28 tháng 11, 2016

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui (Every Day I Choose Something Happy) - Trịnh Công Sơn (1977?)

1. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Every day I choose something happy
Chọn những bông hoa và những nụ cười
Choose flowers and smiles
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
I gather wind from the sky, beckon you to hold it
Để mắt em cười tựa lá bay
So your eyes smile like flying leaves

ĐK :
Và như thế tôi sống vui từng ngày
And it's in that way that I live happily every day
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
And it's in that way that I come to life
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi
Loving this life with my own heart

2. Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi
Every day I choose the road I'll take
Đường đến anh em đường đến bạn bè
The road coming to you brothers and sisters, the road coming to friends
Tôi đợi em về bàn chân quen quá
I await your return, feet I know well
Thảm lá me vàng lại bước qua
Carpeted with tamarind leaves golden, they step past

3. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Every day I choose something happy
Cùng với anh em tìm đến mọi người
Together with you brothers and sisters look for everyone
Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
I choose this spot so we can sing together
Để thấy tiếng cười rộn rã bay
To feel boisterous laughter fly

4. Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi
Every day I choose only once
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Choose the sound of a lullaby stepping gently into life
Tôi chọn nắng đây chọn cơn mưa tới
I choose the sunlight that's here and the rain that's coming
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay
So the rice calls out in celebration like it's waving

5. Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
Every day I choose to sit really quietly
Nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mình
Look closely at my homeland, sitting and thinking about myself
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
I suddenly realize why I live
Vì đất nước cần một trái tim.
Because my country needs a heart.


Năm 2003, Khánh Ly kể cho tôi biết rằng Trịnh Công Sơn sáng tác bài ca "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" trong thời gian ông "đi thực tế."  Đi thực tế có ý nghĩa khá rộng, nhưng tôi nghĩ rằng trong trường hợp này đi thực tế có nghĩa là đi lao động, hay sống với những người lao động.

Dù thế nữa, "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" có nhiều nét chung với các ca khúc của Trịnh Công Sơn trước 1975.  Giai điệu thì thong thả theo điệu trưởng.  Tính chất của lời ca cũng phụ thuộc vào nhạc phong trào (đi lên đường, đòi hòa bình, đoàn kết dân tộc) nhưng cũng có những nét lãng mạn và triết lý.

Sống trong thực tế thì phải có thiên nhiên - gió, nắng, mưa, lá.  Cũng có những hình ảnh trộn lẫn - người ta không nhặt gió mà nhặt hoa.  Nhưng cơn gió ấy thổi lá, làm cho lá bay như tiếng cười trong "mắt em." Em là người tình, hay là em trai hay gái?.  Chắc là người tình vì người em ấy có "bàn chân quen quá" cũng đi trong lá bay.

Thiên nhiên cũng là yếu tố trong việc sản xuất.  Đi thực tế là "chọn nắng đây chọn cơn mưa tới." Thiên nhiên như thế là một niềm phúc lành.  Kết quả của nắng, mưa và gió là "lúa reo mừng tựa vẫy tay" (mọc lên vì nắng và mưa, vẫy tay do gió thổi).  Trong lời ca này lúa mọc đi song song với tiếng ru con (tiếng mẹ đẻ nuôi dưỡng con lớn lên). Vậy thì thiên nhiên chưa đủ - phải có sự săm sóc của ai đó.  Đó là "anh em" mà "cùng nhau ca hát."  Anh em ca hát có phải là "tiếng ru con" cho lúa được khôn lớn?  Tất nhiên ca hát sẽ không đủ.  Anh em cũng phải có kế hoạch và sức lực.  Nhưng tiếng ca hát và ru con cũng biểu hiện tinh thần và chí khí của con người.

Về âm thanh ngoài anh em ca khúc có tiếng của lúa vẫy tay.  Lá bay không gây tiếng mấy.  Lá bay, lá thảm đất tiêu biểu cho sự bình yên, sự trầm ngâm, cho thời trôi qua (mỗi ngày).

Một.  Mỗi ngày chỉ có một niềm vui thôi?  Một niềm vui, một lần, một trái tim.  Ngày mai cũng thế.  Đây có phải việc kiêng hay tự kỷ luật cho mình.  Hay vì ăn năn cái gì đó?  Nếu được hai niềm vui có phải là sa đọa?  Tự kỷ luật mình thì "ngồi thật yên" để "nhìn rõ quê hương" và để "nghĩ lại mình."  Có lẽ đó là mục đích của việc "đi thực tế."  Để biết mình sống để làm gì?  Sống để hiến trái tim của mình.  Nghĩa là quê hương cần sự ân tình của mỗi người.

Tôi không biết lúc bấy giờ bài ca "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" được phổ biến bao nhiêu và như thế nào.  Tôi có bản nhạc của bài hát này trong một tập ca khúc không cấp phép với tên gọi Bài ca cây lúa, chắc được xuất bản năm 1984.  "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" được chính thức xuất bản trong quyển Tuyển tập Những bài ca không năm tháng (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1995) với đầy đủ giấy phép.  Như vậy thì rất khó hiểu tại bài hát được có mặt trên danh sách "Danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến" của Cục Nghệ thuật Biểu diễn.  "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" không thể nào có trước 1975 (bài ca hát phản ánh đời sống ở Việt Nam sau 1975).  Còn bài hát đã được kiểm duyệt khi in tập ca khúc ở trên.  Tại sao mới được cấp phép ngày 22 tháng 9 năm này?

Khánh Ly hát bài hát này trên băng cát xét Bông hồng cho người ngã ngựa năm 1980, nhưng tôi không biết Khánh Ly nhận được ca khúc này như thế nào.

Hình như bài hát này được thu thanh năm trên một băng cát xét của Trịnh Công Sơn và Thanh Hải thực hiện với tên gọi "Tôi sẽ nhớ" nhưng tôi không biết băng ấy được phổ biến từ bao giờ.  Thanh Hải nhắc rằng: "Nhạc của anh Sơn viết lúc đó rất bị hạn chế, đôi khi còn bị chặt đầu chặt đuôi để bình phẩm, lên án" ("Anh Trịnh Công Sơn và tôi," tcs-home.com (4/2001) - Không hiểu tại sao câu này bị bỏ khi bài này được in trong sách Trịnh Công Sơn: Người hát rong qua nhiều thế hệ (T.P. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ, 2001), tr. 369-374.

Tôi chỉ biết bài ca này bị phê phán nặng ở báo chí.
Cứ mỗi ngày, tác giả lại "ngồi thật yên" để "chọn một niềm vui", "chọn đường mình đi" v.v... Niềm vui trong bài hát là gì? Ta có thể thấy đó là "Dâng hoa", "nụ cười", "gió trời", "lá bay," "cơn mưa", "anh em" v.v... Niềm vui cao quý, đẹp đẻ nhất là niềm vui trong lao động và chiến đấu, thì hoàn toàn vắng bóng trong bài hát nay. Nguy hiểu nhất là "mỗi ngày", tác giả lại "chọn đường mình đi" (!). Trên đời này, đúng là có nhiều con đường; nhưng con đường chân chính chỉ có một mà thôi! Như vậy, sao lại có hể "mỗi ngày" tác giả lại "chọn đường mình đi". Chọn đường nào vậy? [Phạm Trung Thành, "Những bài ca lạc điệu," Công Nhân Giải Phóng (17 tháng 7 1981), tr. 5].
Tôi phải khen tác giả Phạm Trung Thành trích lời ca rất chính xác.  Nhưng tôi xin lỗi, quan niệm của ông con nít lắm.  Con nít không được quyền chọn con đường mình đi.  Con nít phải làm theo lời của bố mẹ.  Một người trưởng thành trong một xã hội trưởng thành nên tự chọn đường mình đi.

Quan niệm của ông Phạm Trung Thành cũng giống lý thuyết của Jean-Jacques Rousseau và Robespierre tựa vào cái volonté générale (ý chí chung) cái nhất trí của toàn dân tiêu biểu cho lợi ích của đất nước.  Nhưng theo quan niệm của hai ông ấy và chủ nghĩa Mác Lê toàn dân là những người gian khổ  bị những người được hưởng "một niềm vui" bóc lột (xem Hannah Arendt, On Revolution (Viking Press, 1963), tr. 66-70).

Arendt cũng trích lời của Robespierre (theo bản dịch của R.R. Palmer trong sách Twelve Who Ruled) là "the charms of pleasure were escorted by crime" (sức mê hoặc của sự vui thú được dẫn đi bằng tội ác).  Bà viết tiếp rằng "the torrents of misery must engender goodness" (mưa lũ đau khổ phải gây ra tính tốt).  Đau khổ là tốt, niềm vui có tội.

 Niềm vui của Trịnh Công Sơn không tỏ ra một niềm vui chung.  Đó là một niềm vui của cái "tôi."  Tôi "yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi" và "đất nước cần một trái tim."  Thực ra đất nước cần mấy chục triệu trái tim.  Nhưng các trái tim không cần có một niềm vui chung. Niềm vui nằm ở tầm viễn cảnh riêng của mỗi người.  Để được tồn tại mỗi người rất cần đến một niềm vui mỗi ngày.

Khánh Ly ca "Mỗi ngày tôi chọn một niền vui"

27 tháng 11, 2016

Ví như trước đã liệu rồi (If You Had Taken Care Then) - Đ.T.H. (1964)

Bà nguyệt nọ tài xe duyên mới
With skill, that moon lady arranged a new marriage
Ông tơ kia khéo nối chỉ hồng
Cleverly, that silk man cleverly releases his rosy thread
Bấy lâu lòng đã hiểu lòng
For so long one heart has understood the other
Thì đây nên vợ, nên chồng cho vui
Here becoming wife, becoming a husband for pleasure
Vội viết thiếp kính mời tân khách
Hurrying to write invitations for the guests
Sớm thuê phòng thanh lịch cưới nhau
Early they rent an elegant room to wed each other
Nhạc nhùng rung động hồng lâu
Dragging music vibrates in the red chamber
Bim bim! xe trước, xe sau một đoàn
Beep beep! a carriage in front, another behind at a length
Tiệc chiêu đãi liên hoan rôm rả
A merry reception party
Thuốc, trà thơm khói tỏa, hương bay
Cigarettes, fragrant tea, smoke spreading, incense floating
"Thời trân thức thức sẵn bày" [Kiều câu 377]
 "All the season's best dishes were on display"
Bạn bè hai họ nhà đầy đông vui
Friends from two house in full, happy and crowded

Sau buổi cưới nhiều lời tấm tắc
After the wedding many words of praise and good cheer
Khen đôi này tổ chức rất sang
Complimenting the couple putting it together elegantly
Nhưng cô dâu bỗng lệ tràn
But the bride suddenly bursts into tears
Được chồng nhưng mắc hàng tràng... nợ to
She has a husband but is now stuck with masses... of big debts
Lỗi đâu ở ông tơ bà nguyệt
That's no fault of the silk man and woman in the moon
Chỉ vì ai chậm biết đấy thôi!
It's just because someone was slow to know it!
Ví như trước đã liệu rồi
If you had taken care then
Thì vui đâu có cái đuôi buồn này?
Then would the happiness have ever had this sad ending?

nguồn: Thời mới 26 tháng 1 1964.

Đời đời một đám cưới là dịp để khoe với công động rằng gia đình có đủ vốn để phí tiền một cách vô tư.  Và công động xung quanh được hưởng một bữa tiệc ngon lành.

Làm đám cưới to là một hư tục.  Nói cho cụ thể là một bị mắc nợ to. Lý do là vì phí tiền một cách không sản xuất cho đất nước.  Đây là tiền nên hiến cho nhà nước, cho cuộc giải phóng miền Nam.

19 tháng 11, 2016

Ánh mắt quê hương (Eyes Gleaming At Home) - Hoàng Phương (1986?)

Em tìm về chân đê chút hương thầm lá cỏ
I find my way back to the dike, a whiff of grassy perfume
Cánh diều bay chấm nhỏ, chỗ xa kia gọi về
A kite flies in small circles, a distant place calling me home
Rặng trâm bầu màu xanh, tàn cây dong bông đỏ
Rows of green bushwillow shade the phrynium's red blossoms
Con kênh vài vạt cỏ, như động vào bát canh
The canal with a couple stretches of grass, like it moves within a soup bowl
Như động vào tim võng, mỗi lần ngồi đong đưa
Like it moves inside a hammock, every time one sits and rocks
Phía chân trời xa thẳm
Toward the distant horizon
Để chiều nay đôi mắt 
So that this afternoon a pair of eyes
Về cánh đồng áo bay, còn đâu chiều nghiêng tay
Returning to rice fields, flapping blouses, where have afternoon's outstretched arms gone
Thương ai mà bối rối, sao nắng vàng ngưng bay
Sorrowing for someone in turmoil, why is it that the golden sunlight has ceased its flight
Để chiều nay ngọn lửa
So that this afternoon flames
Âm thầm cháy trong tim
Somberly burn in your heart
Tiếng hò trên đồng cạn
A work song on the dried out fields
Hòa giọng về đêm đêm
Harmonize the way home every night
Trao mùa xuân đôi cánh
Offer the spring a pair of wings
Hỏi ai còn nơi xa
Let me ask anyone in a distant place
Sao cánh cỏ đồng mẹ
Why our mothers' rice fields
Chao nghiêng về phía nhà
Rise and ebb back toward home.


Ca khúc này xuất hiện trên băng nhạc Bảo Yến Gò Công độ năm 1986 (hay 1985?).  "Ánh mắt quê hương" là một trong những bài ca bolero xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam sau 1975.

Trước 1975 nội dung chính của các bài ca bolero là tâm sự của cặp tình nhân bị xa cách vì chiến tranh.  Sau 1985 nội dung chính của các bài ca bolero là miền quê Việt Nam.  Miền quê trước mắt hay miền quê trong kỷ niệm.  Lắm lần lời ca cũng ca tụng một địa danh cụ thể.

Trong "Ánh mắt quê hương" của Hoàng Phương thì tác giả nhìn quê hương với đôi mắt, nhưng cảnh trước mắt cũng đầy hoài niệm.  Những hình ảnh liên tưởng đến những kỷ niệm đẹp lẫn những nỗi buồn.

Một điều đặc sắc của băng Bảo Yến Gò Công là đây là chương trình one man band / home studio đầu tiên của Việt Nam.  Quốc Dũng thực hiện băng này chỉ có một đàn oóc (có bộ trống điện tử), một micro và một máy ghi âm.  Băng này vốn là một băng nhạc "nội bộ" cho Quốc Dũng, Bảo Yến và bạn bè, nhưng nó đến sớm với các tiệm ở đường Huỳnh Thúc Kháng rồi bị thu lậu và phổ biến khắp xứ Việt.  Mặc dù là một album không cấp phép nó cũng khó cấm vì được phổ biến rộng rãi.

Youtube video ở dưới rất buồn cười vì có cảnh biểu diễn trang trí rất công phụ, nhưng âm thanh của bài ca này rất thanh đảm.

12 tháng 11, 2016

Life in Vietnam (1966)

Au Caruso
Air-conditioned Restaurant
125, Vo Di Nguy - Saigon - Tel. 22.169
French Cuisine
Dine - Wine - Music
with the best orchestra in town
Lunch from 11:00 A.M. to 14:00 P.M.
Dinner from 6:00 P.M. to 12 P.M.
You're welcome to call at
Blue Diamond
Restaurant - Night Club
109-11 Tu Do St. Saigon / Phone: 20.781
Come and Enjoy Excellent American
Chinese Dishes in Air Conditioned Comfort.

b) The "Cai-Luong" which combines tragedy and comedy, is essentially of a more comic nature and provides a popular counterpart to the "Hat-Boi".

Hung-Dao theater: 130, Tran-Hung Dao, Saigon
Nguyen Van Hao theater: 30, Tran Hung Dao Saigon
Quoc Thanh theater: 271, Vo Tanh, Saigon



Night Clubs

Baccara, 165, Tran-Qui-Cap.
Caruso, 125, Vo-Di-Nguy, Tel. 22.169
Kontiki, 20, Phan-Thanh-Gian, Saigon
La Cigale, 18, Dinh-Tien-Hoang, Tel. 21.431
Maxim's, 13-17, Tu-Do, Tel. 20575/76
Van-Canh, 184, Calmette, Tel. 20.963

Night Clubs:
Night Clubs are frequented by the well-to-do and the middle classes. They vary greatly and all provide something different. Travellers should really make the rounds to savor the different flavours and atmospheres of each. The night clubs of Saigon and Cholon are justly world-famous, and it is impossible to list them all, or to list the attractions of them all. Suffice it to say that the names of the better known are contained in this Magazine, and the editors are actively engaged in visiting them all.

[Các hộp đêm được giới thượng lưu và trung lưu lui tới.  Tất cả đều khác nhau và cung cấp những thứ khác nhau. Khách thăm nên tuần tra để thưởng thức các hương vị và không khí khác nhau. Các hộp đêm của Sài Gòn và Chợ Lớn được nổi tiếng toàn cầu là phải, như vậy không thể nào kể đến tất cả và nhắc đến các thứ lôi cuốn của tất cả. Nói cho đủ thì tên của những chỗ nổi tiếng nhất sẽ được có mặt trong Tạp chí này, và các nhà biên tạp đang sôi nổi hứa hẹn thăm tất cả.]

Van Canh
Restaurant. Night Club
The Best International Shows will be coming!
New programs every week
Delicious French and Chinese Cooking
184 Calmette Street, Saigon - Tel: 20.963


nguồn: Life in Vietnam (September 24, 1966), Vietnam Center and Archive, Texas Tech University.

11 tháng 11, 2016

Chương trình phim Sàigòn - Gia Định (tháng 7 1975)

nguồn: Giải phóng (bộ mới) #1 22 tháng 7 1975, tr. 4

Sau khi Việt Nam được thống nhất các chương trình phim thay đổi hoàn toàn.  Có 5 phim Liên Xô, một phim Triều Tiên (tức Bắc Triều Tiên), một phim Trung Quốc và thêm một phim Việt Nam.

Rút-Xlan và Lút-Mi-La là phim Ruslan and Ludmila / Руслан и Людмила (1972) được làm theo một bài thơ của Alexander Pushkin.

Phim tâm lý xã hội Thằng Ngốc chắc là phim IdiotИдиот (1958) gốc từ tiểu thuyết của Fyodor Dostoevsky, như vậy chắc cũng có văn chương và chất lượng cao.

Tôi không rõ phim Xê Muốc, Sân Khấu Vui, và 5 Người Từ Trời Xuống là như thế nào.  Có phải là Cát Đỏ là White Sun of the Desert / Белое солнце пустыни?


Theo báo Đồng Khởi, Lửa Hận Rừng Dừa là một phim "dài 58 phút được ghi hình bằng phim nhựa màu, nội dung ca ngợi cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam, trong đó dành phần lớn thời lượng mô tả phong trào Đồng Khởi."

Vài hôm sau có các phim Pô-Lô-Ne, Vàng, Xê Muốc, và Cát Đỏ của Liên Xô, một phim Việt gọi là Không Nơi Ẩn Nấp (1971), một phim Trung Quốc là Khách Từ Núi Băng Tới, và phim Bắc Triều Tiên là Sân Khấu Vui.

Lúc bấy giờ có hai vũ trú riêng biệt - là Mỹ (cả Nam Mỹ và Bắc Mỹ), Đông Tây và Úc, và các nước theo Cộng Sản chủ nghĩa.

nguồn: Giải phóng (bộ mới) #3 24 tháng 7 1975, tr. 4

7 tháng 11, 2016

Giới hạn của riêng tư (The Limits of Privacy) - Nguyễn Ngọc Tư (2013)

Chuyện chú nhạc sỹ già vừa qua thì anh nhạc sỹ chớm già cũng trờ tới, khoan bàn tới chuyện mấy ảnh nói đúng hay sai, nhưng cái không gian nói thấy hình như không hợp. Tôi nghĩ vậy. Giống như trong bữa nhậu cùng nhau lèo nhèo nói về người vắng mặt, con kia xấu thấy ghê mà lấy chồng đẹp, con kia vừa nâng ngực giá ba ngàn, thằng kia bị vợ cắm sừng. Sáng sau nội dung cuộc ấy lên báo. Mà màng lọc thông tin của báo giờ rách đáy, gì cũng lên báo được. Những ưu tư về nghề nói trong hội thảo chuyên đề, hay trên một diễn đàn nâng cao chất lượng nhạc Việt chẳng hạn, thì hay hơn nhiều, người nói và người phản biện đều đường đường chính chính. Tranh luận có nóng bỏng đến đâu thì cũng không bị quy là ném đá sau lưng. Hoặc, bức xúc quá thì tự viết bài gởi báo đăng. Cái không khí hai người rúc trong góc quán nói về ai ai đó, gì thì cũng thấy nhập nhoạng.

The story of the senior composer, the budding senior composer who lightly discussed the story of those guys being right or wrong, but the speaking ambience didn't feel quite right.  That's what I think.  Like at a drinking party where they feebly speak together of someone absent, that kid's so ugly how can she marry a handsome husband, that kid just had her breasts lifted for 3,000, that dude was just cuckolded by his wife.  The next morning the contents of that meeting made it into the newspaper.  But the news filter for the papers these days has been torn to pieces, anything can get into the papers.  Professional grievances get spoken of during the professional seminars, or in some forum about raising the quality of Vietnamese music, for example, it's much better if the speakers and the respondents both play it straight.  If the discussion gets heated at all then one gets accused of casting stones behind someone else's back.  Or, if it's overly pressing, then someone pens a letter to send to the paper.  The atmosphere of a couple of people dragging each other through the mud in the corner of some joint talking about somebody or other, anything would seem scintillating.

Trước có ông nhà văn già viết chân dung một ông nhà văn già khác, có nói đến tình bạn vong niên của tôi với cụ kia. Chẳng hiểu diễn dịch làm sao mà ông già tám mươi chín tuổi với tôi lâm ly hệt bồ bịch. Dù chẳng vì chuyện đó mà trở nên xa cách, nhưng hai thằng tôi ngượng, ủa tụi mình thăm nhau có gì thấy ghê đâu mà lên báo. 

Before there was an old author who wrote a portrait of another old author that spoke of the my youthful friendship with that old man.   I'll never understand how to deduce that an old man of 80 or 90 with me is heart-rending like an old girlfriend.  Though not for that reason, we became distant, but those two geezers embarrassed me, jeepers, we got together there's nothing so awful as to put in the papers.

Trong những bài phỏng vấn, tôi tránh không bàn đến người thứ ba. Nhưng tôi là người thứ ba trong cuộc trò chuyện của người khác (nhất là đàn bà) là không tránh khỏi, kiểu như "tôi thấy Tư đang loay hoay thoát ra...", blabla.. Haizzz

In interviews, I avoid discussing third parties.  But that I am the third party in other people's conversations (especially of women) I can't avoid, things like "I saw Tư fuss about and leave..." blah, blah. Sigh.

Đôi lúc, một câu chuyện phù phiếm trà dư tửu hậu với bạn bè bỗng dưng phơi bày trên mặt báo, tôi gọi đó là tai nạn. Hiểu rằng bạn bè không phải lúc nào cũng đủ lý trí kiểm soát chừng mực của sự riêng tư, nhưng tôi tự nhủ thôi lần sau ít nói lại một chút. Sẽ rúc vào sâu hơn, né kỹ hơn, lầm lì hơn... những thứ đó, biểu hiện ra bên ngoài sẽ có tên gọi là kiêu ngạo.

Occasionally, a frivolous story from too much tea or imbibing with friends suddenly is displayed on the pages of the paper, now that I call a disaster.  Understanding that friend don't always have enough sense to control and moderate their privacy, then I remind myself next time to say a little less. It will nose in deeper, dodge more carefully, more taciturn... those things, manifested on the outside is called arrogance.

Chọn cách đó, bởi vì chẳng còn đường nào khác.  

I choose that style, because there's no other way.

P/s : viết nhân ngày xui tháng rủi năm tuổi đen thui :(

P.S.: written on an unlucky day of a hapless month at an age singed black


http://www.nguyenngoctu.net/2013/09/gioi-han-cua-rieng-tu.html


Tôi rất thích thái độ và văn chương của cô Tư.

2 tháng 11, 2016

Thưa các ngài. Hiệu "Etablissements Indophono"

Mời các ngài lại nghe các đĩa hát tiếng ta mới về kỳ tàu vừa rồi

157608 A - Hát vở Mọi, kép Sáu Cương, rạp Quảng Lạc B - Hát vở Mọi (tiếp theo).
157613 A - Văn quan Lới ba Phủ, M. Huong Giat, làng Yên-phụ, Hanoi. B- Văn quan Lớn Tuần (tiếp theo)
 157615 - A - Văn bà Thượng, M. Huong Giat, làng Yên phụ, Hanoi. B - Văn bà Thượng (tiếp theo). C - hát tiếng Khách, M. Huong Giat, Yên Phụ, Hanoi. D - Văn bà Thượng (tiếp theo).
157623 - A - Hát xẩm có đàn bầu, đào Nhat Khâm Thiên. B - Hát xẩm có đàn bầu (tiếp theo).
157618 - A - Hát Mưỡu, có trống chầu, đào Tan, Khâm Thiên. B - Hát nói, có trống chầu, đào Tan Khâm Thiên
157619 - A - Gịp ba cung bắc, có trống chầu, đao Than Khâm Thiên. B - Gịa ba cung bắc (tiếp theo).
157620 - A - Gửi thư, có trống chầu, đào Tan Khâm Thiên. C - Gửi thư  (tiếp theo).
157622 - A - Hát hãm, đào Nhat Khâm Thiên. B - Hát hãm (tiếp theo).

Hanoi 53, Rue Paul-Bert -- Haiphong 46, Boulevard Paul Bert

nguồn: Hà Thành ngọ báo (20 décembre 1929), tr. 3.


Cách 87 năm đây nhạc phổ thông, nhạc thịnh hành ở Hà Nội là hát ả đào, là chầu văn, là hát xẩm.  Chắc là chèo nữa, nhưng chèo không được quảng cáo.

Tại sao một công ty sản xuất đĩa và quảng cáo đĩa?  Để được kiếm tiền.  Một công ty không có ý kiến bảo tôn nền âm nhạc dân tộc truyền thống.  Đây là nhạc hằng ngày.

Tranh quảng cáo này có một người đàn ông nghe máy hát.  Ông mặc com lê, đeo cà vát và vẫn mê nhạc Việt.