Ai muốn hiểu biết về nhạc tiền chiến nên tìm đọc bài "Thời tiền chiến trong tân nhạc (1938-1946)" của cố nhạc sĩ Lê Thương. Theo tôi biết, bài này in lần đầu tiên trong một tập ca khúc chủ đề Nhạc tiền chiến do Kẻ Sĩ xuất bản năm 1970. (Có một bản của bài này với tên gọi "Nhạc tiền Chiến - lời thuật của Lê Thương" trên website Đặc Trưng).
Là người trong cuộc, vậy cách nhìn và nhận xét của Lê Thương rất có thể tin tưởng. Tôi nói thế vì tôi sắp làm việc "chính đính" bài này. Lê Thương soạn bài này một thời 25-30 năm sau những sự cố mà ông viết đến.
Ý kiến của tôi ở đây là giúp những người muốn tìm hiểu về nhạc tiền chiến một cách chính xác và nghiêm túc (tôi không hề có ý phê bình Lê Thương và bài viết của ông). Tôi sẽ kể đến cách điểm nhầm ở dưới:
Tên gọi là Trần Ngoc Quang chứ phải là Trần Quang Ngọc (tôi có viết một bài về Trần Ngọc Quang cách đây mấy năm).
Thống đốc Nam Kỳ thời ấy là Pagès chứ phải là Rivoal.
Bài ca "Bóng cúc vàng" không in trên tạp chí Ngày Nay.
Bài ca "Kiếp hoa" - tên thật là "Một kiếp hoa" - in trên tạp chí Ngày Nay ngày 7 tháng 8 năm 1938 chứ phải là tháng 9 năm 1938.
Bài ca "Binh minh" in trên tạp chí Ngày Nay 31 tháng 7 1938 chứ phải là tháng 9 năm 1938.
Bài ca "Bản đàn xuân" không in tap chí Ngày Nay vào năm 1938 mà lại được in số Xuân 1940.
Còn nữa bài hát "Tiếng đàn đêm khuya" được in trên Ngày Nay ngày 14 tháng 8 1938.
Bài ca "Đám mây hồng" in trên Ngày Nay 28 tháng 8 1938, chứ phải tháng 9 1938.
Hà Nội có phim nói từ 1931 không phải từ 1934.
Nhạc sĩ trong nhóm Myosotis tên là Nguyễn Trí Nhường, chứ phải là Phạm Văn Nhường.
Nguyễn Thiện Tơ cũng tham gia nhóm Myosotis.
Nhóm Tricéa không chỉ gồm ba nhạc sĩ Văn Chung, Doãn Mẫn và Lê Yên và sau một thời cũng có Phạm Ngữ tham gia.
Tên bài ca của Hoàng Quý là "Trên đồi thông xanh" không phải là "Dưới bóng thông xanh".
Phim Trận phong ba có từ năm 1937, chứ phải 1940.
Tên "Đường trường" gốc từ lời ca do Phạm Văn Xung viết theo giai điệu "Nghề cinéma" của Trần Ngọc Quang.
Bài ca "Cô hái mơ" (phổ thơ Nguyễn Bính) là của Phạm Duy chứ phải Văn Cao.
Nguyễn Văn Diệp thường lệ được viết Nguyễn Văn Giệp.
Nguyễn Hữu Hiếu là tên thật chứ phải là Nguyễn Văn Hiếu.
Bài hát "Gấm vàng" của Dương Minh Ninh đã được sáng tác năm 1947 (sau năm 1946 trong chủ đề của bài viết)
Bài hát "Đêm tàn bến Ngự" của Dương Thiệu Tước chắc là được sáng tác 1951 (cũng sau năm 1946).
Jason Gibbs
ngày 6 tháng 7 2007
Primus on Slavery and the Bill of Rights
8 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét