Khi đọc báo, tạp chí cũ ở các thư viên tôi thỉnh thoảng xem tên và tác phẩm của một nhạc sĩ tên là Lân Tuất trong các năm 1958 và 1959. Sau đó tôi không thấy tên ấy xuất hiện nữa. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất mới qua đời ngày 29 tháng 4 2014 vừa rồi ở Novisibirsk, Siberia, nước Nga. Trong những năm gần đây tôi lượm được nhiều thông tin về nhạc sĩ Nga gốc Việt này. Trên trang wikipedia của ông có thông tin đầy đủ. Nhạc sĩ này cũng có một trang web cá nhân.
Sinh năm 1935, nhạc sĩ Lân Tuất là con cả của Nguyễn Lân là một giáo viên nổi tiếng. Ông Lân cũng làm độc lý của Huế cho chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945. Lân Tuất tham gia kháng chiến, bị thương, được huân chương, được cử đi học ở Trung Quốc. Lúc về Việt Nam ông bắt đầu sáng tác ca khúc, rồi được mời làm việc cho Đài Tiếng Nói Việt Nam. Ông tham gia Đại Hội Nhạc sĩ đầu tiên năm 1957. Các ca khúc của ông được khá phổ biên trong các năm 1958, 1959.
Lân Tuất được cử đi học nhạc ở Liên Xô năm 1959. Nhưng lúc đến Liên Xô ông không được đi học thường xuyên vì bị coi là "chủ nghĩa xét lại." Trong những năm 1960 rất nhiều người thân với Liên Xô bị coi như vậy. Chính phủ Việt Nam đòi ông về nước để được (hay bị) cải tạo. Ông trốn để được ở lại Liên Xô. Ông gặp may, vì nhiều người khác cùng trường hợp đã bị tù đày.
Chính đây là lý do tôi không thấy thông tin nào về ông một thời gian rất lâu. Từ 1965 đến 1970 ông mới được học ở Nhạc Viên Leningrad . Ông trở thành một nhạc sĩ nhạc cổ điên đương đại sáng tác cũng nhiều. Trên trang cá nhân của ông có danh sách các tác phẩm được biểu diễn. Một trang nữa gồm nhiều buổi biểu diễn các tác phẩm của ông qua Youtube.
Tôi chưa được nghe tất cả các tác phẩm này. Bản Concerto for Clarinet tôi không thích lắm. Song bản Giao hưởng số 1 Dự
Cảm Nội Chiến (có cảm hứng từ một bức tranh The Foreboding Sense of Civil War của Salvador Dali, không phải từ nội chiến Việt Nam) có nhiều nét thú vị. Dàn nhạc Giao Hưởng Nhạc Viện Novosibirsk biểu diễn tác phẩm là dưới sự chỉ huy của Ehtibar Akhmedov. Hình như đây là lần đầu tiên tác phẩm này được trình bày, hôm 20 tháng 2 năm 2013, cuối đời ông - 32 năm sau khi ông sáng tác tác phẩm này.
Tôi đề nghị các bạn nghe tác phẩm String Quartet No. 2 - The Prayer (Tư Tấu số 2 - Kinh Cầu Nguyên) của ban Tư Tấu Sergei Sudzilowsky thể hiện.
Tôi không hiểu tại sao phải đến cuối tác phẩm mới nhận biết là tiếng pizzicato và col legno đầu tác phẩm này chính là gõ mõ cầu kinh của Đạo Phật.
Khi sống ở ngoài Việt Nam thì người Việt được thành công nhiều. Họ được đào tạo, có điều kiện tự phát triển. Còn nữa, họ không bị lâm vào chính trị nội địa. Những người bị xử lý vì chính trị trong khoảng thời gia 70 năm nay toàn là những người có tài năng. Việc làm bớt khả năng và điều kiện của những người có tài không thể nào không gây ảnh hưởng đến đời sống tri thức và nghệ thuật của một đất nước. Ông Tuất chết ở xứ người, là công dân xứ người.
Lễ chung Các Thánh Tử Đạo IV – Hoàng Đan.
3 giờ trước
2 nhận xét:
Chào chú
Cháu thường hay vào blog chú để xem ảnh, đọc một số bài viết.
Cháu cũng không có ý kiến gì.
Cháu đề xuất với chú: nếu có điều kiện, chú viết về nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang.
Trước đây, cháu chỉ thích một số bài hát của ông. Sau này, khi biết được cuộc đời gần như bi thảm của ông thì cháu vô cùng thương tiếc.
Có quá ít tài liệu về ông. Nơi mất, chôn ở đâu cũng không ai biết...
Cám ơn chú!
Cám ơn cháu. Chú thích nhiều ca khúc của Nguyễn Trung Cang. Chú cũng nghe nói đến khó khăn của nhạc sĩ này sau năm 1975, nhưng không có thông tin đặc biệt này về trường hợp của Nguyễn Trung Cang và chỉ được lượm thông tin trên mạng. Chú rất mừng nếu độc giả nào có khả năng đóng góc tài liệu hay thông tin về nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang.
Đăng nhận xét