24 tháng 3, 2011

Người ở lại Charlie (He Who Stayed Behind At Charlie) - Trần Thiện Thanh (1972)

1.
Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Brother! Oh you stayed behind at Charlie
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí.
Brother! Oh you bid farewell to your weapon
Vâng, chính anh là ngôi sao mới
Yes, it's you who are a new star
Một lần này chợt sáng trưng
This once, a sudden dazzle
Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng.
A parachute sewn from endless regrets

Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Here brother! Oh you stayed behind at Charlie
Anh! Vâng, chính anh là loài chim quí.
Brother! Yes, it's you who are a kind of precious bird
Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý
Oh, a bird on the wing thousands of leagues across the open seas
Một lần dậy cánh bay
Once lifting your wings to fly
Người để cho người nước mắt trên tay.
Someone who bequeaths tears upon their hands.

ĐK:
Ngày anh đi, anh đi
Today you've gone, you've gone
Anh đi từ tổ ấm
You've gone from the warm nest
Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh?
Brother, name the places that lack your footfall
Đợi anh về
Await your return
Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ tấm khăn sô
Remains upon the forehead of a youngster in morning garb
Bơ vơ người góa phụ cầu được sống trong mơ.
Abandoned, the widow prays to live in dream.

Tou Morong, Đắc Tô, Krek, Snoul
Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu

Khe Sanh windy noon season, Lower Lào a deep vigil
Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình,
Brother! You also have just been left behind alone
Vừa ở lại một mình
Just left behind alone
Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.
Charlie, a name still not yet known by city folk.

2.
Anh! Anh! Nhớ anh trời làm cơn bão
Brother! Remembering you, the skies make a storm
Anh! Anh! Tiếc anh chiều rừng thay áo
Brother! Regretting you, evenings the jungle changes its gown
Ôi! Vết đau nào đưa anh đến
Oh! What painful wound has brought you
Ngàn đời của nhớ thương
Thousands of generations of longing
Hỡi bức chân dung trên công viên buồn.
Hail the portrait upon the sad park.

Xin một lần thôi, một lần thôi
I ask just this once, just this once
Vẫy tay tạ từ Charlie.
To wave goodbye to Charlie.
Xin một lần nữa, một lần nữa
I ask one time more, one time more
Vẫy tay chào buồn anh đi.
To wave sadly as you leave.


Lâu lắm tôi không hiểu rõ nghĩa của Charlie. Hình như lính Cộng Hòa phát âm như "Sắc Ly." Tôi hiểu nhầm rằng Charlie là Victor Charlie (V.C. - nghĩa là Việt Cộng). Thực sự Charlie của bài ca này là một đồi gần Quốc lộ 14, Đắc Tô (khu Kon Tum). Gọi là Charlie vì quân đội Mỹ đặt tên ấy theo cách nói qua vô tuyến điện. Thay thế cho chữ "C" viết ngắn họ nói Charlie để được nghe rõ hai chữ. Chỗ Charlie có vai trò quan trọng chiến lược của hai bên vì nằm gần cái gọi là Ho Chi Minh Trail (Đường Trường Sơn). Năm 1966 cũng là trận địa của Operation Hawthorne và 1967 khu này cũng là trận địa Operation Greeley của quân đội Mỹ.



Người ở lại trên đồi Charlie là một sĩ quan nhảy dù - Đại Tá Nguyễn Đình Bảo. Có một số trang web giải thích rất chi tiết về trận này. Ở lại Charlie có nghĩa là trận khốc liệt quá vậy lúc rút quân thì lính không được rút lại xác của ông Bảo.

Video Youtube sau đây chắc của Trung Tâm Asia sản xuất cũng kể chuyện này (theo cách nhìn của cựu quân nhận quân đội Việt Nam Cộng Hòa). Theo tác giả Phan Nhật Nam thì bài ca "Người ở lại Charlie" viết để "hoài niệm cảm tạ" những người lính dù chết 12 tháng 4 năm 1972. Ông phát biểu: "Hóa ra trong những ngày chúng ta bình yên ở Saigon đã có những người lính chét trên ở Khe Sanh..."



Chính đó là vấn đề - các người ở thành thị thì bị chiến tranh ảnh hưởng không nhiều lắm. Vậy phải có "bức chân dung trên công viên buồn" để giúp mọi người nhớ lại. Phải làm cho Charlie là một tên "quen" của "người dân thị thành." Vai trò của bài ca này là làm cho dân thành thị không quên sự hy sinh của các lính Cộng Hòa.

Bài ca này nhắc đến những địa điểm Kampuchia nghe rất lạ như: Krek, Snoul, Dambe. Chắc là những trận địa lính nhảy dù đã từng đi đánh. Trần Thiện Thanh cũng sử dụng nhiều ẩn dụ cho nhảy dù - ngôi sao, chim quí, bay, trùng khơi, v.v.

Nhật Trường và Thanh Lan ca năm 1972

Nhạc slow rock nghe khá luyến tiếc. Giai điệu có nét fanfare như nhạc quân sự.

Không có nhận xét nào: