29 tháng 7, 2016

quốc nhạc năm 1963

Tôi chuyên về quốc nhạc.

Tôi hiểu quốc nhạc có hơi khác.  Tôi cho đó là nghệ thuật cấu tạo âm thanh để diễn tả tình cảm, chí hướng của dân tộc.

nguồn: Nguiễn Ngu Í, "Bách Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ [Nguyễn Vân Thinh]," Bách Khoa #158 (1 tháng 8 1963), tr. 102.


Nguyễn Văn Thinh, sinh năm 1908, chuyên về nhạc tài tử.  Tôi nghĩ từ "quốc nhạc" được thông dụng hơn ở miền Nam, nhất là trước 1975.  Song một điều rất rõ là nhiều trí thức, nghệ sĩ từ Bắc chí Nam cũng lo đến truyền thống trong nhạc Việt.  Họ lo bởi vì trước mặt họ xem nhạc truyền thống của Việt Nam đang suy sụp trước sự thịnh hành của tân nhạc và nhạc ngoài quốc.

Khái niệm đằng sau của chữ "quốc nhạc" là "dân tộc."  Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng - Trung Tâm Từ Điển Học, 2007) định nghĩa dân tộc như sau.  Thứ nhất là "tên gọi các cộng đồng người hình thành trong lịch sử ở những giai đoạn phát triển khác nhau." Thứ nhì là "tên gọi những cộng đồng người có chung một ngôn ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế và một truyền thống văn hoá."

Nghĩa thứ hai chắc hợp với ý của Nguyễn Văn Thinh nhiều hơn.  Quốc nhạc là "nghệ thuật cấu tạo âm thanh để diễn tả tình cảm, chí hướng của" cộng đồng có ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế và truyền thống văn hóa chung.  Đây là một cách nhìn tĩnh về dân tộc.  Người có sẵn, địa vị có sẵn, truyền thống văn hóa có sẵn, như vậy tình cảm và chí hướng cũng sẵn.

Nghĩa thứ nhất thì phải gọi là động hơn.  Dân tộc không "có" mà lại "hình thành" (nảy sinh và bắt đầu tồn tại như một thực thế - Từ điển Tiếng Việt).  Trước khi "tồn tại" thì cái gì nào đó cũng phải "nảy sinh."  Nghĩa là tính chất căn bản của một dân tộc không phải luôn luôn mãi mãi không thay đổi.  Qua thời gian có những yếu tố mới được "nảy sinh."

Từ điển Bách khoa Việt Nam (Trung Tâm Biên Soạn Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, 1995) cũng định nghĩa tương tự.  Dân tộc "là cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định..."  Nhưng từ điển này cũng có câu: "Kết cấu của cộng đồng dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội trong khu vực và bản thân."  Như vậy thì dân tộc không chỉ là động mà cũng là đa dạng.  Như vậy không phải là dân tộc tạo ra một cộng đồng người.  Chính cộng đồng người và các cá nhân trong cộng đồng tạo ra một dân tộc.

Nghĩ đến câu của Nguyễn Văn Thinh một cách rất khác - tôi tự cảm nghĩ như quốc nhạc là nghệ thuật cấu tạo âm thanh để diễn tả tình cảm, chí hướng của một dân tộc.  Dân tộc là kết quả của tình cảm, chí hướng chung của một cộng đồng.

Quốc nhạc của ông Thinh phụ thuộc vào tình cảm và chí hướng của một cộng đồng lớn lên những năm đầu thế kỷ 20.  Tình cảm và chí hướng của người lãnh thổ Việt 50 năm sau không thể giống thời của ông.  Còn các người hiện nay đang sống hơn 100 năm sau cái thời mà ông Thinh lớn lên có cách biểu hiện tình cảm và chí hướng mình rất khác.

Lắm lần trong lý tưởng, chữ dân tộc được áp dụng để áp đặt một mẫu xử lý nhất định.  Nhưng chính cách xử lý hiển nhiên trong một cộng đồng và lãnh thổ là tính dân tộc.

27 tháng 7, 2016

Tù khúc du ca (Prisoner's Troubador Song) - Xuân Điềm (1979)

viết theo ngẫu hứng của họa sĩ Lê Chính

Người ơi ! hãy nhớ đến tôi!
Dear! remember me!
Hãy nghĩ đến tôi nơi này,
Think of me in this place.
Mang kiếp sống đày, phiêu lãng tháng ngày cuộc đời tôi!
Bringing a banished existence, my days and months of drifting
Người ơi! 
Dear!
Còn nhớ đến tôi? 
Do you still remember me!
Còn nhắc đến tôi trong đời,
Do you recall in me in your life,
Hay đã hết rồi?
Or is it over?
Hay đã xóa mờ cuộc tình xưa?
Or have you erased a love of long ago?

ĐK:
Dáng em ngày ấy như tờ giấy trắng mỏng manh
Your mien those days was like a thin, white sheet of paper
Lá rơi từng cánh đã đưa tôi về bến mơ
Leaves falling one by one send me back to the dock of dreams
Nhớ khung trời cũ tôi ngồi đếm tháng ngày qua
Remembering heaven's vault of old I sit counting the passing days and months
Giấc mơ còn đó, nhưng trong tôi là nỗi buồn!
The dream still remains, yet for me inside it's sadness

Buồn ơi! 
Sadness
Đừng đến với tôi, đừng đến với tôi nơi này
Don't come my way, don't come with me to this place
Giam hãm tháng ngày, xuân đã héo gầy cuộc đời tôi
Locked up days and months, spring has withered from my life
Tìm quên bằng những bóng mây, để gió cuốn bay phiêu bồng
Looking for forgetting in cloud's shadows, letting the wind blow, rolling adrift
Yêu ánh nắng hồng trên những cánh đồng của làng quê
Loving the rosy sunshine upon the village countryside
Tìm đâu một chút vấn vương, vào giữa giấc mơ ru hồn
Finding a bit of affection, entering midst dreams that lull my soul
Trên những phím đàn, ta hát những lời của tình yêu
Upon the guitar's frets, I sing words of love
Rồi mai tìm đến với nhau, tình đã thâm sâu như giòng sông
Then tomorrow, finding each other, love has grown deep like a river
Nhớ đến nguồn ta hát những lời của ngày đầu yêu nhau.
Remembering the source I sing words of the first day we loved each other.



Tác giả kể:
Tù khúc Du Ca Tù được sáng tác tháng 6 năm 1979 tại trại tù Đồng Ban, Tây Ninh, sau những lần tham gia văn nghệ có canh gác ở các trại tù trong vùng. Lúc này, các tù nhân đang phá rừng để lập trại ở gần nhau, nhưng không có hàng rào bao bọc chung quanh mà cán bộ coi tù thường nói rằng "các anh đang ở trong hàng rào lương tâm, mọi người nên cảnh giác và tuân giữ luật trại mà thôi . . . "
Cảm thấy mình như người du ca đang đi hát rong cho bạn tù nghe tâm trạng mình. Người tù hát trên ruộng ngô, trên cánh đồng, hát trên dòng sông để tiếng hát vọng về nguồn, nói cho mọi người nghe về kiếp sống đày phiêu lãng tháng ngày của những người đang mất tự do, đang hát về tình yêu quê hương. (nguồn: trang web T. Vấn & Bạn hữu)
Như bài "Còn yêu em mãi" của Nguyễn Trung Cang, bài ca "Tù khúc du ca" là một bài ca nhớ nhung mà có rất ít vết đời tù trong lời ca.  Nếu đổi tên bài ca thành "Buồn ơi, đừng đến với tôi" và thay thế hai chữ "giam hãm" với "nhung nhớ" thì đây chỉ là một bài tình ca buồn với giai điệu đẹp. 

Tại sao một người bị giam được phiêu lãng.  Theo một từ điển thì phiêu lãng có nghĩa "trôi nổi đó đây" (với tý dụ - gót chân phiêu lãng, giang hồ - xem Lê Văn Đức, Tự điển Việt Nam (Saigon: Khai Trí, 1970)).  Theo một từ điển khác phiêu lãng có nghĩa "sống nay đây mai đó một cách tự do, phóng túng" (xem Đại từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, 1998)).  Có lẽ với bài ca "Tù khúc du ca" từ phiêu lãng có nghĩa như lãng phí - trôi nổi, không được níu chặt vào một lối sống có sản xuất.

22 tháng 7, 2016

Đi xem đoàn ca vũ May Blossom - Văn Bình (1937)

Thứ sáu 30 juillet, đoàn ca vũ May Blossom đã khai diễn ở rạp chớp bóng Trung quốc.

Khán giả Hà thành được thưởng thức món ca vũ của nước láng giềng Trung-hoa, những cặp đùi đều đặn và những thân hình nở nang của mấy cô vũ vữ.

Chín giờ rưỡi, mở màn.  Âm nhạc nổi lên, nghe vui tai tệ.  Những cô vũ nữ, thay nhau nhảy, múa trên sân khấu.  Cô nào cũng tận tâm khoa tài nghệ.

Trong đoàn có cô đà Dung-tiểu-Y [容小伊?] xinh đẹp na ná giống Danielle Darrieux.

Cô hơn cô Danielle được cái thè lưỡi ra chào khách trông dễ thương quá.

...

Chỉ huy ban âm nhạc đoàn ca vũ May Blossom là một bạn trẻ Việt Nam anh Lê văn An, cựu hướng đạo sinh miền Nam.  Anh Lê-văn-An đi theo đoàn ca vũ May Blossom du lịch khắp Á đông.  Anh có tỏ ý rất vui vẻ được trông thấy Hà thành đã đổi mới nhiều, trong sáu năm anh vắng mặt.

Giờ nghỉ, đoàn trưởng đoàn ca vũ May Blossom, bài Wei-Young-Poo, ra cám ơn khán giả đã chiếu cố đến gánh hát của bà.

Bà nói một hôi tiếng quan hỏa.  Cả rạp vỗ tay ầm lên.  Nhật là mấy người Pháp ngồi hàng đầu.

Chắc họ hiểu tiếng Trung hoa hơn người Trung-hoa.


nguồn: Văn-Binh, "Đi xem đoàn ca vũ May Blossom," Ngày Nay số 71 (8 aout 1937), tr. 6.


Lịch sử âm nhạc Việt Nam rất lờ mờ.  Năm 1937 đã từng có một người Việt có đủ trình độ để chỉ huy một ban nhạc nước ngoài.

Lúc bấy giờ tình hình ở Trung Quốc vì có quân đội Nhật Bản xâm lược.  Đoàn ca vũ May Blossom chắc biểu diễn rất hay vì có người Pháp lẫn người Việt đến coi.

20 tháng 7, 2016

Nửa đêm ngoài phố (Late Night Out On The Street) - Trúc Phương (1960)

Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời
A nameless sadness enters my soul, I awaken in the middle of the night recall a story of long ago when I came of age
Đường phố vắng đêm nao quen một người mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..

On empty roads that night, I came to know someone, we loved each other giving our word completely

Để rồi làm sao quên? Biết tên người quen, biết nẻo đi đường về 

So then how could I ever forget, knowing her name, knowing each twist of the road home.
Và biết có đêm nao ta hẹn hò để tâm tư những đêm ngủ không yên ..

And knowing there was a night when we met to share our innermost feelings, a night of restless sleep.


Nửa đêm lạnh qua tim giữa đường phố hoa đèn 

Late night, cold crosses the heart, in the middle of lamplit streets
Có người mãi đi tìm, một người không hẹn đến mà tiếng bước buồn thêm .. 

There's someone searching for another who has made no promise to arrive, each foot step growing sadder
Tiếc thay hoài công thôi phố đã vắng thưa rồi 

Regrets are only in vain, the road has already emptied
Biết rằng chẳng duyên thừa để người không gặp nữa về nối giấc mơ xưa 

Knowing that there's no spare love destined so she won't meet any more, back to that dream of long ago.

Ngày buồn dài lê thê có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về 

Sad days drag on, one day I suddenly hear a cold wind return
Làm rét mướt qua song len vào hồn, làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi..

Frigid, it squeezes through the soul's window, having dried out my lips so many times before
Đời còn nhiều bâng khuâng có ai vì thương góp nhặt tâm tình này 

Life still holds much more sadness, is there anyone who, because of affection, has accumulated these feelings,
Gửi giúp đến cố nhân mua nụ cười và xin ghi kỷ niệm một đêm thôi...
I send them to help my old love buy a smile and ask to jot down the memory of a single night.

nguồn: Trúc Phương, "Nửa đêm ngoài phố" (Sài Gòn: Diên Hồng, 1961).


Đây là bài ca thành phố, thành thị - "đường phố hoa đèn" - vào cuộc tình cũng là cuộc tình thành thị. Đêm là yếu tố chính của bài ca này.  Đêm nhớ, đêm lạnh, đêm ngủ không yên.  Cuộc tình này cũng là cuộc tình đêm.

Đêm vắng, đêm yên thì mình không có việc làm, không có người khác để nói chuyện.  Như vậy bị ám ảnh về sự kiện quá khứ mình.

Lạnh và rét nhiệt đới không giống lạnh rét bình thường.  Nói là "gió lạnh đâu tìm về 
/ Làm rét mướt qua song len vào hồn" thì không hẳn là thời tiết.  Buồn nhớ này là do hồi tưởng chứ phải là khí hậu.

Bài ca này không nói cụ thể tại sao hai người tình bị chia lìa.  Có vẻ như cuộc tình này cũng là một cuộc tình nửa đêm?  Một cuộc tình không được bố mẹ ưng ý?  Như vậy một ngày đã đến - hai người phải đi theo một hướng đi khác.  Nhưng đêm khuya là một thời gian hấp dẫn, thích thú và đầy ma lực.  Tất nhiên đây là những giây phút khó quên nhất.  Mất liên lạc với người tình cũ thì chỉ có thể còn được mong "giúp đến cố nhân mua nụ cười" mà thôi.
Thanh Thúy ca cho Dĩa Việt Nam M.3312 (năm 1960-1?)

18 tháng 7, 2016

Nẻo đường kỷ niệm (Lane of Memories) - Tuấn Khanh và Hoài Linh (1965)

Boléro

Buồn thì nhớ không buồn thì lại vui mơ đêm kinh đô ngày đó, đã lâu rồi từ khi sông núi ngăn đôi nẻo phố bước chân đi mà không biết xuân qua đã mấy mùa.
When sad I long, not sad I happily dream of night in the capital back in those days, for a long while the rivers and mountains have blocked the lanes that I stepped upon and I don't know if this spring has passed how many seasons
Đêm rừng sầu gợi thêm hôm tiễn đưa ôi cuộc đời đổi thay như nắng mưa mới ngày nao cắp sách đến trường tôi với anh giờ vui đời lính.
Night in the deep jungle further evokes the day of parting, oh life changes from sunlight to rain, back in the days that I carried books to school, you brother and I now are enjoying the soldier's life

Hỏi bạn nhé ai mà cuộc đời không ghi trong tim một hình bóng, mấy ai để lòng hoang vu lối tâm tư ngõ trống lúc xa nhau thì mong, nhắc tên luôn nghe ấm lòng.
I ask you friend, who in love hasn't etched in their heart a silhouette, who can leave their hearts wild, on a way where inner feelings are at the alley watching, when far from each other there's longing, just thinking of a name warms the heart.
Trăng nào đầy mà không có lúc vơi trên đường đời hợp tan như thế thôi trước giờ xa cách nhớ những ngày vui đã trôi, mai đã đi rồi
What moon once full doesn't have a waning on life's road, meeting, dispersing like that, before the hour of separation, remember the happy days as they flow, tomorrow they're gone

Một người đi gió sương biết đâu nẻo tìm người ở lại lòng hoang lạnh như chiều tím
One person went into the wind and fog, who knows where is the road to find the one who stayed behind, heart cold and desolate like a purple evening
Công viên ơi! môi tôi không nắng mắt em buồn đại lộ đêm trăng đếm bước đi gót khuya hè dĩ vãng nghe về kỷ niệm lần đi.
Oh the park! my lips are not sunny, your sad eyes at the highway on a moonlit night count the footsteps of heels in a summer midnight in the past feeling back to the memory of leaving

Đành rằng nhớ thương cuộc đời học sinh hôm qua thôi không còn nữa nếu khi gặp lại nhau đôi mắt em tôi ngẩn ngơ nét thư sinh giờ đây đã phai mấy ai có ngờ.
Resigned that the students life of yesterday is gone, if we meet again my girl's melancholy eyes, the student's features have faded, who wouldn't be surprised.
Anh hỏi rằng ngày đi thương nhớ ai?
You ask on the day you left who did I yearn for?
Tôi mỉm cười dù thương cũng thế thôi nếu mà có nhớ thắm thiết đành câm nín thôi, mai đã đi rồi.
I smile though I love her that much, if I miss her deeply I'm resigned to stay silent, tomorrow I'll be gone.


nguồn: Tuấn Khanh và Hoài Linh, "Nẻo đường kỷ niệm," (Saigon: Việt Nam Nhạc Tuyển, 1965)

Có một thể loại lời ca thời Việt Nam Cộng Hòa là "hai người lính tâm sự."  Bài ca "Nẻo đường kỷ niệm" không đi ngay vào đề tài ấy.  Người lính này mô tả cảm giác của một người xa cách một cuộc đời bình thường và quen thuộc.  Nhưng "cuộc đời đổi thay như nắng mưa."  Vì tình trạng này thì người kể trong lời ca cũng được gặp "anh."  Nói là hai người "vui đời lính" có phải mỉa mai?

Khi tâm sự mà đi sầu trong lòng, một người lính sẽ nhắc và nhớ đến một "hình bóng."  Chắc cặp anh em người tình này thương yêu nhau rất tha thiết, song đi lính cũng có nghĩa là phải nghiêm tục, phải trưởng thành.  Không được "để lòng hoang."

"Nẻo đường" ở đây là thành phố, là đời sống bình an.  Người lính tâm sự này như mất liên lạc với thế giới "nẻo đường" này.  Như vậy không biết "đâu nẻo tìm người ở lại lòng hoang lạnh như chiều tím."  Xa cách nhau lâu thì thời gian cũng trôi qua vậy "nét thư sinh giờ đây đã phai."  Đây cũng là một "giã tư thơ ngây" của mỗi người ra trường để tìm sống.  Nhưng là đàn ông lúc bấy giờ phải tìm sống ở "rừng sầu" trong "gió sương."

--- Mới đây tôi tìm lại một bài phỏng vấn nhạc sĩ, chủ niệm Nhà xuất bản Tinh Hoa, Lê Mộng Bảo.  Nói về nhạc lính lúc bấy giờ ông Bảo nhận xét: "Lại có khi tác giả để cho hai người lính chiến nói chuyện với nhau, nhưng ta lại hiểu đó là một người thanh nam đang cửi mở tâm tình với một người thanh nữ (nguồn: Bách Khoa #156 (1 tháng 7 1963), tr. 91).

 

17 tháng 7, 2016

Tiến lên giải phóng quê hương (Advance to Liberate The Homeland) -Thuận Yến (1968)

Nhịp đi. Tin tưởng

Sắp tan mây mù bình minh đang gọi chúng ta
Dark clouds about to break, dawn calls us
Đông Xuân năm nay quyết giành toàn thắng trong tay.
Winter-Spring this year we resolve to gain complete victory in our hands.
Sóng động gió nổi trên khắp miền Nam quét sạch những quân bạo tàn đón xuân về cùng quê hương.
Heavy waves and winds arise through the South sweeping clean the brutal soldiers, greet spring's return with the homeland

Nhớ thương căm hờn lòng ta nay đã chất đầy.
Longing, hatred our hearts are full
Anh em ta ơi dốc vào trận đánh hôm nay.
Brothers pour out into battle today.
Máu ta đã để trên đất Trị Thiên bắt giặc Mỹ kia phải đền quyết tâm diệt lũ tay sai.
Our blood left on Trị Thiên land will force the American invaders to pay, we resolve to wipe out their lackeys

Bấy lâu mong chờ thời cơ nay đã tới rồi.
It's been so long we've awaited this opportunity that has come.
Anh em ơi tiến về giải phóng quê hương.
Brothers advance home to liberate the homeland.
Sức ta lớn mạnh như núi Trường-sơn nhất định đánh tan kẻ thù cướp chính quyền về tay ta vùng lên anh em ta ơi.
Our strength is powerful like the Annamite Cordillera, resolve to smash the enemy, snatch back authority into our hands, brothers.

nguồn: Quân Giải Phóng số Tết Mậu Thân 1968, tr. 5.

Bài ca này được soạn ngay trước biến cố Tết Mậu Thân.  Một bài ca xuân bình thường có nội dung sum họp lại gia đình.  Xuân này khi "đón xuân về" thì phải "quét sạch những quân bạo tàn."  "Giặc Mỹ" phải "đền" và "tay sai" (quân lực và chính quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa) thì phải bị "diệt."

Tôi chưa thấy bài này trong danh sách các ca khúc của Thuận Yến. Ông không in lại trong Tuyển Tập 117 Ca Khúc (1965-2001) (Hà Nội: Nxb Âm nhạc, 2002) của ông.

16 tháng 7, 2016

Thói đời (Life's Ways) - Trúc Phương (1970)

Xin chân thành cảm tạ những người bạn, những người tình đã cho tôi nửa đời thê thảm để viết thành ca khúc nầy với nhiều nước mắt...
My sincere thanks to my friends, lovers who have give me a dismal half a life to write this song with many tears...

BOLERO

Đường thương đau đày ải nhân gian ai chưa qua chưa phải là người
Pain's road mistreats we mortals, whoever hasn't experienced this isn't yet human
Trông thói đời cười ra nước mắt
Looking at life's ways, laughter turns to tears
Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu giờ giàu sang quên kẻ tâm giao còn gian dối cho nhau
Before with empty hands I could call on my friends, when they're well off they forget their bosom buddy and betray each other
Người yêu ta rồi cũng xa ta nên chung thân ta giận cuộc đời
Those who love us become distant to us, forever we're at life
Đôi mắt nào từng đêm buốt giá bên chiếu chăn tình xa nhịp thở tiền đổi thay khi rủ cơn mê để chua xót trên lối về
What pair of eyes in biting cold in bed each night, love far away, breath's pulse, having money changes you, urges on passion so I feel bitter the whole way home

Rượu trần ai gội niềm cay đắng
Hard whiskey, who washes away the bitterness
Những suy tư in đậm đường hằn.
Thoughts deeply imprinted in my lines
Mình còn ai đâu để vui
Who do I have to cheer me up
Khi trót sa vũng lầy nhân thế.
When I've come to the end of mud and ooze of human life
Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi.
Afflicted, grieved grass rises, browning the lips.

Bạn quên ta tình cũng quên ta nên trắng đêm thui thủi một mình.
Friends forget us, love as well, so in the moon's light we remain in utter darkness
Soi bóng đời bằng gương vỡ nát nghe xót xa ngùi lên tròng mắt đoạn buồn xa ta đã đi qua ngày vui tới ta vẫn chờ.
Life's reflection in a broken mirror, feeling pain arise in my pupils, the sad patch has passed, the coming happiness I still await.


nguồn: Ai cho tôi tình yêu: 43 tình khúc Trúc Phương (Westminster, CA: Hồng Lĩnh, 1992)


Hương Lan ca trên Dĩa Hát Việt Nam 3649-50 với ban nhạc Nghiêm Phú Phi

Hình như Hương Lan (tức bé Hương Lan, lúc bấy giờ mới lên 14 tuổi) là ca sĩ đầu tiên hát bài ca "Thói đời."  Bài ca này cũng do Việt Nam Nhạc Tuyển năm 1970.  (Cùng thời Minh Phụng và Mỹ Châu thâu tân cổ giao duyên cho Hãng Dĩa Việt Nam M6938).

Tôi nghĩ rằng rất ít bài ca Việt được viết theo sự thật.  Cái sự thật chính là đời không bao giờ được công bằng, lắm lần mình gặp sự dối trá, sự lừa gạt.  Nhất trong giới hạ lưu, giới bụi đời.
 

Người kể chuyện trong bài ca này cũng từng quen biết cao sang, nhưng khi hoàn cảnh thay đổi cảm thấy như bị bạn bè bỏ quên.

Ngày xưa kẻ nghèo hát xẩm ở ngoài Bắc hay hát bài ca này trên tàu hỏa.  Những người trẻ trên tàu rất thích nghe và hát theo.  Đây thực sự là nhạc của giai cấp vô sản hay mất sản.  Đây cũng là bài ca của kẻ chán đời (ai mà chẳng có những lúc chán đời?)

Giai điệu bài ca chủ yếu theo hợp âm C thứ - tức C, Eb, G (nốt theo bản nhạc).  Thỉnh thoảng có các nốt F và Bb xen kẽ thành nhóm ngũ cung C, Eb, F, G, Bb.  Nốt Ab xuất cuối phiên khúc đầu với lời "cho" (gian dối cho nhau).  Hợp âm Ab trưởng chính là hợp âm mà Nghiêm Phú Phi chọn cho ô nhịp 4 (vào ô nhịp 12 tiếp theo) lúc mà có quãng xuống lớn nhất là quãng 8 giữa hai từ "thói đời."  Nốt D cũng xuất hiện là nốt dựa ngắn khi kết thức phiên khúc 2 với chữ về (trên bước về) và phiên khúc 3 với chữ chờ (ta vẫn chờ).

Nốt Eb là cao điểm của bài xuất hiện lần đầu với chữ "thói" (lúc sắp có quãng 8 xuống và hợp âm Ab trưởng).  Nốt Eb xuất hiện lần thứ hai với chữ "mắt" (đôi mắt nào).  Theo tôi nghĩ đây là để nhấn mạnh vai trò của người tình bội phản.  Eb cũng xuất một cách tương tự với chữ "bóng" (soi bóng đời).  Đây là lúc ôn lại đời mình trong đoạn kết của bài ca.  Nốt Eb cao này cũng có mặt trong đoạn điệp khúc lần đầu với chữ "đắng" lần thứ hai với hai chữ "những suy" (những suy tư in đậm đường) để nhấn mạnh sự ảnh hưởng của "thói đời" trên thân thể và hình dạng của mình.

Khi phối khi Nghiêm Phú Phi áp dụng một số hợp âm như C thứ, Ab trưởng và G thứ.  Cũng có một hợp âm D thứ đi qua ở ô nhịp 9 (chữ "nhau" ở cuối phiên khúc 1).  Nhưng thật ra nếu bản phối chỉ có hợp âm C thứ trong toàn bài ca này thì sẽ không trái với giai điệu này.  Đổi hợp âm chỉ làm thêm màu sắc.

Các đọan nhạc bắt đầu với một đoạn "rao" trước khi đến cái nhịp đầu chính - "Đường thương đau đài ải nhân gian," "Người yêu ta rồi cũng xa ta," "Rượu trần ai gội niềm cay đắng," và "Bạn quên ta, tình cũng quên ta."  Thực ra bài ca "Thói đời" rất phù hợp với bài vọng cổ.

13 tháng 7, 2016

Cô đồng đực (phán theo lời thánh) - 1958

Cô Đồng Đực: (phán theo lời thánh)

-- "Em" mà biết đến "anh" chăng
"Bể trần" anh lấp cho bằng mới tha

Masculine Sorceress: (mouthing the words of a saint)

-- Don't "you" know "me"?
"The sea of life" I must fill up to be released

Nguồn: Thời mới 21 tháng 2 1958.


Lại văn hóa phi vật thể.