánh sáng và nồng nhiệt rất quan trọng trong bài ca này như các từ "nung nấu,"vừng hồng lên," "đúc," "sáng soi," "sôi."  Chỉ có bóng của lá cờ - dù sáng soi đường, nhưng cũng để cứu nông dân.  Cớ cách mạng động lực làm cho nông dân vùng lên, tập trung sức mạnh của nông dân.  Vậy bài ca vừa có ý căm hờn, vừa có ý khai sáng.

Bài ca này viết thời kháng chiến nói đến hai loại kẻ thù - là địa chủ và giặc (quân dã man = quân lực Pháp) có "âm mưu" chung, "cấu kết" với nhau.  Nỗi oán trách ở đây được mô tả rõ nhất với hai từ "bất công" và "bất bình."  Đây là do địa chủ "thu" và "tranh" làm cho nông dân thành "nô lệ."

"Đất nước mong, thế giới chờ, sức nông dân Việt Nam."  Lúc bấy giờ sức nông dân là nhân tố quyết định của cuộc kháng chiến chống Pháp.  Chắc chăn nông dân vốn đã yêu nước, muốn chống ngoại xăm nhưng làm thế nào để nông dân hăng hái hơn?  Tác giả dùng những ca từ như "sức quật cường" thì không đủ - phải trả lại "áo cơm ta về ta."  Nhưng áo cơm từ đâu ra?  Cái bất bình là địa chủ đã thu lấy nhiều của cải rồi đồng thời nông dân thấy đang thiếu thốn.  Bài ca này không nói rõ điều này, nhưng cái chữ "địa" là yếu tố quyết định giải quyết ai sẽ thu được áo, cơm, sẽ giữ lúa vàng.  Ai sẽ làm "chủ nhân" của "địa"?  Theo khái niệm của bài ca này thì những người kéo cày nên thành chủ của "địa."  Và chắc nông dân nghe bài ca này đồng ý với thông điệp này.  Địa / đất = "lúa vàng."  Nông dân trừ đất = "nô lệ" = "thống khổ."  Vì vậy bài ca này cũng là một cách trả lời câu hỏi "Vì sao người dân quyết liệt bám giữ đất."  Bài ca này giúp trả lời câu hỏi này.  Như Lưu Hữu Phước và Hoàng Nguyễn viết đây là một câu chuyện "từ lâu."

Tôi nghĩ chắc bài ca này khó hát tương dối.  Vậy đây là một bài ca cho các đoàn văn nghệ đến tuyên truyền - nghĩa là từ trung ương gửi đến địa phương.  Các thành viên Đoàn Ca Múa Nhân Dân với giọng hát opera thể hiện bài ca này như một khúc khải ca chứ phải như một bài ca oán hờn.

Không có nhận xét nào: