Chợ lao động cầu Trung Tự năm 2003 (nguồn: Việt Báo / VNExpress)
The Labor Market at Giảng Võ Street - Phạm Tiến Duật (Jason Gibbs trans.)
- Who are you, brothers, I don't dare ask
You who bring your muscles to the street, greeting, entreating
The bosses who construct houses and buildings
Yet don't where you're from or who you are.
But I know you, chunks of earth broken off from the soil
Layers of alluvium pulled up from the river
Chunks of stone broken off from mountains
Can it be the only difference is the hunger pain in your stomachs
Now's the time each village wants to become a city,
The wealth and bustle of their streets on display
You're not actually unemployed, new jobs will come to life, you'll see
Like changing an airspace could change the shapes of passing clouds
They have all thinned out by late afternoon
There's just one left, suddenly I recognize him
A paragon of patience standing with a scar
You are the last chunk broken off from the war.
Chợ lao động ở Đường Giảng Võ - Phạm Tiến Duật
Các anh là ai, tôi không dám hỏi
Các anh mang cơ bắp mình lên phố chào mời
Các ông chủ xây nhà dựng cửa
Cũng không hỏi anh từ đâu và anh là ai.
Nhưng tôi biết các anh, những mảnh vỡ của trái đất
Những tảng phù sa bứng từ sông lên
Những tảng đá vỡ ra từ núi đá
Chỉ khác chăng là trong bụng đói mèm
Ấy là lúc tất cả thôn làng đều muốn thành đô thị,
Sự phồn thực phồn hoa phố sá cứ bày ra
Không phải thất nghiệp đâu, những nghiệp mới sẽ sinh thêm nhé
Như đổi một vùng trời cũng đổi dáng mây qua
Các anh đứng đó thưa dần trong chiều muộn
Chỉ còn lại một người, tôi bỗng nhận ra anh
Đức kiên trì đứng cùng vết sẹo
Anh là mảnh vỡ cuối cùng của cuộc chiến tranh.
Bài thơ này được viết năm 1992 - một năm trước khi tôi đến Hà Nội lần đầu tiên. Vậy là Hà Nội xa xôi nhất trong trí nhớ tôi. Năm 1992 cũng có thể coi như nằm nửa đường giưa năm 1975 - cái thời kỳ Việt Nam thống nhất, thời kỳ hậu chiến Việt Mỹ -và bây giờ.
Đây là Việt Nam trên đường đổi mới dù chưa biết đổi mới sẽ đến đâu. Hiện nay vẫn chưa biết sẽ đến đâu. Và hình như vẫn còn nhiều "mảnh vỡ" dù không phải mảnh vỡ của chiến tranh. Phạm Tiến Duật vẽ một bức tranh không buồn, lại không vui lắm, nhưng hợp với thực tế.
Cách đây dăm bảy năm hai người hai người Nguyen Ba Chung và Kevin Bowen đã dịch bài thơ này trong quyển Mountain River: Vietnamese Poetry From the Wars, 1948-1993 [Con sông núi: Các bài thơ Việt Nam thời những cuộc chiến 1948-1993]. Bản dịch này không hợp với mình, vậy tôi cũng phải làm ra một bản. Còn tôi cũng đã phổ bài thơ này cho giọng ca với piano dù sẽ không bao giờ có ai hát.
Cái đoạn buồn nhất là hai giòng: "Các ông chủ xây nhà dựng cửa / Cũng không hỏi anh từ đâu và anh là ai." Đã có những người rất cần thiết một thời đã thành vô danh và không còn được coi trọng. Họ thành như một phương tiện của các chủ doanh nhân. Đó là thời đại mình, là thời đại quốc tế hoá, thời đại tư bản. Sẽ có "những nghiệp mới" để bù lại - người ta nói thế. Cứ đợi xem.
This poem reminds me of the Hanoi that I first knew. It was active, but it didn't feel so crowded or so desperate. Halfway between the war and present, Vietnam had "renovated" and had begun to open up, but was still closed off enough to feel like it was apart from the rest of the world. The poet presents a sympathetic portrait of a city eager to grow, eager to modernize. But at the threshold of this change were many people who were not well-equipped to take part in this change. Of course with the increasing affluence have come new inequalities and injustices. Phạm Tiến Duật is sensitive to all of this and wants to be optimistic about the future but cannot paint a portrait that is entirely happy. I share this melancholy view.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét