De omnibus dubitandum - người ta nói rằng câu tiếng La-tinh này là của René Descartes. "Ta phải nghi ngờ tất cả." Câu này cũng là tuyên ngôn của Các Mác.
Theo J. Bronowski và Bruce Mazlich giải thích trong quyển The Western Intellectual Tradition: From Leonardo to Hegel [Truyền thống tri thức phương Tây: Từ Leonardo đến Hegel] (Harper and Row, 1960) thì mục đích của Descartes là "reach down to what can be shown with certainty" [nắm xuống các thứ mà có thể chứng minh cho chắc chắn]. "Because you doubt, you do not accept the sense impressions as they come; the universe is no longer something outside yourself, impersonally making its marks on you." [Vì bạn nghi ngờ, bạn không chấp nhận các ấn tượng tri giác như chúng đến mới mình; vũ trụ không còn một cái ngoài chính mình, đánh dấu trên mình một cách vô nhân xưng] ... You explore yourself; you prove yourself and make yourself [Bạn tự tìm hiểu mình; tự thử thách mình, tự tạo mình] ... The method of doubt is the analytic method, and there Descartes made a basic contribution to science [Phương pháp nghi ngờ là phương pháp phân tích, và về mặt này Descartes đã làm đóng góc căn bản cho nền khoa học].
Chắc Descartes, Mác và các người khác theo "truyền thống tri thức phương Tây" muốn áp dụng khái niệm này để không bị ràng buộc phải chấp nhận các ý sẵn có. Nhất là vì các người, cơ quan, tổ chức có quyền hay sử dụng đến quyền lực của mình để cố làm cho toàn xã hội phải đánh giá đúng theo ý mình hay để làm cho các loại mê tín, huyền thoại được tồn tại cho dân chúng không hiểu biết về hoàn cảnh thực xung quanh mình.
Thế hệ tôi, phút chốc vui phút chốc buồn, cười một mình khóc cũng một mình My generation, one moment we're happy, suddenly the next we're sad, laughing alone just like we cry
Thừa nhiệt tình thiếu niềm tin giàu hy vọng nhưng nghèo hoài bão Plenty of fervor, lacking faith, rich in hopes but poor in ambition
[Mơ ngày dài] Bỏ đêm sau hát lời ca nguyền tù túng [Long dreams] Casting away night after singing songs cursing the jam we're in
Anh chị tôi, nghèo tiếng cười nghèo câu ca, nghèo chút nắng qua cơn mê dài My brothers and sisters, poor in laughter poor in song, poor in sunlight to get past this long enchantment
Nghèo giấc ngủ nghèo cả bình minh giàu nỗi buồn đêm ngày chinh chiến Poor in slumber, lacking a dawn, rich in the sadness of days and nights of war
Nghèo tất cả trừ tiền ra Poor in every thing but money
Ôi nghèo tất cả trừ tiền ra Oh poor in every thing but money
Này trái tim đang dần hoá đá, và làm ra người máy biết yêu And our hearts are turning to stone, and becoming mechanical people who know love
Này trái tim mang đầy nghi vấn, và tìm nhau từ trong giấc mơ And our hearts are full of doubts, and we look for one another in dreams
Anh tôi nghèo chị tôi nghèo tôi nghèo My brother, poor, my sister, poor, I'm poor
Nghèo một lòng tin Poor in faith
Còn trái tim mang đầy hơi ấm, trời sinh từ trong tối tăm And our hearts are full of warmth, heaven gave birth to them in darkness
Còn trái tim mang đầy khát cháy, lòng hồn nhiên làm nên giấc mơ And our hearts are full of burning hunger, simple hearts making a dream
Lúc viết về nhạc blues Việt cách đây vài tháng tôi chưa biết đến ca khúc này. Nghe bài "Nghèo" tôi thấy khó không nhắc đến bài "Trần trụi" của Trần Tiến. Song "Nghèo" ra đời trong hoàn cảnh xã hội khác. Thời "Trần trụi" nghèo hơn hiện nay, nhưng Trần Tiến có thể nhắc đến cái lý tưởng, cái tình đoàn kết của thời chiến. Thế hệ Trần Tiến lớn lên trong một thời vĩ đại. Thế hệ Lê Cát Trọng Lý được "sinh từ trong tối tăm." Dù "thiếu bình minh" thế hệ này không phải là thiếu lý tưởng - họ "thừa nhiệt tình" nhưng họ "thiếu niềm tin."
Câu "giàu nỗi buồn đêm ngày chinh chiến" thì không rõ lập trường (như cơ chế văn hóa ở Viêt Nam hay nói). Có lẽ tác giả muốn nói đến hậu quả của hơn 30 năm chiến tranh (trong một nước Việt không biết chiến tranh cả đời của tác giả)? Nhưng thời chiến tranh chiếm một tầm ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Việt Nam. Các cụ làm cách mạng, rồi thế hệ các ông, bà, bác đánh Mỹ cứu nước. Thế hệ cha mẹ thì xây dựng xã hội chủ nghĩa? Nhưng các thế hệ 8x, 9x làm gì? Có lẽ đơn giản nhất là tiêu tiền ("tiền ra"). Như các thế hệ trước, thế hệ này được nhà nước động viên liên miên. Nhưng để làm gì - để không hề quen sự huy hoàng của thế hệ trước đã hy sinh rất nhiều để xây nên nước Việt của thời này. Như thế có phải đủ cho các "trái tim mang đầy khát cháy"?
Vũ Hoàng Chương đợi cơn gió để theo, nhưng Lê Cát Trọng Lý đòi nhiều hơn. Cô muốn tìm chỗ để đứng lên, để "mơ" dù thừa nhận rằng chưa tìm được chỗ đứng lên ấy. Có lẽ nghĩa là chưa tìm một lý tưởng xứng đáng với thời cuộc của mình và rút cuộc vẫn cảm thấy "nghèo một lòng tin." Nhưng hình như cô đã được phản ánh ít nhiều thực tế của hiện nay. Như blogger "Trải nghiệm và sống" viêt: "Nghe bài này của Lý mà thấy thấm, cũng như mình đọc được một bài báo gần đây: chúng ta đang giàu lên nhưng ngày càng vô cảm!"
Ngày thứ sáu vừa rồi hai bố con đi rong chơi bên kia cầu . . .
Và cũng được gặp nhữ quốc ngữ. . .
Và vết tích của chiến tranh Việt Mỹ là lá cờ đen ở dưới cốt cờ. . .
You Are Not Forgotten - Anh không bị lãng quên
Lá cờ đen này được sáng chế để tưởng niệm các xác lính mất tích ở Việt Nam (MIA = Missing In Action = mất tích lúc hành động) và các tù binh (POW = Prisoner of War = Nhà tù chiến tranh). Vẫn còn một thành phần nhỏ của dân Mỹ cứ tưởng rằng Việt còn bắt giữ các tù binh Mỹ từ thời chiến tranh đến bây giờ. Thành phần nhỏ ấy cũng có ảnh hưởng chính trị to lớn đến mức họ được thực hiện một pháp luật năm 1998 cho rằng lá cờ phải được phơi trong tối thiểu là sáu hôm mỗi năm ở các cơ quan nhà nước. Tôi cũng thấy khó tưởng tượng. Tôi chụp ảnh này ở một trại nhỏ của Coast Guard (Vệ binh bờ biển).
Nhổ neo rồi thuyền ơi xin mặc sóng Anchor hoisted, vessel please pay the waves no mind Xô về Ðông hay giạt tới phương Ðoài. Thrust east or drift westward Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng Far from land midst boundless expanses and heights Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi. A heart, lonely, bitter, calamity gradually ebbs
Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa Our gang, lost, the half dozen or so of us Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh. Forsaken by our homeland, our race scorned Bể vô tận sá gì phương hướng nữa Boundless sea, don't worry any more about our course Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh. Oh vessel, follow the wind, stay adrift
Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ Our gang, brought to life in the wrong century Một đôi người u uất nỗi trơ vơ. A couple of melancholy people, forlorn Ðời kiêu bạc không dung hồn giản dị Frivolous lives not suited to a simple life Thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ. Oh vessel, please visit neglected docks.
Men đã ngấm, bọn ta chờ nắng tắt Ferment absorbed, we wait for the sun to be put out Treo buồm cao, cũng cao tiếng hò khoan Hang the sails high, we lift our voices high with a heave ho Gió đã nổi, nhịp trăng chiều hiu hắt The wind has risen, the moon spans the sky, evening's zephyrs Thuyền ơi thuyền, theo gió hãy cho ngoan. Oh vessel, be good, follow the wind.
Tôi đọc và dịch bài thơ này thì nghĩ khác - đi là không nhất thiết phải đi thật. Có lẽ ý bài thơ này là mình cảm tưởng như không thể sống theo đường mòn, không thể theo sự sẵn có, cái chính thống. Và cũng chấp nhận sự tình cờ đến đưa mình đến với tình hình, cảm giác chưa toán đến. "Bị quê hương ruồng bỏ" - ý chính là cảm thấy "lạc loài" trong hoàn cảnh quen thuộc. "Lũ chúng ta" là những người ngoài cuộc, không hợp với thời cuộc ("lầm thế kỷ"). Như vậy tác giả lênh đênh tại chỗ - trong tầm suy nghĩ. Tôi nghĩ rằng bài thơ nói đến khả năng sống và chấp nhận sự phức tạp, chấp nhận rằng mình không hợp thời. "Bể vô tận" cũng đầy khả năng để tìm tòi, để tự tìm mình. Như vậy mình phải tin ở cơn gió ngoan.
Đại lý: Société Indochinoise d'Importation 59-67 Boulevard Charner -:- SAIGON
nguồn: Phụ nữ tân văn (19 juin 1930), tr. 29.
Đối tượng các tranh quảng cáo đĩa trên báo Ngọ báo năm 1931 là nông dân. Năm 1931 Phụ nữ tân văn quảng cáo cho các cô tuổi xuân thì - nghĩa hiện đại là teen. Cô này phải gọi là khá giả vì cách ăn mặc đeo hoa tai.
Những đường tia âm thanh tới tai của cô như là ánh mặt trời làm sáng tỏ đời cô. Các tranh quảng cáo giành cho nông dân năm 1931 minh họa một đám đông sum họp nghe nhạc. Nhạc trong quảng cáo này chỉ dành cho một người nghe - nhạc là một thứ cho đời nội tâm. Chắc nông dân nghe để giải trí, nhưng cô này nghe để tự trao dồi mình, và để làm cho đời sống được thêm thanh lịch.
Mọi người thưởng thức các đĩa Béka trong tranh quảng cáo này là dân chân đất làng quê. Có một bà già đem rổ với trầu cau. Có một cậu bé trần trụi. Có một con trâu cũng thích nghe. Nghe xong họ bỏ đĩa trên đất. Thế là quần chúng nghe đĩa hát ở Việt Nam (trong tưởng tượng những người làm quảng cáo đĩa ở Việt Nam thời bấy giờ).
Dĩa gì mà hay thế ? ? ? -- Dĩa "BÉKA" (hiệu giấy lam) mới thu thanh ở Hà Nội tháng Juillet 1930, mà nay đã tới nơi rồi. Muốn mua thứ dĩa này để chơi Tết thì phải lại ngay hiệu
ĐANG THI-LIÊN
23 và 25 phố Hàng Trống Hanoi -- giây nói: 795
Lại có nhiều dĩa BÉKA 1931 hát cải-lương Nam kỳ mới ra lần thứ nhất.
What record is so good ??? -- "BÉKA" records (royal blue label brand) just recorded in Hanoi in July 1930 have just arrived. If you what to buy this kind of recording to enjoy the New Year then come right away to the shop of
ĐANG THI-LIÊN
23 and 25 Hàng Trống Street - telephone: 795
Additionally there are alot of 1931 BÉKA records of southern cải-lương that have just been released for the first time.
nguồn: Ngọ báo 8 février 1931, tr. 3.
Bài về Béka Records trên Wikipedia thì quá đơn sơ và chắc viết sai. Đúng là Béka là công ty Đức nhưng Béka đã sản xuất đĩa ở Việt Nam đến cuối thập niên 1930. Không biết bà Đặng Thị Liên còn họ hàng biết gì về việc buôn bán đĩa nhạc hồi xưa?
Nhìn tranh quảng cáo này thì có vẻ như nghe đĩa nhạc là một sinh hoạt công động - nhiều người sum họp để thưởng thức. Các người nghe là nông dân trông rất vui. Ở ngoài bắc Béka đã thu các đĩa hát ả đào, ngâm thơ.
Maurice Loesch vẽ - nguồn: Đông Pháp thời báo 15 octobre 1926, 4
Modèle A: 19$00 Modèle D: 24$00
có nấp Pathé
Hồi xưa các máy quay đĩa có lắp quay tay, không sử dụng điện tử. Năm 1926 chắc nhiều vùng nông thôn chưa có điện tử. Đáng chú ý là người thưởng thức nhạc trong quảng cáo là một ông già chân đất của thế hệ cũ. Hiện nay quảng cáo kỹ thuật mới mẻ nhất thì phải quảng cáo cho tuổi trẻ.
Đây là một máy đĩa Pathé khác quay một đĩa Trung Hoa.