26 tháng 2, 2011

3 tấm ảnh của Randall Lee Foster Collection







Đầu tháng tôi đã trình bày ba tấm ảnh của Randall Lee Foster chụp (nguồn: Virtual Vietnam Archive). Đây thêm 3 tấm ảnh của thời xưa ở miền Nam. Không có thông tin nào về nơi chụp, và các nhân vật được chụp. Tôi chỉ biết đây là dân Việt ở Việt Nam do một người lính Mỹ chụp cách đây hơn 40 năm.

22 tháng 2, 2011

Tây nghe ta hát tiếng Tây - Jason Gibbs (2011)

nguồn: "Tây nghe ta hát tiếng Tây," Thể thao và Văn hóa (22 tháng 2 2011).

Jason Gibbs - Nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam:

Chính tên album tiếng Anh của Đoan Trang có vấn đề. Chữ “The Unmake-up” không có trong từ điển Anh ngữ nào, có lẽ album này muốn ám chỉ đến việc “Không trang điểm”? Tiếng Anh vốn linh hoạt cũng như có khá nhiều từ vựng mới được xuất hiện nhưng tôi không hiểu tại sao không dịch đầu đề trên với cụm từ “No Make-up” hay “Without Make-up”? “Unmake” có nghĩa là “tẩy trang” nhưng tôi nghĩ từ ấy không mô tả đúng tinh thần của ê-kíp đầy tài năng sản xuất album này.

Trước khi mổ xẻ ca từ Anh ngữ của album này tôi muốn nói rằng Đoan Trang hát với một giọng ca dễ nghe và có kỹ thuật vững chắc. Cô ấy lựa chọn những bài hát có giai điệu đẹp hợp với phong cách của cô và hợp tác với những nhà sản xuất có nghề. Album này khó thực hiện vì phong cách ballad đòi hỏi nhiều về mặt ca từ, đặc biệt là các bài hát được chuyển ngữ theo những bài ca từ tiếng Việt có nhiều chất thơ. Vì vậy việc chuyển sang Anh ngữ rất chi là khó. Nói chung ca từ tiếng Anh trong Unmakeup được viết đúng ngữ pháp tiếng Anh, nhưng đối với một người với vốn tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ thì nghe ra vẫn chưa thấy ổn.

Một thí dụ trong bài Praying là câu: “If you don’t love me I would get down” - “get down” thì không sai hẳn, nhưng “I would feel down” hay “it would bring me down” nghe tự nhiên hơn. Cụm từ “hold me at my soul in every way” trong bài Flowing Hair với chữ “at” cũng khó nghe - hát “hold my soul in every way” hay “hold me deep in my soul” thì nghe sẽ hay hơn. Bài Paper Fan (tôi rất thích phong cách nhạc jazz fusion kiểu Flora Purim của ca khúc này) bắt đầu với “This summer day it’s hot like burning” một lần nữa không sai, nhưng nếu tìm câu này trong Google thì đây sẽ là lần đầu tiên cụm từ này xuất hiện trên mạng. Cụm từ “united at our souls” cũng thế. Nghĩa là đây chưa phải tiếng Anh thông dụng.

Về mặt phát âm có nhiều chỗ hay, nhưng cũng có nhiều chỗ chưa lọt tai. Giống nhiều người học Anh ngữ khác, Đoan Trang cũng gặp khó khăn lúc phát âm chữ “th” đầu từ: lời “the” lắm lần thành “đơ”. Bên cạnh đó, cũng có vấn đề nhấn mạnh âm tiết. Trong cụm từ “pray for the rain in the desert” trong bài Praying âm tiết thứ hai trong “desert” (sa mạc) bị nhấn mạnh sai thành “dessert” (món tráng miệng). Bài Nocturnal có những đoạn phát âm không rõ đến mức tôi chưa được nắm được ý nghĩa.

Tham vọng văn chương của album Cock-tail của Hà Anh Tuấn không cao bằng The Unmake-up, vì vậy mà album này ít trục trặc hơn. Tôi đoán rằng ca từ Cocktail nghe tự nhiên hơn vì các giai điệu viết theo ca từ tiếng Anh và không phải dịch từng chữ. Còn nữa, tôi cũng nghĩ rằng phong cách electro-dance tạo điều kiện soạn những giai điệu hợp với cách phát âm tiếng Anh.

Nói chung cách phát âm trong Cocktail cũng tốt, nhưng có chỗ chưa rõ. Trong bài Bartender điệp khúc có cụm từ “fill me up” lặp lại, nhưng vì chữ “i” không được phát âm đúng kiểu nguyên âm ngắn (short vowel) thì có thể nghe nhầm thành nguyên âm dài nghe như “feel me up” (có ý nghĩa không đàng hoàng). Điệp khúc của Don’t mix your drinks girl có đoạn bị phát âm “it’s gonna make you white girl, you know this isn’t right girl”. Tôi nghĩ chắc Hà Anh Tuấn muốn hát “it’s gonna make you wild girl”.

Nhiều người cứ hỏi nhạc Việt có thể “vươn ra thế giới” không? Chất lượng âm thanh hai album này cũng tốt theo tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ tiếng Anh chắc chưa đến tiêu chuẩn, nhưng cái đó tôi cũng nghĩ không thành vấn đề. Tôi nghĩ rằng nhạc pop Việt Nam còn thiếu một mặt quan trọng hơn là âm sắc. Thị trường âm nhạc quốc tế rất đông và khó vào. Nếu một tài năng lớn như Bi (Rain) chưa được đến với thính giả thị trường Âu-Mỹ thì làm sao các sao Việt được thành ngôi sao toàn cầu?

Nếu người Mỹ hiện nay chịu khó tìm hiểu đến nhạc Việt, họ thường đi qua hướng “world music”. Họ biết và thích nghe nhạc jazz của Nguyên Lê với Hương Thanh ca, nghệ sĩ ưu tú Kim Sinh, hay nhóm Đại Lâm Linh. Đây toàn là những nghệ sĩ không làm nhạc pop. Còn nữa, họ tìm cách để đổi mới những nét nhạc Việt truyền thống.

Tôi tự hỏi tại sao các ca sĩ Việt Nam làm album tiếng Anh? Có lẽ một lý do là để tham gia các chương trình hữu nghị ASEAN và châu Á. Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế thì nếu muốn đến với các nước láng giềng thì bắt phải trao đổi với nhau bằng tiếng Anh. Lý do thứ hai là để vượt rào kiểm duyệt. Album Cock-tail có đoạn tiếng Anh chắc sẽ gây dư luận nếu hát bằng tiếng Việt ở Việt Nam. Có lẽ lý do thứ ba là tiếng Việt khó vào khuôn khổ giai điệu pop rock quốc tế bởi từ khi tân nhạc ra đời, nhiều nhạc sĩ thấy khó viết giai điệu với các dấu ngã và hỏi mà việc này đòi hỏi cách hát và phát âm kéo dài và luyến láy nhiều.

Tôi tin rằng các ca nhạc sĩ Việt có thể thể hiện album đúng tiêu chuẩn quốc tế kể cả về ngôn ngữ. Nhưng đối với tôi làm như thế không thể gọi là thành công. Họ chỉ thành công lúc nào đáp ứng nhu cầu của những người yêu tiếng Việt và làm cho sức đa dạng của tiếng Việt được thành một cầu nối âm nhạc tuyệt đẹp.

17 tháng 2, 2011

How popular song factories manufacture a hit (Các nhà máy bài ca phổ thông sản xuất như thế nào) (1910)

"How popular song factories manufacture a hit," New York Times, September 18, 1910, p. SM11 [Các nhà máy bài ca phổ thông sản xuất như thế nào].

trích:

Nowadays, the consumption of songs by the masses is as constant as their consumption of shoes, and the demand is similarly met by factory output.

Dạo nay cách tiêu thụ ca khúc của quần chúng liên miên như họ tiêu thụ giầy dép, và nhu cầu này cũng được đáp ứng bằng sản phẩm nhà máy.

...

Before the age of machinery the lives of the masses were quite as prosaic as they are now, perhaps, but they were less hard and sordid. The softer sentiments found ample room for play in the hearts of the common people.

Trước thời đại máy móc đời sống của quần chúng cũng có thể là tầm thường như hiện nay, nhưng không gay go và thấp hèn bằng. Kiểu tình cảm dịu mềm đã có cớ đầy đủ để hoạt động trong tâm tình của dân thường.

...

To-day our lower orders live in a sordid atmosphere of matter-of-fact and arduous effort to meet the butcher's weekly bill. There is little room for sentiment in the lives of the mechanic and the working girl. But they feel the want of it and seek it in dime novels and popular songs.

Hôm nay giai cấp dưới sống trong môi trường thấp hèn của sự ráng sức đương nhiên và gian khổ để thỏa mẫn đơn hằng tuần của người hàng thịt. Không có chỗ nào cho niềm tình cảm trong đời của các thợ máy và cô văn phòng. Nhưng họ cảm thấy như thiếu và tìm đến tình cảm trong tiểu thuyết mười xu và ca khúc phổ thông.

In fact, they need this natural mental pabulum so badly that the dose cannot be too sickly or maudlin for their taste. The songs which catch their fancy most readily are stories of love, with a strain of sadness in them and a plaintive touch in the melody.

Thật ra, họ cần đến món ăn tinh thần này rất nhiều đến mức độ mà liệu thuốc không thể nào quá ẻo lả hay ủy mị đối với sở thích của họ. Các bài ca mà lôi cuốn họ dễ dàng nhất là các câu chuyện tình yêu, với giọng âu sầu ở trong và nét não nùng trong giai điệu.

...

In America the popular song is of comparatively recent introduction. Its prototype was a composition with a monotonous refrain and elaborate setting, which could only be rendered by a trained voice after laborious practice.

Ở Mỹ thể loại ca khúc phổ thông được giới thiệu khá gần đây. Nguyên mẫu đã là kiểu tác phẩm có điệp khúc đơn điệu với cách phổ tỉ mỉ mà chỉ được thể hiện bằng một giọng ca được đào tạo sau khi tập luyện siêng năng.

...

The greatest hits do not display any considerable degree of literary or musical ability. The words are generally inane and the construction not infrequently ungrammatical. The music is often such a simple tune as a child might conceive. But many talented writers and composers have failed utterly in the attempt to produce one or the other of the component parts of a popular song.

Các bài thành công nhất không phô trương tài năng văn chương hay âm nhạc đến mức độ đáng kể nào. Ca từ nói chung thì ngớ ngẩn và cách đặt cầu cũng lắm lần trái ngữ pháp. Âm nhạc thường lệ là một giai điệu đơn sơ như con nít có thể nghĩ đến. Nhưng rất nhiều tác giả và nhạc sĩ thất bại hoàn toàn lúc cố gắng sản xuất các bộ phân cấu thành của một ca khúc phổ thông.

Love is, of course, the basic motive in 99 per cent of sentimental songs. Some of the most successful of these have been suggested by a trivial incident or haphazard phrase, and the story conceived on the instant.

Tình yêu, lẽ dĩ nhiên, là cớ căn bản của 99 phần 100 các ca khúc tình cảm. Một số trong các ca khúc thành công nhất đã được gợi lên từ một sự xảy ra bình thường hay câu nói ngẫu nhiên, và các câu chuyện được nghĩ đến trong một lát.


Bài báo được viết 100 trước đây về thị trường nhạc ở các thành phố Mỹ. Từ vừng thì không khác gì mấy với cách bài bình luận về nhạc vàng, nhạc sến, nhạc mì ăn liền, nhạc não tình, nhạc gây sốc ở Việt Nam. Dù không thích nhạc phổ thông người soạn bài này có vẻ như thông cảm với hoàn cảnh của thành phần xã hội nghe nhạc này.

Trong các xã hội "công nghiệp hóa hiện đại hóa" tất nhiên sẽ có hiện tượng alienation (bệnh tinh thần). Những năm đầu thế kỷ 20 là cao trào của phong trào progressivism (thuyết tiến bộ) ở Mỹ. Nếu thấy tệ nạn xã hội họ không trách nạn nhân mà lại cải thiện môi trường sống của những người gian khổ.

16 tháng 2, 2011

Khúc tráng ca “Cùng nhau đi Hồng binh” (The manly song "Together we go Red soldiers") - Trần Đình (2008)

Trần Đình, "Khúc tráng ca “Cùng nhau đi Hồng binh”" Người cao tuổi (23 tháng 9 2008).

“Cùng nhau đi hồng binh/ Đồng tâm ta đều bước/ Đừng cho quân thù thoát/ Ta quyết chí hi sinh/ Nào anh em nghèo đâu/ Liều thân cho đời sống/ Mong thế giới đại đồng tiến lên quân Hồng...”. Đã bao năm rồi, khúc tráng ca của cố nhạc sĩ, liệt sĩ Đinh Nhu vẫn rền vang âm hưởng hào hùng của một thời đấu tranh cách mạng, như ngọn lửa không bao giờ tắt trong trái tim những người con đất Việt.

"Together we go red soldiers / With one heart we step / Don't let the enemy escape / We're resolved to sacrifice / Come, where are you poor brothers / Risk your yourselves for life / Hope for an egalitarian world advance Red troops...". For many years, the manly song of the deceased composer and martyr Đinh Nhu continues to be the reverberation and resonance of a time of revolutionary struggle, like an inextinguishable flame in the hearts of the people of the Vietnamese land.

Cố nhạc sĩ, liệt sĩ Đinh Nhu, sinh năm 1910 trong một gia đình nghèo sống bằng nghề bán hoa tươi ở Hải Phòng. Từ khi còn là học sinh tiểu học, trung học, Đinh Nhu đã tỏ ra có năng khiếu và say mê sân khấu, âm nhạc. Vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải thôi học và bắt đầu hoạt động cách mạng. Năm 1927 Đinh Nhu tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến cuối 1929 ông bị giặc Pháp bắt giam tại Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, sau đó bị kết án chung thân, đày ra Côn Đảo. Thời gian ở trong tù ông dạy hát cho các tù nhân khác và bài “Cùng nhau đi Hồng binh” ra đời thời kì đó. Đây là giai đoạn chính quyền Xô Viết được thành lập ở Nghệ Tĩnh (1930-1931), công nhân, nông dân nghèo đã xuống đường biểu tình, tuần hành chống chính sách sưu thuế hà khắc của thực dân, phong kiến, mà nòng cốt là các đội xích vệ. Ý thức giai cấp, sự liên kết của những người lao động nghèo khổ làm nên một sức mạnh to lớn, tạo nên cảm hứng cho nhạc sĩ Đinh Nhu. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc, không khí hào hùng của Xô Viết Nghệ Tĩnh chính là nội dung tư tưởng, cơ sở hiện thực của bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh”. Bài hát được thể hiện với âm hưởng mạnh mẽ của thể loại hành khúc với những giai điệu, tiết tấu như tiếng kèn xung trận, rất hiện đại nhưng cũng rất gần gũi với âm nhạc dân gian. Bởi vậy ngay từ khi ra đời “Cùng nhau đi Hồng binh” đã được đông đảo quần chúng và các chiến sĩ cách mạng đón nhận với một tình cảm đặc biệt, góp phần khơi dậy ngọn lửa nhiệt tình cách mạng trong trái tim mỗi người con đất Việt. “Cùng nhau đi hồng binh” được coi là bài hát tân nhạc đầu tiên của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.

The late composer and martyr Đinh Nhu was born in 1910 to a poor family that earned its living selling flowers in Hải Phòng. From the time that he was an elementary and middle school student, Đinh Nhu demonstrated an aptitude for the stage and music. Because of family circumstances he had to give up his studies and begin his revolutionary activity. In 1927 he participated in the Vietnamese Youth Revolutionary Comradeship Society. At the end of 1929 he was imprisoned in Hỏa Lò prison in Hà Nội, and was later given a life sentence and exiled to Côn Đảo. While imprisoned he taught singing to the other prisoners and the song "Together we go Red soldiers" was created during that time. This was the time that the Nghệ Tĩnh Soviet regime (1930-1931) was established, poor workers and peasants hit the road to protest and parade in opposition to the colonist's and feudalist's draconian taxation policy, the grass roots were the militias. The class consciousness and unity of the wretched workers achieved a powerful strength, produced an inspiration for the composer Đinh Nhu. According to musical researchers, it was just that heroic atmosphere of the Nghệ Tĩnh Soviet that was the ideological subject matter, the basis of realizing the song "Together we go Red soldiers." The song reflected the strong influence of the march form with melodies and rhythms like bugle charges to the battlefield, very up-to-date but also very close to traditional music. Because of that, since its birth, "Together we go Red soldiers" has been bestowed a special affection by the great mass of the public and revolutionary warriors a special affection, contributing to the rising zeal of the flame of revolutionary spirit to every child of the Vietnamese land. "Together we go Red soldiers" is seen the first new music song of Vietnam revolutionary music.

Năm 1936, Đinh Nhu được tha, trở về Hải Phòng và tiếp tục hoạt động cách mạng. Được một thời gian, ông cùng em trai là Đinh Hoạt lại bị bắt và đưa về giam ở căng Bắc Mê, rồi chuyển đến căng Nghĩa Lộ. Lúc này các sự kiện cách mạng nổ ra dồn dập. Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp hoang mang lo sợ. Chiều ngày 12-3-1945 đồn trưởng cho mời đại diện tù chính trị đến bàn cách hợp tác chống Nhật. Song do muốn kiềm chế sức mạnh của các chiến sĩ cách mạng nên chúng không đồng ý thả anh em tù chính trị ra, bởi vậy cuộc thương thuyết thất bại. Trước không khí sục sôi của phong trào cách mạng, anh em tù chính trị đều mong muốn được thoát khỏi nhà tù để trực tiếp hoạt động. Trước tình hình đó, ngay đêm hôm ấy chi bộ nhà tù tổ chức họp và nhất trí khởi nghĩa chiếm căng vào đêm 15-3-1945. Song do nhân mối cài trong hàng ngũ địch bất ngờ bị điều đi nơi khác, nên chi bộ quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa đến đêm 18-3. Không khí trong nhà tù lúc này như quả bóng bị bơm căng, bất kì lúc nào cũng có thể nổ vỡ. Chiều 17-3-1945, tên phó sứ Yên Bái vào thăm căng, khi hắn đến giữa nhà, anh em đứng gần vùng dậy quật ngã và khống chế hắn. Quân giặc nổ súng thẳng vào anh em tù chính trị, nhiều anh em hi sinh, một số chạy thoát và tìm được về khu căn cứ. Trong chín liệt sĩ hi sinh ấy có nhạc sĩ Đinh Nhu. Tuy cuộc nổi dậy của các chiến sĩ không thành nhưng cũng làm cho quân giặc thêm hoang mang, lo sợ, đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng cho các chiến sĩ cách mạng và nhân dân các dân tộc trong vùng.

In 1936, Đinh Nhu was released, returned to Hải Phòng and continued his revolutionary activity. After a time, he along with his young brother, Đinh Hoạt, were recaptured and sent to Bắc Mê camp, then transferred to Nghĩa Lộ camp. At that time revolutionary events burst out in succession. On March 9, 1945 when the Japanese overthrew the French, the French were terrified. The afternoon of March 12, 1945 the post commander allow representatives from the political prisoners to be asked to discuss working together against the Japanese. However, because they held the strength of the revolutionary warriors in check, they didn't agree to release the political prisoner brothers, so the negotiations failed. Anticipating the boiling atmosphere of the revolutionary movement, the brother political prisoners wanted to escape from prison to continue their activities. Anticipating those circumstances, on exactly that evening the prison committee organized a meeting and agreed on an uprising to seize the camp on the evening of March 15, 1945. However, because the plant in the enemy ranks unexpectedly was ordered elsewhere, the committee decided to postpone the uprising until the night of March 18. The atmosphere in the prison at that moment was pumped up, at any moment it could have exploded. On the evening of March 17, 1945, the scoundrel deputy resident from Yên Bái visited the post, as he approached the building the brothers stood close, arose, lashed him down and restrained him. The enemy troops opened fire directly into the brother political prisoners, many of them were sacrificed, some escaped and found their way to the base region. Among these nine martyrs was the composer Đinh Nhu. Although the warriors' uprising was unsuccessful it terrified the enemy troops even more, at the same time it stimulated the revolutionary fighting spirit of revolutionary warriors and all the peoples of the region.

Ngày nay, khu tưởng niệm chín liệt sĩ tại thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái được xây dựng trong quần thể khu di tích căng đồn Nghĩa Lộ, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Bà con các dân tộc Nghĩa Lộ và du khách thường xuyên đến thăm viếng, ôn lại một thời cách mạng oanh liệt của cha ông. Nhiều trường học trong khu vực tổ chức lễ kết nạp Đội, Đoàn cho các em học sinh tại nơi đây, khúc tráng ca bất hủ được các em hát lên bằng tất cả lòng nhiệt tình cách mạng của thế hệ trẻ và lòng biết ơn với các liệt sĩ đã ngã xuống cho quê hương đất nước: “Cùng nhau đi Hồng binh/ Đồng tâm ta đều bước...”.

Today, a memorial area for the nine martyrs at Nghĩa Lộ town, Yên Bái that has been built in the monument at the Nghĩa Lộ post complex is ranked among the national, historical monuments. Our kinsmen among the nationalities of Nghĩa Lộ and tourists continually visit, to review a revolutionary time of their forbears. Many schools in the area organize ceremonies for admission to student teams and squads at this place, the immortal manly song that they raise their voice with full revolutionary spirit of the young generation and hearts of thanks to the martyrs who have fallen for the homeland and country: "Together we go red soldiers / With one heart we step"


Trong bài "The West's Songs, Our Songs..." (tạp chí Asian Music Fall/Winter 2003-4) tôi đã viết: "Đinh Nhu (1910-1945) assumes an important position in the hagiography of Vietnamese revolutionary music." Nguyễn Trương Quý dịch đúng đại khái: "Đinh Nhu (1910-1945) được coi như một người có địa vị công đầu của âm nhạc cách mạng Việt Nam." Nếu dịch từng chữ thì nghĩa là "Đinh Nhu được mang địa vị quang trọng trong việc vị thánh hóa tiểu sử của nền nhạc cách mạng Việt Nam."

Bài viết của Trần Đình ở trên và bản dịch của Quý đều có chữ "được coi là" khi nói về sự nghiệp âm nhạc của Đinh Nhu. "Được coi là" có nghĩa là đánh giá là đúng dù thiếu đủ chứng cớ để biết chính xác. Nói đến năm ra đời của Đinh Nhu thì cũng thiếu chứng cớ - tôi đã viết là năm 1910 theo bài của Lê Đình Vượng, “Người chiến sĩ viết bài ca ‘Cùng nhau đi hồng binh’,” Hà Nội mới (3 tháng 2 2003). Nhưng chưa chắc ông Vượng biết đúng. Theo bài của Ngọc Bái ("Điều ít biết về tác giả "Cùng nhau đi hồng binh,") thì trên tấm bia tôn danh Đinh Nhu ở Nghĩa Lộ được ghi thông tin "Liệt sĩ Đinh Nhu, 42 tuổi, dân tộc Kinh, quê quán Hải Phòng, hy sinh 17/3/1945." Nghĩa là Đinh Nhu sinh năm 1904-6 gì đó.

Việc xác định năm sinh của Đinh Nhu không quan trọng lắm. Nhưng việc này cũng chứng minh rằng thông tin về đời và sự nghiệp của Đinh Nhu rất là mịt mù. Các bài tiểu sử được in trên những tờ báo, tạp chí phổ thông như Hà Nội mới, Người cao tuổiNông nghiệp Việt Nam không cho biết nguồn thông tin tiêu sử. Theo bài báo năm 2003 của Lê Đình Vượng thì bố của Đinh Nhu làm quan chức, theo bài của Trần Đình viết năm 2008 thì bố mẹ Đinh Nhu theo nghề bán hoa.

10 tháng 2, 2011

"Des troupes de choc du Vietminh sont hors d'atteinte..."

Des troupes de choc du Vietminh sont hors d'atteinte, réfugiées dans les montagnes
Quân xung phong của Việt Minh ngoài tầm với, ẩn náu ở núi

A Saigon, le Vietminh entretient une atmosphère de crainte et de violence par des émeutes, des attentats, et une active propagande
Ở Sài Gòn, Việt Minh giữ một không khí kinh sợ và bạo lức bởi các cuộc nổi loạn, mưu hại, và tích cực tuyên truyền


nguồn: Lucien Bodard, "La situation militaire en Indochine," France-Illustration (29 avril 1950), 419-421. [Tình hình quân sự ở Đông Dương]

9 tháng 2, 2011

Điều ít biết về tác giả "Cùng nhau đi hồng binh" / Some things few people know about the writer of "Together We Go Red Soldiers"

Ngọc Bái, "Điều ít biết về tác giả "Cùng nhau đi hồng binh," Nông nghiệp Việt Nam (15/03/2010)
Some things few people know about the writer of "Together We Go Red Soldiers"

Người Việt Nam dù biết nhạc hay không, ít nhiều đều thuộc giai điệu của ca khúc "Cùng nhau đi hồng binh" của nhạc sĩ Đinh Nhu. Bởi ca khúc ngắn gọn, dễ hát, dễ thuộc, thường được các Đài Phát thanh và Truyền hình đưa lên sóng vào các dịp kỷ niệm. Bài hát còn được sử dụng làm tiến hành khúc trong các ngày lễ duyệt binh long trọng...

Vietnamese people, whether they know a little music or not, have learned the melody of the song "Together We Go Red Soldiers" by the composer Đinh Nhu. Because it's short, easy to sing and memorize and is often placed on the airwaves of the Radio and Television on anniversaries. The song is also used as a piece to execute during solemn ceremonies to review the troops....

Lời bài hát thật giản dị: "Cùng nhau đi hồng binh, đồng tâm ta đều bước... Làm sao cho toàn thắng, ta mới sống yên vui... Nào anh em nghèo đâu, liều thân cho đời sống, mong thế giới đại đồng, tiến lên quân hồng". Với tính chất hùng tráng, khích lệ, đầy hào khí, bài hát có sức sống bởi tính phổ cập rộng rãi, giai điệu cuốn hút, đầy tính lãng mạn. Cấu trúc tác phẩm gọn, hàm súc, kiệm chất liệu, dễ đi vào công chúng.

The lyrics are really simple: "Together we go red soldiers, with one heart let's go in step... How do we get to a complete victory, then we'll be living in peaceful happiness... Come, where are you poor brothers, sacrifice yourselves for life, hope for an egalitarian world, advance red troops." With a majesty, inspiration full of daring-do, the song has a vitality making it widely popular, with its catchy melody and romanticism. Its form is neat, self-contained, economical, and comes easily to the public.

Chưa rõ chính xác thời gian ra đời tác phẩm, chỉ biết bài hát được lưu truyền gần 7 thập kỷ, nhưng ít ai để ý tới sự nghiệp của tác giả, bởi đây là bài hát duy nhất của Đinh Nhu để lại. Bài hát được viết trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, nhằm vận động quần chúng làm cách mạng. Bài hát đã làm tròn sứ mệnh của một ca khúc cách mạng "sống mãi với thời gian", còn tác giả chỉ được nhắc tên, không nhiều người biết tới sự hy sinh anh dũng của tác giả cho sự nghiệp Giải phóng đất nước. Trên tấm bia tôn danh 9 liệt sĩ tù chính trị hi sinh khi phá Căng Nghĩa Lộ đều ghi thông tin ngắn gọn, trong đó có: "Liệt sĩ Đinh Nhu, 42 tuổi, dân tộc Kinh, quê quán Hải Phòng, hy sinh 17/3/1945". Ngoài ra, không có thông tin gì hơn.

It's not clear when this work came to life, we just know that it has circulated for nearly 7 decades, but few have paid attention to the creator, because this is the only song that Đinh Nhu left behind. The song was written before the August Revolution of 1945 with the aim of motivating the people to make a revolution. The song has fulfilled the mission of a revolutionary song "living always for the ages," but the author is just known by name, not many people know the heroic sacrifice of the author towards the Liberation of the land. Upon the monument honoring 9 martyred political prisoners who sacrificed their lives breaking out of Nghĩa Lô Concentration Camp is written brief information, included there is: "Martyr Đinh Nhu, 42 years old, ethnic Kinh, from Hải Phòng, sacrificed his life March 17, 1945." Other than that there's no more information.


Nhạc sĩ Phạm Việt Long (ngoài) và nhà thơ Ngọc Bái trước mộ Đinh Nhu
Composer Phạm Việt Long (outer) and poet Ngọc Bái before Đinh Nhu's grave

Theo những bậc lão thành cách mạng kể lại, bài hát "Cùng nhau đi hồng binh" được truyền tụng và lan nhanh ra cả nước, từ đồng bằng tới miền núi, từ xóm thợ công nhân tới khắp các làng quê, trong các lực lượng vũ trang tuyên truyền giải phóng và ngay cả các nhà tù của thực dân. Trong cách mạng Tháng 8 năm 1945, bài hát "Cùng nhau đi hồng binh" được vang lên như hồi kèn xung trận của đội quân cách mạng. Đồng thời với "Diệt phát xít" của Nguyễn Đình Thi, "Tiến quân ca" của Văn Cao, "Cùng nhau đi hồng binh" của Đinh Nhu, các ca khúc ấy được ví như những lời hiệu triệu toàn dân đứng lên lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, giải phóng cho quê hương. Âm hưởng của các ca khúc cách mạng đã vang trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam ngay từ những ngày đầu và luôn vang dội trong tâm trí người dân khát khao giải phóng.

According to experienced revolutionaries, the song "Together we go red soldiers" was glorified by mouth and quickly spread throughout the country, from the deltas to the mountains, from workman's villages to every hamlet, along with the armed forces of liberation propaganda and even in the colonizer's prisons. During the August revolution, the song "Together we go red soldiers" echoed like a fanfare going to war of the revolutionary ranks. At the same time with "Wipe out fascists," and "Advancing army song" by Văn Cao, "Go together red soldiers" by Đinh Nhu, each of these songs have been compared to an appeal for the people en masse to stand up and overthrow the yoke of domination of the French colonizers and Japanese fascists, to liberate the homeland. The resonance of these revolutionary songs echoed across the airwaves of the Voice of Vietnam immediately from the first days and always resounded in the hearts and minds of the people thirsting for liberation.

Đấy là những ngày sục sôi cách mạng. Đinh Nhu cùng với những người tù chính trị bị thực dân Pháp giam giữ nghiêm ngặt tại Căng Nghĩa Lộ. Với 3 bức hàng rào, ngăn cách bởi các khoảng trống được cắm chông và mắc dây thép gai "chim bay không lọt". Ở đây các tù nhân chính trị đã lập ra tờ báo "Đường Nghĩa" lưu truyền và bí mật chuyển ra ngoài nhà tù để vận động giác ngộ cho quần chúng tham gia cách mạng. Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật lật đổ Pháp. Quân Pháp lâm vào tình thế nao núng, chạy qua Nghĩa Lộ lên Tú Lệ, tìm đường trốn sang Trung Quốc. Biết được tình thế khốn cùng của quân Pháp, chi bộ nhà tù đã chủ động gặp và bàn với tên Civet, đồn trưởng Nghĩa Lộ, thả tù chính trị cùng hợp tác chống Nhật, khi Nhật chưa kịp tới Nghĩa Lộ.

Those were days boiling with revolution. Đinh Nhu along with the political prisoners were rigorously detained by the French colonists at the Nghĩa Lộ Concentration Camp. With three fences, separated by spaces with spikes and barbed wire "too small for a bird to pass through." Here the political prisoners established the "Righteous Road" newspaper handed down and secretly passed outside the prison to motivate the awakening of the public participating in the revolution. On March 9, 1945, the Japanese fascists overthrew the French. The French army found itself in a tense situation, fleeing past Nghĩa Lộ up to Tú Lệ looking for an escape route to China. Knowing of the destitution of the French army, the prison committee actively met and had discussions with the scoundrel Civet, Nghĩa Lộ's commander, to release the political prisoners to work together against the French when the Japanese hadn't yet made it to Nghĩa Lộ.

Nhưng tên đồn trưởng lừng chừng chờ thời, khiến chi bộ càng quyết tâm nổi dậy. Chi bộ tù chính trị chủ trương khởi nghĩa, ấn định thời gian, kế hoạch hành động, vượt tù ra ngoài lập căn cứ cách mạng. Phải đến khi tên Pelliere, Phó sứ Yên Bái, cùng tên đồn trưởng vào nhà giam phủ dụ. Các chiến sỹ cách mạng đã chuẩn bị sẵn biểu ngữ bằng chữ Pháp: "Hãy vũ trang cho chúng tôi chống phát xít Nhật. Thả ngay chúng tôi ra". Bọn Pháp từ phủ dụ chuyển sang doạ nạt, liền bị một số tù nhân chính trị không đợi tới ngày khởi sự dự định vào 18/3/1945, bất ngờ tấn công. Mọi người xông tới vật tên Phó sứ ra sân, dùng củi đánh trọng thương. Còn tên đồn trưởng chạy thoát, huy động lính phản công. Các chiến sĩ phá rào, chạy vào rừng. Có người bị bắn chết tại chỗ. Một số người bị bắt. Pháp đã đóng cọc trói các chiến sĩ cách mạng và xử bắn ngay sau đó một giờ. Xác 9 người đã bị vùi chung một hố cạnh nhà giam. Trong đó có nhạc sĩ Đinh Nhu. Đó là chiều ngày 17/3/1945.

The scoundrel commander nonchalantly bided his time causing the committee to become more determined to rise up. The political committee advocated a general uprising, determined the time, the action plan to escape from jail and establish a revolutionary base. They had to wait until the scoundrel Pelliere, Deputy Resident at Yên Bái, went with the scoundrel commander coming to the jail to placate them. The revolutionary warriors prepared banners in French: "Arm us to fight the Japanese fascists. Release us now." The French clique's placating words became threats and at once a few political prisoners couldn't wait until to get to the work planned for March 18, 1945 and unexpectedly attacked. Everyone rushed forward wrestling the scoundrel Deputy Resident to the yard and used wood to strike and seriously wound him. But the scoundrel commander escaped and mobilized the soldiers to counter attack. The warriors destroyed the wall, ran into the woods. There were those who were killed on the spot. Some were captured. The French planted stakes binding the revolutionary warriors and shot them an hour later. The bodies of 9 of them were buried together in a hour next to the jail. Among them was Đinh Nhu. That was the afternoon of March 17, 1945.

Cuộc nổi dậy ấy đã có một số người chạy thoát khỏi Căng Nghĩa Lộ, đều trở thành nòng cốt lãnh đạo Tổng Khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945 ở nhiều địa phương trên cả nước. Tiêu biểu là nhà sử học Trần Huy Liệu, nhà sử học Văn Tân (Trần Đức Sắc), tướng Vương Thừa Vũ, tướng Trần Quyết... đều trở thành những nhà lãnh đạo nổi tiếng của cách mạng. Trong hồi ký do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, nhà sử học Trần Huy Liệu đã viết: "Riêng anh Đinh Nhu, khi đã bị quân giặc bắn thủng mắt rồi vẫn còn luôn miệng chửi giặc Pháp. Chính cái chết can đảm của các anh đã gieo vào dân chúng Nghĩa Lộ một ấn tượng không bao giờ quên". Để tưởng nhớ sự hy sinh oanh liệt của các chiến sỹ cách mạng tại Căng Nghĩa Lộ, trong đó có liệt sỹ Đinh Nhu, Đài tưởng niệm anh linh các liệt sỹ đã được dựng ngay trên phần xương cốt các anh nằm. Đó là một phần Di tích Lịch sử cách mạng Căng và Đồn Nghĩa Lộ đã được Nhà nước công nhận, được nhân dân thường xuyên chăm lo thăm viếng.

This uprising had a few people escape from the Nghĩa Lộ Concentration Camp who all became grassroots leaders of the General Uprising in August 1945 in many locales around the country. Typical are the historian Trần Huy Liệu, historian Văn Tân (Trần Đức Sắc), general Vương Thừa Vũ, and general Trần Quyết... who all became famous revolutionary leaders. In a memoir published by the Social Sciences Publisher, historian Trần Huy Liệu wrote: "Đinh Nhu alone, when he was shot up by the enemy troops continued to curse the French enemy. It was their courageous deaths sowed among the people of Nghĩa Lộ an unforgettable impression." In memory of the illustrious deaths of revolutionary warriors at Nghĩa Lộ Concentration Camp, among them the martyr Đinh Nhu, a memorial monument for the martyrs has been erected above the bones where they lay. That is part of the revolutionary Historical Monument of the Nghĩa Lộ Concentration Camp and Post recognized by the government that is attended to and visited by the people.

Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam do nhạc sĩ Trọng Bằng và nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trong nhiệm kỳ VI, tới làm việc tại Yên Bái, đã vào thị xã Nghĩa Lộ thắp hương tưởng niệm nhạc sĩ Đinh Nhu và các liệt sĩ đã hy sinh tại Căng Nghĩa Lộ. Tại nơi này nhạc sĩ Trọng Bằng xúc động nói: "Rất cảm ơn nhân dân Nghĩa Lộ đã chăm lo cho phần mộ của nhạc sĩ Đinh Nhu, để cả nước biết nơi đây đã yên nghỉ một nhạc sĩ cách mạng".

A Vietnamese Composers Detachment of Trọng Bằng and Đỗ Hồng Quân during the Sixth term came to work at Yên Bái and entered Nghĩa Lộ to burn incense in memory of the composer Đinh Nhu and the martyrs who died at Nghĩa Lộ Concentration Camp. In this place the composer Trọng Bằng emotionally spoke: "Many thanks to the people of Nghĩa Lộ who have attended to composer Đinh Nhu's grave so that the whole country knows that this is the resting place of a revolutionary composer."


1) "Người Việt Nam ... ít nhiều đều thuộc giai điệu của ca khúc "Cùng nhau đi hồng binh"" - Nếu đúng như vậy thì là do nền giáo dục và phương tiện thông tin của chính phủ Việt Nam phát hành từ những năm 1970 trở sau. Còn nhiều người Việt Nam sống ở hải ngoại không biết gì về ca khúc này.

2) "...đầy tính lãng mạn." - Lãng mạn cũng có ý nghĩa "có tư tưởng lí tưởng hóa hiện thực và nuôi nhiều ước mơ về tương lai xa xôi" (Từ điện tiếng Việt, Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, 1992). Lí tưởng hóa hiện thực là không trùng hẳn với hiện thực. Không hay chưa trùng hẳn với hiện thực thì phải nuôi nhiều ước mơ. Một ước mơ còn xa xôi là "mong thế giới đại đồng." Tôi đọc trên một trang diễn đàn là một quan điểm hợp lý là "để thực hiện mộng thế giới đại đồng, trong đó sẽ không còn biên giới quốc gia, không còn Tổ Quốc." Khái niệm này cũng khá giống John Lennon trong bài ca "Imagine" - "...imagine there's no countries." Nhưng con người thật sự có muốn một thế giới không đất nước, không Tổ Quốc không?

3) "Chưa rõ chính xác thời gian ra đời tác phẩm..." - Tác giả bài này viết rất đúng. Tôi nghĩ là chắc chắn đã có ca từ này từ năm 1936, có lẽ từ sớm hơn. Về giai điệu tác phẩm thì không rõ lắm. Ca khúc này được phổ biến do truyền miệng. Tác giả bài này viết hai chữ "truyền tụng" và cũng viết nó "lan nhanh ra cả nước." Tôi chưa thấy nhận chứng cho điều này. Thí dụ lúc viết bài tóm lại nhạc Việt trước 1946, Lê Thương, dù nhắc đến những ca khúc cách mạng khác, không nói gì đến bài ca "Cùng nhau đi hồng binh." Trong các quyển Hồi ký Phạm Duy cũng nhắc đến nhiều ca khúc cách mạng nhưng không nói gì đến bài ca "Cùng nhau đi hồng binh."

4) Việc "...đồng thời với "Diệt phát xít" ... "Tiến quân ca"..." cũng khó tin. Thời cách mạng cũng là thời Việt Minh - là thời Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. Thời bấy giờ họ muốn bé nhỏ hay giấu đi các nét cộng sản chủ nghĩa, đại đồng chủ nghĩa để được sự ủng hộ của quần chúng yêu nước rộng rãi nhất. Còn nữa thủa ấy tôi nghĩ rằng bài ca chưa được phát thanh trên Đài tiếng nói Việt Nam (cũng có lẽ vì lý do ở trên).

5) ""Liệt sĩ Đinh Nhu, 42 tuổi, dân tộc Kinh, quê quán Hải Phòng, hy sinh 17/3/1945". Ngoài ra, không có thông tin gì hơn." Theo tôi biết thì chỉ có hai tư liệu của những đã gặp mặt Đinh Nhu là trong những bài hồi ký của Trần Huy Liệu và Nguyên Hồng. Cả hai người không cho Đinh Nhu là một người soạn nhạc. Tác giả trích đúng các lời hồi ký của Trần Huy Liệu.

6) "...nhạc sĩ Trọng Bằng và nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân...thắp hương tưởng niệm nhạc sĩ Đinh Nhu." Đinh Nhu được coi như tổ tiên hay thần thánh của nhạc mới Việt Nam. Thần tượng hóa một người sống hết mình cho cách mạng rất hợp lý và rất đúng cho những người theo cách mạng.

6 tháng 2, 2011

Glas absint en een karaf (Ly rượu apxin và một bình) - Vincent Van Gogh (1886)

Là một công dân của nước giàu mạnh thì mình được một điều thú vị là xem nhiều bức tranh kiệt tác của thế giới. Tôi đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mình nhận rằng dân xứ Việt rất hạn chế về điều kiện xem hội họa toàn cầu.

Google Art Project là một công trình rất quan trọng cho các người muốn thưởng thức và hiểu biết về hội họa. Nếu mình không được đến thăm bức tranh thì bức tranh đến thăm mình. Hiện nay Google Art Project chưa chụp được nhiều tác phẩm, nhưng từng tác phẩm họ trình bày trên mạng đều có chất lượng xuất sắc.

Google đã chụp vài chụp bức tranh tại Van Gogh Museum ở Hà Lan (không biết bao giờ tôi sẽ được đến tận viên bảo tàng ấy).

Một tí dụ là Café table with absinthe (Bàn tiệm cà phê với rượu apxin) - tên thật là Glas absint en een karaf (Ly rượu apxin và một bình).

Chương trình này của google cho người xem được phóng đại hình ảnh này cho gần hơn.

Và gần hơn nữa để xem từng nét vẽ.

4 tháng 2, 2011

3 tấm ảnh miền Nam ngày xưa







nguồn: Randall Lee Foster Collection, The Vietnam Archive, Texas Tech University

Vietnam Archive được giữ rất nhiều ảnh chụp ở Việt Nam thời chiến tranh. Rất đáng tiếc nhiều ảnh không được xuất bản với những chi tiết cần thiết như nơi chụp, ngày tháng năm chụp.

Tôi nghĩ ba tấm ảnh này không chụp ở Sài Gòn. Tôi chưa được biết đến rạp ciné Ánh Sáng ở Sài Gòn - có lẽ đây là rạp Ánh Sáng ở Phan Thiết (gọi là Nhà Văn hóa hiện nay?). Phim "Ces dames s'en melent" được sản xuất năm 1965.

3 tháng 2, 2011

Le garnison de That-Khé / Une jungle propice aux embuscades / Lao-Kay

La garnison de That-Khé avait procédé autour du poste a une organisation défensive très poussée du terrain, dont subsistent des traces
Quân Thất Khê đã hành động xung quanh một đồn có tổ chức phòng vệ đầy vào đất, mà còn những vết tích

Nguồn: "Autour de la RC4," France Illustration (4 novembre 1950), 478-9. [Xung quanh quốc lộ 4]

Avant les évacuations de la région d'Anchau, nos convois circulaient sur la RP13, au milieu d'une jungle propice aux embuscades
Trước việc rút khỏi vùng An Châu, đoàn xe chúng ta đi lại trên Đường địa phương số 13, giữa rừng thuận lợi cho bị phục kích

Lao-Kay et la rivière Nam-Ti, au delà du fleuve Rouge (en haut, a gauche), c'est la Chine
Lào Cai và sông Nậm Thi, bên kìa sông Hồng (ở trên, phía phải), là Trung Quốc

Nguồn: Lucien Bodard, "Les journées dramatiques du Tonkin; L'évacuation de Lao-Kay nécessité malheureuse," France Illustration (25 novembre 1950), 550-552. [Các chuyến đi nguy kịch ở Đông Kinh; Việc cần thiết là phải rút khỏi Lào Cai]


View Larger Map

1 tháng 2, 2011

Le drapeau d'Ho Chi Minh flotte encore

P.C. rebelle pris intact. Le drapeau d'Ho Chi Minh flotte encore
Cơ quan đầu não nổi loạn được chiếm lấy nguyên vẹn. Lá cờ Hồ Chí Minh vẫn phấp phới

nguồn: "Dans les montagne du Haut Tonkin: Le Vietminh passe a l'offensive," France Illustration (21 octobre 1950), 433-4.