Một ngày đông mưa bay đoàn tù đi khiêng cây ngậm lời không ta thán như những kiếp trâu đọa đầy
On a winter day of driving rain the prisoners lug some wood, holding their tongues, uncomplaining like the lot of an abused buffalo
Đường rừng đi quanh co hồn Phạm Công bơ vơ một chàng trai trong mưa bỗng nhớ Cúc Hoa ngày xưa
The sinuous forest road, the soul of orphaned Phạm Công, a lad in the rain suddenly remembers Cúc Hoa of long ago
Ngục tù không tha em ngày oằn vai dân công giòng đời như sông lớn cố lấp trên em mặn nồng
Prison doesn't release her, days of bent shoulders for conscripted laborers, life's flow is a great river filling over you full of warmth
Vợ chồng năm năm xa gặp lại như trong mơ ngậm ngùi cho Thiên Cơ nước mắt che nơi bụi bờ
A husband and wife, five years apart, re-meet like a sorrowful dream for Heaven's Will, tears cover by the hedge
Phút ấy hồn chim Quyên ý thức về cung tên bỗng chốc nàng nghe như có đóa huyết hoa nở ra
That minute the Cuckoo's soul is aware of the bow and arrow, suddenly she felt like a blood flower blooming
Chàng gục bên bờ suối đạn xuyên ngọt tới như xác bông hoa rụng rơi
He sunk down at the streamside, the bullet pierced sharply like flower petals falling
Rồi người ta đem chôn đề mộ đôi uyên ương
Then the people brought them to buried, a grave for the lovebirds
"Bọn người vô văn hoá
"An uncultured rabble
Dư chứng nô vong thực dân"
The result of being enslaved by colonizers"
Người Việt Nam hôm nay cần phải sinh trong tay thì thừa dư nơi đây những trái tim trong ngực gầy
The Vietnamese people today must be born in the hands then there are more than enough hearts in skinny chests
Bài ca này được viết ở trại Hàm Tân. Tôi chưa hiểu ý của bài ca này. Có phải đám ma văn hóa là hậu quả của người Việt Nam bị "nô vong thực dân" bởi Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, và Hoa Kỳ?
Trong câu chuyện Phạm Công Cúc Hoa cả hai vợ chồng đều chết. Chuyện chim Quyên người vợ mãi đi tìm chồng như vậy hót bài hát buồn. Hình như hoàn cảnh bài "Đám ma văn hóa" là vợ đến thăm chồng ở trại tập trung cải tạo (Vợ chồng năm năm xa gặp lại như trong mơ ngậm ngùi). Người chồng không được thả, nhưng bởi vậy người vợ cũng không được thả nữa - "Ngục tù không tha em ngày oằn vai dân công." Việc "che nơi bụi bờ" có phải có nghĩa là người vợ chồng không được chỗ riêng tư để gặp nhau, để tâm sư với nhau.
"Người Việt Nam hôm nay cần phải sinh trong tay" thì tôi chịu. Trong tay ai vậy? Nếu ai bạn nào được phân tích lời của bài ca xin chia sẻ.
Welcome The Parabola Group
7 giờ trước
2 nhận xét:
Thưa anh, trên mạng có bản ghi âm của Khánh Ly với tên Đám Tang Văn Hóa em nghe thì thấy phần lời anh ghi ra có sai vài chữ dẫn đến một số câu hơi tối nghĩa. Gửi anh lời bài hát đúng theo bản Khánh Ly ca.
https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2015/08/dam_ma_van_hoa-ha_thuc_sinh.pdf
Đám tang văn hoá. Vở bi kịch của người dân miền nam khi mới bị cộng sản miền bắc cai trị.
Chồng bị bắt đi cải tạo, vợ bị bắt đi dân công, vô tình gặp lại nhau sau năm năm. " vợ chồng năm năm xa, gặp lại như trong mơ, ngậm ngùi cho thiên cơ, nước mắt chia nơi bụi bờ. Phút ấy hồn chim quên ý thức về cung tên, bỗng chốc nàng nghe như có đóa huyết hoa nở ra. Chàng gục bên bờ suối...". Vợ chồng gặp nhau sau năm năm xa cách, vừa mừng vừa tủi, ôm nhau khóc nơi " bụi bờ" mà quên mất rằng sinh mạng của họ đang nằm trong tay giặc cộng. Giặc cộng coi đó hành động đó là "tàn dư của chế độ Mỹ Ngụy"!? Cần phải loại bỏ và... pằng pằng. Vợ chồng ngậm ngùi tức tưởi lìa trần vì bọn vô văn hoá coi họ là "vô văn hoá". Chuyện ngược ngạo, đảo điên thường xuyên ở thời "thú vật làm người" vậy.
Người Việt Nam hiện nay cần phải sinh trăm tay, chỉ thừa dư nơi đây những trái tim trong ngực gầy!!!(!).
Đăng nhận xét