2 tháng 9, 2014

Sáng tác là nhiệm vụ đầu tiên (Writing is the First Responsibility) - Hồng Hà (1946)

 nguồn ảnh: Cứu Quốc 12 tháng 10 1946, 2.

Xưa kia học theo Tàu và gần đây học heo Tây, văn hóa của ta bao giờ cũng ở địa vị phụ thuộc, địa vị thụ động: chỉ biết nhận vào, còn tự mình tạo nên một cái gì thì--không có, hay có cũng không đáng kể.

Cái đó kể ra cũng tất nhiên.  Dân tộc Việt từ xưa bao nhiêu lần bị chinh phục (nếu không về chính trị thì về tinh thần) tất nhiên, về mặt văn hóa, phần nhiều chịu ảnh hưởng của người và để tê liệt mất cái năng lực sáng tạo của mình.

Chúng ta là một dân tộc không thiếu gì sức sống.  Vậy mà bao nhiêu thế hệ kế tiếp nhau, sống rồi chết trên giải đất này mà vẫn chưa thực hiện một nền văn hóa mang đầy đủ và mạnh mẽ những đặc tín của dân tộc Việt Nam.  Lòng tự ái dân tộc đã khiến nhiều người trong chúng ta cố tìm cách chứng tỏ rằng chúng ta đã có một nền văn hóa đặc biệt.  Nhưng một nền văn hóa còn cần phải chững tỏ là có ấy, hẳn chỉ có một cách lờ mờ, nghèo nàn...

Trước đây cái tình trạng ấy của văn hóa Việt nam, ta còn có cái an ủi rằng phần lớn không do ở ta định đoạt.  Bao nhiêu sự giàng buộc.  Bao nhiêu sức kim hãm.

Bây giờ, vận mạng ta là ở trong tay ta quyết định, chúng ta bị đẩy đều trước trách nhiệm ghê gớm; chúng ta có đang được là gì không, đây ta lúc thử thach, bởi vì tất cả hay dở thế nào đều là ở ta mà thành.

Trong Hội nghị Văn Hóa Cứu quốc vừa rồi, khẩu hiệu "phải sáng tác" đã được nên lên trước tất cả.  Đó là một khẩu hiện lên đúng lúc, cũng như khẩu hiệu "kiến thiết" trong các địa hạt sinh hoạt và hoạt động khác trong nước nhà bây gìơ.

Chúng ta phải sáng tác những gì?  Ở khắp các ngành văn hóa, ta đều phải mang cái tinh thần sáng tạo độc lập của ta vào, về học thuật, tư tưởng cũng như về nghệ thuật.

Riêng về nghệ thuật, trong đó có tính cách sáng tác có thật hay giả dễ nhận ró hơn cả, ta phải làm việc nhiều nhất.  Ta cần phải có những tác phẩm mà người ta sé có thể nói được rằng đây là một tác phẩm Việt Nam, mọc thẳng lên từ ngay trong sinh hoạt và tâm hồn ngời Việt Nam, mang những thể cách cảm xúc và diễn tả thật Việt Nam.  Ta cần phải làm sao cho người ngoài có thể bằng những tác phẩm ấy mà biết được rằng trên thế giới thật đương có một dân tộc Việt Nam và dân tộc ấy đã và đương bận rộn, nghĩ ngợi đau đớn và ước mơ những gì.

Sáng tác, đó là cách tư mình chứng tò rằng mình sống và đáng sống.


Long ago studying the Chinese, recently studying the West, our culture is always in the position of being dependent and passive: we just know how to receive, and creating something on our own... it hasn't happened, and if it has it's not worth mentioning.

Stating that is obvious.  The Vietnamese people for a long time having been conquered many times (if not politically then spiritually), naturally, in the area of culture, for the most part have endured the influence of others and have atrophied our own creative abilities.

We are a people who does not lack for vitality.  Yet for many successive generation living and dying on this strip of land we have yet to achieve a culture that is sufficient and strong enough in the characteristics of the Vietnamese people.  National self-respect has caused many of us to try to find a way to demonstrate that there is a special culture.  But a culture still must demonstrate that it has this, not just in a vague, impoverished way...

Before that situation of Vietnamese culture, we still had the consolation that this was not determined by us.  There were so many constraints.  So many impediments.

Today, our fate is in our hands to decide, we are pushed before an awesome responsibility; what have we gotten, this is the moment of trials, because everything well or poorly done will have been done by us.

During the recent National Salvation Cultural Conference, the slogan "we must create" was placed above all. It was a slogan correct for the times, and it's also a "constructive" slogan in every field of activity and other actions in the motherland today.

What must we create?  In every single area of culture we must bring our independent creative spirits to bear, in scholarship, in ideology and also in the arts.

Uniquely for the arts, in which the manner of creation that true or false is most easy to recognize, we must work the most.  We must have works that people will be able to say that this is a Vietnamese work, arising directly from the activities and soul of the Vietnamese people, bearing an authentic manner of feeling that is Vietnamese.  We must make it so that outsiders are able, through these works, that on this real world there is a Vietnamese people and that this people has been and is busy, contemplating, pained and hoping for what things.

Creation, that is the way of showing that we are living and are worthy to live.

nguồn: Cứu Quốc 19 tháng 10 1946, 2.


"Sáng tác, đó là cách tư mình chứng tò rằng mình sống và đáng sống."  Tôi đồng ý.  Nhưng đọc cả bài này thì mới biết không phải đơn giản như vậy.  Sáng tác cũng có nghĩa là phải theo một lối chính đáng.

Những năm đầu thế kỷ 20 nhiều trí thức người Việt chủ trương những quan niệm chủ nghĩa Darwin xã hội (social Darwinism).  Darwin nói đến sự tồn tại và tiến triển của những vật được thích nghi với hoàn cảnh, vậy người Việt rất lo đến việc tìm cách để thích nghi với các biến đổi từ tây phương vào.  Một người bạn tôi, tiến sĩ Hoàng Tuấn có một nhận xét thú vị là chữ "thực dân" cũng có nghĩa như "ăn người" (nhưng thực ra chữ thực / 殖 khác với chữ thực / 食).

Nếu nước mình còn yếu, nước mình chưa thích nghi hoàn cảnh toàn cầu, thì văn hóa mình còn yếu, văn hóa mình không thích nghi.  Như vậy một nhà trí thức như Đào Duy Anh sẽ viết về một nền văn hóa với "tính chất lư­u động và phiền phức, như­ng thiếu hẳn hoạt khí."  Chỉ có một cách để làm cho văn hóa Việt vừa được linh họat, vừa được có sinh khí.  Các nhà sáng tác phải yêu nước hơn bao giờ hết.

Song lẽ việc yêu nước tốt, chiến đấu tốt có phải nhất thiết có ý nghĩa là sẽ làm được các tác phẩm văn hóa tốt?  Cái vấn đề là các người đứng lên bình luận ở trên là người đó chưa chứng tỏ rằng họ thật sự được nhìn, nghe và biết văn hóa Việt là như thế nào.

Điều đáng lo là "văn hóa ta bao giờ cũng ở địa vị phụ thuộc, địa vị thụ động." Tình trạng này trái ngược với "lòng tự ái dân tộc" của người Việt.  Công thức để giải quyết vấn đề này là người Việt, hay nói chính xác hơn, các nhà sáng tác người Việt phải khai thác bản sắc dân tộc.  Hồi đó các nhà phê bình văn hóa chắc chưa được "khai th́ác" các cụm chữ như "khai thác" và "bản sắc." Vậy họ viết:
Ta cần phải có những tác phẩm mà người ta sé có thể nói được rằng đây là một tác phẩm Việt Nam, mọc thẳng lên từ ngay trong sinh hoạt và tâm hồn ngời Việt Nam, mang những thể cách cảm xúc và diễn tả thật Việt Nam
Trải qua một thời dưới sự thống trị thực dân thì rất dễ cho rằng nền văn hóa ấy là một nền văn hóa phụ thuộc - là văn hóa của một dân tộc bị đồ hộ, bị thực dân hóa.  Song trước khi cơ chế thực dân chủ nghĩa nhập vào xứ Việt thì chắc người Việt chưa có ý thức về văn hóa như vậy.

Văn hóa thụ động -- cái ý niệm mà văn hóa phải động lực, phải tiến lên từ đâu ra - ý kiến đó chỉ có từ bên tây phương, từ bên thực dân ra.  Thời "tiền-thực dân" có ai lo đến chuyện của một nền văn hóa lai căng?  Người Việt rất dễ thích nghi với những yếu tố văn hóa các dân tộc miền núi, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Chăm, văn hóa Khmer, và văn hóa phương tây nữa.  Có lẽ đã có những quan chức với khái niệm nho giáo lo về ảnh hưởng về tinh thần của riêng một loại nghệ thuật nào đó.  Họ nói đến tác động của loại nghệ thuật đó thôi.  Nhưng thực sự người Việt dễ gần, dễ thích hợp với các loại nghệ thuật xuất từ ngoài một cách rất đam mê, linh hoạt và dễ dàng, chứ phải là thụ động.

Tác giả bài này nói đến "Bao nhiêu sự giàng buộc. Bao nhiêu sức kim hãm" của thời trước.  Thời sau bài biết này (từ năm 1946 trở sau) các nhà sáng tác người Việt cũng trải qua bao nhiêu ràng buộc, kim hãm qua một chế độ kiểm duyệt chặt chẽ, tùy tiện.

Ông ấy cũng chủ trương rằng thời trước thì người Việt không "tạo nên một cái gì."  Các tác phẩm giá trì "thì không có, hay có cũng không đáng kể."  Tôi mời các bạn so sánh hai khoảng thời gian 14 năm - những năm 1932-1946 với những năm 2000-2014.  Thực ra hai giai đoạn có nhiều tác phẩm đáng kể, nhưng tôi nghĩ rằng một người khách quan không thể nào cho rằng thời trước là một thời kém về mặt văn hóa Việt Nam.  Đó là thời đại hoàng kim nhóm Tự Lực Văn Đoàn, của nền sân khấu cải lương.  Thuở ấy kịch nói và tân nhạc cũng đang phát triển.  Và các làng xóm còn giữ các sinh hoạt dân gian, truyền thống nhiều hơn hôm nay.

Tôi nghĩ rằng người viết bài này ở trên chưa bao giờ chứng tỏ đã tìm hiểu, phân tích, giải thích tác phẩm Việt nào.  Viết bài này chỉ nhằm một mục đích chính trị nào đó.  Việc yêu nước không tương đương với việc sáng tác tác phẩm có giá trị.

Không có nhận xét nào: