Chuồn chuồn ớt, trưa hè nóng bức, bắt đem cắn rốn tập bơi!
Scarlet skimmer, in the harsh heat of summer noon, catch him, he'll bite your navel so you learn to swim! Chuồn chuồn kim, mắt lim dim, đậu trên cây ngô.
The damselfly, with sleepy eyes, alights on a corn stalk. Luống ngô em trồng, luống khoai em trồng, đồng em xanh mơn man mơn man.
The corn beds I plant, potato beds I plant, my fields are a fresh green. Ngước lên nhìn trời, khói bếp bay lên nhà ai.
Looking up at the sky, smoke from the kitchen floats above someone's house. Từng giọt mồ hôi rơi, từng hạt mưa rơi rơi. Sầm sập sầm sập em mong anh về!
Each falling drop of sweat, each falling drop of rain. Crumbling, tumbling I await your return.
Trời cho em may mắn, trời cho em xinh. Trời cho em đứng một mình.
The heavens have given me luck, have made me pretty. The heavens have made me stand alone Một mình em ra ngõ, một mình em xem, xem đàn chuồn chuồn bay, xem đàn chuồn chuồn lượn (ối a)
Alone I leave the alley, along I see, I see the dragonflies fly, see the dragonflies glide "Chuồn bay thấp trời mưa, chuồn bay cao trời nắng, chuồn bay vừa, chuồn bay vừa" đợi anh.
"When they fly low it'll rain, when they fly high there'll be sun, when they fly in the middle" I wait for you.
Nàng nhớ, nàng chờ chàng. Đó là một trong những đề tài phổ biên nhất trong thơ ca và bài hát Việt. Lê Minh Sơn viết về đề tài này trong một không khí rất đẹp là cảnh thiên nhiên.
Con chuồn chuồn hay được làm ẩn dụ cho trai lãng du. Nó cắt rộn mình thì chắc rất đau. Nhưng học tập bơi có nghĩa gì với một cô gái xuân thì? Trai lãng du "cắn" mình có nghĩa là cho mình mới trải qua cái gì nào đó vừa đau vừa tuyệt vời? Nhưng nó cắn rồi đi và cô ấy đứng đợi - "đứng một mình."
Cô ấy than van thân phận mình với các từ "nóng bức," "mồ hơi," "mưa rơi," với tiếng "sầm sập". Cô ấy cũng tự nhận mình "may mắn" và "xinh." Có phải "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"?
Ngôn ngữ lời ca này đẹp, nhưng tôi thấy lời ca này có hương vị như Tự Lực Văn Đoàn mà có chất mơ mộng hơi xa thực tế. Câu cuối gốp từ "chuồn chuồn bay thấp thì mưa; bay cao thì nắng, bay vừa thì râm" là ca dao miền Nghệ Tĩnh. Lê Minh Sơn bỏ chữ râm này. Râm không đẹp trời, nhưng trời râm thì mát, thuận lợi cho công việc. Người lao động ngoài đồng thì thích những ngày trời râm. Chữ râm hay thế chữ "đợi anh" thì sao? Anh đến làm điều kiện thuận lợi cho em - nghe không hay. Nhưng chắc cô ấy cảm thấy đã trải qua đủ mưa nắng và bây giờ chỉ muốn trời râm.
Cô đẹp làm sao, đẹp lạ lùng, You're so beautiful, miss, astonishingly so Môi cong, mày xếch, tóc lung tung. Lips that curve, brows raised, hair in a mess Cô đi, cái đít cô ngoe nguẩy As you move, your ass wagging along "Thằng nhỏ" nhìn cô cứ sượng sùng. "The little fellow" sees you and keeps being downcast
Trời cho của quý để riêng xem, The heavens endow something precious to see alone Cô cứ phô phang chúng bạn thèm. You keep showing your stuff, all of us want some Manh áo nylon bằng giấy bóng, Nylon blouse made of cellophane Gió đùa, bức vẽ tối lem nhem. The playful wind, a dark blurry sketch
Cô khinh thiên hạ rõ ra trò! You despise everyone, quite so! Này "mẹ" này trông chẳng có "co" So that "mother" looks like she's got no "curves" Nào áo "mẹ" may không đúng "mốt", Or that "mother's" blouse is not the "mode", Nào mày "mẹ" kẻ vẫn chưa to. Or that damn "mother's" still not that big
Chiều tối "lên khung" phấn nước hoa Evenings, nights "in her Sunday best" powder and perfume Cô đem "triển lãm" bộ da ngà. She takes to "exhibiting" her vestments of ivory skin Nhiều anh trai trẻ cao bồi dở, A lot of young fellows, clumsy cowboys, Khen ngực, khen mông khá đậm đà. Praise her chest, praise her butt - quite charming.
Ấy thế cô về cô vẩn vơ, And so she returns, she hangs around -- Tiếc rằng có chẳng học làm thơ! -- It's a shame she hasn't learned to write poetry Bài trường xếp trả cho thầy giáo, A long poem arranged to hand in to the professor Cô chép bài: "Em vẫn đợi chờ" (1) She copies by hand: "I still wait"
Lắm bữa xin tiền nộp giáo sư! Many days bumming money to pay the professor (Chả cô vốn vẫn học trường tư) (Like she still studies at a private school) Có tiền cô lại đi trả thắt, If she's got money she'll go and spend it all Thế mới văn minh, thế mới cừ, Now that's civilized, that's cool,
Có hôm gặp "kép" "chõm" xi nê One day she met an "actor" "sneaking" in the cinema Tan hát nhưng cô vẫn chửa về. The show's done but she hasn't left Đào kép ôm nhau trông rõ quá, Actors and actresses hug, it's really clear to see Mới mường tượng tới đã đam mê. Just thinking of it she's enraptured
Ngày nọ tôi đi chợ Bến Thành, The other day I went to the Bến Thành market Nhân khi nhàn rỗi dạo loanh quanh. A little time on my hands I took a stroll Gặp cô uyển chuyển ung dung bước, I met her stepping along, lissome, relaxed Bên cạnh chầu dià có mấy anh. At her side, waiting on hand a foot were a few lads
Theo sau, ai giống cụ nhà ta? Following afterward wasn't that someone who liked just like our grandpa? Thương hại đường đông, tuổi lại già! I felt sorry seeing him on the crowded road at such an old age! Lễ mễ tay ôm, tay xách rổ, Clutched to his chest he struggled to carry, his hands bore her basket Thấy tôi cụ gọi: "ới ông Hà!" Seeing me he called: "Oh, it's you Mr. Hà!"
Tôi bảo: "Trông cô khỏe thật tình" I said: "She looks really healthy" Cụ cười: "Chúng nó mới, văn minh, He laughed: "They're all new, and civilized, Ai đi xách rổ! Trông quê lắm!" Who would carry a basket! She'd look like a bumpkin! Chúng bạn cười chê, tổ bực mình." Her friends would scoff and be annoyed.
A thì ra vậy đấy bà con! And so you have it my friends Gái mới hơn người bởi phấn son, The new girl is better than others because of her makeup Chứ việc cơm canh trong xó bếp, And not in the making of meals in some kitchen corner, Mặc đời, cô chỉ biết ăn ngon. Who cares? she's one who only knows how to eat well.
Ôi chao ôi gái kiểu minh tinh! Alas for the girl who's like a star Tiến bộ gì đây? -- Tiến bộ tình! Is she advanced? -- Advanced in love! Để mẹ già theo làm đứa ở Let my old lady go with her and help out Cũng đòi vác mặt thuyết văn mình And also request the honor of this civilizing doctrine
nguồn: Tự Do 13 tháng 4 1963, trang 2
(1) ca từ trong ca khúc "Bóng đêm" củ Anh Bằng và Lê Dinh
Thi sĩ Hà Thượng Nhân (1920-2011) mới qua đời cách đây vài tháng. Ông là người Thanh Hóa di cư vào Nam. Hết chiến tranh bị học tập cải tạo rồi sang định cư ở Mỹ đến cuối đời. Ông sản xuất rất nhiều bài thơ - xem báo Tự Do tuần nào ông cũng cho ra dăm ba bài thơ. Bài thơ châm biếm này viết cách đây gần 50 năm cũng có nghĩa hiện đại. Đọc trang văn hóa của các tờ báo Việt Nam hiện nay tôi cũng thấy rằng văn minh không thay đổi bao nhiêu trong vòng 50 năm này.
Con biết bây giờ mẹ chờ tin con I know right now you're awaiting news of your son Khi thấy mai đào nở vàng bên nương As I watch cherry blossoms bloom yellow by the terraced fields Năm trước con hẹn đầu Xuân sẽ về nay én bay đầy trước ngõ mà tin con vẫn xa ngàn xa Last year I promised when Spring came I'd be back, now there are swallows in numbers at the lane and the news is that I'm still far, far away
Ôi nhớ Xuân nào thuở trời yên vui Oh we remember Springs back when the skies were peaceful and happy Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi Hear firecrackers on New Year's Eve bursting out everywhere Bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng, trông bánh chưng ngồi chờ sáng, đỏ hây hây những đôi má đào At a poor thatched house seated all around a glowing stove we looked forward to the New Year's cake as we awaited the red and rosy dawn red and rosy, our cheeks like cherry blossoms
Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo không người sửa sang, khu vườn thiếu hoa đào mừng Xuân If I don't make it back, mother, you'll probably be really sad, your poor thatched roof with no one to fix it, your garden lacking cherry blossoms to celebrate Spring Đàn trẻ thơ ngây chờ mong anh trai sẽ đem về cho tà áo mới ba ngày Xuân đi khoe phố phường Innocent young ones await their big brother's return with some new shirts for three Spring days to show off in the neighborhood
Con biết bây giờ mẹ chờ em trông I know that now, mom, you and the young ones wait Nhưng nếu con về bạn bè thương mong If I made it back, my friends will worry expectantly Bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường, không lẽ riêng mình êm ấm How many other young men are also greeting spring on the battlefield, it wouldn't make sense for me to be comfortable and warm Mẹ ơi con xuân này vắng nhà Oh, mom, this spring I'll be away from home
Nhật Ngân (1942-2012)
Hôm qua tôi mới nhận tin buồn rằng nhạc sĩ Nhật Ngân qua đời hôm 21 tháng 1 2012. Nhận Ngân là một trong những nhạc sĩ Việt Nam tôi đã kính trọng nhất vậy tôi cũng buồn biết rằng tôi sẽ không được gặp ông lần nào nữa. Lúc nào tôi đã có điều kiện đi vùng quận Cam / Sài Gòn Nhỏ Nhật Ngân đã sẵn sàng gặp và nói chuyện với tôi. Ông cũng theo truyền thống của người Sài Gòn xưa là đi uống cà phê với bạn bè buổi sáng như là đi văn phòng. Văn phòng của Nhật Ngân là tiệm Coffee Factory đường Brookhurst ở Westminster.
Nhật Ngân viết nhiều bài ca phổ thông đầy tình cảm và nhân văn. Tôi rất phục tài năng của ông. Có lẽ bài ca của ông mà nhiều người biết đến nhất là "Xuân này con không về." Bài ca này cũng là một hậu quả của Tết Mậu Thân - các lính miền Nam chắc ít được về phép sau mùa Xuân 1969.
Lúc nói chuyện với tôi năm 2003 Khánh Ly có quan niệm rằng "Xuân này con không về" phản chiến hơn bất cứ bài ca của Trịnh Công Sơn. Người lính trong bài ca thấy mọi dấu hiệu của mùa xuân - cánh đào, chim én. Nhưng nội dung của bài ca này không phải là lính xa nhà nhớ nhà. Người lính này biết rằng nếu không về thì mẹ và các em sẽ nhớ nhiều, sẽ cảm thấy đau. Còn nữa người mẹ này cần đến con trai mình để sửa nhà, trồng vườn. Nghĩa là người lính ấy biết rằng nhiệm vụ của mình làm cho đời mẹ khổ hơn. Nhưng người lính ấy cũng không thể nào bỏ bạn bè ở chiến trường.
Trở về đây
Returning here Mưa bay mờ song cửa
Streaming rain dims the double doors Phố xây mầu cố độ
The streets erected in the old capitol's color Đọa đầy năm tháng
Mistreated by the months and years Nghiêng nghiêng mái gục bờ tường
Slanted sunken roofs, walls Cống rãnh lê mình nhầy nhụa
Sewers and gutters drag along, sticky
Tường in vết đạn
The walls are imprinted with bullets Trũng hằn hố mắt đầu lâu
Cavernous abrasions eye sockets of a skull Tay nắm bàn tay giận dữ
Hands grasp hands enraged Mắt khờ lạc hướng tinh cầu
Insensible eyes that have lost the lens' orientation
Sóng tóc nào chẩy
What hair flows in waves U hoài trên trán em
Sombre upon your forehead Nếp áo quên sầu buổi cũ
The crease of blouse forgot the melancholy of a day long ago Bàn chân có nhớ tuổi mòn
Feet remember the times they were worn out
Ngẩn ngơ trong lồng hẹp
Pining in a narrow cage Một con chim không bay
A flightless bird Nhớ trời xưa cao rộng
Remembers how wide the sky was long ago Nhìn xiên mái ngói
Looking aslant at the tile roofs Xe nghiến mặt đường
A cart creaks on pavement Buồn không nói.
Too sad to speak.
nguồn: Phạm Thanh, Thi Nhân Việt Nam (Saigon: Khai Trí, 1959).
Tôi không rõ Tạ Tỵ viết về Hà Nội nào? Có phải là Hà Nội sau khi đi kháng chiến về? Hà Nội trong trí tưởng tượng khi di cư vào nam? "Bàn chân có nhớ tuổi mòn" có vẽ như một người từ rừng núi về, nhớ cuộc phiêu du. Nhưng lúc về thì Hà Nội như sọ người, như "lồng hẹp."
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em Afternoon crossing the street alone, dispirited I remember your name Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím Sometimes midnight's sunlight has yet to arise yet there are flowers suddenly turning purple Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em Afternoon crossing the street alone, dispirited I remember your name Gót chân đôi khi đã mềm gọi buồn cho mình nhớ tên. Sometimes heels have softened, call out sadness for me to recall your name.
ĐK Chiều qua bao nhiêu lần môi cười Evening has passed back so many times, smiling lips Cho mình còn nhớ nhau Allows us to still remember each other Chiều qua bao nhiêu lần tay rời Evening has passed so many times, hands separate Nghe buồn ghé môi sầu. Hearing sadness drop in on melancholy lips Ngày nào mình còn có nhau xin cho dài lâu A day will come when we'll possess each other, please let it endure Ngày nào đời thôi có nhau xin người biết đau. A day will come when we cease to have each other, I entreat you to know pain.
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em Evening crossing the street alone, dispirited I remember your name Gió ơi gió ơi bay lên để bụi đường cay lòng mắt Oh wind, oh wind, arise so the dust of the road stings my eyes Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em Evening crossing the street alone, dispirited I remember your name Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm. A blouse from long ago inexperienced in life's cares awaited the autumn to gild it further
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em Evening crossing the street alone, dispirited I remember your name Bước chân nghe quen cũng buồn lạy trời xin còn tuổi xanh The sound of familiar footsteps in sadness pray to heaven for youth to endure Còn một mình trên phố âm thầm nhớ nhớ tên em Still evening crossing the street alone, dispirited I remember your name Ngoài kia không còn nắng mềm ngoài kia ai còn nhớ tên. Outside soft sunshine's now gone, outside does anyone remember your name.
tấm ảnh chụp ở Nha Trang từ Darryl Henley Collection
Có chuyện gì lạ xung quang bài ca "Chiều một mình qua phố"? Tôi không hiểu tại sao bài ca này không có mặt trong tập nhạc đầy đủ nhất là Tuyển tập những bài ca không ngày tháng (Nxb Âm nhạc, 1995 - rồi được tái bản không biết bao nhiêu lần). Hình như bài ca là trong những bài ít coi trọng trong toàn bộ các tác phẩm của Trịnh Công Sơn? Trong trang web Đặc Trưng bài ca này chỉ được 2 trong 5 điểm sao.
Có lẽ phải coi "Chiều một mình qua phố" là một ca khúc thị trường. Năm 1964 ca sĩ Duy Khánh xuất bản bài ca này trong ấn loạt 1001 Bài Ca Hay, độ năm 1965. Tôi không biết bài ca này được thu thanh từ bao giờ. "Chiều một qua phố" có mặt trên băng Thanh Thúy 5 Về nguồn (1972) do Thái Châu thể hiện, và trên băng Phạm Mạnh Cương 6 Nhạc chiều và băng Khánh Ly 5 Hát cho quê hương Việt Nam (1974) do Khánh Ly thể hiện.
Theo Nguyễn Đắc Xuân thì Phan Thị Thăng là người đầu tiên hát bài "Chiều một mình qua phố" qua Đài Phát Thanh Quy Nhơn (Trịnh Công Sơn: Có một thời như thế, Nxb Văn học; Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2003; tr. 34). Nguyễn Đắc Xuân cũng viết: "Nhiều hôm thiếu bạn, anh dạo phố một mình với nỗi buồn da diết mà anh đã thể hiện trong bài Chiều Một Mình Qua Phố hồi còn học ở Sư phạm Qui Nhơn (1963)."
Bửu Ý viết rằng "Nguyễn Thanh Ty là người bạn biết rõ giai đoạn này của Trịnh Công Sơn" (Trịnh Công Sơn: Một nhạc sĩ thiên tài, Nxb Trẻ, 2003, tr. 23). Nguyễn Thanh Ty (tức Nguyễn Văn Tỳ) cho rằng "Chiều một mình qua phố" được sáng tác trong thời gian mà Trịnh Công Sơn dạy học ở B'lao (Bảo Lộc).
"Những ngày chúng tôi sống chung với nhau trong "ngôi biệt thự" của bà Trần Thị Phi thật là vui nhộn. Cũng chính trong căn phòng có khung cửa sổ ngó ra con đường đất đỏ của căn nhà này, Trịnh Công Sơn đã sáng tác các nhạc phẩm để đời: Chiều Một Mình Qua Phố; Lời Buồn Thánh; Vết Lăn Trầm và Ca Khúc Da Vàng" (Nguyễn Thanh Ty, Về một quãng đời Trịnh Công Sơn (TG, 2004), 34).
Ông kể thêm:
"Chúng tôi lại đi vòng vòng bờ hồ cho đến khi chiều xuống hẳn. Sương mù bắt đầu xuất hiện trên mặt hồ. Ban đầu mỏng rồi đầy dần, đầy dần cho đến lúc che khuất hẳn một chòm cây giữa hồ. Chỉ còn thấy một thân cây chết khô với những cành khẳng khiu vươn lên trơ trọi giữa trời mây. Đến lúc đó, ai cũng cảm thấy mỏi chân. Và muốn vào quán ngồi nhâm nhi cà phê hoặc làm vài chai bia, nghe nhạc, chờ tối để về nhà tìm giấc ngủ. Trong cái không gian và thời gian đó, Trịnh Công Sơn đã cảm hứng sáng tác nhạc phẩm "Chiều Một Mình Qua Phố" (tr. 41).
We went around in circles at the edge of the lake until evening had completely fallen. Fog began to appear over the lake's surface. At first thinly then gradually thicker, thicker until it covered a thicket in the middle of the lake. We could only see a single dead, dried out tree with gnarled branches lifting forelorn into the clouded sky. When that time came we all our feet get tired. And wanted to return to the tavern to sip at some coffee or a couple of beers, listen to music, and await the night to go home in search of dreamy slumber. In that setting, Trịnh Công Sơn was inspired to compose the work "Evening Crossing the Street Alone."
Thật ra tôi không biết chắc chắn "Chiều một mình qua phố" ra đời thời Qui Nhơn (1962-1964) hay thời B'lao (1964-1967). Đoạn ở trên của Nguyễn Thanh Ty hợp với không khí của bài ca này. Tôi có cảm giác như con phố mà Trịnh Công Sơn đi qua nằm ở một nơi hẻo lánh là do phố này hình như vắng người và do "bụi đường."
Native at Bao Loc (người bản xứ ở Bảo Lộc) - nguồn: Collection: Dudley F. Waters Collection, Vietnam Center and Archive
Nguyễn Thanh Ty cũng kể rằng "Chiều một mình qua phố" là "nhạc phẩm đầu tiên được ấn hành" của Trịnh Công Sơn (tr. 43). Nhưng thực sự đã có mấy tác phẩm được xuất bản trước "Ướt mi" (Sàigòn: An Phú, 1959, "Những giọt mưa khuya" (Sài Gòn: Tinh Hoa Miền Nam, 1960), "Thương Một Người (Sài Gòn:An Phú, 1962). Ông ấy cũng viết rằng Trịnh Công Sơn được Duy Khánh trả 3,000 đồng mua bài ca này. Có lẽ đây không phải một số tiền quá lớn - lượng tháng dạy học của Trịnh Công Sơn là 5,200 đồng.
"Chiều một mình qua phố" có một điều chung với "Phúc âm buồn" là vai trò quan trọng của chữ "còn." Ở "Phúc âm buồn" thì chủ yếu có ba loại "còn. "Còn đứng" và "còn đó" là như "tiếp tục tồn tại" (Từ điện tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2007) - có cái gì đó vững chắc sẽ vượt thời gian. "Còn bao lâu" là "sự tiếp tục, tiếp diễn của hành động" nhưng là sự tiếp diễn mà mình không muốn kéo dài.
Trong bài "Chiều một mình qua phố thì có:
"còn nhớ nhau" "còn có nhau" "còn tuổi xanh" "còn một mình" "con nhớ tên"
Với "còn một mình" và "còn tuổi xanh" thì chữ còn có nghĩa "tiếp tục, tiếp diễn." Với "còn nhớ nhau" và "còn có nhau" thì có chất "lẫn" - nghĩa là có quan hệ. Một mối quan hệ "tiếp tục có, không phải đã hết." Lúc mà "còn nhớ tên" thì có lẽ cái chung của "nhau" đã hết thật và chỉ có cái tên được tồn tại.
Hai câu "Ngày nào mình còn có nhau xin cho dài lâu / Ngày nào đời thôi có nhau xin người biết đau" rất dễ thuộc và chắc gây ấn tượng nhất trong bài. "Người biết đau" thì người tình trong cuộc tình dở dang này nên cảm thấy đau để chứng mình nghĩa lớn của cuộc tình này.
Giai điệu có những nốt móc đều, nhịp 2, vậy khó hiểu tại sao gần như mọi người như 6/8 (6 nhịp nốt móc) kiểu swing / blues. Chỉ có Ngọc Lan hát đúng nhịp nhất.
Tình yêu anh ơi cút bắt trò chơi Your love, boy, slips away to grab a toy Em sẽ trốn khi anh đuổi tìm I'll run away when you go off on that hunt Tình sẽ theo thời gian nhạt nhòa phai xin nhớ cho rằng Love will follow time as it fades, please remember that Một lần yêu phải trăm lần khổ đau For each time you love there must be hundred times of pain
Giọt sương ban sớm lấp lánh trên hoa, nụ hoa anh đào Early morning dewdrops glimmer on the flowers, cherry blossoms Đời người con gái chỉ biết khi yêu, yêu nồng thắm The life of girl who only knows love, passionate love Thì tại sao, thêm nước mắt cho đớn đau nỗi hận sầu Then why further tears adding pain to sad spite Em chỉ biết có mỗi anh thôi, cho dù anh trót đắm say với ai em vẫn yêu vẫn đợi chờ I only know guys like you, even though your passion is fulfilled, I still love, still wait
Mình dìu nhau đi đến bến tình yêu We guide each other to love's docks Vòng tay khát khao bao ân tinh Hands that thirst for so much kindness Đừng ngại ngùng, đừng để mộng tàn theo năm tháng phai màu Don't hesitate, don't let the dream die with mounting days that lose their color Đừng để em phải trăm lần đắng cay Don't make me bitter a hundred times
Mình dìu nhau tới đất nước xa xôi miền sa mạc nào We take each to some distant land, some desert Và rồi nơi đó chỉ có uyên ương xây tổ ấm And at this place there are only love birds building warm nests Thì tại sao, tình yêu đó tan vỡ mau, cho từng đêm So why is it, that love shatters quickly, to each night Em thao thức gối chiếc canh thâu, nghe từng sợi tóc đớn đau rớt rơi theo những giọt sầu I'm sleepless on my pillow the long night, can hear each painful hair fall with each sad drop.
Tôi mới biết đến ca khúc đến lúc nghe đĩa album song ca của Thanh Lam và Đàm Vĩnh Hưng với đầu đề này. Xem hai người trông buồn mặc ngụy trang trong bãi cỏ khô ở dưới.
Ảnh này làm tôi nhắc đến các chương trình phim tư liệu thiên nhiên trên đài truyền hình. Ở đây các thú vật cái đực làm nghi thức giao phối cùng nhau - bằng tranh đua, vũ điệu, tiếng hót, tiếng kêu, và phô màu. Tất nhiên con người cũng là một loài thú vật, và ca nhạc cũng thuộc những nghi thức phức tạp của con người.
Tôi không có bia đĩa này nhưng thông tin trên báo cho rằng bài ca này là nhạc Tàu, lời Khúc Lan. Khúc Lan soạn ca từ cũng hay và đầy nữ tính. Tỷ lệ ca từ tiếng Việt với nữ tính rõ rét thì cũng nhỏ, chắc bởi vì số lượng các nữ nhạc sĩ vẫn còn ít tương đối. Còn vẫn có trường hợp của các nhạc sĩ phổ thơ của các nữ thi sĩ như Xuân Quỳnh, Vi Thùy Linh, Trần Mộng Tú, v.v.
Có lẽ việc soạn lời cho một ca khúc ngoại quốc bị coi rẻ - hay chỉ được coi trọng nếu nhạc sĩ và nhạc phẩm được tôn trọng. Tôi nghĩ rằng một giai điệu "nhạc Tàu" sẽ không được tôn trọng. Và cũng có vấn đề mà người Việt nôm na gọi là "đạo nhạc" lúc mà người soạn lời cho rằng giai điệu là của chính mình. Có lẽ một trong những vấn đề chính của chuyện đạo nhạc là việc bản quyền - việc ăn cướp sở hữu trí tuệ (intellectual property) của người ta. Với bài hát "Sa mạc tình yêu" tôi chưa thấy đĩa Việt Nam nào cho đăng lên tên tác giả bài ca này.
Tôi chưa chắc chăn về tên tác giả bài ca ấy - tôi chỉ biết rằng tên bài hát này là "愛の蜃気楼 (砂の城)" [Mirage of Love (Castle of Sand) / Ảo ảnh tình yêu (Lâu đài bằng cát)] của 五輪真弓 - Itsuwa Mayumi. Rất có thể Itsuwa Mayumi là tác giả nữa.
Tôi cũng không biết Khúc Lan dịch bài ca này từ bao giờ. Có lẽ "Sa mạc tình yêu" xuất hiện lần đầu trên băng cát xét Ngày năm vẫn đợi của Khúc Lan làm chung với Julie (Westminster, California: Trung tâm Sản xuất và Phát hành Băng Nhạc Kim Ngân, 1987).
Những năm ngay sau đó thì Ý Lan hát "Sa mạc tình yêu" trên băng Bay đi cánh chim biển (Diễm Xưa 25, độ 1990), Khánh Hà hát trên băng Nhạc tình muôn thuở (Khánh Hà 7, 1992) Quỳnh Hương hát trên đĩa Phố biển (Trung tâm Asia 54, 1993) và Cẩm Vân hát bài này trên băng Em đi Chùa Hương (Tú Quỳnh 59 - năm 1993).
Một người phụ nữ biết rằng người tình của mình chạy theo một cô khác. Phụ nữ ấy nói rằng sẽ không đợi anh ấy về. Nhưng thế nào nữa phụ nữ ấy cứ yêu "dù anh trót đắm say với ai em vẫn yêu vẫn đợi chờ" Giai điệu đoạn nhạc thứ hai với các ca từ ấy có nét nhạc Nhật Bản và cũng nhắc đến hoa anh đào. Phụ nữ ấy hiến "vòng tay khát khao bao ân tinh" nhưng vẫn phải lo rằng sẽ "phải trăm lần đắng cay." Đố ai "xây tổ ấm" ở "miền sa mạc nào." Phụ nữ ấy không trốn được mối tình đơn phương này làm cho bị "thao thức" suốt "canh thâu." Nỗi đau này được mô tả với hình ảnh của sợi tóc rơi xuống như từng giọt mưa.
Từ "mỗi anh" là anh ấy và những người như anh ấy mà phụ nữ này từng quen biết. Nghĩa là phụ nữ không còn mong sẽ được bao giờ gặp một chàng trai thật thả và chung thủy hơn. Khác với nhiều bài ca khác người phụ nữ trong "Sa mạc tình yêu" không còn đôi tám, không còn xuân thì... Người ấy có kinh nghiệm sống dù về đời tình yêu thì kinh nghiệm ấy có nghĩa phụ nữ ấy trải qua nhiều buồn hơn vui.
Một nam ca sĩ chắc không ngồi đợi người tình về, đợi người cô ấy "trót đắm say với ai." Và chắc cũng không có "vòng tay khao khát bao ân tình." Đây là cử chỉ của một người phụ nữ. Giọng ca Khúc Lan hát nghe mong mảnh. Khúc Lan hát câu "Thì tại sao, thêm nước mắt cho đớn đau nỗi hận sầu" to hơn các câu khác để nhấn mạnh cái ý tư nhủ mình. Tại sao cứ yêu những chàng trai đối xứ tốt với mình?
Dưới đây Thanh Lam hát bài ca "Sa mạc tình yêu" ở Phòng trà WE.
Dù Thanh Lam bị người tình bội bạc trong ca từ này ca sĩ này tỏ thái độ mặc kệ. Tất nhiên Thanh Lam cũng nhấn mạnh câu hỏi "tại sao thêm nước mắt" nhưng như tự trách mình, và trách người đàn ông ấy.
Tôi cám ơn bạn Nguyệt Cầm đã phát hiện tư liệu đáng quý này. Phim màu lúc bấy giờ cũng hiếm. Lúc nào xem phim màu của thuở ấy tôi cảm thấy như nhìn một thời không xa xôi lắm.
Người cho video này lên mạng đặt chủ đề "peaceful Saigon in 1945" (Sài Gòn hòa bình năm 1945). Nhắc đến năm 1945 thì người ít nghĩ đến hòa bình. 1945 là năm cuối của Đại Chiến tranh hoàn cầu II và cũng là năm mà cách mạng Việt Nam và cuộc kháng chiến giữa Pháp và Việt Nam khởi đầu. Tháng 8 đến thì Sài Gòn thành một địa điểm rất nóng.
Như vậy tôi đoán rằng phim này được quay trong vòng thời gian ở giữa hai sự kiện: Tháng 3 1945 quân Nhật Bổn lật đổ chính quyền Pháp. Tháng 8 thì cách mạng bắt đầu. Tôi không thấy mặt của người Tây nào trên phim này. Thuở ấy thì nhiều người Pháp bị Nhật bắt giam. Vậy đây vẫn là một thành phố Pháp - cái cách làm đường, kiến trúc, quảng cáo, cột đèn, xe cộ - nhưng toàn người Châu Á.