8 tháng 1, 2016

Trích tham luận của Ns. Hoàng Hiệp, tháng 9 năm 2001

Âm nhạc sử dụng âm thanh làm ngôn ngữ. Ngôn ngữ âm thanh có người cho là trừu tượng, có người lại cho là cụ thể. Thật vậy, một âm hình tiết tấu lập đi lập lại, một quãng kết ở giai điệu riêng biệt cũng có thể là đặc trưng âm nhạc của dân tộc. Ngoài ra, còn là thói quen sử dụng thang âm điệu thức hay cách chuyển đổi các điệu thức cũng tạo ra màu sắc dân tộc.

Và như mọi người đều biết, tính dân tộc trong âm nhạc mang đậm tâm hồn, tính cách, lối tư duy đặc trưng của mỗi dân tộc. Điều đó khiến cho nó không lẫn lộn với một đất nước dân tộc nào khác. Nghe nhạc Trung Quốc ta nhận ra ngay là của dân tộc Trung Hoa, nhạc Nga, Ấn Độ hay Ả rập cũng thế. Cũng giống như dân ca Việt Nam, là của riêng người Việt Nam, thậm chí chúng còn mang màu sắc riêng biệt của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tính dân tộc là các gốc của mỗi nền âm nhạc dân tộc. Gốc có vững thì cây mới phát triển vững vàng và đơm hoa kết trái. Tính dân tộc trong âm nhạc là cái hồn, là tâm linh của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Vì thế, ta không được phép chao đảo, ngả nghiêng trước mọi trận cuồng phong âm nhạc bất kỳ từ đâu kéo đến.

Trong thời đại hiện nay, thời đại mà đất nước ta đang hội nhập với thế giới, thời đại của sự bùng nổ thông tin chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ai muốn nghe gì thì nghe, không có một rào cản nào hết. Thì trách nhiệm bảo tồn bản sắc dân tộc trong ca khúc Việt Nam nặng nề hơn bao giờ hết, đang đặt lên đôi vai của giới âm nhạc chúng ta, mà trước hết là những người sáng tác.

Trích tham luận của Ns. Hoàng Hiệp, tháng 9 năm 2001

nguồn: Facebook Nhạc sỹ Hoàng Hiệp May 7, 2013

Music uses sound to make a language.  A sound language is called abstract by some, others say that it's concrete.  As a matter of fact, a repeating rhythmic figure, the final interval of an individual melody can be a musical feature of a nation.  Additionally, the habits of using a scales and modes or the manner of changing modes can also create a national color.

And as everybody knows, the national character in music carries a rich soul, style, manner of thinking that is characteristic of every nation.  This is what causes it not to be confused with a different country or nation.  Listening to Chinese music we know right away that it belongs to the people of China.  Russian music, Indian or Arabian are also like that.  Just as Vietnamese folksongs belong to the Vietnamese, they even have individual colors of the nations inside of the Vietnamese community of nations.

The national character is the root of every national music.  If the roots are firm then the plant will stably develop fill with flowers that bear fruit.  The national character in music is the soul, the spirit of every country, every nation.  Because of that, we are not allowed to waver, or hesitate before the musical tornadoes that drift in from anywhere.

During the present period, a period when our country is integrating with the world, a period of an information explosion that's never seen before in human history.  Anyone who wants to listen, then listen, there are no barriers at all.  But the responsibility to preserve the national color of Vietnamese song is heavier than ever, has been placed upon the shoulders of our musical circle, above upon those who compose.


Ông viết rằng: "một âm hình tiết tấu lập đi lập lại, một quãng kết ở giai điệu riêng biệt cũng có thể là đặc trưng âm nhạc của dân tộc."  Tôi không cho là sai, nhưng tôi chưa thấy đủ chứng cứ để cho là đúng.  Lập đi lập lại tiết tấu nào?  Trong tác phẩm nào?  Mỗi quảng kết là của mỗi người chứ?  Nếu được lập lại như thế ở tác phẩm khác của một giai điệu đại diện của một dân tộc khác thì vẫn cứ như thế? Hay nếu tiết tấu được để nguyên, nhưng các quảng âm thay đổi thì sao?

Một "màu sắc dân tộc" cũng khó định nghĩa.  Theo từ điển "màu sắc" là "tính chất đặc thù."  "Đặc thù" có nghĩa gì?  Riêng biệt.  Ai có quyền đánh giá màu sắc ấy?  Chắc cũng tùy từng người nghe.

Nói "màu sắc dân tộc" là một quan điểm của chủ nghĩa dân tộc đã đành.  Nhưng quan điểm cũng có nguồn từ chủ nghĩa lãng tử của thời đầu thế kỷ 19.  Theo Arthur O. Lovejoy
[Romantic ideals] "served to promote, in individuals and in peoples, a resistance to those forces, resultant largely from the spread of democracy and from technological progress, which tend to obliterate the differences that make men, and groups of men, interesting and therefore valuable to one another." (Arthur O. Lovejoy, The Great Chain of Being: A Study of the History of an Idea (Harvard University Press, 1936), tr. 312). [{Các lý tưởng lãng mạn chủ nghĩa} "đáp ứng nhu cầu để mạnh, trong mỗi cá nhân và dân tộc, một tính chống các nỗ lực, chủ yếu là kết quả của sự truyền bá của nền chủ chủ nghĩa và sự tiến bộ kỷ thuật, mà nhằm tới việc xóa các nét riêng biệt làm cho các người và các nhóm người hấp dẫn và bởi vậy có giá trị lẫn nhau.]
Thực ra các kỷ thuật âm thanh, nhất là phương pháp ký âm và thu âm rồi phát thanh và phân phôi sản phẩm âm thanh đã và đang làm chết dần nhiều thứ âm nhạc toàn cầu - không riêng Việt Nam. Như nhạc sĩ Hoàng Hiệp phát biểu ở trên thời nay là "thời đại của sự bùng nổ thông tin chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ai muốn nghe gì thì nghe, không có một rào cản nào hết." Màu sắc của nhạc dân tộc Việt Nam rất dễ có thể biến đi.

Ai có khả năng cứu nhạc màu sắc dân tộc Việt Nam? Là "giới âm nhạc chúng ta, mà trước hết là những người sáng tác."  Nhưng nói rằng họ có khả năng thì không đủ.  Các nhạc sĩ, các người chuyên nghiệp tham gia âm nhạc Việt Nam có "trách nhiệm ... nặng nề ... đặt lên đôi vai."  Đây chứ phải là cứu mà phải là cấp cứu.

Hoàng Hiệp nói những lời này 15 năm trước thì chắc tình trạng âm nhạc màu sắc dân tộc Việt Nam hiện nay rất nghiêm trọng.  Có phải là "giới âm nhạc chúng ta" không nhiệt tình nhận trách nhiệm này?  Tôi không biết được.  Tôi chỉ nghĩ rằng trách các nhạc sĩ thì không công bằng.  Công dân Việt Nam, nền giáo dục Việt Nam, và chính phủ Việt Nam cũng phải chịu trách nhiệm.  Họ chịu trách nhiệm nếu vấn đề này được coi như một vấn đề nặng nề.  Thực ra con người bất cứ đâu rất cần đến âm nhạc trong đời sống và sẽ tìm đến âm nhạc phù hợp với tâm trạng, tâm lý và trình độ của họ. Ép buộc con người nghe nhạc mà họ không ưa là một việc rất vô ích.

Không có nhận xét nào: