29 tháng 10, 2014

"Tôi xa Hà Nội" (I Went Far From Hanoi) - Khúc Ngọc Chân (1954?)

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám, khi vừa biết yêu.
I left Hanoi when I was 18, when I first knew love.
Bao nhiêu mộng đẹp, yêu đương thành khói bay theo mây chiều.
So many beautiful dreams, love went up in smoke, disappearing with the evening clouds.
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ ai đứng trông ai ven hồ khua nước chơi như ngày xưa.
Oh Hanoi, who knows how it can be now? Someone waiting for another by the lake stirring up the water for fun like long ago

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu, xuân tròn đắm say.
I left Hanoi the year you turned sixteen, spring of youth, lost in love
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy.
Ivory hands of this world, you portioned your love in full
Bạn lòng ơi! 
My bosom friend!
Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng nàng khóc tơ duyên lìa xa!
On that day I brought my guitar that knew how to sing joyfully by your side, now crying of loving ties separated by distance!

Giờ đây biết ngày nào gặp nhau!
Now who knows when we can met again!
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu.
When can we find it, wooing I offer you in a few words.
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời,
Oh Thăng Long! Months and years still flow midst love,
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi -
Life has born bitterness and swallowed pain already -
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ.
The Sword Lake of long ago still hasn't faded.

Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Today in Saigon so many blouses show off their colors on joyful streets
Nhưng riêng một người tâm tư sầu não đi trong bùi ngùi.
By there's just one person with sorrowful thoughts walking in sadness

Sài Gòn ơi! 
Oh Saigon!
Mộng với tay cao hơn trời.
Dreaming with hands higher than the sky.
Ai nhắn thay tôi đôi lời. 
Who will send a short message for me.
Chỉ ước mơ mong đẹp đôi.
Only wishing we can be a happy couple.


nguồn: Hương Thương, "Ai là tác giả ‘Nỗi lòng người đi' trong Giai điệu tự hào?," Thể Thao & Văn Hóa 15 tháng 10 2014.

Tôi mới biết đến ông Khúc Ngọc Chân qua một bài viết của Nguyễn Thụy Kha ("Gặp tác giả thật 'Nỗi lòng người đi'" Kiến Thức Ngày Nay #804 đăng trên trang web Giai Điệu Xanh 21 tháng 12 2012).  Nguyễn Thụy Kha là nhà thơ, nhạc sĩ và nhà báo chuyên viết về âm nhạc.  Ông cũng sọan những sách như Văn Cao: Người đi dọc biển (Nxb Lao Động, 1991) và Hàn Mặc Tử: Thi sĩ đồng trinh (Nxb Đà Nẵng, 1993).  Theo Wikipedia thì hai tác phẩm này theo thể loại "tập truyện."  Như thế cũng đúng, nhưng tôi nghĩ xếp hai quyển này vào thể loại tiểu thuyết lịch sử thì đúng hơn.  Hai sách này đọc rất thú vị, nhưng có những đoạn văn không đúng sự thật hay không thể nào có bằng chứng để xác nhận sự chính xác.  Nguyễn Thụy Kha cũng soạn thêm một sách đồng loại là Những gương mặt âm nhạc thế kỷ (Viện Âm nhạc, 2000) gồm sách về Văn Cao ở trên và thêm 4 đoạn về các nhạc sĩ cách mạng Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận và Hoàng Việt.

Việc tiểu thuyết hóa hay viết cẩu thả về những chi tiết thành một việc khó chịu một chút đối với tôi vì Nguyễn Thụy Kha là người có tấm hiểu biết rất rộng về lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Bởi vì tính tiểu thuyết hóa này, Nguyễn Thụy Kha viết về việc khám phá "tác giả thật" của bài ca "Nỗi lòng người đi" thì tôi đã có thắc mắc.  Câu chuyện của Khúc Ngọc Chân đọc nhữ một chuyện ngắn lãng mạn hay ... một ca khúc nhạc vàng.  Nguyễn Thụy Kha cũng là người của cơ chế - là hội viên của hội nhà nước, từng viết báo, là biên tập cho những cơ quan nhà nước.  Song Khúc Ngọc Chân là người đứng tuổi mà đã về hưu.  Có nhiều bài trên mạng phủ nhận các chi tiết của chuyện mà ông Chân kể - và tôi không có khả năng để nói ai đúng, ai nhầm về các chi tiết ấy.

Tôi không quen Khúc Ngọc Chân, vậy tôi cũng biết động lực thúc đẩy ông lên tiếng hiện giờ.  Chắc một lý do là đến đầu năm 2012, bài ca "Nỗi lòng người đi" bị cấm ở Việt Nam.  Tôi nghĩ rằng không còn tư liệu nào mà có thể làm bằng chứng ai là tác giả tác phẩm này.  Chuyện đời của ông Chân rất phù hợp với nội dung bài ca này - năm 1954 ông đúng là 18 tuổi, lúc mà Anh Bằng 28 tuổi.  (Có lẽ năm 1944, 1945 gì đó Anh Bằng cũng có lý do phải "xa Hà Nội"?).  Năm 1967, lúc mà bài ca này được xuất bản, Anh Bằng được 41 tuổi rồi.

Sau đây tôi sẽ viết giá như đây là một tác phẩm xác thực và ông Chân là tác giả thật.  Như vậy không có nghĩa là tôi được biết gì đặc biệt và tin hay không tin điều đó.  Ở trên tôi viết chữ đỏ ở các chỗ mà lời ca của Khúc Ngọc Chân được khác với lời ca của Anh Bằng.  Hai văn bản không khác nhau mấy.  Theo tôi nghĩ thì lời ca của Anh Bằng hay hơn, nhưng ông là người soạn ca khúc chuyên nghiệp.

Tôi nghĩ nét đặc biệt của bản "Tôi xa Hà Nội" là cách ghi giai điệu nay.  Điều nổi bật nhất là Khúc Ngọc Chân soạn ca khúc này theo nhịp 3/8.  Tôi sẽ bàn đến chuyện đó ở dưới.  Về nốt viết, giai điệu của ông Chân khác với giai điệu của Anh Bằng ở hai chỗ.  Đầu tiên là:

khua nước trong như ngày xưa (Anh Bằng)
E       A      F#     E     D-E  A
khua nước chơi như ngày xưa (Khúc Ngọc Chân)
E       A      G      E     C#    A

Giai điệu của Anh Bằng hay hơn về chức năng hòa âm, nhất ở chỗ chữ "ngày" hợp với hợp âm E là hợp âm át két (secondary dominant) của hợp âm A (là nốt / hợp âm át).  Với giai điệu Khúc Ngoc ̣ Chân các nốt G-E-C# cho hợp âm A bảy át (dominant 7th) kéo dài vào hợp âm A, như thế là thiếu hành điệu hòa âm (harmonic motion).

Ở chỗ thứ hai:

biết tìm về nơi đâu
D-E F#  G  A    B (Anh Bằng)
E     F#  F# B    B (Khúc Ngọc Chân)

Giai điệu của Anh Bằng ở đây cũng có hành điệu tốt hơn (theo tôi nghĩ).

Điều khác biệt nhất của ca khúc "Tôi xa Hà Nội" là nhịp 3 từng nốt móc (so với nhịp 4 từng nốt đơn của "Nỗi lòng người đi).  Nhịp 3/8 rất là xa lạ với nhạc phổ thông.  Theo ý tôi thì nhịp này cũng làm cho giai điệu này thành rất gọn và máy móc.

Hãy so sánh câu đầu của các bài ca theo hai nhịp này:

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám, khi vừa biết yêu (Tôi xa Hà Nội)
Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám, khi vừa biết yêu (Nỗi lòng người đi)

Từng nhịp mạnh (nốt đầu từng ô nhịp) được ghi đậm với gạch dưới.  Trong bài "Tôi xa Hà Nội" các nốt viết theo nốt móc chụm ba - Tôi xa Hà / lên mười tám ...  Trong bài "Nỗi lòng người đi" thì từng nốt viết theo nốt móc chụm hai bình thường.  Được ghi ra như thế thì người ca hát được hát rất đều, hay tuy hứng ở giữa các nốt mạnh.  Nhịp điệu của "Nỗi lòng người đi" là slow, nhưng thường lệ các ca sĩ hát theo nhịp điệu slow rock có nhún nhảy (swing) một chút.  Vậy giai điệu này theo cách ghi âm của Anh Bằng được thể hiện một cách thong thả hơn.

Bài ca "Tôi xa Hà Nội" có một điều lạ thường nữa là độ dài của từng câu nhạc.  Thí dụ ở đầu bài thì đoạn nhạc bắt đầu với "Tôi xa Hà Nội..." gồm hai đoạn 7 ô nhịp (2+2+3).  Cái đoạn nhạc bắt đầu với "Hà Nội ơi! nào biết..." gồm 12 ô nhịp (3+3+3+3).  Cái đoạn nhạc "Sài Gòn ơi! Mộng với..." gồm 15 ô nhịp (3+4+4+4).  Trong một ca khúc phổ thông (cho quần chúng nghe và hát) thì các câu / đoạn nhạc nên có 2, 4, 8, 16 ô nhịp nghe dễ nghe, dễ thuộc, dễ hát.

Kết luận của tôi là "Tôi xa Hà Nội" không phải một tác phẩm trau chuốt như "Nỗi lòng người đi."  Điều đó cũng có thể thành một là bằng chứng để cho rằng ca khúc của Khúc Ngọc Chân đến trước. Năm 1954 Khúc Ngọc Chân chưa thể gọi là nhạc sĩ sáng tác.  Ông soạn một ca khúc cho một cô gái để tâm sự và làm kỷ niệm một mối tình dang dở.  Chắc đã nhiều tình cảnh tương tự - hai người bắt phải sống xa nhau, một người viết nên bài thơ, bài ca - mà thành những kỷ vật không bao giờ công bố.

24 tháng 10, 2014

"Nỗi lòng người đi" (Feelings Of The Departed) - Anh Bằng (1967?)

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
I left Hanoi when I was 18, when I first knew love
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
So many beautiful dreams love went up in smoke, disappearing with the evening clouds
Hà Nội ơi nào biết ra sao bây giờ?
Oh Hanoi, who knows how it can be now?
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa.
Someone waiting for another by the lake, stirring up the clear waters like long ago

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
I left Hanoi the year you turned sixteen, spring of youth, lost in love
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Ivory hands of this world, you portioned your love in full
Bạn lòng ơi ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng nay khóc tơ duyên lìa tan:
My bosom friend! on that day I brought my guitar that knew how to sing joyfully by your side, now crying of loving ties that have dissolved

Giờ đây biết ngày nào gặp nhau, biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu.
Now who knows when we can meet again, where can we find it, love making I offer you in a few words.
Thăng Long ơi, năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi.
Oh Thăng Long, months and years still flow midst a life that has born bitterness and swallowed pain already.
Hồ Gươm xưa chưa phai mờ
The Sword Lake of long ago still hasn't faded

Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Today in Saigon so many blouses show off their colors on joyful streets
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi
By there's just one person with thought of lonely melancholy walking in sadness
Sài Gòn ơi mộng với tay cao hơn trời tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi.
Oh Saigon, dreaming with hands raised higher than the sky, I pluck a magic flower for our lives wishing we can be a happy couple.

nguồn: Anh Bằng, "Nỗi lòng người đi," Sài Gòn: Mỹ Hạnh, 1967.


"Nỗi lòng người đi" - Trung Chỉnh ca năm 1967, dĩa Sóng Nhạc 992/2160

"Tôi" - là người "xa Hà Nôi."

"Ai đứng trông ai" là như một hình ảnh được gợi lên trong trí nhớ, hay một hình ảnh được hình dung trong trí tưởng tượng.  Một tình nhân nhìn đứng trông một tình nhân khác.

"Tôi" ở tuổi mười tám.  "Em," nhân vật thứ hai trong bài ca này, ở tuổi mười sáu (hay như một số bài ca, bài thơ viết - đôi tám).  Nam 18 tuổi, nữ 16 tuổi, rất đẹp đôi phải không?

Bạn lòng là một từ rất tiền chiến (Đường ta đi thế đấy bạn lòng ơi - Lưu Trọng Lư).  Nghĩa như tri kỷ, tri tâm.  Tri kỷ, tri tâm rất hiếm trong đời.

Về bài ca "Nỗi lòng người đi" nhà văn Doãn Quốc Sỹ nhận xét:
... Anh Bằng cũng đã mang theo những tình cảm thơ mộng qua việc sáng tác nhạc phẩm “Nỗi Lòng Người Đi” (NLNĐ), đánh dấu cuộc di cư vĩ đại mà người ra đi với bao kỷ niệm đau thương của tâm hồn kẻ ly hương... (Doãn Quốc Sỹ, "Cảm nghĩ về nhạc sĩ Anh Bằng," Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng (Văn Đàn Đồng Tâm, 2009), tr. 66-7).
Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cũng có nhận xét:
Bài “Nỗi Lòng Người Đi” chẳng hạn, với câu mở đầu “Tôi xa Hà Nội. . .”, mang ngay đến cho tôi một nỗi buồn lê thê, một nỗi nhớ nhung tha thiết, một mất mát lớn lao trong tâm hồn. Anh Bằng nhớ Hà Nội hồi đó cũng như tôi nhớ Sài Gòn bây giờ. ... Dòng nhạc tự nhiên của nhiều sáng tác của Anh Bằng mang lại cho tôi cái buồn mênh mông, man mác, mà tôi rất thích thú đắm chìm trong đó. Nó vừa có cái dịu dàng, buồn nhè nhẹ của loại nhạc easy listening, vừa lôi cuốn tâm hồn tôi về một cõi nhớ nhung thương tiếc xa xôi nào. (Nguyễn Thanh Liêm, "Khiếu bẩm sinh thơ nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng," sđd, tr. 61).
Trước hết nỗi lòng này là nỗi lòng được gợi lên trong kỷ niệm.  Song có vẻ như một kỷ niệm buồn cũng có "cái dịu dàng" - có chút vị ngọt, dù có thêm chút vị đắng.

Tôi nghĩ rằng "Nỗi lòng người đi" cũng diễn đạt một nỗi thương tiếc ở số nhiều.  Nó có tính đồng cảm.  Như vậy các đại từ dẫn ở trên chưa thổ lộ tất cả.  Tôi là "chúng ta."  Em là Hà Nội, là Sài Gòn, là quê hương.  Ai đứng trông ai?  "Chúng ta" đứng trông một nơi, một thời mà vĩnh viễn sẽ không được đến nữa.  Mà chỉ sống trong những kỷ niệm buồn man mác.  Dù "tôi / chúng ta" được sống ở chốn phồn hoa (với "bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui), chốn mà mình được sống thoải mái (là Sài Gòn, là xứ người) thì "tôi / chúng" cũng bị "em / Hà Nội / quê hương" ám ảnh mãi.

Cái số đông người này - hơn một triệu phải lìa xa chỗ yêu thương nhất trong đời trái ý muốn của họ - đã cướp một bài ca tâm tư của "tôi" với "em."  Anh Bằng là người từng bị vậy - hai lần - cũng là
một nhạc sĩ sáng tác giỏi.  Chắc ý ông là muốn biểu lộ cái nỗi lòng ở số nhiều. Như thế bài ca này mới có chỗ đứng lâu năm, có sức sống.

15 tháng 10, 2014

"những lời nói của mình là tốt đẹp và hoàn toàn vô tội"

Diều con rồng muôn màu

@Rộng Ngải Vị Vị / @Large Ai WeiWei (ở rộng tức là "tự do")

With Wind - Với Gió là một trong những tác phẩm mà Ngải Vị Vị sáng tác cho một triển lãm tạm thời ở đảo tù Alcatraz.  Alcatraz là một nhà tù nổi tiếng và huyền thoại nằm giữa vinh San Francisco.  Tên gọi hòn đảo Alcatraz góc từ một từ tiếng Tây Ban Nha không thông dụng - alcatraces, nghĩa là chim bồ nông hay chim lạ.

Với gió gồm một con rồng rất dài làm bằng giấy.  Tác giả nói là diều con rồng làm bằng giấy vừa mỏng manh vừa đáng sợ thì thường được tiêu biểu cho quyền lực.  Nhưng đối với ông con rồng này không thuộc về quyền lực đế quốc mà lại tiêu biểu cho tự do cá nhân.

Một điều đặc biệt về tác phẩm này mà ông sáng tạo cho riêng phòng này là phòng triển lãm này vốn là xưởng của nhà tù Alcatraz, vậy cũng tiêu biểu cho lao động áp đạt của những người bị giam.  Ông khẳng định rằng mặc dù bị giam thì lòng của những người theo lý tưởng mặc dù họ bị giam họ cứ được bay.  Còn đối với các chính quyền họ cũng đáng sợ vì họ đòi được bay tung hoành.
Các con chim trong tác phẩm này tiêu biểu cho các nước vi phạm về nhân quyền.  Thường lệ con chim cũng tiêu biểu cho tự do.  Song có lẽ với Ngải Vị Vị con chim thành bày chim hành hạ con rồng này.  Con rồng là cá nhân có sức tưởng tượng, có cá tính.  Lũ chim theo bày không chấp nhận những người có sức sáng tạo, có sức suy nghĩ rộng rãi.
Tôi không biết Ngải Vị Vị chọn hình sao 6 gốc theo ngôi sao David của đất Israel?  Trên tranh hình sao này có bày cò bay lên.  Có lẽ các con cò này thực sự là chim lạc của nước Việt?  Người họa sĩ viết rằng ông chọn các loại chim trong tác phầm này tiêu biểu cho các nướckhông tôn trọng nhân quyền hay luật tự do công dân.

Đằng sau cửa sổ ở trên là vịnh San Francisco, cầu Cổng Vàng, rồi xa hơn nữa là Biển Thái Bình Dương.  Nghĩa là bên ngoài cửa sổ song sắt này là biển rộng, là chỗ mà con rồng biết là mình sẽ được bay tự do.  Một chi tiết bất đắc dĩ nữa là kính cửa sổ này bị mờ vì một lớp cứt chim.
Đằng sau thân thể của con rồng giấy này.
Ngải Vị Vị cũng trích lời của những người đòi nhân quyền.  Trong đó có lời của một người Việt là Lê Quốc Quân - "...my words are well intended and innocent" - "những lời nói của mình là tốt đẹp và hoàn toàn vô tội."  Thực ra tôi chưa biết nhiều lắm đế Lê Quốc Quân, nhưng theo mục đích mỹ thuật của họa sĩ Ngải Vị Vị thì Lê Quốc Quân cũng thuộc vào:
...[N]onviolent people who have lost their freedom simply because they expressed their ideas, imprisoned for trying to improve their conditions through writing or peaceful protesting. / Những người bất bạo động mà mất quyền tự do chỉ vì họ phát biểu ý kiến của họ, bị bắt giam vì cố cải thiện tình trạng của họ qua lời viết hay qua việc biểu tình một cách bình an [trích từ cuốn @Large Ai Wei Wei On Alcatraz (Golden Gate National Parks Conservancy / For-Site Foundation, 2014).
Cùng với lời của Lê Quốc Quân có lời của Edward Snowden - "...privacy is a function of liberty" / ... "đời tư cũng là chức năng của quyền tự do."
Lời của Nelson Mandela "Our march to freedom is irreversible" / "Cuộc tiến hành đến tự do không đảo chiều được."
Nhà báo người Angola William Tonet - "I prefer to go to jail" / "Còn hơn là tôi vào nhà tù."
Và chính Ngải Vị Vị phát biểu: "Every one of us is a potential convict" / "Tất cả mỗi chúng ta đều có khả năng thành người tù."
Nữ nhà thơ và người đòi nhân quyền Ấn Độ Irom Chanu Sharmila có nói: "I want to cast my vote" / "Tôi muốn bỏ phiếu cùa tôi"
Rồi Ngải Vị Vị cũng chơi chữ - in - cit - ingInciting có nghĩa "đang khuyến khích."  In-cite-ing cõ nghĩa "đang trong trích dẫn."   In-site-ing có lẽ có nghĩa như "đang trong vị trí."  Insight-ing có lẽ có nghĩa như "đang tự thị."

Tôi sẽ viết thêm về triển lãm @Large Ai Weiwei on Alcatraz trong một dịp khác.  Có thêmvài điều quan trọng mà phải nhắc đến.  Các tác phẩm trong triển lãm này là site-specific - là sáng tác cho riêng và chính xác cho các vị trí trình bày này.  Các tác phẩm này sẽ có một đời sống ngắn tương đối - cuộc triển lãm chỉ có đến cuối tháng 4 năm 2015.

Ngải Vị Vị là một trong những họa sĩ nổi tiếng và xuất sắc nhất trong lĩnh vực hội họa hiện nay.  Trên đảo Alcatraz ông sáng tác những tác phẩm hội họa vĩ đại, về kỷ thuật, về sức tưởng tượng.  Một điều quan trọng là tác phẩm được sáng tác về trình bày đúng lúc với với tình hình đương đại.

Việc sử dụng đến một nhà tù để sáng tác và triển lãm các tác phẩm cũng rất có ý nghĩa.   Họa sĩ danh tiếng Ngải Vị Vị đã từng bị tù do phàn ứng của những người cầm quyền ở Trung Quốc.  Bố của Ngải Vị Vị cũng bị giam ở một trại lao động.  Đến bây giờ Ngải Vị Vị bị cấm đi du lịch nước ngoài.  Ông phải sắp xếp các tác phẩm này trong tình hình là ông không có mặt lúc mà được thực hiện tại chỗ, không có mặt để xem các tác phẩm của ông tại chỗ.  Nhưng là một người đã mất quyền tự do của mình (Tất cả mỗi chúng ta đều có khả năng thành người tù) thì Ngải Vị Vị phải rất đồng cảm với những người chỉ muốn được tự do phát biểu, được tự do để tỏ ra những ý của mình.

Ý nghĩa của tác phẩm Với Gió rất cao cả:
By confining the work inside a building once used for prison labor, the artist suggests powerful contradictions between freedom and restriction, creativity and repression, cultural pride and national shame (trích sách dẫn ở trên) / Bằng việc nhốt giữ tác phẩm này trong một tòa nhà một thời đã bị sử dụng cho nhà tù lao độn, họa sĩ này gợi lên những mâu thuẫn mãnh liệt giữa quyền tự do và sự hạn chế, sức sáng tạo và sự đàn áp, niềm tự hào dân tộc và nhục quốc gia.

11 tháng 10, 2014

Nhà đạo đức Lê Công Đắc, Hồi Thứ II (Moralist Lê Công Đắc - Act II) - D SON (1934)


nguồn: Phong Hóa #109 (3 tháng 8 1934), 15.

Số Phong Hóa này có chủ đề đi tắm biển Đồ Sơn.

Báo Phong Hóa hay có bút chiến với linh mục Lê Công Đắc.  Quyển Vietnamese Catholic Tradition On Trial: A Church From Empire To Nation [Truyền thống Công giáo Việt Nam thử thách: Một giáo hội từ đế quốc đến quốc gia] của Charles Keith [University of California Press, 2012] có nhắc đến Lê Công Đắc trên trang 135 và 138.  Keith viết rằng ông Đắc là "một trong những tác giả có sắc màu" (One of the more colorful writers) viết trong công động Thiên chúa đã soạn nhiều sách cỡ lớn, cỡ nhỏ.  Ông Đắc cũng soạn một vở kịch với chủ đề Đại hài kịch tiểu thư đi bộ (Đông Tây, 1931).  Ông ấy có mục đích chế giễu các phụ nữ tham gia thể dục thể thao.

Bức tranh ở trên rất gây ấn tượng.  Một nhân vật là Lê Công Đắc nhìn một cô tắm biển ở Đồ Sơn.  Núm vú của cô tiểu thư được thẳng lên dưới vải mỏng và ướt.  (Và theo sinh lý thì núm vú sẽ thẳng lên khi mà được thấy mát, hay lạnh, hay vì một lý do nào đó khác nữa).  "Nhà đạo đức" Lê Công Đắc cũng tắm biển và che mắt khi gặp mặt cô tiểu thư này.  Song ông thực sự không muốn tránh coi thân thể hấp dẫn của cô ấy vậy ông có mánh khóe nhìn liếc cô ấy qua một lỗ nhỏ trong nón của ông.  Cùng lúc tay phải của ông cũng che khu dương vật của ông (một chỗ theo sinh lý cũng có thể thẳng lên, nhưng không phải khi được thấy mát - chỉ vì một lý do nào đó khác nữa).

Tranh vẽ này được đăng cách đây 80 năm và tôi nghĩ rằng tranh vẽ này vẫn gây sốc khinh khủng.  Hiện nay một bức tranh hay tấm ảnh tương tự không thể được phép đăng ở Việt Nam - và nhiều nước khác.  Ở Mỹ không có luật cấm bức tranh này, nhưng chắc người trong vị trí của Lê Công Đắc sẽ kiện tờ báo nào dám đăng bức tranh ấy.

Rút cuộc thì bức tranh ở trên cũng thẳng thắn.  Các đạo đức gia muốn cấm nhiều thứ.  Chính là các nam đạo đức gia muốn cấm các phụ nữ sống một cách tự do bằng các đàn ông.  Thí dụ nổi bật nhất hiện này là các đạo đức gia ở Trung Đông.  Hồi xưa ở Việt Nam thì nho giáo cũng thế.  Lý do chính là các đàn ông sợ phản ứng không tùy ý của khu mà ông Đắc che bằng tay phải ở trên.  Biết mình khó tự điều khiển mình vậy thì các phụ nữ bắt phải theo một nền đạo đức của đàn ông tạo ra.  Các cô tiểu thư không được tập thể dục thể thao hay đi tắm biển vì họ làm thế sẽ gây các thanh niên và đàn ông cảm thấy bối rối không chịu nổi.

10 tháng 10, 2014

cải lương trong tiểu thuyết Duyên Anh (1967)

tr. 41 - Nó mê cải lương hơn xem xi nê. Thông thuộc các đào kép gánh Kim Chung "tiếng chuông vàng Thủ đô" không sót một ai. Tối nay Kim Chung, tối mai Kim Phụng. ...

tr 42 - Vẫn chưa "diệt" nổi cái máu mê cải lương của Thông. Thịnh bày thêm trò để "cứu vớt linh hồn của một thằng nhà quê." Thịnh bảo thanh niên Hà Nội mà khoái cải lương thì nhà quê cóc chọi nổi. Nó đợi đêm Thông đi coi hát, cài then thật kỹ và dặn đầy tớ không được mở.

tr. 88-89 - Một cô gái lớn phóng từ nhà tới cổng. Bà mẹ mắng yêu: "Cái Bích hậu đà hậu đậu." Giáo sư Thịnh ngắm nàng. Ðiện đường, lúc đó, sao mà tỏ thế. Nó thấy đủ một nắm nốt rỗ trên khuôn mặt của nàng. Em Bích rỗ huê. Trăm hoa đua nở ở mặt em. "Kim Chung tối nay hay lắm." Ôi, nàng mê cải lương như công tử Phát Diệm! Người đẹp mê vọng cổ thì vẻ đẹp giảm đi chín mươi bảy phần trăm.


nguồn: Duyên Anh, Ngày xưa còn bé (Saigon: Đời mới, 1968) viết xong 1967.

Tiểu thuyết Ngày xưa còn bé gần như một quyển hồi ký.  Có rất nhiều cảnh rất giống quyển Nhìn lại những bến bờ.

Bối cảnh tiểu thuyết này là Hà Nội độ năm 1952, 1953 gì đó.  Các nhân vật chính là học sinh ở trọ.  Người kể chuyện như Duyên Anh là một người gốc Thái Bình.  Nhân vật tên Thịnh rất có thể là nhạc sĩ Nguyễn Thịnh (là người từng sáng tác ca khúc "Duyên anh" mà thành tên bút của Vũ Mộng Long).

Các sinh viên muốn cho mình là người biết điều, muốn phân biệt mình với những người khác.  Cải lương không hợp thời trang, không hợp mới một người sanh điều.  Có bạn thích coi cải lương thì phải "cứu vớt linh hồn" người bạn đó.  Một cô gái xinh đẹp thích coi cải lương là mất một phần nào đó của sắc đẹp ấy.

Tân nhạc xịn (và nhạc nước ngoài).  Cổ nhạc dở.  Đơn giản như thế.  Tôi nghĩ thái độ ấy kéo dài đến bây giờ.

8 tháng 10, 2014

đường khuya trở bước (The Midnight Road Turning Back) - Đinh Hùng

Tôi đến đêm xưa, Em vắng nhà,
I arrived, a long distant evening, You weren't home
Trăng vàng, mây bạc, sầu như hoa.
Moon golden, clouds of silver, dreary like a flower
Tôi từ viễn phố rời chân lại,
I from a distance will forsake these streets to step forth,
Chỉ thấy sương nhiều như lệ sa.
Seeing only dew aplenty, like falling tears.

Ở cũng bâng khuâng, đi chẳng đành,
Staying is also a sorrow, leaving is no placation
Đêm trời, sao cũ sáng long lanh.
Nighttime sky, ancient stars sparkle
Lòng ta ngẫm truyện mười phương vậy:
To myself I ponder omnipresence thus:
Người gái khuê phòng kia mắt xanh?
A wide eyed girl over there in her boudoir?

Tôi cũng chưa đi hết dặm đường,
I haven't gone to the end of the road
Đời dài, mới đến nửa sầu thương.
In a long life, to have just to the middle of sorry and pity
Một đêm trở bước cho lòng nghĩ,
One night turning back so my heart can consider
Sao biếc rơi tàn mộng phấn hương.
Emerald stars fall ending a dream of perfume and powder.


Đọc bài thơ này tôi cũng nghĩ đến bài ca "Pamela Brown" của Leo Kottke.  Gái mình ưa không ưa mình thì mình được tự do lang thang.

6 tháng 10, 2014

Thương vùng hỏa tuyến (Pity For The Free Fire Zone) - Anh Bằng, Vũ Chương (1967)

Có ai qua vùng hỏa tuyến nhắn cho tôi một vài lời.
Anyone passing by the free fire zone, send me a short message
Mái tranh thân yêu còn đâu
Are the beloved thatched roofs gone
Lũy tre xanh tươi còn đâu
Are the green bamboo hedges gone
Đổi thay giờ đây lửa máu.
Now changed to blood and fire?

Xóm thôn hoang tàn đổ nát
Hamlets in ruins, falling to pieces
Luống khoai nương cà nghẹn ngào
Rows of potatoes, the tomato patch, choked with emotion
Tiếng chuông vang không còn nữa vắng trâu ăn trên đồng sâu trẻ thơ đi tìm mẹ hiền.
The peeling of the bell is no more, absent are water buffalo on marshy fields, a youngster looks for his kind mother

Trung Lương ơi!
Oh Trung Lương!
Đây vùng phi chiến nay thành khu chiến từ khi giặc tràn về
This demilitarized zone has become a battle zone since the enemy has flooded back
Bao người dân trắng tay mà vui ước hẹn đi theo lời thề toàn dân thương Trung Lương, toàn quốc thương Gio Linh thương Bến Hải thương cầu Hiền Lương.
So many empty handed folk happy in the promise to obey the oath the whole people pities Trung Luơng, the whole nation pities Gio Linh, pities Bến Hải, pities the Hiền Lương bridge.

Có ai qua vùng hoả tuyến nhắn cho tôi một vài lời.
Anyone passing by the free fire zone, send me a short message 
Oán xâm lăng gây lửa khói để cho bao nhiêu lệ rơi để cho sầu héo lòng tôi.
Hate the invaders creating smoke and flames so so many tears fall, so sadness withers my heart.

theo bản nhạc - Sài Gòn: Sóng Nhạc, 1967 #39

Phương Hoài Tâm thâu dĩa cùng thời đó


nguồn: Nhạc Việt trước 75

Blog của Phạm Hoài Nhân có nhiều nhận xét rất thú vị về bài hát này.  Ông này là người "trong cuộc" - nghĩa là ông được nghe và thuộc bài ca này trong thời mà bài hát này được thịnh hành.  Ông này cũng chịu khó nghiên cứu thêm về địa điểm Trung Lương mà được nhắc đến hai lần trong bài ca này. Ông Phạm Hoài Nhân cũng kết luận rất hóm hỉnh rằng ông chỉ: "nói về một bài hát bây giờ bị cấm hát, nói về một địa danh bây giờ không hề tồn tại."

Trung Lương giống như Gio Linh nằm rất gần sông Bến Hải.  Sông Bến Hải nằm ở giữa cái gọi là DMZ / Demilitarized Zone, tức là cái "vùng phi chiến" trong lời ca ở trên.  DMZ là một khu gồm một khoảng đất rộng đến 5 cây số cách sông Bến Hải ở hai phía bắc và nam.  Theo Hiệp Đình Genève thì quân nhân bị cấm vào khu này.

Cái sự thật thì khác.  Như lời ca nhắc, vùng này là một vùng "lửa máu," là một trong những chỗ chiến đấu khốc liệt nhất trong chiến tranh.  Lý do, theo lời ca, là "giặc tràn về."  Khái niệm "giặc" cũng hoàn toàn nằm theo cách mục kích của từng người.  Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng bên nào gây "lửa máu" là địch của dân lành.

Tranh bia của bài ca "Thương vùng hỏa tuyến" minh họa một đứa "trẻ thơ" lạc loài trên vết tích của một xóm bị đổ nát.  Nét gây chú ý nhất là áo rách màu trắng và quần soóc màu đỏ.

Bài ca này là một tác phẩm tuyên truyền không kém gì nhạc của xã hội xã hội chủ nghĩa miền Bắc.  Lời ca này 90 phần 100 là như một bài ca nhạc đỏ.  Chỉ có những chữ như "nghẹn ngào," "lệ rơi" và "sầu" mà không thể chấp nhận ở phía Bắc vùng hỏa tuyến này.  Cách tuyên truyền muốn làm người nghe thấy đau lòng để đoàn kết chống kẻ thù làm xóm này bị đổ nát- để "theo lời thề toàn dân thương Trung Lương ... Gio Linh."

Một điều tất nhiên nữa là cách phôi khí của đĩa Sóng Nhạc 995/2163 sẽ cũng không thể nào chấp nhận ở miền Bắc.  Có một hợp ca nam hát theo phong cách bài ca "Exodus."  Có tiếng ngọt ngào của đàn tăng rung (vib-ra-phôn).  Còn cái nhịp trống chậm sẽ cũng thành vấn đề.  Cái vấn đề chính là ca sĩ có tiếng hát không bel canto, không bị châu âu hóa.  Song giọng ca của ca sĩ Phương Hoài Tâm đầy chất nhạc dân gian miền nam.

Có thêm một điều lạ nữa. Đĩa Sóng Nhạc 995/2163 cũng gồm một bài ca vàng vàng của một nhạc sĩ đỏ là bài "Tiếng hát về khuya" của một Tôn Thất Lập chưa giấc ngộ sáng tác do Thanh Thúy thực. hiện.

2 tháng 10, 2014

Tuyên ngôn về tự do của bọn Nhân-Văn--Giai-Phẩm (A Declaration of Freedom by the Nhân Văn Giai Phẩm Gang) - Lê Văn Hiệp (1958)

Tự do luyến ái // Gia đình là nấm mộ chôn tình yêu

Sexual freedom // The family is a grave to bury love


nguồn: Thời mới 25 tháng 4 1958, tr. 4

Khái niệm chữ vàng / hoàng / 黄 của người Trung Hoa thời Mao là màu tiêu biểu cho sự dâm ô, sự trụy lạc. Bọn Mao Trạch Đông (y như người theo nho giáo) rất là thanh giáo chủ nghĩa. Ca khúc có tính lãng mạn một chút bị quy chụp là vàng.  Vậy mà lúc bôi nhọ các người tham gia Nhân Văn Giai Phẩm là thì những người theo đạo Mao Trạch Đông cho là các nhà văn chủ trương "tự do luyến ái" và cũng cho rằng "gia đình là nấm mộ chôn tình yêu."

Theo tôi biết thì câu "hôn nhân là nấm mộ chôn tình yêu" là câu phổ thông, chứ phải là gia đình là nấm mộ chôn tình yêu.  Nhưng tổ ấm gia đình được coi như thiêng liêng hơn cả nền hôn nhân.

Nếu hôn nhân bị áp đạt như thời phong kiến (và đối với các đảng viên đảng Cộng sản lúc bấy giờ) thì gọi là nấm mộ tình yêu là phải.  Song nói là hôn nhân là nấm mộ tình yêu không có nghĩa là chủ trương sa đọa trong đời cá nhân.

Nhân Văn Giai Phẩm là một nhóm văn chương hay một nhóm chính trị.  Trên trang của các tạp chí của nhóm ấy họ không hay ít đề cập đến chuyện tình dục.  Chắc đa số dân đọc báo không biết gì mấy về các tạp chí ấy. Như vậy, cấp lãnh đạo văn nghệ đánh từng cá nhân tham gia theo kiểu từng gọi là argumentum ad hominem.  Ba chữ tiếng La-tinh này có nghĩa là tranh luận về người (chứ phải tranh luận về ý kiến).  Theo Oxford English Dictionary ad hominem có nghĩa là "...attempting to disprove an argument or proposition by attacking the beliefs or character of the person proposing it" (cố chứng minh lời lý lẽ hay tuyên bố là sai do đánh niềm tin hay phẩm chất của người tuyên bố).  Từ điển online Urban Dictionary nói thẳng hơn: "Ad hominems are used by immature and/or unintelligent people because they are unable to counter their opponent using logic and intelligence (Ad hominems bị người non nớt hay tối dạ áp dụng vì họ có khả năng để chống lại đối thủ họ với lô gíc hay trí óc của họ).