- 1 - "Nỗi lòng" - Nguyễn Văn Khánh
2 - "Biệt ly" - Dzoãn Mẫn
3 - "Con thuyền không bến" - Đặng Thế Phong
4 - "Ai về sông Tương" - Thông Đạt (tức Văn Giảng)
5 - "Đêm đông" - Nguyễn Văn Thương + Kim Minh
6 - "Lá đổ muôn chiều" - Đoàn Chuẩn + Từ Linh
7 - "Hoài cảm" - Cung Tiến
8 - "Thuyền viên xứ" - Phạm Duy + Huyền Chi
9 - "Tan tác" - Tu My
10 - "Gửi gió cho mây ngàn bay" - Đoàn Chuẩn + Từ Linh
11 - "Giọt mưa thu" - Đặng Thế Phong
12 - "Lá thư" - Đoàn Chuẩn + Từ Linh
13 - "Bóng chiều xưa" - Dương Thiệu Tước + Minh Trang
14 - "Đêm tàn bến Ngự" - Dương Thiệu Tước
15 - "Tình nghệ sĩ" - Đoàn Chuẩn + Từ Linh - Danh sách này xếp hạng theo những yếu tố "khách quan." Yếu tố thứ nhất là theo số lần các bài được thu âm trên các băng cát xét ca sĩ trước 1975 tôi có mua và sưu tầm ở quận Cam. Yếu tố thứ hai là theo số lần các bài được thu âm theo sách Tổng danh mục nhạc Việt 1994. Hình như quyển này là lần duy nhất có người sưu tầm các bài hát được ca sĩ nào hát trên đĩa nào. Sách này đầy đủ 541 trang. Tất nhiên chỉ gồm toàn các trung tâm âm nhạc hải ngoại.
Các yếu tố của tôi gốp từ thông tin nhạc Việt thời chế độ Cộng Hòa và trong công động người Việt kiều. Nhưng thật ra, trước hết nhạc tiền chiến là nhạc của VNCH và nhạc của VK. Tính từ "tiền chiến" đã bị bác bỏ ở Việt Nam đến cuối thập niên 1980. Nếu phải định nghĩa thì nhạc tiền chiến chính là nhạc Hà Nội phổ biến ở Sài Gòn và nuôi dưỡng ở hải ngoại. Trong danh sác ở trên chỉ có một bài hát không liên quan với Hà Nội là bài "Ai về sông Tương." Nguyễn Văn Thương là người Huế nhưng bài "Đêm đông" sáng tác khi ông học ở Hà Nội.
Nói là "khách quan" nhưng danh sách này nặng về sở thích của thời trước chứ phải của thời này. Còn danh sách không kể gì đến giá trị thẩm mỹ của từng có hay không kể đến ở trên. Mọi người có thể làm một top 15 khác theo yếu tố khác tùy ý.
Jason Gibbs 8 tháng 7 2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét