Âm nhạc Việt Nam muốn hội nhập thì chắc chắn cần những tác phẩm có cái riêng mang bản sắc Việt. Mà cái riêng đó chỉ có trong âm nhạc dân gian các cùng vùng miền. Còn để giải trí và thưởng thức thì cần nhiều những sáng tác phong phú về ngôn ngữ và phong cách âm nhạc. Bản sắc Việt trong từng sáng tác sẽ rất phong phú và đa dạng tùy khả năng thẩm thấu của từng tác giả với từng vùng âm nhạc dân gian.
nguồn: Âm nhạc Việt Nam Panorama #8 tháng 3 năm 2010.
Bà Quỳnh Hợp nhận xét đúng - đa số người trẻ thuộc thế hệ 8X (và chắc 9X, 0X và 1X nữa) ít khi muốn tiếp xúc với dân ca Việt Nam. Điều đó không nên làm ai ngạc nhiên. Dân ca thuộc về một lối sống xa xôi đối với một xã hội hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Dân ca thuộc vào một nếp sống đã mất lâu rồi. Của một thời chưa máy móc, chưa điện tử, một thời chưa "hội nhập." Một thời chưa vào cuộc "nông thôn mới."
Chữ "hội nhập" cũng rất hiện đại. Từ điển tiếng Việt (Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội học - Trung tâm Từ điển học, 1994) chưa có từ "hội nhập." Hội nhập là một từ mới thành phổ biên trong khoảng thời gian ngay sau quyển từ điển ấy.
Theo Từ điển tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng; Trung tâm Từ điển học, 2007), nghĩa của hội nhập là "tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy [thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia]." Tôi nghĩ như thế chưa đúng hẳn vì tôi biết đến nhiều trường hợp có người sử dụng chữ hội nhập với ý nghĩa cá nhân - một người hội nhập vào một tình trạng nào đó.
Từ điển Việt Anh (Nxb Thế giới, 1998) dịch hội nhập với các chữ tiếng Anh như mingle, mix up with, affiliate, affiliation, và integration. Như vậy có phải là hội nhập đồng nghĩa với các từ như "hợp nhất" (unify, merge), "liên kết" (unite, associate), "trộn lẫn" hay "pha lẫn" (mingle, mix, blend)?
Hội nhập / 會入: Chữ hội / 會 nghĩa là tụ họp lại. Chữ nhập / 入 nghĩa là vào. Mọi người, mọi đoàn người, mọi dân tộc đến từ nơi cư trú riêng của họ và đi vào một nơi "chung" và tụ họp với nhiều người, nhiều đoàn, nhiều dân tộc khác với mình. Kết quả của cuộc tụ họp ấy chưa biết sẽ thế nào, nhưng chắc phải mong rằng mọi người, mọi dân tộc đến vào nơi "chung" ấy với một lòng tốt với nhau.
Nhưng một điều tất nhiên là có những người, những dân tộc với sức mạnh hay sức quyến rũ hơn sức mạnh hay sức quyến rũ của những người, những dân tộc khác. Có lẽ sức quyến rũ ấy là bởi sắc đẹp? Có lẽ là bởi tiền bạc? bởi lời nói ngọt ngào? Có lẽ là bởi sức duyên dáng? Một điều tất nhiên là đằng sau sức mạnh ấy phải có khả năng để giao thiệp, và khi mà giao thiệp thì phải có gì hấp dẫn để nói. Sức hấp dẫn của nhạc địa phương chắc là "bản sắc." Nhưng liệu nhạc Việt (nói cụ thể hơn - các người đại diện cho nhạc Việt - tức là các công chức văn hóa ở Việt Nam) có khả năng giao thiệp với cộng đồng nghe nhạc khắp thế giới thì tốt lắm chứ?
Cái công cuộc hội nhập đâu phải là bình đẳng hay công bằng. Vào cuộc tụ họp lại thì không biết mình sẽ bị phớt lờ và cùng lúc mình rất có thể sẽ được nhận ảnh hưởng của người / dân tộc khác. Nói cho cụ thể hơn về trường hợp của nhạc Việt, khi mà "nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia" rất có thể là các tác phẩm đương đại của Việt Nam sẽ ít gây ấn tượng với thế giới ra ngoài. Song ngược lại các tác phẩm đương đại từ toàn cầu sẽ gây ấn tượng mạnh với người thưởng thức và sáng tác nhạc ở xứ Việt.
Với Việt Nam, thời tiền-hội-nhập là thời bức màn sắt. Các cơ quan quản lý văn hóa ở Việt Nam làm hết mình để ngăn cản các văn hóa phẩm đương đại từ các nước mà có thị trường mạnh, có tự do ngôn luận, và không có công an văn hóa điều khiển sinh hoạt văn hóa không được vào nước Việt . Hội nhập có nghĩa là mới phải cạnh tranh với các xã hội có thị trường mạnh, có tự do ngôn luận, và không có công an văn hóa. Trong tình trạng này văn hóa Việt Nam rất khó thành công trên trường quốc tế.
Như vậy, "thế hệ 8X thì ít hoặc không nghe nhạc Việt" là một điều lẽ dĩ nhiên. Người ta cứ kêu gọi như ngày xưa là các soạn giả người Việt "phải làm sao cho người ngoài có thể bằng những tác phẩm ấy mà biết được rằng trên thế giới thật đương có một dân tộc Việt Nam." Như thế là tốt lắm rồi. Nhưng văn hóa không nên thành một công cụ của chính sách đối ngoại. Văn hóa nên đáp ứng nhu cầu của người nhìn, người đọc, người nghe - ở xứ Việt, và trên toàn cầu.
Cái công cuộc hội nhập đâu phải là bình đẳng hay công bằng. Vào cuộc tụ họp lại thì không biết mình sẽ bị phớt lờ và cùng lúc mình rất có thể sẽ được nhận ảnh hưởng của người / dân tộc khác. Nói cho cụ thể hơn về trường hợp của nhạc Việt, khi mà "nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia" rất có thể là các tác phẩm đương đại của Việt Nam sẽ ít gây ấn tượng với thế giới ra ngoài. Song ngược lại các tác phẩm đương đại từ toàn cầu sẽ gây ấn tượng mạnh với người thưởng thức và sáng tác nhạc ở xứ Việt.
Với Việt Nam, thời tiền-hội-nhập là thời bức màn sắt. Các cơ quan quản lý văn hóa ở Việt Nam làm hết mình để ngăn cản các văn hóa phẩm đương đại từ các nước mà có thị trường mạnh, có tự do ngôn luận, và không có công an văn hóa điều khiển sinh hoạt văn hóa không được vào nước Việt . Hội nhập có nghĩa là mới phải cạnh tranh với các xã hội có thị trường mạnh, có tự do ngôn luận, và không có công an văn hóa. Trong tình trạng này văn hóa Việt Nam rất khó thành công trên trường quốc tế.
Như vậy, "thế hệ 8X thì ít hoặc không nghe nhạc Việt" là một điều lẽ dĩ nhiên. Người ta cứ kêu gọi như ngày xưa là các soạn giả người Việt "phải làm sao cho người ngoài có thể bằng những tác phẩm ấy mà biết được rằng trên thế giới thật đương có một dân tộc Việt Nam." Như thế là tốt lắm rồi. Nhưng văn hóa không nên thành một công cụ của chính sách đối ngoại. Văn hóa nên đáp ứng nhu cầu của người nhìn, người đọc, người nghe - ở xứ Việt, và trên toàn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét