18 tháng 1, 2012

Chiều Một Mình Qua Phố (Evening Crossing the Street Alone) - Trịnh Công Sơn (1961? 1963? 1964?)

Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Afternoon crossing the street alone, dispirited I remember your name
Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím
Sometimes midnight's sunlight has yet to arise yet there are flowers suddenly turning purple
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Afternoon crossing the street alone, dispirited I remember your name
Gót chân đôi khi đã mềm gọi buồn cho mình nhớ tên.
Sometimes heels have softened, call out sadness for me to recall your name.

ĐK
Chiều qua bao nhiêu lần môi cười
Evening has passed back so many times, smiling lips
Cho mình còn nhớ nhau
Allows us to still remember each other
Chiều qua bao nhiêu lần tay rời
Evening has passed so many times, hands separate
Nghe buồn ghé môi sầu.
Hearing sadness drop in on melancholy lips
Ngày nào mình còn có nhau xin cho dài lâu
A day will come when we'll possess each other, please let it endure
Ngày nào đời thôi có nhau xin người biết đau.
A day will come when we cease to have each other, I entreat you to know pain.

Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Evening crossing the street alone, dispirited I remember your name
Gió ơi gió ơi bay lên để bụi đường cay lòng mắt
Oh wind, oh wind, arise so the dust of the road stings my eyes
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Evening crossing the street alone, dispirited I remember your name
Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm.
A blouse from long ago inexperienced in life's cares awaited the autumn to gild it further

Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Evening crossing the street alone, dispirited I remember your name
Bước chân nghe quen cũng buồn lạy trời xin còn tuổi xanh
The sound of familiar footsteps in sadness pray to heaven for youth to endure
Còn một mình trên phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Still evening crossing the street alone, dispirited I remember your name
Ngoài kia không còn nắng mềm ngoài kia ai còn nhớ tên.
Outside soft sunshine's now gone, outside does anyone remember your name.


tấm ảnh chụp ở Nha Trang từ Darryl Henley Collection


Có chuyện gì lạ xung quang bài ca "Chiều một mình qua phố"? Tôi không hiểu tại sao bài ca này không có mặt trong tập nhạc đầy đủ nhất là Tuyển tập những bài ca không ngày tháng (Nxb Âm nhạc, 1995 - rồi được tái bản không biết bao nhiêu lần). Hình như bài ca là trong những bài ít coi trọng trong toàn bộ các tác phẩm của Trịnh Công Sơn? Trong trang web Đặc Trưng bài ca này chỉ được 2 trong 5 điểm sao.

Có lẽ phải coi "Chiều một mình qua phố" là một ca khúc thị trường. Năm 1964 ca sĩ Duy Khánh xuất bản bài ca này trong ấn loạt 1001 Bài Ca Hay, độ năm 1965. Tôi không biết bài ca này được thu thanh từ bao giờ. "Chiều một qua phố" có mặt trên băng Thanh Thúy 5 Về nguồn (1972) do Thái Châu thể hiện, và trên băng Phạm Mạnh Cương 6 Nhạc chiều và băng Khánh Ly 5 Hát cho quê hương Việt Nam (1974) do Khánh Ly thể hiện.

Theo Nguyễn Đắc Xuân thì Phan Thị Thăng là người đầu tiên hát bài "Chiều một mình qua phố" qua Đài Phát Thanh Quy Nhơn (Trịnh Công Sơn: Có một thời như thế, Nxb Văn học; Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2003; tr. 34). Nguyễn Đắc Xuân cũng viết: "Nhiều hôm thiếu bạn, anh dạo phố một mình với nỗi buồn da diết mà anh đã thể hiện trong bài Chiều Một Mình Qua Phố hồi còn học ở Sư phạm Qui Nhơn (1963)."

Bửu Ý viết rằng "Nguyễn Thanh Ty là người bạn biết rõ giai đoạn này của Trịnh Công Sơn" (Trịnh Công Sơn: Một nhạc sĩ thiên tài, Nxb Trẻ, 2003, tr. 23). Nguyễn Thanh Ty (tức Nguyễn Văn Tỳ) cho rằng "Chiều một mình qua phố" được sáng tác trong thời gian mà Trịnh Công Sơn dạy học ở B'lao (Bảo Lộc).

"Những ngày chúng tôi sống chung với nhau trong "ngôi biệt thự" của bà Trần Thị Phi thật là vui nhộn. Cũng chính trong căn phòng có khung cửa sổ ngó ra con đường đất đỏ của căn nhà này, Trịnh Công Sơn đã sáng tác các nhạc phẩm để đời: Chiều Một Mình Qua Phố; Lời Buồn Thánh; Vết Lăn Trầm và Ca Khúc Da Vàng" (Nguyễn Thanh Ty, Về một quãng đời Trịnh Công Sơn (TG, 2004), 34).

Ông kể thêm:

"Chúng tôi lại đi vòng vòng bờ hồ cho đến khi chiều xuống hẳn. Sương mù bắt đầu xuất hiện trên mặt hồ. Ban đầu mỏng rồi đầy dần, đầy dần cho đến lúc che khuất hẳn một chòm cây giữa hồ. Chỉ còn thấy một thân cây chết khô với những cành khẳng khiu vươn lên trơ trọi giữa trời mây. Đến lúc đó, ai cũng cảm thấy mỏi chân. Và muốn vào quán ngồi nhâm nhi cà phê hoặc làm vài chai bia, nghe nhạc, chờ tối để về nhà tìm giấc ngủ. Trong cái không gian và thời gian đó, Trịnh Công Sơn đã cảm hứng sáng tác nhạc phẩm "Chiều Một Mình Qua Phố" (tr. 41).

We went around in circles at the edge of the lake until evening had completely fallen. Fog began to appear over the lake's surface. At first thinly then gradually thicker, thicker until it covered a thicket in the middle of the lake. We could only see a single dead, dried out tree with gnarled branches lifting forelorn into the clouded sky. When that time came we all our feet get tired. And wanted to return to the tavern to sip at some coffee or a couple of beers, listen to music, and await the night to go home in search of dreamy slumber. In that setting, Trịnh Công Sơn was inspired to compose the work "Evening Crossing the Street Alone."

Thật ra tôi không biết chắc chắn "Chiều một mình qua phố" ra đời thời Qui Nhơn (1962-1964) hay thời B'lao (1964-1967). Đoạn ở trên của Nguyễn Thanh Ty hợp với không khí của bài ca này. Tôi có cảm giác như con phố mà Trịnh Công Sơn đi qua nằm ở một nơi hẻo lánh là do phố này hình như vắng người và do "bụi đường."



Native at Bao Loc (người bản xứ ở Bảo Lộc) - nguồn: Collection: Dudley F. Waters Collection, Vietnam Center and Archive

Nguyễn Thanh Ty cũng kể rằng "Chiều một mình qua phố" là "nhạc phẩm đầu tiên được ấn hành" của Trịnh Công Sơn (tr. 43). Nhưng thực sự đã có mấy tác phẩm được xuất bản trước "Ướt mi" (Sàigòn: An Phú, 1959, "Những giọt mưa khuya" (Sài Gòn: Tinh Hoa Miền Nam, 1960), "Thương Một Người (Sài Gòn:An Phú, 1962). Ông ấy cũng viết rằng Trịnh Công Sơn được Duy Khánh trả 3,000 đồng mua bài ca này. Có lẽ đây không phải một số tiền quá lớn - lượng tháng dạy học của Trịnh Công Sơn là 5,200 đồng.

"Chiều một mình qua phố" có một điều chung với "Phúc âm buồn" là vai trò quan trọng của chữ "còn." Ở "Phúc âm buồn" thì chủ yếu có ba loại "còn. "Còn đứng" và "còn đó" là như "tiếp tục tồn tại" (Từ điện tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2007) - có cái gì đó vững chắc sẽ vượt thời gian. "Còn bao lâu" là "sự tiếp tục, tiếp diễn của hành động" nhưng là sự tiếp diễn mà mình không muốn kéo dài.

Trong bài "Chiều một mình qua phố thì có:

"còn nhớ nhau"
"còn có nhau"
"còn tuổi xanh"
"còn một mình"
"con nhớ tên"

Với "còn một mình" và "còn tuổi xanh" thì chữ còn có nghĩa "tiếp tục, tiếp diễn." Với "còn nhớ nhau" và "còn có nhau" thì có chất "lẫn" - nghĩa là có quan hệ. Một mối quan hệ "tiếp tục có, không phải đã hết." Lúc mà "còn nhớ tên" thì có lẽ cái chung của "nhau" đã hết thật và chỉ có cái tên được tồn tại.

Hai câu "Ngày nào mình còn có nhau xin cho dài lâu / Ngày nào đời thôi có nhau xin người biết đau" rất dễ thuộc và chắc gây ấn tượng nhất trong bài. "Người biết đau" thì người tình trong cuộc tình dở dang này nên cảm thấy đau để chứng mình nghĩa lớn của cuộc tình này.

Giai điệu có những nốt móc đều, nhịp 2, vậy khó hiểu tại sao gần như mọi người như 6/8 (6 nhịp nốt móc) kiểu swing / blues. Chỉ có Ngọc Lan hát đúng nhịp nhất.

1 nhận xét:

Nah Nguyen nói...

such a beautiful song...