Tôi mới bắt đầu đọc Hồi ký Trần Huy Liệu (Nxb Khoa học Xã hội, 1991). Câu đầu của "Lời giới thiệu" ở trên. Hình như các nhà cách mạng đều xuất thân từ nhà nho nghèo yêu nước. Ông đã nghèo thật. Thủa ông 13, 14 tuổi gia đình ông thiếu gạo phải ăn cám với ra má (tr. 21). Theo thích nhận xét của ông viết năm 1950 ở Việt Bắc sau đây:
Về phần tôi trong những ngày nghèo khổ cực nhục ấy, Nho giáo mà trực tiếp là cho tôi đã vũ trang cho tôi một tinh thần và cũng là một hy vọng. Quan điểm này không dễ dãi tầm thường theo kiểu "bỉ cực thái lai" mà bằng một lý tưởng tự phụ là trời đã định trao trách nhiệm lớn lao cho người nào thì trước hết phải bắt người đó chịu đủ những khó khăn nguy hiểm để rèn tâm luyện chí, đợi ngày gánh vác việc đời. Các ông trời đây nằm ở trong các nhà nho, nhưng về thực tế nghèo khổ đã làm cho người ta cứng rắn lên. Rồi từ chỗ tự phụ tôi đi đến tự kiêu. Thêm vào đấy những loại sách Tam quốc, Thủy hử, Đông Chu liệt quốc... bấy giờ đã nuôi cho tôi một ý nghĩ cũng như một số thanh niên hồi ấy, tự cho mình là những bậc hơn đời mà chưa gặp thời. (tr. 23)
For my part, during those days of wretched hardship and poverty, Confucianism directly fortified for me a spirit and an aspiration. This outlook was not facile or a commonplace model of "after the rain comes the sun" but was came through a pretention that when the heavens had assigned great responsibilities to somebody, they had made sure that that person suffered hardships and dangers in order to forge their determination as they awaited the shouldering of life's burdens. Gods of this kind reposed in Confucian scholars, but in reality poverty and hardship just made them obdurate. So from pretention I went to being self-important. Add to this books like Three Kingdoms, The Water-Margin, Eastern Zhou Kingdoms... back then they nurtured for me a thought similar to a few other youths of those days that I was at a higher level than my circumstances and my time had not yet arrived.
Bad Readers
1 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét