Trần Huy Liệu, Hồi ký (Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1991). Năm 1950 ông ta viết về báo giới miền Nam những năm 1920.
tr. 44 - Ở Nam Kỳ, hồi ấy làng báo quốc văn còn lộn xộn lắm mặc dù trong lịch sử báo chí Việt Nam, báo chí Nam Kỳ có sớm hơn hết. Mấy vị "Chánh chủ bút" như Lương Khắc Ninh, Trương Duy Toản, Lê Hoằng Mưu v.v... tại mấy tờ Trung lập, Lục tỉnh tân văn... đều là những "thầy tuồng" và "thày cải lương" nổi tiếng. Trên mặt báo bên cạnh những bài kể thuật, các cuộc đón đưa đón cạc vị "quý quan", các cuộc thi xe đạp, thi sắc đẹp, những tiểu tuyết tình ái và trình thám, thỉnh thoảng còn có những bài giải thích Tam quốc chi, Tây du hay Càn Long du Giang Nam. Cách hành văn còn phảng phất lối hát tuồng, hát cải lương. Những hạng trí thức trong xứ hầu hết coi báo chữ Pháp không thèm nhìn đến báo quốc văn và cho rằng nó ít có giá trị.
In the South those days the journalism community writing in the national language was very mixed up, even though in Vietnamese newspaper history Southern newspapers were the earliest. Distinguished "editors-in-chief" like Lương Khắc Ninh, Trương Duy Toản, Lê Hoằng Mưu v.v... at newspapers like Trung lập [Impartial], Lục tỉnh tân văn [New Literature of the Nine Provinces]... were all famous "Chinese opera masters" or "renovated theatre masters." On their pages, next to news accounts--the meeting and seeing off of "notable officials," bicycle races, beauty pageants, love and detective novels--there were occasionally articles explaining The Three Kingdoms, Western Journeys or The Voyage of Emperor Qian Long to Jiang Nan. The compositional style still vaguely resembled that of Chinese opera and renovated theatre. The region's intellectuals all looked at the French papers and had no desire to go with papers in the national language because they thought they had no value.
Trần Huy Liệu viết đoạn để nói về thế giới quan của "hạng trí thức" miền Nam thủa ấy và cũng phân biệt tờ báo của ông lúc bấy giờ (Đông Pháp Thời Báo) với các báo quốc ngữ khác. Đến bây giờ hình như vẫn còn một lối tu từ có thể gọi là tuồng, cải lương. Thập niên 1920 đến bây giờ có lớp trí thức coi thường coi thường lối tu từ dù phải nói rằng lối ấy có tính dân tộc. Cách soạn lời của Vương Hồng Sển chẳng hạn đối với tôi hơi khó hiểu nhưng tôi phải thừa nhận rằng văn chương của ông ta rất đẹp. Có lẽ vấn đề chính là lối tu từ này kém về mặt thực hiện nhiệm vụ một cách ngắn gọn có hiệu quả ngay - vậy "ít có giá trị". Song lối này thì giầu về tình cảm, đi sâu vào lòng người đọc, người nghe và rất có thể có hiệu quả lâu dài.
Bad Readers
1 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét