30 tháng 12, 2008

Tà áo xanh

Tà áo xanh / The blue áo dài - Đoàn Chuẩn & Từ Linh (1955) - Jason Gibbs dịch
Wind flies in from all directions, comes here, floods my soul, then precariously awakens.
My boat is but a leaf going out to sea, returning to you - hidden, sealed like the clouds in the sky, that night after night sit waiting for dawn, dreaming of someone.
But more dreaming still comes to nothing!

We met in autumn, grew close in winter, loved each other in spring, yet then it ended in spring,
One of us returned home in silence, how is that tolerable?
I remember when you said:
"How is that spring has arrived, yet leaves still tumble down, how is that spring has arrived, yet leaves still fly?"
My dear! Is there a flower that hasn't decayed, has there been a cloudless sky, has there been a love that hasn't faded?

Do you remember when I said:
"When you come with me, please don't forget that blue áo dài."
Dear, who'd suspect that there would be a color that wouldn't fade like that loving blue.
Then one afternoon, spent fireworks blew past, scattering across the veranda.

As you walked through them, I walked, eyes downcast, resigned to your fate.
I left, my whole soul frozen.
Apricot flowers, petal by petal, fell upon the road.
Coldly leaving, I knew any more regrets are but useless.
Flowers decay, love dissipates into space.

Becoming acquainted only to miss each other; missing each other so that our sorrow floods upward, oh ephemeral, mortal love.
Early morning, the dreamer came to me, then left me in sorrow, night after night we await the dawn dreaming of each other.
But more dreaming still comes to nothing.

We met in autumn, grew close in winter, loved each other in spring, yet then it ended in spring.
One of us returned home in silence, how is that tolerable?
I remember when you said:
"How can spring come yet not be happy, how can spring come yet not be bright?"
My dear! Is there a moon that hasn't waned, is there a kite that couldn't fly, is there a love that's not passionate?

Do you remember when I said:
"My soul will easily forgets, my feelings will easily fade"
Dear, I couldn't suspect that there would be a love that wouldn't fade like my love for you.
Then maybe one frozen afternoon,
Our souls might seek each other
You'll dream within the sound of song, and I, in amorous handwriting?
How can you blame the flower when it withers
But I alone weave a few melodies.
Life's music can notate a love's features, as flowers wither and music flies off into space.

Dù không phải là "top 15" của tôi nhưng bài "Tà áo xanh" là một bài ca tôi thích và cũng đánh giá cao. Lê Thương viết đến "nhạc tiền chiến" thì bàn đến giai đoạn 1938-1946. Nhưng theo hiểu biết của tôi thì nhạc tiền chiến kéo dài đến năm 1954 hay 1955. Như tôi đã viết rồi nhạc tiền chiến đại khái là nhạc Hà Nội được nuôi dưỡng trên đất Sài Gòn sau khi nước Việt chia đôi. Bài "Tà áo xanh" soạn năm 1955 vậy chắc ít được hát ở Hà Nội trước cuối thập niên 1980, vậy là trong đợt cuối cùng của thời tiền chiến.

Có lời ca tiếng Việt ở website Đặc Trưng còn có 4 nữ ca sĩ hát bài này ở trang này. Theo tôi thì trong 4 tài liệu âm thanh hai cái của Lệ Thanh và Lệ Thu mới là "đặc trưng." Tôi cũng khuyên các bạn thích bài này nên nghe Anh Ngọc hát bài này. Bài hát này thật sự là chuyện một người đàn ông, vậy nghe một đàn ông hát có lý chứ. Và Anh Ngọc hát bài này một cách rất xuất sắc và rất tiền chiến.

Đề tài bài này cũng là một lối mòn - sang ngang, nhớ nhung, xác pháo nhà ai... - nhưng viết một cách rất giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ. Người đàn ông này không muốn yêu nàng, nhưng bắt gặp tình cảnh vào một niềm tình yêu bất đắc dĩ. Nói chung các cảnh mieu tả cũng bình thường thôi - gió thôi, mây bay, màu phai, hoa tàn. Nhưng khi ca từ đi cùng giai điệu làm cho bài hát này hay lắm. Gần như lời ca lơ lửng trên nhạc nền. Các bạn nên nghe Lệ Thanh hát gần như ngâm thơ với nhạc nền không tiết tấu. Nhưng nói ngâm thơ thì không theo truyền thống Việt Nam nhưng lại theo truyền thống ... Hawaii. Tôi rất dễ tin khi người ta nói rằng Đoàn Chuẩn sáng tác nhạc với một đàn ghi ta Hawaiian. Làm như thế thì như có ba dòng đối vị (xem ở dưới). Dòng chính từ nốt C cao xuống đến nốt C thấp theo thang âm trưởng với thêm nốt nửa cung (Gb). Hai dòng phụ làm những nốt của hợp âm G bảy âm át (G7 chord) - FD và DB - với một nốt liên ở giữa (E và C). Đoạn thứ nhất kết thức với hợp âm G đảo I (G first inversion). Đoạn thứ hai thì co lại - ba dòng thành một dòng, rút cuộc đến riêng một nốt C. Đoạn này bắt đầu với hợp âm F rồi hợp G với hai âm dẫn B và D. Cũng không phức tạp nhưng rất tao nhã.

"Tà áo xanh" từ ô nhịp 1 đến ô nhịp 16
Jason Gibbs 14 tháng 7 2007

29 tháng 12, 2008

Trạm xe buýt

Bus Stop - nhóm The Hollies

Bus stop, wet day, she's there I say
Please share my umbrella
Bus stop, bus go, she stays love grows
Under my umbrella
All that summer we enjoyed it
Wind and rain and shine
That umbrella we employed it
By August she was mine

Every morning I would see her waiting at the stop
Sometimes she'd shop and she would show me what she bought
All the people stared as if we were both quite insane
Someday my name and hers are going to be the same

That's the way the whole thing started
Silly, but it's true
Thinking of a sweet romance
Beginning in a queue
Came the sun, the ice was melting
No more sheltering, now
Nice to think that that umbrella
Led me to a vow

Trạm xe buýt (Jason Gibbs tạm dịch)

Trạm xe, ngày mưa, nàng đây, tôi nói
Xin dùng chung cái ô tôi
Trạm xe, xe đi, nàng ở lại, tình yêu mọc lên
Dưới cây ô tôi
Toàn mùa hè ấy ta được hưởng cái ô
Trời gió mưa và nắng
Cái ô ấy ta sử dụng
Đến tháng tám nàng là của tôi

Mỗi buổi sáng tôi thấy nàng đợi ở trạm
Có khi nàng đi sắm về cho tôi xem các đồ vừa mua
Tất cả mọi người nhìn đăm đắm như ta thật điên
Một ngày tôi và nàng sẽ cùng một dòng họ

Chuyện này bắt đầu như thế đây
Vở vấn, mà thật như vậy
Mơ đến một cuộc tình ngọt ngào
Bắt đầu trong khi xếp hàng
Nắng đến, nước đá chảy ra
Không cần che nữa bây giờ
Cũng vui khi nhắc rằng cái ô ấy
Đưa anh đến lời thề (kết hôn)



Theo quan niệm tôi, bài hát này sáng tác năm 1966 là một tác phẩm kiệt tác của nhạc phổ thông. Cấu trúc và ý nghĩa của bài ca đẹp và dễ nhớ. Giai điệu này có âm hưởng của nhạc dân gian Anh-Mỹ, nhất là cái thang âm thứ (natural minor scale). Cái đoạn ban đầu có một chuỗi các quãng ba lên rồi kết thức với một chụm nốt đi xuống. Rồi cái điệp khúc (Every morning...) theo từng nốt của thang âm G-F#-G-A-B-A-G-F#-E v.v. rất khác với các đoàn phiên khúc.

Hiện nay không biết có những chuyện tình yêu phát triển dần dần như thế nữa. Nhưng chuyện trong bài hát này nhất định là một chuyện thành phố - một xã hội cởi mở, dù có các người xung quanh nhìn các tình nhân. Dù tình yêu này phát triển một cách rất tự nhiên cũng rất có vẻ như chàng trai này đang cưa nàng kia.

Khi comment với blog của Trương Quý về chế độ xe máy ở Hà Nội (bài "Mối tình trâu sắt") tôi có nói rằng dù xe máy thành nhu cầu rồi và cũng có một nét văn hóa riêng như Quý viết, không có gì lãng mạn bằng hai tình nhân với một chiếc xe đạp. Tôi nghĩ rằng bài hát "Xe đạp ơi" của Ngọc Lễ cũng có một chất giống giống bài "Bus Stop." Một tình yêu phát triển một cách tự nhiên - không vội vàng, không quá nóng nán, từng ngày "quay đều" "trời gió mưa hay nắng."
Jason Gibbs 6 tháng 9 2007

25 tháng 12, 2008

Dưới ánh trăng bàng bạc

Nhạc pop lan truyền mỗi góc quả đất này. Về nguồn gốc thì đã có từ thế kỷ 18, nhưng thể loại này thật sự hình thành từ đầu thế kỷ 20 với các phương thu âm thanh và phân phôi các sản phẩm âm thanh nhạc pop trong thị trừơng.

Dưới đây tôi sẽ bàn về một bài ca rất phổ biến một thời. Âm thanh có sẵn ở đây, ở đây, hay ở đây (tại www.archive.org).

Bản nhạc có ở đây (tại Sheet Music Consortium).

By The Light Of the Silvery Moon

Place, park, scene, dark,
Silv'ry moon is shining through the trees
Cast: two, me, you,
Sound of kisses floating on the breeze.
Act one, begun.
Dialog: "Where would you like to spoon?"
My cue, with you,
Underneath the silv'ry moon.

Refrain:

By the light of the silvery moon
I want to spoon,
To my honey I'll croon love's tune.
Honey moon,
Keep a-shinin' in June.
Your silv'ry beams
Will bring love dreams,
We'll be cuddling soon
By the silvery moon.

Act two, scene new,
Roses blooming all around the place.
Cast three: you, me,
Preacher with a solemn-looking face.
Choir sings, bell rings,
Preacher: "You are wed forever more."
Act two, all through,
Ev'ry night the same encore.




Dưới ánh trăng bàng bạc


Nơi: Công viện; Cảnh: tối
Trăng bàng bạc đang chiếu qua hàng cây
Diễn viên: Hai; anh, em
Những tiếng nụ hôn bay trên gió
Chương một: bắt đầu rồi
Đối thoại: "Em thích ong bướm ở đâu?"
Vĩ bạch anh: với em
Dưới trăng bàng bạc.

ĐK

Dưới ánh trăng bàng bạc
Anh muốn ong bướm
Anh ngâm nga cho em yêu một giai điệu tình yêu
Mật trăng
Vẫn chiếu lúc tháng sáu
Ánh trăng nghiêng
Mang giấc mộng tình yêu theo
Anh em sắp âu yếm nhau
Dưới trăng bàng bạc

Chương hai; cảnh mới,
Hoa hồng đùa nở khắp chốn
Diễn viên: ba người; em, anh
Người thuyết pháp với khuôn mặt nghiêm trang.
Hợp ca hát, chuông vang,
Người thuyết pháp: "Hai con thành hôn mãi mãi."
Chương hai: tàn rồi
Mỗi đêm đoạn phụ lục cũng giống nhau

Cái gọi là pop music (nhạc phổ thông) là một kiểu nhạc quốc tế. Một bài ca phổ nói chung là nhạc thị trường gốm một điệp khúc và mấy đoạn. Là nhạc để làm kinh doanh thì phải tiếp thụ rất nhiều người và trình độ đa số người trong xã hội nào không được cao lắm thì nhạc và ca từ này không có gì cao sáng. Vậy nhiều người làm nhạc cổ điển coi nhạc phổ thông như nhạc rẻ tiền. Dù sao bị coi như thế nào, nhạc này có sức hấp dẫn đặc biệt và các nhạc sĩ và người soạn lời cũng có tài năng.


Bài ca này sáng tác năm 1909: nhạc của Gus Edwards, lời của Edward Madden. Cô Ada Jones hát. Cũng có thể Ada Jones là nữ ca sĩ đầu tiên được nổi tiếng làm nghề thu đĩa. Lúc bấy giờ nghệ thuật thu đĩa hết sức đơn sơ. Chưa có phương tiện điện tử nào cả để thu và phát âm thanh, chưa có micro. Người ca sĩ và dàn nhạc đều phải hát và chơi rất to để tập trung âm thanh vào loa của máy quay đĩa. Nói là đĩa cũng không đúng. Ngày xưa người thu và phát trên mặt một ống quay nhanh gọi là cylinder. Với đĩa của Ada Jones hát thì dàn nhạc toàn dàn kèn fanfare bởi vì các loại đàn khác không đủ âm thanh. Ada Jones được thành công vì cách phát âm rất rõ và một giọng ca rất khỏe và to.

Hồi xưa khi tôi hay biểu diễn tôi làm quen một nhóm nhạc sĩ kiêm thi sĩ làm một tạp chí thơ nhỏ nho với tên "Moon Spoon June." Tên này gốc từ ba chữ vần rất là cũ rích và ngữ sáo - và sẵn có trong bài hát "By the Light of the Silvery Moon." Cách đánh vần trong điệp khúc đi từ moon, spoon, croon, tune, honeymoon, June, soon rồi lại moon. Trong đoạn một có park với dark, trees với breeze, two với you, one với begun, cue với you. Không xuất sắc nhưng dễ nhớ lắm.

Có một chữ mà nhiều người Mỹ không còn biết đến là: spoon. Nghĩa thông thường của spoon là cái thìa. Hồi xưa spoon cũng là động từ nghĩa là ôm và hôn nhau. Dù bây giờ người Mỹ coi nội dung bài ca này rất ngây thơ và cũ kỹ, so với bài ca Việt Nam bài hát này rất là "xác thịt." Vì kết quả là hai người được lấy nhau thì chuyện ong bướm này chắc không khó chấp nhận ở Mỹ hồi xưa. Không biết lời ca kiểu này sáng tác cách đây hơn 100 năm vẫn "gây sốc" ở Việt Nam?

Jason Gibbs soạn 17 tháng 6 2007

Một máy chơi ống quay của thời xưa (và hai ống quay bên cạnh)

24 tháng 12, 2008

Phác thảo về điệu Boston

Boston, phần 1 magnify
Hai bố con ở thành cổ Boston, tháng 4 năm 2007 lúc Hội thảo Popular Culture Association (nhân dịp đọc bài "Dreams of a Soldier's Life”: The Songs of 1947, Year One in the Resistance in North Vietnam")

Đoàn đầu

Gần đây bạn Oasis đặt câu hỏi về nguồn gốc của Boston - một nhịp điệu khá phổ biến và thích thú đối với người Việt. Tôi chưa được biết nhiều lắm về nhịp Boston vì chưa bao giờ suy nghĩ nhiều về nhịp điệu ấy. Một lý do là vì nhịp Boston không phổ biến ở Mỹ đã nhiều năm rồi. Hình như trong thế kỷ 20 nhịp điệu này được phổ biến hơn ở Pháp.

Hình như đã có rất nhiều kiểu khiêu vũ với tên gọi Boston (xem bài sơ khải của Wikipedia). Theo Webster's Dictionary xuất bản năm 1966 thì "Boston" là "a dance somewhat like a waltz" (một loại khiêu vũ giống giống nhịp valse). Từ điển Oxford English Dictionary là tiêu chuẩn của tiếng Anh có nói đến sự nguồn gốc của phong cách khiêu vũ Boston từ một loại múa gọi là Boston Dip (dip ở đây là như cúi xuống) viết đến trong một tài liệu năm 1879.

"When stepping with the right foot, the left knee is slightly bent, producing the dip, from which the name Boston Dip was derived." (Khi bước đi với chân phải, đầu gối chân trai được gập một ít, từ đó tên gọi Boston được xuất phát) - Allen Dodworth, Dancing and Its Relations to Education and Social Life, with a New Method of Instruction [Khiêu vũ và quan hệ của nó đối với giáo dục và đời sống xã hội với một phương pháp hướng dẫn mới] (New York: Harper & Brothers, 1885).

Đoàn hai

Boston, phần 2 magnify
Trinity Church ở Boston, chụp tháng 4 2007

Một website tiếng Pháp rằng:

Valse chậm [La Valse lente]

"Đầu thế kỷ 19, điệu valse trở thành phổ biến tại nhiều khu của Đức và Áo, những biến thể phát triển lấy tên của các miền địa phương nguồn gốc. Sự biến thể thành ra "Landl của cái Enns" ở Bắc Áo trở nên rất phổng thống, và được biết đến ít nhiều với tên gọi Landler. Năm 1800, nhịp điệu ấy được múa với những bước lượn và quay như điệu valse nhưng với một nhịp chậm hơn.
Cùng thời có xuất hiện ở Mỹ đến năm 1870 một loại khiêu vũ với tên Boston, có quan hệ với điệu valse nhưng múa với nhịp điêu 2 hoặc 3 chậm, các đôi nhảy giữ mông của họ."
[Au début du XIXe siècle, la valse devint populaire dans de nombreuses régions d'Allemagne et d'Autriche, des variantes se développant qui prenaient le nom de leur région d'origine. La variante venant de "Landl ob der Enns" en Autriche du Nord devint très populaire, et se fit connaître un peu partout sous le nom de Landler. En 1800, elle se dansait avec un pas glissants et tournants comme la valse mais avec un tempo plus lent.
Parallèllement apparut aux Etat-Unis vers 1870 une danse appellée le Boston, apparentée à la valse mais se dansant à un tempo deux à trois fois plus lent, les partenaires se tenant par les hanches.]

Theo cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ điệu valse thường lệ là nhạc "với một nhịp điệu nhanh gây cho chúng ta một cảm giác rất nhịp nhàng." Ông viết tiếp rằng: "Boston hoặc là Valse Anglaise: Boston còn gọi là valse anglaise là một loại nhạc khiêu vũ giống như valse, viết với 3 thì, nhịp 3/4. Nhưng Boston được diễn tả chậm hơn valse và java." [Hoàng Thi Thơ. Để sáng tác một bài nhạc phổ thống. Saigon: Mĩ Tin, 1955.]

Vy Hùng là một nhạc sĩ hải ngoại sống ở Canada viết về "Valse Anglaise" như sau:

"Còn gọi là nhịp điệu Boston, một loại Valse chậm, êm đềm và não nề lê thê, như những bài Sérénade (Schubert), Bên trời phiêu lãng (thơ Hoàng Ngọc Ẩn, nhạc Phạm Thành [tức Phạm Đình Chương - JG]), Sẽ có một ngày (thơ Người từ miền Bắc [tức Hoàng Cầm - JG], nhạc Phạm Duy), Thu Montréal ngày dài lê thê (Vy Hùng)."

"Nhịp điệu Boston rất được ưa chuộng tại VN cũng như trên toàn thế giới vì nó đáp ứng được sự phô diễn tâm tình chán chường, đau đớn và thất vọng vô cùng..." [Vy Hùng. Nghệ thuật ca hát. ([Houston, Texas]: Zieleks, 1982).]
Đoàn ba

Boston, phần 3 magnify
Đường phố Boston nhìn từ cao (mẹ chụp).


Điệu nhảy vanxơ gốc từ những vũ điệu dân gian ở Nam Đức và Áo thế kỷ 18 - nhất là từ Ländler từ "Đất của cái Enns," là một tên gọi cũ hơn của Thượng Áo. Điệu vanxơ truyền thống là một vũ điệu đầy sinh lực có rất nhiều quay tròn.

--------------

"Từ Wien sự quan tâm tới vũ điệu vanxơ lan truyền nhanh đến các trung tâm Châu Âu khác và đến Bắc Mỹ, nơi mà "Vanxơ Boston" xuất hiện như một biến thể có nhịp điệu chậm hơn" / [From Vienna, interest in the waltz rapidly spread to other European centers and to North America, where the “Boston waltz” emerged as a variant in slower tempo”] [Goodwin, Noël. “Music for Dance: Western Music, 1800-1900,” International Encyclopedia of Dance. New York: Oxford University Press, 1998].

"Đến thập niên 1870, cách thầy giáo dạy múa đã giới thiệu cách biến thể của bước nhảy vanxơ, trong những đó cái điệu Boston nên chú ý đến bởi sự liên quan với vanxơ ngập ngừng đã phổ biến cuối thế kỷ ấy. Điệu Boston làm một loại chassé (những bước lượn nhanh) khập khiễng; cái vanxơ đòi hỏi sự ngừng lại nhất định trên nhịp hai và ba, làm thêm chất thanh thản trong sự vận động quay tròn liên tục." / [By the 1870s, dancing masters were introducing variations of the waltz step, among which the Boston merits attention because of its direct relevance to the hesitation waltz, popular at the turn of the century. The Boston was a kind of limping chassé; the hesitation waltz called for a distinct pause on counts two and three, lending a certain languor to the endless turning motion] [Strobel, Desmond F. “Waltz,” International Encyclopedia of Dance. New York: Oxford University Press, 1998].

"Điệu Boston, một cách đi dạo, trái với sự quay tròn, đi cùng với nhạc vanxơ đã thành phổ biến đầu thế kỷ 20. Cũng biết đến với tên gọi "vanxơ ngập ngừng," nó có vận động lắc lư "ngập ngừng" với nhịp hai và ba mà phát triển thành Cúi xuống Boston có người nam khiêu vũ nghiêng phía trên người. Vũ điệu này xần đến nhiều khoảng trống trên sàn múa, vậy nó nhượng chỗ cho điệu múa one step (một bước) khoảng năm 1914." / [Boston, a way of walking, as opposed to turning, to waltz music that became popular in the early 1900s. Also known as the hesitation waltz, it involved a rocking “hesitation” movement on the second and third beats that developed into the Boston dip, where the man leaned over the woman. It took up alot of space on the floor, and gave way to the one-step around 1914] [Buckman, Peter. Let’s Dance: Social, Ballroom & Folk Dancing. New York: Paddington Press, Ltd., 1978].

------------

Người ta nói rằng điệu Boston như biến từ những sàn nhảy ở My từ khi có one-step và nhạc ragtime.

Tôi chưa từng đi coi người Việt đi nhảy đầm. Có ai mô tả người Việt nhảy điệu Boston không? Có phải như ở trên?

Đoàn tư
Boston, phần 4 magnify
Bức tranh này gốc từ quyển Drawing-room Dances của Ông Henri Cellarius (1847)

"Năm 1834, thầy nhảy Lorenzo Papanti "chính thức" giới thiệu điệu vanxơ cho dân Mỹ ở Boston, tiểu bảng Massachusetts. Người ta suy đoán rằng ông làm một cuộc triển lãm khiêu vũ tại nhà của một người thượng lưu quen biết rộng rãi là bà Otis Beacon. Thời đó, Papanti là người luôn luôn có mặt trong xã hội thượng lưu ở Boston. Từ năm 1827 hay sớm hơn, ông đã lập "Viện Khiêu Vũ Papanti," là trường dạy nhảy sang trọng đầu tiên ở Boston. Nhưng Papanti đã từng dạy khiêu vũ ở Boston từ Boston 1823 hay sớm hơn...

"Điệu Vanxơ mà Papanti đã giới thiệu điệu Valxơ Hai Bước; nhưng theo hướng dẫn của ông được biết với tên "Valxơ ngập ngừng" hay thỉnh thoảng "Valxơ Boston." Valxơ Boston của Papanti chỉ thay đổi ít so với Vanxơ Hai Bước.

"Năm 1847, quyển Khiêu Vũ Phòng Mật của một người Pháp Henri Cellarius được làm tài liệu tham khảo cho người Mỹ. Cellarius đưa ra một đoạn giới thiệu nói về lợi ích của khiêu vũ rồi viết tiếp với những đoạn ban về các món khiêu vũ phổ thống cùng thời. Trong những năm trước, Cellarius dạy cả Valxơ Ba Bước và Valxơ Hai Bước. Trong tất cả các trường hợp, ông thích dạy các sinh viên về Valxơ Hai Bước hơn bởi vì nó dễ nhảy hơn.

"Ông mô tả các điệu khác biệt của ví trị nhảy gần như sau: "Ví trị của người đàn ông không giống như trong valxơ hai bước so như với cái ba bước. Đàn ông không đứng đối diện mặt người nhảy cùng, nhưng lấy ví trị phía phải người nữ nhảy, nghiêng nghiêng vai phải cao lên một ít, vậy cho đàn ông ấy nhảy lên khi đi cùng quý bà ấy."

["In 1834, Dance Master Lorenzo Papanti "officially" introduced the Waltz to America in Boston, Massachusetts. Speculation is that he gave an exhibition of the dance at the home of socialite Mrs. Otis Beacon. At the time, Papanti was a fixture among Bostonian society. As early as 1827, he had established the "Papanti Dance Academy," which was the first fashionable dancing studio in Boston. But Papanti had also taught dancing in Boston from as early as 1823...

"The Waltz that Papanti introduced was the Valse à Deux Temps; however, under his direction it was known as the "Hesitation Waltz" or sometimes the "Boston Waltz." Papanti's Boston Waltz was only slightly modified from the Waltz à Deux Temps.

"In 1847, The Drawing-room Dances by the Frenchman Henri Cellarius served as an important dance reference for Americans. Cellarius offered an introduction on the benefits of dance followed by a discussion of the popular contemporary dances of the day. In prior years, Cellarius taught both the Waltz à Trois Temps and the Waltz à Deux Temps. In all cases, he preferred to teach his students the Waltz à Deux Temps since it was easier.

"He described the differences in the closed dance position as follows: "The position also of the gentleman is not the same in the waltze à deux temps as in that à trois. He must not face his partner, but be a little to her right, slightly inclining his right shoulder, which allows him to spring well when carrying along the lady" (p. 34).]

Giordano, Ralph G. Social dancing in America: a history and reference. Westport, Conn.: Greenwood Press, 2007: trang 162-163.
Đoàn năm
Boston - Điệu valxơ rất phổ biến ở Mỹ và nhập vào Pháp từ năm 1874 ở khu định cư Mỹ. Từ năm 1867 người ta được thấy khiêu vũ trong một số phòng khách, nhưng nó chưa chiếm được ham mê mà, chính hiện nay, nó được hưởng trong giới khiêu vũ. Khi khởi đầu nói chung điệu boston được múa theo ô nhịp với ba phách; ở Mỹ và Anh quốc, cái có cái nhịp chậm; nhưng với ta, không chỉ nhanh hơn, nhưng nhiều khi các người nhảy làm nhường, vì họ nhận những bước mà không gập đầu gối, và không quan tâm đến nhịp điệu. ... Hầu như không chỉnh đốn như valxơ của ta, điệu nhảy này cần đến những vận động đổi hướng đa dạng; khi tiến, khi lùi, quay tay phải, quay tay trai, không theo thứ tự nào cả, tóm tắt một người nhảy kiểu boston giỏi. Người Mỹ hầu như có một thể loại nhạc đặc biệt cho boston của họ, một thể loại gồm những điệu valxơ chơi chậm.

Boston. Valse très répandue en Amérique et importée en France depuis 1874 environ par la colonie américaine. Dès 1867 on l'avait vu danser dans quelques salons, mais il n'avait point encore acquis la vogue dont, surtout aujourd'hui, il jouit près des danseurs. Primitivement et le plus généralement le boston est dansé sur une mesure en trois temps; en Amérique et en Angleterre, la mesure est lente; mais chez nous, non seulement est plus vive, mais le souvent les dansuers en font abnégation, car ils adoptent quelque pas que ce soit, pourvu que ce ce pas soit plié, et ne prennent aucun souci du rythme. ... Loin d'être réglée régulièrement comme nos vales, cette danse demande une grande variété dans les mouvement de direction; avancer, reculer, tourner à droite, tourner à gauche, sans suivre aucun order, résument les qualités du soi-disant excellent bostonneur. Les Américans ont presque un genre de musique spéciale pour leur boston, genre qui consiste en valses jouées lentement.

(Nguồn: Desrat, G. Dictionnaire de la danse: historiquie, théorique, pratique et bibliographue depuis l'origine de la danse jusqu'a nos jour. Paris: Librairies-Imprimeries Réunies, 1895.)



Sự giải thoát của điệu valxơ là địêu Boston mà được nhập từ nước Mỹ năm 1874. Nhưng điệu này mới được thịnh hành đến năm 1922. Cái đặc trưng của điệu Boston lúc bấy giờ nằm chính ở sự kiện rằng một người nhảy đi bên cạnh người nhảy khác. Ngay sau Đại chiến tranh thứ nhất, điệu valxơ cần thêm khoảng trong sân nhảy. Năm 1921, người ta quyết định rằng bước căn bản sẽ là: đi, bước, tập hợp. Năm 1922, khi Victor Sylvester được Giải vô địch nước Anh về điệu valxơ, biên đạo múa của ông chỉ gốm những quay phía phải, quay phía trai và đổi hướng (ít hơn những bước của một người bắt đầu học hịên nay!!).

Le déclencheur de la Valse fut le Boston, qui a été importé des USA en 1874. Cependant elle ne fut réellement à la mode qu'en 1922. La particularité du Boston à l'époque résidait dans le fait que les danseurs étaient l'un à côté de l'autre. Tout de suite après la première guerre mondiale, la Valse prit plus d'envergure. En 1921, il a été décidé que le pas de base serait : marche, marche, assemblé. Quand en 1922, Victor SYLVESTER remporta le Championnat d'Angleterre de Valse, sa chorégraphie n'était constituée que de tours à droite, de tours à gauche et de changement de direction (moins que ce que l'on apprend de nos jours à un débutant !!).

(nguồn: Danses standards: valse Anglaise ou valse lente).
Đoàn sáu
Năm 1988 Khánh Ly sản xuất một đĩa chủ đề Boston Buồn. Đĩa này gồm những bài:

1. Dù tình yêu đã mất (Đỗ Cung La)
2. Chán nản (Văn Phụng)
3. Hạnh phúc lang thang (Trần Ngọc Sơn)
4. Bài không tên số 3 (Vũ Thành An)
5. Ngăn cách (Y Vân)
6. Sầu khúc (Châu Đình An)
7. Còn chút gì để nhớ (nhạc Phạm Duy; thơ Vũ Hữu Định)
8. Thương một người (Trịnh Công Sơn)
9. Thung lũng hồng (Phạm Mạnh Cương)
10. Tình khúc tháng sáu (Ngô Thụy Miên)
11. Mắt lệ cho người tình (Phạm Mạnh Cương)
12. Tình khúc chiều mưa (Nguyễn Ánh 9)
13. Ru con tình cũ (Đynh Trầm Ca)
14. Những ngày thơ mộng (Hoàng Thi Thơ)

Chưa chắc các bài này được tác giả đặt thể boston. Với bài "Thương một người" Trịnh Công Sơn chỉ ghi "nhịp đều - vừa."

Đặt chủ đề Boston buồn có lý. Khi hỏi tại sao người Việt thích nhạc điệu Boston, cũng phải trả lời vì điệu Boston xứ Việt buồn, rất buồn. Nhưng đây là một nỗi buồn thanh lịch, không giống nỗi buồn dân dã của nhạc boléro chẳng hạn
Đoàn kết
Nhịp khiêu vũ Boston cũng gốc từ thành phố Boston. Vũ điệu Boston từng có nhiều tên gọi khác như valse lente / slow waltz (valxơ chậm), valse anglaise (vanxơ Anh quốc), Boston dip (Boston cúi xuống), hesitation waltz (vanxơ ngập ngừng), và valse à deux temps (vanxơ hai bước).

Dù đã có từ 1845 (hay sớm hơn) cao điểm vũ điệu Boston ở Mỹ mới có từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1914 (đến năm những vũ điệu có ảnh hưởng từ nhạc dân gian Mỹ đen bắt đầu phổ biến trong xã hội lịch sự). Nhưng sau Đại Chiến Tranh Thế Giới I, điệu Boston rất được ưa thích ở Pháp. Chắc đó là nguyên nhân làm cho dân Việt muốn học vũ điệu này (dù điệu Boston bị lãng quên ở Mỹ từ rất lâu rồi).

Trương Quý cũng kể rằng Boston là một trong những vũ điệu cơ bản nhất chắc vì nó dễ học. Tôi cũng tưởng rằng dễ học có nghĩa là có hệ thống nhất định, người ta học đúng các bước và không cần biết gì nữa. Điệu Boston chắc vẫn phổ biến ở Việt Nam bởi vai trò của nó trong "nền giáo dục" học nhảy ở Việt Nam.

Nhưng Boston cũng có một vai trò quan trọng hơn trong nền âm nhạc. Boston hợp với nhạc Việt vì hai lý do.

Một là người Việt thích nhạc chậm. Ở xứ Mỹ Latinh có chachacha nhịp nhanh, nhưng ở Việt thành nhịp boléro thành phổ biến. Ở xứ Mỹ có nhịp rock "giật gân" nhưng dân Việt lại thích sáng tác kiểu slow-rock. Điệu vanxơ rất vui, rất yêu đời. Người ta nhảy quay tròn liên tục gây ra cảm giác say sưa, đắm mê.

Lý do thứ hai: Valxơ vui, Boston lại buồn. Hoàng Thi Thơ kể nó "êm đềm và não nề lê thê" và Vy Hùng kể rằng nó "phô diễn tâm tình chán chường, đau đớn và thất vọng vô cùng." Boston được hát một cách mềm mãi và luyến lấy hợp với các dấu của tiếng Việt.

Trong blog trước tôi cho danh sách của đĩa Boston Buồn Khánh Ly hát. Sau đây là những bài ca theo nhịp Boston mà tôi biết đến:

Vũ Thành An - Bài không tên số 2
Đỗ Lễ - Sang ngang
Đỗ Lễ - Tàn phai
Đỗ Lễ - Tình buồn
Song Ngọc - Giã từ kỷ niệm
Lê Trọng Nguyễn - Khi bóng đêm về
Văn Phụng - Lời nhi nữ
Văn Phụng - Suối tóc
Hoàng Quý + Anh Hải - Chiều quê
Hoàng Quý - Đêm thu chơi thuyền dưới trăng
Trần Thiện Thanh - Bắc đẩu
Đan Thọ - Chiều tím
Hoàng Thi Thơ - Ai buồn hơn ai [rất buồn, chậm]
Hoàng Thi Thơ - Chúa nhật xám
Hoàng Thi Thơ - Một lần đi
Y Vân - Đừng lừa dối nhau
Y Vân - Mắt lệ cho người tình
Nguyễn Vũ - 7 ngày đợi mong
Y Vũ - Tiếng hát về đêm

Hai bài ca sau này không có nhịp điệu Boston chính thức, nhưng cũng có thể coi như là Boston.

Nguyễn Thiện Tơ - Nhắn gió chiều [thông thả và êm đềm]
Trịnh Công Sơn - Cuối cùng cho một tình yêu

Jason Gibbs soạn từ hôm 27 tháng 7 đến 28 tháng 9 năm 2008

- _ - _ - - _ - _ -- _ - _ - _ - - _ - _ - - _ - _ - - _ - _ -- _ - _ - _ - - _ - _ -
- _ - _ - - _ - _ -- _ - _ - _ - - _ - _ - - _ - _ - - _ - _ -- _ - _ - _ - - _ - _ -

Đọc giả Lão Ngoan Đồng bổ thêm sau đây ngày 28 tháng 9 2008:

Em nhớ khi trước tập đàn hình như bản Suối tóc là Valse Lente mà anh? Còn vài bản boston có hơi hướng Đà Lạt, buồn mà êm đềm nhẹ nhàng mà em rất thích là Thung Lũng Hồng của Phạm Mạnh Cương và Dốc Mơ của Ngô Thụy Miên. Đi xe đò chuyến Saigon - Dalat có ngang qua một địa danh có tên là Dốc Mơ anh à, đoạn đầu tỉnh Lâm Đồng hay đoạn cuối Đồng Nai gì đó em không rành, nhưng chỗ này dân công giáo nhiều ghê lắm. Ngoài ra cũng có một bản boston cũng được rất nhiều người yêu thích nữa là Trên Đỉnh Mùa Đông của Trần Thiện Thanh...

Còn Chút Gì Để Nhớ - boston đứt đuôi anh nhé! Một bản nữa là Đá Xanh của Lê Uyên Phương.

23 tháng 12, 2008

Top 15 nhạc tiền chiến

Top 15 nhạc tiền chiến magnify
1 - "Nỗi lòng" - Nguyễn Văn Khánh
2 - "Biệt ly" - Dzoãn Mẫn
3 - "Con thuyền không bến" - Đặng Thế Phong
4 - "Ai về sông Tương" - Thông Đạt (tức Văn Giảng)
5 - "Đêm đông" - Nguyễn Văn Thương + Kim Minh
6 - "Lá đổ muôn chiều" - Đoàn Chuẩn + Từ Linh
7 - "Hoài cảm" - Cung Tiến
8 - "Thuyền viên xứ" - Phạm Duy + Huyền Chi
9 - "Tan tác" - Tu My
10 - "Gửi gió cho mây ngàn bay" - Đoàn Chuẩn + Từ Linh
11 - "Giọt mưa thu" - Đặng Thế Phong
12 - "Lá thư" - Đoàn Chuẩn + Từ Linh
13 - "Bóng chiều xưa" - Dương Thiệu Tước + Minh Trang
14 - "Đêm tàn bến Ngự" - Dương Thiệu Tước
15 - "Tình nghệ sĩ" - Đoàn Chuẩn + Từ Linh

Danh sách này xếp hạng theo những yếu tố "khách quan." Yếu tố thứ nhất là theo số lần các bài được thu âm trên các băng cát xét ca sĩ trước 1975 tôi có mua và sưu tầm ở quận Cam. Yếu tố thứ hai là theo số lần các bài được thu âm theo sách Tổng danh mục nhạc Việt 1994. Hình như quyển này là lần duy nhất có người sưu tầm các bài hát được ca sĩ nào hát trên đĩa nào. Sách này đầy đủ 541 trang. Tất nhiên chỉ gồm toàn các trung tâm âm nhạc hải ngoại.

Các yếu tố của tôi gốp từ thông tin nhạc Việt thời chế độ Cộng Hòa và trong công động người Việt kiều. Nhưng thật ra, trước hết nhạc tiền chiến là nhạc của VNCH và nhạc của VK. Tính từ "tiền chiến" đã bị bác bỏ ở Việt Nam đến cuối thập niên 1980. Nếu phải định nghĩa thì nhạc tiền chiến chính là nhạc Hà Nội phổ biến ở Sài Gòn và nuôi dưỡng ở hải ngoại. Trong danh sác ở trên chỉ có một bài hát không liên quan với Hà Nội là bài "Ai về sông Tương." Nguyễn Văn Thương là người Huế nhưng bài "Đêm đông" sáng tác khi ông học ở Hà Nội.

Nói là "khách quan" nhưng danh sách này nặng về sở thích của thời trước chứ phải của thời này. Còn danh sách không kể gì đến giá trị thẩm mỹ của từng có hay không kể đến ở trên. Mọi người có thể làm một top 15 khác theo yếu tố khác tùy ý.

Jason Gibbs 8 tháng 7 2007

22 tháng 12, 2008

Thời tiền chiến trong tân nhạc (1938-1946)

Ai muốn hiểu biết về nhạc tiền chiến nên tìm đọc bài "Thời tiền chiến trong tân nhạc (1938-1946)" của cố nhạc sĩ Lê Thương. Theo tôi biết, bài này in lần đầu tiên trong một tập ca khúc chủ đề Nhạc tiền chiến do Kẻ Sĩ xuất bản năm 1970. (Có một bản của bài này với tên gọi "Nhạc tiền Chiến - lời thuật của Lê Thương" trên website Đặc Trưng).

Là người trong cuộc, vậy cách nhìn và nhận xét của Lê Thương rất có thể tin tưởng. Tôi nói thế vì tôi sắp làm việc "chính đính" bài này. Lê Thương soạn bài này một thời 25-30 năm sau những sự cố mà ông viết đến.

Ý kiến của tôi ở đây là giúp những người muốn tìm hiểu về nhạc tiền chiến một cách chính xác và nghiêm túc (tôi không hề có ý phê bình Lê Thương và bài viết của ông). Tôi sẽ kể đến cách điểm nhầm ở dưới:

Tên gọi là Trần Ngoc Quang chứ phải là Trần Quang Ngọc (tôi có viết một bài về Trần Ngọc Quang cách đây mấy năm).

Thống đốc Nam Kỳ thời ấy là Pagès chứ phải là Rivoal.

Bài ca "Bóng cúc vàng" không in trên tạp chí Ngày Nay.

Bài ca "Kiếp hoa" - tên thật là "Một kiếp hoa" - in trên tạp chí Ngày Nay ngày 7 tháng 8 năm 1938 chứ phải là tháng 9 năm 1938.

Bài ca "Binh minh" in trên tạp chí Ngày Nay 31 tháng 7 1938 chứ phải là tháng 9 năm 1938.

Bài ca "Bản đàn xuân" không in tap chí Ngày Nay vào năm 1938 mà lại được in số Xuân 1940.

Còn nữa bài hát "Tiếng đàn đêm khuya" được in trên Ngày Nay ngày 14 tháng 8 1938.

Bài ca "Đám mây hồng" in trên Ngày Nay 28 tháng 8 1938, chứ phải tháng 9 1938.

Hà Nội có phim nói từ 1931 không phải từ 1934.

Nhạc sĩ trong nhóm Myosotis tên là Nguyễn Trí Nhường, chứ phải là Phạm Văn Nhường.

Nguyễn Thiện Tơ cũng tham gia nhóm Myosotis.

Nhóm Tricéa không chỉ gồm ba nhạc sĩ Văn Chung, Doãn Mẫn và Lê Yên và sau một thời cũng có Phạm Ngữ tham gia.

Tên bài ca của Hoàng Quý là "Trên đồi thông xanh" không phải là "Dưới bóng thông xanh".

Phim Trận phong ba có từ năm 1937, chứ phải 1940.

Tên "Đường trường" gốc từ lời ca do Phạm Văn Xung viết theo giai điệu "Nghề cinéma" của Trần Ngọc Quang.

Bài ca "Cô hái mơ" (phổ thơ Nguyễn Bính) là của Phạm Duy chứ phải Văn Cao.

Nguyễn Văn Diệp thường lệ được viết Nguyễn Văn Giệp.

Nguyễn Hữu Hiếu là tên thật chứ phải là Nguyễn Văn Hiếu.

Bài hát "Gấm vàng" của Dương Minh Ninh đã được sáng tác năm 1947 (sau năm 1946 trong chủ đề của bài viết)

Bài hát "Đêm tàn bến Ngự" của Dương Thiệu Tước chắc là được sáng tác 1951 (cũng sau năm 1946).

Jason Gibbs
ngày 6 tháng 7 2007

21 tháng 12, 2008

Đoạn kết / Tình yêu

Unite - by Trần Dần (translated by Jason Gibbs)

Emergency! Emergency!
A car is crushing a leaf dead
A pair go along the flattened road
Allow me to look for a moonlit night in a tangerine orchard!
The telephone's blare
The toad goes far
The novel's chapter three
Journey!... Journey!...
I don't see the fog pass leaving a trail

Đoạn kết - Trần Dần

Cấp cứu! Cấp cứu!
Ô tô chẹt lá chết...
Một cặp đi ngang đường bẹt
Hãy để tôi đi tìm đêm trăng vườn quýt!
Điện thoại kêu thét
Con cốc đi xa
Chương ba tiểu thuyết
Hành trình!... Hành trình!...
Không thấy sương bay thành vệt...


Một đặc điểm của bài thơ này là các tiếng vần - chẹt, chết, bẹt, quýt, thét, thuyết, vệt (rồi xa với ba). Cái đó rất khó dịch - chỉ có dead, road, orchard (rồi blare với far, three với journey).
- + - + - + - + + - + - + - + -- + - + - + - + + - + - + - + -

Love - by Trần Dần (translated by Jason Gibbs)


sent to K for those days we're apart


My dear
I couldn't sleep
for four days!

I miss you
Sinh Từ road
that blackened my nose
coal smells
dust smells

I miss the room
now
pacing in silence
you alone

Dear
Has love ever been smooth?

It suppresses waves
suppresses the rain
storms surge...

Love
is not a matter
of giving each other
every day a bouquet

It's a matter
of nights fully
sleepless

hair disheveled
like rows of tall trees
it convulses
nights of bracing winds

Love
is not
reverie shoulder-to-shoulder
sad dreams under a worn out moon

but must live
must expose itself
to rain and sun

must sweat
flow, flood
clear to the liver

Love is not
a thousand year story
cheek-to-cheek

but suddenly -
one heart held common

must cleave it
make
a pair
one person half
one person
holds the other half close

Love
is not
the blackened cars
of life's train

though the journey
is for cutting off
or for joining

But in itself it's
the LOCOMOTIVE
of a thousand cars
at times - bright
at times - unlit

A million horsepower
a crazed train
foolish train

it crashes
shatters legs
day and night

it howls death
time
distance

it screams out
upon earth
before man

before society
before principles
conditioning...

Love isn't
random acts, how is love
fine

it's strange
like being midst a starry sky
millions of lights

It's only I
have made myself hoarse
screaming

just able to call out
your - star - that
often cries

And with you
gone forever for to paralyze
me
just pausing
to hold me tight
dejection

my - star - is
burnt out
scorched in the sky

Love
whether it
exists or not
it's fine

and it's like
lines of poetry
the muscles
the nerves
fatherland

*****

My dear
you're crying again
dear?

An empty room
the lying dog, it howls
I've just punched at the sky
a half dozen blows
when will I
sit
die
a room
four walls
hold back body
mine
cede my education about many matters
and the love story
- is the story of us

Do read carefully
this page of poetry

Count up
the letters
the rhymes
are like so many nights
you gave at the starry sky
you've seen
a star
swaying
it's - my - star
changed to four in the sky
chase it off - yes it's
a vicious star

I'll allow you
to cry alot
cry some more
my dear
your love
will never ever age

ten centuries
star
mine
still burns..



Tình yêu - Trần Dần



Gửi em K những ngày phải xa nhau


Em ơi
anh không ngủ được
bốn đêm rồi !

Nhớ em
đường phố Sinh Từ
đen cả mũi
mùi than
mùi bụi

Nhớ gian nhà
bây giờ
lùi lũi
một mình em

Em ạ
Tình yêu không phẳng lặng bao giờ

Nó đè sóng
đè mưa
nổi bão…

Tình yêu
không phải chuyện
đưa cho nhau
ngày một bó hoa

Nó là chuyện
những đêm ròng
không ngủ

tóc tai bù
như những rặng cây to
nó vật vã
những đêm trời động gió

Tình yêu
không phải là
kề vai mơ
sầu mộng dưới trăng mòn

mà phải sống
phải cởi trần
mưa nắng

phải mồ hôi
chảy đẫm
tận buồng gan.

Tình yêu không phải
chuyện ngàn năm
kề sát má

mà bỗng dưng –
một quả tim chung

phải bổ nó
làm
đôi
người một nửa
người
ôm một nửa...

Tình yêu
không phải là
những chiếc toa đen
con tàu cuộc sống

tuỳ chuyến đi
mà cắt bỏ
hoặc nối thêm

Mà tự nó là
Một ĐẦU TẦU HOẢ
có nghìn toa
buổi – sáng
buổi – không đèn

Triệu mã lực
con tàu điên
tàu dại

nó đâm bừa
gãy cẳng
ngày đêm

nó hú chết
thời gian
khoảng cách

nó rú lên
trên trái đất
chưa người

chưa xã hội
chưa luân thường
ước lệ…

Tình yêu không phải
chuyện bạ sao yêu
cũng được

nó lạ lùng
như giữa một trời sao
triệu triệu ánh

Chỉ có anh
đã khản tiếng
kêu gào

mới gọi được
vì – sao – em
hay khóc

Và có em
đi mãi đến mê
người

mới dừng lại
ôm mình anh
buồn tủi

vì – sao – anh
rốc lửa
xém bên trời…

Tình yêu
không phải
có hoặc không
cũng được !

mà nó như là
những vần thơ
những bắp thịt
những đường gân
tổ quốc

*****

Em ơi
em lại khóc
em à ?

Gian nhà vắng
con chó nằm nó rú…
Anh mới đấm lên trời
dăm quả đấm
bao giờ anh
ngồi
chết
một gian buồng
bốn bức tường
nó giữ chịt người
anh
để giáo dục anh về nhiều chuyện
và chuyện yêu
- là câu chuyện chúng mình…

Em đọc kỹ
trang thơ này nhé

Em đếm xem
bao chữ
bao vần
cũng tựa bao đêm
em ngắm trời sao
em đã thấy
một vì sao
ngất ngưởng
vì – sao – anh
nó chuyển bốn bên trời
đuôi nó cháy – đúng là
vì sao dữ

Anh cho phép
em khóc nhiều
khóc nữa
Em ơi
tình yêu em
không có tuổi bao giờ

mươi thế kỷ
vì sao
anh
vẫn cháy…

5 tháng 12, 2008

Bài hát ấy vẫn còn là dang dở

Bài hát ấy vẫn còn là dang dở... - Lưu Quang Vũ

Nắng đã tắt dần trên lá im
Chiều đã sẫm màu xanh trong mắt tối
Đường đã hết trước biển cao vời vợi
Tay đã buông khi vừa dứt cung đàn
Gió đã dừng nơi cuối chót không gian
Mưa đã tạnh ở trong lòng đất thẳm
Người đã sống hết tận cùng năm tháng
Sau vô biên sẽ chỉ có vô biên
Anh vẫn chưa nói được cùng em
Bài hát ấy vẫn còn là dang dở
Chưa hiểu được mùi thơm của lá
Chưa nghe xong tiếng hót của chim rừng
Yêu thương hoài vẫn chưa đủ yêu thương
Ôi nếu phải tan thành bụi cát
Thành hư vô, không khí trời, không ánh sáng
Chỉ rỗng không, câm lặng, vô hình
Sẽ ở đâu, bài hát ấy của anh
Gương mặt của hôm nay ơi, em của những ngày đang sống?
Không thể ôm cả bầu trời lồng lộng
Nhưng có thể cầm một chùm quả trên tay
Không tới được một vì sao xa lắc
Có thể trồng thêm một bóng mát cho ngày
Nhưng có thể đến trong mùa cấy gặt
Làm thuyền trên sông, làm lúa trên đồng
Làm ngọn lửa hồng, làm tấm gương trong
Và nhận hết niềm vui trên cõi sống
Mũi kim nhỏ mà chiều mau tắt nắng
Có sao đâu: áo đẹp đã xong rồi
Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay
Ta đã có những ngày vui sướng nhất
Đã uống cả men nồng và rượu chát
Đã đi qua cùng tận của con đường
Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên:
Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.

This song, I've left it unfinished - Lưu Quang Vũ (Jason Gibbs dịch)

Sunlight died out upon silent leaves
Evening darkened green leaves inside night's eyes
The road ended before the elevated sea
My hands let go as I broke off from my guitar
Time stopped at the final place at the end of space
Rain ceased in deep earth's core
Someone lived to the very end of their days
After the limitless there's only the limitless
I still haven't told you
That this song, I've left it unfinished
I still don't understand the leaves' sweet fragrance
I still haven't finished listening to the forest birds' songs
To love forever still isn't love enough
Oh if one must dissolve into a grain of sand
Into nothingness, without air, without light
Just weightless, deaf, invisible
Where could it be, this song of mine
Oh today's face, yours of the days you're alive
One cannot embrace the sky's vastness
Yet can hold a bunch of fruit in one's hand
One can plant a cooling shadow for the daylight
That cannot reach a distant star
One can arrive during harvest time
Be a vessel on the river, be rice stalks in the field
Be a pink flame, be a clear looking glass
And accept all of life's happiness
The needle's tiny point, evening quickly puts out the sunlight
It's no matter: the pretty blouse is done
In final minutes together, still hand in hand
We've had the happiest days
Drunk both warm spirits and tart wine
Have gone to the road's end
Even if after the limitless is just the limitless
Our sail has come, and the rice is harvested.

3 tháng 12, 2008

Song tấu và đối thoại thời đại Mantovani


Năm 1989 tôi sáng tác một tác phẩm nhạc điện tử với tên Duet and Dialogue in the Age of Mantovani. Tên gọi này nhại tên một công trình nghiên cứu âm nhạc học là Duet and Dialogue in the Age of Monteverdi. Claudio Monteverdi là một trong những nhạc sĩ sáng tác gây ảnh hưởng lớn nhất trong truyền thống nhạc cổ điện Tây Phương đã rất nổi sáng tác nhiều tác phẩm kiểu madrigal. Ông cũng là người tiền phong về nghệ thuật opera sáng tác vở nhạc kịch Orfeo cách đây 400 năm.

"Song tấu và đối thoại" ở đây nói đến phong cách biểu diễn opera trong nhạc kịch của Monteverdi. Tác phẩm của tôi đâu có gì liên quan đến opera. Tên Mantovani thật là Annunzio Paolo Mantovani là một nhạc trưởng thế kỷ 20. Như Monteverdi, ông cũng là một người Ý. Mantovani được do dàn nhạc nhẹ của ông và phong cách thu thanh của dàn nhạc ấy. Mantovani lấy nhiều tác phẩm phổ thống thành nhạc không lời. Vai trò dàn dây kéo biểu diễn với kỷ thuật vang lại rất đặc biệt.

Tác phẩm lấy làm nguồn âm thanh của một đài phát chơi toàn nhạc gọi là "easy listening" (nhạc dễ nghe). Easy listening là các bài ca quen thuộc được nhẹ hóa thành nhạc không lời. Tôi cho âm thanh trên một tape loop (vòng băng điện tử) chạy qua ba máy ghi âm. Tôi cũng sử dụng đến nhiều tiếng vọng như ông Mantovani. Khi đang thực hiện tôi không biết trước âm thanh nào sẽ vào máy thu vậy Tôi tách phẩm này cũng có tính tình cờ. Tôi đã làm cho các kênh âm thanh được to và nhỏ hơn theo cảm hứng mình thành một tác phẩm kéo dài đến 25 phút. Đây là một kỷ thuật sáng tác ít ai sử dụng đến bây giờ.

Chúc mọi người thưởng thức tác phẩm của tôi tại link nàyArchive.org.

2 tháng 12, 2008

Chương trình của Tú Mỡ

Chương trình của Tú Mỡ - Tú Mỡ

Tớ nghĩ nát óc mấy hôm ròng rã,
Được bản chương trình khá hay hay.
Nếu may ra, tớ trúng cử phen này
Xin cả quyết dúng tay làm việc.
-- Tớ sẽ yêu cầu lấp quách Hồ Gươm xanh biếc
Nước đục ngầu đã trái vệ sinh.
Lại làm mồ cho biết bay nữ tú, nam thanh
Đem kết liễu cái đời tình cay đắng...
Cái hố ấy, khi đã thành đất phẳng,
Tớ sẽ xin dựng một trường "Cao-đẳng Đăng-xinh."
Rước những ông du học tài tình,
Dạy những món văn minh nghệ thuật.
Cho dân ta biết thế nào là "sa-lếch-tôn," là
"Van-sờ," là "tăng-gô," là "phốc-tuốt."
Học lấy nghề nhảy nhót cho ngoan
Rún rẩy cho ăn nhịp cung đàn
Ấy là triệu chứng dân an, quốc thái...
Đã hãy vậy, cái chương vĩ đại.
Nhưng, muốn thi hành tất phải có nhiều xu.
Kinh tế này các bạn hẳn lo,
Nó sẽ bị xé, quăng sọt giấy.
Thưa rằng: tớ đã nghĩ, rồi đâu có đấy,
Có lo gì cái vật ấy mà lo.
Muốn xây cho công quỹ món tiền to.
Tớ sẽ xin nhà nước đặt cho thuế mới.
Bổ cho các đàn bà, con gái
Đóng công sưu hai đồng rưỡi đồng niên,
Chị em hô "nam nữ bình quyền"
Ắt hẳn được phỉ nguyền ao ước!
Thật là bản chương trình lợi dân, ích nước,
Tớ sẽ thi hành kỳ được mới nghe.
Đơn thỉnh cầu, tớ sẽ đặt thành vè,
Cho ai nấy dễ nghe và dễ nhớ,
Hỡi các cử tri! Nên bầu cho tớ,
Ơn tác thành, Tú Mỡ dám đâu quên.
Nếu phen nầy trúng cử nghị viên,
Hứa: Sẽ thết anh em chầu ... phở...


Tú Mỡ's Platform (Jason Gibbs dịch)

I've been racking my brain for quite a few days,
To come up with a platform that's rather fine.
If I'm lucky enough to get elected this round
Then let me roll up my sleeves and get to work.
-- I'll ask that the emerald green Sword Lake be filled in
Its slimy waters are unhygeinic
And have become the grave to countless young lads and fair lasses
Who have brought their lives of painful love to an end...
Upon this pit, once it's become smooth earth
I'll ask to build a Dancing College
Welcoming those gifted men who have studied abroad,
To teach civilized and artistic subjects
So our people will know what's truly the Charleston,
Waltz, tango and foxtrot.
Learn this bobbing until you're deft
Swing and sway to the music's rhythm
Such is the omen of a safe people, a peaceful land...
Let it happen, this great platform.
But, to carry it out we'll need alot of coin.
This economy apparently worries you friends
It will be torn, crumpled, and tossed into the trashcan
But sirs: I've thought, how could this happen?
Why worry about this thing?
Because if you want to fill the public coffers
I'll ask the government to levy a new tax.
Allot to all women and girls
The payment of an annual levy of two and a half piastres,
You sisters cry out for "equality of the sexes"
Surely you'll be satisfied when you get your wish!
This is truly a program beneficial to the people and to the nation,
I'll carry it out until you've heard.
I'll turn this solicitation into a ditty,
So anyone who hears it will remember it,
Hey voters! Vote for me,
Thanks to his good upbringing, Tú Mỡ won't dare forget.
If this round I'm elected to the board,
A promise: I'll treat you all to a round ... of noodle soup...

1 tháng 12, 2008

Nhớ người trong nắng

Nhớ người trong nắng - Nguyễn Bính

Hà Nội cơ hồ loạn tiếng ve,
Nắng dâng làm lụt cả trưa hè,
Năm xưa, một buổi đang mưa lụt
Tôi tiễn chân người sang biệt ly.

Từ buổi về đây, sầu lại sầu
Người xa vời quá, ai thương đâu!
Tôi đi ngửa mặt trên hè vắng
Xem những cành cây nó cưới nhau.

Nhớ nhung trắng xóa cả mây trời,
Trắng xóa hồn tôi, ai nhớ tôi?
Hoa cuối cùng xoan rồi rụng hết
Lấy gì phảng phất được màu môi?

Có một trai hiền, một gái xinh
Ngang qua, chừng giữa chuyện ân tình
Trai cười: "Bữa ấy mình toan giữ
Mãi dấu môi son giữa má mình..."

Cây bỗng thưa dần, bóng dãn ra
Quanh tôi chỉ thấy nắng chan hòa,
Hồn này lãng đãng trôi trong nắng
Cho được trôi về bến Trữ La!


Missing Someone In The Sunlight - Nguyễn Bính (Jason Gibbs dịch)

Hanoi is nearly in a riot of cicada cries
The sun's light ascends, completely flooding the summer noon
Long ago, one day during rains and floods
I saw off someone departing, crossing over.

From then until now, sadness comes upon sadness
One so far, far away, the other's in pitiable pain!
I look up over top of that desolate summer
And see tree branches joined together in marriage.

A bright, white longing blots out the clouds in the sky
Whiteness blots out my own soul, does anyone miss me?
Spring's last flower withers, then falls down
Is there something in this blur that resembles a lip's color?

There was a kind lad, a pretty girl
While she's going across, in the middle of this fine tale
The lad laughed, "On that day I'd intended to hold
The rouge mark of those lips on my cheeks forever"

Suddenly the tree starts to thin out, suddenly sheds its leaves
All around me I see only overflowing sunlight
This soul vaguely flows inside this sunlight
So to be able to flow back to the Tru La docks.