1 tháng 1, 2010

Phôi pha (Wear and Tear) - Trịnh Công Sơn (1960)

Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ
At night I clasp my heart, watch the moon's return, remember those wandering feet
Ôi phù du từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ
How fleeting, each vernal anniversary has aged a day over on that side
Đời người như gió qua
Man's life is like a passing wind

Không còn ai
There's no one left,
Đường về ôi quá dài
The road back, oh, it's too long
Những đêm xa người
On those nights far from him / her
Chén rượu cay một đời tôi uống hoài
Bitter glasses of wine, in one life I drink them continuously
Trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi
Giving back good news to a waiting humanity

Về ngồi trong những ngày
Returning, seated those days
Nhìn từng hôm nắng ngời
Watching each radiant, sunny day,
Nhìn từng khi mưa bay
Watching as the rain flies
Có những ai xa đời quay về lại về lại nơi cuối trời làm mây trôi
There are those who go far from life to return, return to the sky's end making drifting clouds

Thôi về đi
So, return
Đường trần đâu có gì
This mortal way isn't much
Tóc xanh mấy mùa
Dark hair lasts but a few seasons
Có nhiều khi
Many times
Từ vườn khuya bước về
From midnight's garden steps return
Bàn chân ai rất nhẹ tựa hồn những năm xưa.
Someone's feet rest very lightly upon the soul of years long past


Bài ca này xuất hiện sớm trong sự nghiệp sáng tác ca khúc của Trịnh Công Sơn, lúc ông 21 tuổi gì đó. Phong cách ca từ "Phôi pha" hơi "tiền chiến" - "nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ" hay "Những đêm xa người / Chén rượu cay." Nhưng có đủ chất Trịnh Công Sơn, nhất là mặt triết lý. Nhìn đơn giản bài ca này là về một tình nhân nhắc nhớ một tình nhân đi xa - "giang hồ." Còn nữa bài ca này viết về thời gian đang trôi xa khuất. Rồi đoạn thời gian ấy rất "phù du" - "Đời người như gió qua." Rồi đến cao điểm của ca khúc với câu: "Có những ai xa đời quay về lại về lại nơi cuối trời làm mây trôi." Bài ca nói đến biên giới mong manh giữa sự sống và sự chết.

Năm 1996 thì Trịnh Công Sơn có viết: "Người ở lại bao giờ cũng nhớ thương một hình bóng mình đã mất. Khó mà quên nhanh, khó mà xóa đi trong lòng một nỗi ngậm ngùi." Bài ca này có hai đường - "đường về" thì dài, "đường trần" thì "đâu có gì." Đâu có gì nghĩa là không đáng lo, là muốn an ủi người đang trong "nỗi ngậm ngùi."

Cái hình ảnh tôi thích nhất trong bài ca này là câu cuối: "Bàn chân ai rất nhẹ tựa hồn những năm xưa." Câu này khó giải thích, nhưng hình như bước chân người đi, người không đến cũng là một niềm an ủi, cũng thuộc về những năm tháng bay qua.

Tôi thấy bài ca có những ca từ / hình tượng khá tương tự với bà "Phúc âm buồn." Cả hai bài đều có những hình ảnh "nhìn" và "ngồi" nghĩa là cả hai bài là về người đợi và quan sát.Cấu trúc "Phôi pha" thì không phức tạp lắm - A' - A'' - B - A''' - các đoạn đều 8 ô nhịp. Nhưng trong các đoạn thì cấu trúc không bình thường là chia ra các phần 3+3+2 ô nhịp (không đều như 4+4 chẳng hạn).

Các bài hát của Trịnh Công Sơn sử dụng đến những mô-típ tiết tấu rõ nét. Trong "Phôi pha" thì có bai nốt A-E-A (hai nốt kép rồi nốt đen có chấm) và có các chụm nốt hai nốt kép móc và hai nốt kép rồi một nốt đen có chấm (năm từ "nhìn vầng trăng mới về" hay "từng tuổi xuân đã già" chẳng hạn). Lúc đầu tiên thu bài ca này Khánh Ly hát tiết tấu này khá đúng (nghe sau đây):

Hiện nay mọi người đều hát không đúng tiết tấu - thay vì hát "nhìn vầng trăng mới về" họ hát "nhìn vầng trăng mới về." Tôi nghe Khánh Ly sau 1975, Cẩm Vân và Đàm Vĩnh Hưng đều hát tiết tấu này thành có nốt triplet (ba nốt đều trong một nhịp).

4 nhận xét:

Lila | Thanh nói...

Em góp ý một chút ở một câu này - Em nghĩ câu "Có những ai xa đời quay về lại về lại nơi cuối trời làm mây trôi" nếu dịch sang tiếng Anh sẽ gần giống thế này:

Who has gone away from life then come back to return to the sky's end and become drifting clouds?

"Xa đời quay về lại" là ẩn dụ cho sự luân hồi, rời khỏi kiếp này ("xa đời" ) để đầu thai sang kiếp khác trên dương gian ("quay về lại" ). Vì vậy ở đoạn nhạc đó, Trịnh Công Sơn hoài tưởng đến những ngày nhìn nắng ngời, ngắm mưa bay, tự hỏi có ai sau khi hết kiếp người này, đến kiếp sau không làm người mà trở thành những đám mây trôi ở cuối trời đó.


Em cũng rất thích câu cuối, đặc biệt thích cụm từ "hồn những năm xưa" trong bản dịch của anh - "the soul of years long past". Từng chữ trong cụm từ đó, nhìn vào hay đọc lên, đều ngân một chút buồn buồn khắc khoải.

Phát hiện về tiết tấu, cách ngắt nhịp rất thú vị. Em tập đàn nhạc Trịnh thường là play by ears, nghe theo ca sĩ hát (vì không rành lý thuyết nhạc để đọc nốt và đàn theo đúng), nên nhịp điệu ắt là không chính xác...

tây bụi nói...

Cám ơn Lila | Thanh giúp tôi hiểu bài ca này. Tôi có sửa lại câu ấy thành:

"There are those who go far from life to return, return to the sky's end making drifting clouds."

Tôi cám ơn bạn và các người có nhận xét nào giúp tôi hiểu biết thêm về tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.

smallhouse nói...

Chào anh ! Tiếng Việt của anh rất ấn tượng.
Cảm ơn anh, tôi học thêm được nhiều trong phần dịch tiếng Anh của anh.

Về phần mình, tôi mạo muội giúp anh sửa tiếng Việt nhé !
Câu "Tôi cám ơn bạn và các người có nhận xét nào giúp tôi hiểu biết thêm về tiếng Việt và văn hóa Việt Nam" chưa được chuẩn xác lắm.
nhé !
"Tôi cám ơn bạn và các BẠN KHÁC có nhận xét giúp tôi hiểu biết thêm về tiếng Việt và văn hóa Việt Nam".

Ha Hoang nói...

cảm ơn bạn về bài viết hay. mình nghĩ "làm mây trôi" có nghĩa là "becoming a wandering cloud" thì đúng hơn