19 tháng 6, 2014

Tân kịch Âu Tây (1929)

Người lấy vợ tiên

Lối hát này rất mới, rất lạ, từ y phục cho chí điệu đàn, giọng hát, khác hẳn lối ta xưa nay, thật là vui tai vui mắt.

nguồn: Hà Thành ngọ báo (7 décembre 1929), tr. 3.


Chương trình ngày 8 tháng 12 1929 tại rạp Quảng Lạc có 4 mục - Quan công hiển thánh (tuồng?), Thầy bói giọn cưới ("đại hài kịch"), Tân kịch Âu Tây, và Quần Anh Kiệt (cải lương Nam kỳ).  Lúc bấy giờ bốn rạp ở Hà Nội có các gánh biểu diễn từng đêm và quảng cáo trên trang báo.  Các rạp / đoàn phải có diễn viên xuất sắc và thể hiện các chương trình hấp dẫn và mới lạ để thu hút khán giả.

Trên quảng cáo trên rạp Quảng Lạc làm một chương trình đủ loại - kể cả "tân kịch Âu Tây."  Mục kịch được gọi là "Người lấy vợ tiên."  Đây không hẳn là kịch nói vì có "điệu đàn," "giọng hát."  Rất khó biết họ ca hát và đàn như thế nào?  Chanson? Opéra? Vaudeville?  Năm ấy bao nhiêu dân An Nam biết hát lối Tây phương?  Họ hát tiếng Pháp hay tiếng Việt?  Chắc là tiếng Pháp, nhưng lúc bấy giờ chưa có phong trào "bài ta điệu tây."

Thực ra chúng ta biết ít quá về thời quá khứ.  Ai tham gia chương trình này?  Ai đến coi?

Không có nhận xét nào: