[tr. 408] In diesem Wirbelwind des Neuen, in diesem vermeinten urschnellen Paradiesgebären auf Erden waren auch in Frankreich (schon vor der Revolution, die dadurch vielleicht erst möglich wurde), fast alle Volkslieder erloschen, noch jetzt sind sie arm daran, was soll sie an das binden, was ihnen als Volk festdauernd? Auch in England werden Volkslieder seltener gesungen; ... selbst in Spanien soll sich manches Lied verlieren und nichts Bedeutendes sich verbreiten. – O mein Gott, wo sind die alten Bäume, unter denen wir noch gestern [409] ruhten, die uralten Zeichen fester Grenzen, was ist damit geschehen, was geschieht? Fast vergessen sind sie schon unter dem Volke, schmerzlich stoßen wir uns an ihren Wurzeln. Ist der Scheitel hoher Berge nur einmal ganz abgeholzt, so treibt der Regen die Erde hinunter, es wächst da kein Holz wieder, daß Deutschland nicht so weit verwirthschaftet werde, sey unser Bemühen.
[Achim von Arnim và Clemens Brentano, "Von Volksliedern" [Về dân ca] trong Das Knaben Wanderhorn (1805-1808).]
Trong cơn lốc của cái mới, với cái gọi là thiên đường đã ra đời ngay trên trái đất này, còn ở Pháp nữa (ngay cả trước cuộc Cách mạng, do đó có lẽ chỉ có thể thành công vậy), gần như tất cả các bài dân ca bị tuyệt chủng; họ bây giờ là dân nghèo về mặt này, họ sẽ làm thế nào để kết lại với những nét lâu bền của dân tộc họ? Ngay cả ở Anh quốc nữa các bài dân ca được hát ít hơn; ... kể cả ở Tây Ban Nha đã mất rất nhiều bài hát và không có gì đáng kể còn được phổ biến. Ôi trời ơi, những cây cổ ở đâu rồi mà có che chở chúng ta lúc nghỉ ngơi những ngày trước, những dấu hiệu biểu hiện cổ của một ranh giới vững chắc -- rồi những gì đã xảy ra và sẽ xảy ra với chúng? Hầu như chúng đã bị lãng quên trong dân, và đáng buồn nhất là chúng ta chỉ đẩy được gốc rễ của chúng. Đến khi mà các đỉnh núi cao bị quét sạch rừng rậm, rồi mưa làm đẩy lớp phù sa để cây cỏ không bao giờ mọc lên ở nơi đó nữa; là nước Đức sẽ không bị hoàn toàn quản lý tồi -- như thế chúng ta hãy nhận làm nhiệm vụ.
Cấu trúc Đức văn rất phức tạp và khó dịch cho chính xác. Và vốn Đức ngữ của tôi cũng có hạn chế. Tôi biết đến đoạn viết này qua sách Cultivating Music: The Aspirations, Interests, and Limits of German Musical Culture, 1770-1848 [Trau dồi nhạc: Những nguyện vọng, lợi ích và giới hạn của văn hóa âm nhạc Đức] (University of California Press, 2002) của David Gramit.
Gramit trích những lời viết của Achim von Armin - một nhà văn giai cấp quý tộc được nổi tiếng do tác phẩm Das Knaben Wunderhorn [Kèn kỳ diệu của thanh niên] là một tập sưu tầm thơ văn dân gian Đức. Quan niệm của Armin và những người nhưông được cai trì các xã hội phong kiến như Đức lúc bấy giờ là các nước ấy nên phát triển một nên văn hóa tiến bộ. Nhưng cùng thời họ nên tạo điều kiện cho dân thường giữ lại văn hóa dân gian. Một lý do tất nhiên là vì chủ nghĩa dân tộc, niềm tự hào về dân tộc họ. Song có lẽ cái lý do chính là các gia đình quý tộc cũng muốn giữ lại cái gọi là "status quo" (nguyên trạng). Họ lo sợ về một lớp dân vào thành phố bị mất gốc. Trong "cái mới" có cái tình trạng các bài dân ca bị mất luôn làm cho xã hội không còn ổn định nữa. Armin cho rằng cách mạng Pháp mới thành công là do dân ca Pháp bị "tuyệt chủng." Nghĩa là một xã hội phản cách mạng mà muốn bảo tồn các mối quan hệ phong kiến phải lấy làm nhiệm vụ quản lý văn hóa dân gian. Đây là một quan niệm khác hẳn với thẩm mỹ hiện thực xã hội chủ nghĩa mà chứng minh có nhiều cách nhìn về giá trị và vai trò của văn hóa dân gian.
ASLH John Phillip Reid Book Award to Penningroth
4 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét