1 tháng 10, 2010

Lê Thị Hồng Gấm người chiến sĩ kiên cường (Lê Thị Hồng Gấm, A Steadfast Warrior) - Trần Thụ (1971?)

Như đóa hoa thơm, như một bài ca bất diệt
Like a fragrant flower, like an everlasting song
Lê Thị Hồng Gấm, người con gái Mỹ Tho kiên cường bất khuất
Lê Thị Hồng Gấm, a steadfast, unyielding daughter of Mỹ Tho
Đẹp thay như đóa hoa thơm, đẹp thay như một bài ca bất diệt
So beautiful like a fragrant flower, so beautiful like an everlasting song
Hồng Gấm chiến sĩ Hồng Gấm người con gái anh hùng
Hồng Gấm, the warrior Hồng Gấm a heroic daughter.

1)
Chiến đấu và lớn lên
Fighting and growing up
Trong những ngày đồng khởi
During those days of general uprising
Nơi quê hương chìm trong máu lửa
Her home village sunk into blood and flame
Người con gái của đồng bang sông Cửu Long
A daughter of the Mekong Delta
Theo bác cha anh đánh giặc giữ làng
Following after her uncles, father and brothers to fight the enemy, protect her village
Bọn giặc đông gấp bội
As the enemy grew and multiplied
Chị vẫn chiến đấu kiên cường
She still steadfastly fought
Để bảo vệ đồng đội
To protect her comrades in arms
Tư thế tấn công
In an attacking position
Lê Thị Hồng Gấm anh hùng tuyệt vời
Lê Thị Hồng Gấm, a splendid hero
Đẹp như tầm gương chiếu sáng tuổi xuân trên đường hành quân
Beautiful like a mirror reflect the brightness of age of youth upon the marching road

2)
Băng qua mọi hiểm nguy vào bốt đồn bọn giặc đóng
Rushing past every danger, she entered post the enemy occupied
Như con chim chuyển tin không mỏi
Like a bird giving news and not tiring
Hồng Gấm được mọi người hết lòng mến thương
Hồng Gấm, beloved by everyone with all their hearts
Xông ra nhân dân xây dựng phong trào
Rush out with the people to build a movement
Bầy trực thăng trên trời
A bevy of helicopters in the sky
Chị bán chúng tơi bời
She fired at them dispersing them
Để bảo vệ đồng đội
To protect her comrades in arms
Ghi tiếp chiến công trên trang sử mới hôm nay
Record anew feats of arms on new pages of history today
Nêu cao truyền thống Bà Trưng Bà Triệu
Elevate the traditions of Mrs. Trưng and Triệu
Rạng rỡ thắm thêm mãi mãi
Every more brilliant, forever
Dòng máu anh hùng Việt Nam.
Vietnam's heroic bloodline.

Vân Khánh ca:

Cấu trúc bài ca này rất rõ. Bắt đầu với điệp khúc so nhân vậy với đóa hoa, với "một bài ca bất diệt." Phiên khúc thứ nhất nói tới tình hình lâu dài ở vùng quê của nhân vật - "Bọn giặc đông gấp bội." Phiên khúc thứ hai thì viết về liệt sĩ siêu nhân - một người thần thoại kiểu hai Bà Trưng, Ấu Triệu. Đoạn điệp khúc có một tí chất thơ, nhưng nói chung ca từ này đọc như văn xuôi - như một bài báo.

"Như con chim chuyển tin không mỏi, Hồng Gấm được mọi người hết lòng mến thương. Xông ra nhân dân xây dựng phong trào bầy trực thăng trên trời, chị bán chúng tơi bời để bảo vệ đồng đội."

Ca khúc này sáng tác một quảng thì giờ mà Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị giật lùi cũng nhiều - do thành quả của Tết Mậu Thân và Chương trình Phượng Hoàng. Vậy việc tuyên truyền để giữ tính bất khuất rất là cần thiết. Rất khó biết thế nào là sự thật về con người Lê Thị Hồng Gấm. Thông tin thì rất lờ mờ - được thần thánh hóa thì các câu chuyện chính thức cũng khó tin.

Các nguồn trên mạng cho rằng Lê Thị Hồng Gấm qua đời năm 1970. Tên tuổi cô ấy mới được sử dụng trong cơ chế tuyên truyền từ cuối 1971 (thí dụ "Gương mẫu Lê Thị Hồng Gấm" trong báo Nhân Dân ngày 15 tháng 10 1971). Như trường hợp Lê Văn Tám cái chuyện có thật hay giả không quan trọng. Có huyền thoại để hấp dẫn người trẻ là đủ rồi. Như độc giả Tien Vuong nhận xét là các anh hùng tuổi thanh xuân, dù việc có thật hay không, được coi như thật vì chúng diễn đạt những cảm xúc của nhiều thanh niên sẵn sàng chiến đấu.

Các nước có những anh hùng dũng cảm, quyết tâm và trung nghĩa với động đồi. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản có các phim kiếm hiệp, ở Mỹ có các phim John Wayne, Chuck Norris, Rambo, v.v. Có lẽ điều đặc trưng của Lê Thị Hồng Gấm (và các anh hùng khác nhưng Dương Văn Nội, Lê Văn Tám) là đầy là những anh hùng bất đắc dĩ. Lê Thị Hồng Gấm thuộc "phái yếu" và các anh hùng khác thì rất trẻ.

10 nhận xét:

Tien Vuong nói...

Bác Tây Bụi,

Tôi không trả lời câu hỏi phải chăng Lê Văn Tám hay Lê Thị Hồng Gấm là có thật. Nhưng tôi biết, và bác cũng biết, hàng triệu người VN khác đã tự nguyện hi sinh vì đất nước này là có thật, thì vì cớ gì mà Lê Văn Tám hay Lê Thị Hồng Gấm phải là giả? Phải chăng một đứa trẻ con thấy làng mạc quê hương nó bị ném bom phải đợi lớn lên mới biết căm thù? Dân tộc VN có thể đi sai đường, nhưng họ không bao giờ cho phép người Mỹ đến dạy họ theo cách như vậy!

Chúc bác dịch văn thơ tuyên truyền vui. Và đừng vì nó sặc mùi tuyên truyền, không "thi vị" mà đâm ra bất mãn bác nhé!

Tiên

tây bụi nói...

Cám ơn Tiên chia sẻ quan niện ở đây. Ý tôi là tìm hiểu cách thể hiện sự mất mát thời chiến tranh qua ca khúc. Các nhận xét là của cá nhân tôi, một người ngoài cuộc. Tôi không coi nhỏ việc hàng triệu người Việt Nam chết vì một chiến tranh mà đất nước tôi đã tham gia một cách thiếu nhân đạo. Có người tự nguyện mà hy sinh, có người khác không tư nguyên mà vẫn bị chết.

Tôi xin bạn Tiên giúp tôi hiểu được thẩm mỹ của những bài ca này. Một tác phẩm như "Lê Thị Hồng Gấm" đối với tôi hơi khó nghe. Như vậy tôi muốn nắm được cái hay của các tác phẩm như vậy.

Tôi không có ý làm cho các bạn đọc thấy khó chịu.

Tien Vuong nói...

Về bài hát này thì bác nói rất đúng. Nó rất khó nghe. Tôi không cách gì làm cho bác hiểu được thẩm mỹ của nó.

Tôi chỉ xin lưu ý bác. Nếu bác muốn tìm hiểu cách thể hiện sự mất mát thời chiến tranh thì nên tìm ở chỗ khác. Chắc bác cũng thừa biết văn thơ nhạc tuyên truyền không phải làm ra để thể hiện sự mất mát, hoặc chỉ để thể hiện sự mất mát.

Hơn nữa, những bản nhạc dở, không đi vào lòng người như bản này cũng có ai biết hay nhớ tới đâu? Cho nên nó cũng không thể tiêu biểu cho nhạc tuyên truyền của cộng sản VN. Bác nên chăng tìm hiểu các bài được đông đảo người VN yêu thích?

Ngoài ra, giả sử một tác phẩm đã được công nhận rộng rãi trong một cộng đồng rồi, nên chăng đừng mong đợi nó phải có giá trị thẩm mỹ (trong đó có tính nhân văn) tuyệt đối. Nó là cho cộng đồng đó, tập thể đó, mà thôi. Bác nói gì về The Hurt Locker, nếu bác đã xem phim này? Nó đã được trao giải Oscar tại Mỹ, nghĩa là tính thẩm mỹ của nó được xã hội Mỹ công nhận. Thế nhưng nó nói gì khác ngoài tô hồng cho cuộc chiến bất nhân và phi pháp của Mỹ tại Iraq?

Nên chăng bác đừng cố tìm kiếm sự nhân bản trong chiến tranh? Nó có thể tồn tại trước khi vũ khí, bom đạn được đem tới.

tây bụi nói...

Tôi đồng ý với bạn rằng mình "mong đợi nó [tất cả các tác phẩm tuyên truyền] phải có giá trị thẩm mỹ." Tôi chỉ viết những nhận xét riêng, có lẽ một người khác có nhận xét khác.

Dù hay hay dở, được ưa thích hay không, bài ca này cũng phải gọi là tiêu biểu vì được cơ chế tuyên truyền cho biểu diễn với kỷ thuật cao, được thu thanh, được phát thanh, và được lưu trữ. Còn hiện nay bài ca này còn được cung cấp cho thính giả qua làn sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam và qua website nhaccachmang.net. Rất có thể một ca khúc như ca khúc này "không vào lòng người nghe" nhưng không có ý nghĩa là đã không có những người muốn tìm cách để cho nó vào lòng người nghe.

Công trình của tôi bây giờ không phải là tìm hiểu đến sự mất mát của chiến tranh. Tôi muốn tìm hiểu đến cách tưởng niệm sự mất mát này qua những tác phẩm phổ thông, qua các ca khúc. Người ta chết thì việc qua đời được coi là có ý nghĩa? Tất nhiên thì phải có, và lắm lần việc hy sinh này làm cảm hứng cho những người còn sống. Tôi muốn tìm hiểu đến sự đa dạng của việc tưởng niệm, nhưng thật ra ở phía Bắc sông Bến Hải thì sự đa dạng có hạn chế. Hay phải nói là tế nhị hơn - hai bài Lê Thị Hồng Gấm của Trần Thụ và Phạm Tuyên cũng khác nhau chứ? Một việc nữa là đề tài - ai được tưởng niệm? Tôi chưa thấy tác phẩm âm nhạc nào được viết về một sĩ quan Quân Đội Nhân Dân ngã xuống trên chiến trường.

Tôi cám ơn các nhận xét rất có giá trị của bạn Tiên.

Nặc danh nói...

"Tôi không coi nhỏ việc hàng triệu người Việt Nam chết vì một chiến tranh mà đất nước tôi đã tham gia một cách thiếu nhân đạo". Vâng xin phép anh sửa từ "tham gia" bằng từ "gây ra", tôi biết anh là 1 người Mỹ - như anh nói, nên tiếng Việt của anh có thể chưa được thông thạo lắm, tôi rất thông cảm. Tất nhiên đây chỉ là 1 ý nhỏ trong muôn vàn những ý tưởng khác mà tôi cho rằng do vốn tiếng Việt vụng về của anh mà thành (tôi rất xin lỗi nếu như nó là 1 lời nói thiếu lịch sự và kém xã giao với 1 người nước ngoài như anh).

"Ý tôi là tìm hiểu cách thể hiện sự mất mát thời chiến tranh qua ca khúc." Tôi hy vọng đây là lý do mà anh đến với các ca khúc CM (dù anh có thanh minh thanh nga thêm ở dứoi). Tôi tự nhận thấy tôi khá là chủ quan khi tự cho rằng mình hiểu rõ về con người của anh / tính cách của anh/ sở thích của anh/... chỉ qua vài entry trên blog này. Vâng, anh cũng có thể cười khẩy với cái sự ngây thơ ấy của tôi cũng giống như cách tôi nhìn anh khi anh nghĩ anh có thể (dễ dàng) đánh giá/cân đo/thấu hiểu/... được về sự mất mát của chiến tranh của ca khúc (CM).

Nặc danh nói...

Có lẽ là anh cảm thấy thất vọng khi anh Tiên Vương ở trên k0 thể chỉ đc cho anh thẩm mỹ của những dạng ca khúc thế này. (ý tôi nói là những ca khúc ngang phè, k0 có giai điệu, nặng mùi tuyên truyền chứ k0 phải những ca khúc CM được yêu thích và đã tồn tại theo năm tháng).

Tôi k0 phải người sinh ra trong thời chiến, tôi k0 thể đem tôi ra làm ví dụ cho tất cả những người VN đã từng hát, đã từng nghe những ca khúc như thế này, đã từng cảm nhận, đã từng chiến đấu, đã từng ngã xuống... Cái tôi nhận được chỉ là cảm xúc từ nó. Tôi k biết về LTHG, cũng k0 có trải nghiệm về chiến tranh, nhưng thật sự không khó khăn nhận thấy cảm xúc và sự nhiệt thành của âm nhạc, lời ca, của tác giả và của người ca sĩ đã thể hiện.

Lê Thị Hồng Gấm, Lê Văn Tám,... có thật hay k0,tôi k0 quan tâm, nhưng cách anh nghi ngờ (và có phần mỉa mai trong cách nói về việc thần thánh hóa việc hi sinh của những con người tầm thường) tôi nghĩ là 1 việc thiếu tế nhị với những anh hùng của chúng tôi. Nó giống như thể 1 người vô thần mỉa mai kinh kệ, đức tin của 1 người theo Đạo. Trong trường hợp Lê Thị Hồng Gấm có thật và đã ngã xuống vì đất nước của chúng tôi, thì việc nghi ngờ và mỉa mai của anh còn hơn cả 1 sự "thiếu tế nhị", chắc anh hiểu.

Nặc danh nói...

Ở thời điểm ca khúc này ra đời, tôi tin là nó đã hòan thành nhiệm vụ lịch sử của nó.Mục đích ra đời của nó là để "truyền cảm hứng" chứ không phải là "tạo ra giá trị thẩm mỹ" hay nói cách khác, giá trị thẩm mỹ của nó ở đây là việc tạo ra cảm xúc tức thời. Tôi xin nhắc lại là tôi dùng từ "truyền cảm hứng" chứ không phải là "tuyên truyền" (sắc thái ý nghĩa của từ này hiện nay dần bị dịch chuyển và mang nhiều ý nghĩa tiêu cực như kiểu "mị dân" hơn là ý nghĩa trước đây). "Thẩm mỹ" với anh có lẽ chỉ nằm trong "ca từ" và "âm nhạc".

Tôi k hiểu cách anh nghĩ 1 ca khúc là tiêu biểu có nghĩa là như nào. WS nhaccachmang.net hay baicadicungnamthang.net cũng chỉ là những WS tự phát của những nhóm cá nhân cùng sở thích, k0 phải của chính phủ. Có lẽ ca khúc này đã bị lãng quên như rất nhiều ca khúc CM có giá trị cao và k0 cao lắm nếu như nó k0 được những người đã từng nghe nó, yêu thích nó vẫn còn nhớ và yêu cầu đc nghe lại trên Đài phát thanh. Các thành viên của các ws kia chỉ có nhiệm vụ là thu lại và up lên để chia sẻ với những nguời ít có điều kiện nghe đài. Nó hoàn toàn k0 phải là 1 cách tuyên truyền theo cách anh hiểu. Các BTV của Đài k0 phải dễ dàng tìm kiếm nó trong kho tư liệu, và nó cũng k phải là những ca khúc đc phát thường xuyên. Việc lưu trữ là đương nhiên (dù thực tế là cách lưu trữ tư liệu của Đài k0 phải trong đk hòan hảo), nó giống như việc lưu trữ các thước phim thời chiến thôi.

Xin nói thêm về tác giả ca khúc này NSUT Trần Thụ - ông là 1 ca sỹ nổi tiếng của Đài PTTNVN, chứ không phải 1 nhạc sỹ. Ông cũng có những bài hát hay và đc yêu thích như "nhanh tay lứoi, chắc tay súng" hay "Chiều Hồ Gươm", nhưng xin nhắc lại ông k0 phải là 1 nhạc sỹ nên dù ông có viết 1 ca khúc k0 có giai điệu hấp dẫn thì hoàn toàn có thể hiểu đc. Nhưng "LTHG- người chiến sỹ kiên cường" qua tiếng hát ấn tượng của nghệ sỹ Vân Khánh ít nhiều cũng mang lại cho tôi nhiều cảm xúc.

"Tôi chưa thấy tác phẩm âm nhạc nào được viết về một sĩ quan Quân Đội Nhân Dân ngã xuống trên chiến trường." Có lẽ do cách diễn đạt, tôi k thể hiểu được ý anh muốn nói trong câu này.

Figaro83

tây bụi nói...

Trước tiên tôi cám ơn bạn Figaro83 (tôi xin mạn phép xưng hô "bạn") bỏ thì giờ đọc và suy nghĩ về những ý kiến của tôi. Như bạn viết rất có thể là Việt văn của tôi có thiếu xót và tôi cũng cám ơn bạn thông cảm điều đó. Tôi cũng nghĩ rằng rất có thể là bạn và tôi có hai thế giới quan không nhất trí với nhau.

Chữ "tham gia" hoàn toàn đúng ý tôi muốn viết. Nói là "gây ra" thì tôi thấy đơn giản tình hình lịch sử. Thực ra nhiều đất nước "tham gia" cuộc chiến tranh xây ra ở Đông Dương từ những năm người Việt chống Pháp để thực hiện vận mệnh của nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các nước Pháp, Anh, Nhật, Trung Hoa, Cao Miên, Thái Lan, Lào, Úc, Hàn Quốc, Liên Xô và Đông Âu cũng tham gia. Và suốt thời gian này (đến bây giờ) có người Việt đánh nhau, bắn chết nhau vì không đồng ý với nhau về vận mệnh nước Việt. Và đến bây giờ vẫn còn những người Việt muốn đánh nhau vì lý do đó.

Tôi cũng coi chiến tranh Đông Dương là một điểm nóng của chiến tranh lạnh xây ra toàn cầu. Có những nước muốn lập nên nền chuyên chính vô sản toàn cầu - có những nước khác nhiệt liệt chống điều đó. Quan niệm ấy cũng gây mẫu thuận ở Việt Nam. Thế giới tư sản (Mỹ và Tây Âu) và thế giới vô sản (Liên Xô, Trung Hoa) đã đánh nhau liên tiếp - nhưng không đánh nhau trực tiếp. Tôi có thể đồng ý nếu bạn muốn nói rằng sự tham gia của nước Mỹ trong chiến tranh Đông Dương là một sự can thiệp trong việc của Việt Nam. Nhưng sự can thiệp của nước Trung Hoa cũng không xứng đáng.

Tôi không bênh vực hành động của nước Mỹ trên chiến trường. Nhưng tôi vẫn cho rằng nước Mỹ gây ra chiến tranh ở Việt Nam không đúng. Nói tham gia đúng hơn. Và nếu bạn muốn nói rằng sự tham gia không căn cứ vào các luật pháp quốc tế của nước Mỹ gây ra tai hại cho hàng triệu người Việt (và cho người Mỹ nữa) tôi cũng sẽ đồng ý với bạn.

tây bụi nói...

Tôi cám ơn bạn Figaro83 giúp tôi hiểu biết thêm về nghĩa của bài hát này đối với một người Việt. Tôi viết blog để phát triển tầm hiểu biết của tôi về tiếng Việt và về Việt Nam. Lắm lần tôi viết những ý kiến vẫn đang phát triển nhưng chưa được chín. Vậy các ý kiến xây dưng của Tien Vuong và bạn giúp tôi rất nhiều.

Vì bạn và tôi đến từ hai thế giới quan khác nhau bạn sẽ cảm thấy được những cảm xúc mà tôi không nắm được. Tôi đã cố gắng nhìn hiện tượng của bài ca này một cách vô tư và khoa học - nhưng có lẽ tôi chưa thành công. Có lẽ lúc nào mà có người ngoài cuộc chạm đến những cái được coi là thiêng liêng thì sẽ dễ lâm vào sự "thiếu tế nhị" như bạn viết. Tôi ở xa, từ một xã hội và nền văn hóa khác nhìn đến hiện tượng này qua những tư liệu lich sử. Rồi tôi cố gắng phân tích hiện tượng này.

Tôi không nghĩ mỉa mai về con người Lê Thị Hồng Gấm. Đúng là tôi nghi ngờ - nghi ngờ về quá trình thần thánh hóa con người này. Có lẽ thói đó cũng là bản sắc của dân Mỹ - bọn Mỹ như tôi hay nghi ngờ chính phủ và người có quyền trong xã hội của mình. Nhưng tôi hy vọng tôi không viết lời xấu nào về Lê Thị Hồng Gấm. Tôi nghĩ đây là một chuyện buồn - một cô gái tuổi thanh xuân chết non vì chiến tranh. Tôi cũng thấy buồn vì các lính Mỹ có thể đã bị chết do chiến công của LTHG. Nhưng Tiên Vương viết: "Phải chăng một đứa trẻ con thấy làng mạc quê hương nó bị ném bom phải đợi lớn lên mới biết căm thù?" tôi thấy hoàn toàn hợp lý.

Còn tôi cũng không đánh giá xấu bài ca "Lê Thị Hồng Gấm người chiến sĩ kiên cường" và tác giả bài ca này. Bạn cho rằng Trần Thụ không phải là nhạc sĩ. Đó là quan niệm của bạn. Trang web Bài ca đi cùng năm tháng có trang cho "Nhạc sĩ Trần Thụ."

http://baicadicungnamthang.net/nhac-si/178/Tran-Thu.html

Tôi biết rằng Trần Thụ đã soạn ít nhất là 16 bài ca. Không phải bởi tình cờ mà Trần Thụ soạn nhạc này. Như bạn viết tác giả này theo nhiệm vụ và sẽ không được giao nhiệm vụ này nếu không cảm thấy mình có khả năng hoàn thành nhiệm vụ ấy.

Trang web ở trên cho biết rằng 2982 thính giả đã nghe bài hát này - gần với số thính giả nghe "Nhanh tay lưới, chắc tay súng."

Theo tôi một bài ca tiêu biểu là một bài ca đáp ứng nhu cầu của người nghe trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó, một bài ca phản ứng tình hình xã hội của thời đó. Còn nữa một bài ca tiêu biểu có thể sẽ lưu lại trong ký ức của nhiều người và sẽ được trao lại cho những thế hệ đến sau. Nhưng điều thứ hai này không quan trọng bằng điều thứ nhất. Vậy tôi cho rằng bài ca này là một bài ca tiêu biểu (dù chưa được nằm trong những bài ca tiêu biểu nhất).

tây bụi nói...

Tôi cũng hoàn toàn ủng hộ việc các nhân viên Đài Phát Thanh ở Việt Nam và các thành viên của các website nhaccachmang.net và baicadicungnamthang.net.

Bạn cũng đã có thắc mắc về câu này tôi viết:

"Tôi chưa thấy tác phẩm âm nhạc nào được viết về một sĩ quan Quân Đội Nhân Dân ngã xuống trên chiến trường."

Tôi sẽ cố gắng viết lại ý kiến của tôi cho rõ hơn.

Trong thời chiến tranh ở Việt Nam hai bên đều có những bài ca tưởng niệm những chiến sĩ nằm xuống và hy sinh. Ở miền Nam thì một phần lớn các anh hùng được tưởng niệm bằng bài ca là những chiến sĩ có cấp sĩ quan. Ở miền Bắc (và với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) các người như Lê Văn Tám, Lê Thị Hồng Gấm và Nguyễn Văn Trỗi không có cấp nào cả. Nói thật họ cũng không được coi như thuộc quân đội. Có lẽ nguồn cảm hứng của các người nằm ở trong sự kiện này. Ba người này do ý chí cao (không bởi chức năng hay cấp) làm gương mẫu chứng minh rằng mọi người Việt có khả năng làm những việc siêu việt.