[một thời sau Nguyễn Ngọc Tư đổi đầu đề thành "Gỡ bỏ cho nhẹ bớt" - Take Away So It's Lighter]
"Cúi xuống vùng non xanh mát..."
Cạnh quán cà phê
Văn Nghệ có ông trải chiếu ở vỉa hè bán đồ cổ,
hay mở cái băng nhạc Trịnh Công Sơn Hát cho quê hương
Việt Nam 1 thu âm năm 1969. Nghe lần đầu, thề có mấy lá
bàng rơi bữa đó, tôi muốn chạy qua ôm ông đồ cổ một
cái, vì ông đem những bài hát này ra con đường vốn chỉ
rùng rùng nhạc vũ trường, nhạc trẻ kiểu “yêu thì
nói hông yêu cũng nói”… Giữa bụi đời mù mịt, giữa
xe cộ ngược xuôi, cô Ly của bốn mươi năm trước cất
tiếng hát trong veo, “Cúi xuống. Cho bóng đổ dài. Cho
xót xa mặt trời. Cho da thơm trên người nay cũng phôi
pha…”, nghe mát rượi lòng, nghe khoẻ dễ sợ. Nhạc
“nghe khoẻ”, là chữ của thằng nhỏ ở tiệm bán băng
đĩa quen. Một lần tôi ghé qua, nó khoe “em có nhạc này
nghe khoẻ lắm, bảo đảm chị thích”, rồi nó đem ra
mấy cái đĩa nhạc thu âm hồi năm một ngàn chín trăm
mấy mươi gì đó. Gương mặt của Thái Thanh, Hà Thanh…
trên bìa đĩa coi trẻ măng, trong sáng, hơi quê quê, dễ
thương kinh khủng. Nghe chúng lần đầu, tôi đã nghĩ,
tình cờ thằng nhỏ tặng mình quà quý.
Nhưng thằng
nhỏ không tình cờ chút nào khi miêu tả cảm giác về
một bài hát bằng chữ “khoẻ”, mà không phải là
“hay”, là “xúc động”, là “sởn tóc gáy”. Khoẻ,
vì dễ chịu, khoan khoái, thoải mái. Vút khỏi tiếng đệm
guitar bập bùng, là chơi vơi tiếng hát non trong, mộc mạc,
chân phương, đôi lúc vụng về, run rẩy. Ca sĩ không dùng
bất cứ phương tiện nào kỹ thuật nào để nương dựa,
lấp liếm hay che đậy, cứ hồn nhiên như vậy cất cao
tiếng hát từ đáy lòng, thanh thoát.
Những ca sĩ ấy sau này khi đạt đến đỉnh cao của tài năng, họ rực rỡ, họ nổi tiếng, họ thu nhiều bản nhạc gần như hoàn hảo, nhưng sự giản dị năm xưa mãi mãi ở lại với… năm xưa. Tôi ngã lòng vì sự giản dị đó. Kiểu giản dị mà mười năm trước chưa chắc tôi đã thích, bỗng dưng bước chân qua tuổi ba mươi, bỗng dưng thấy… khoẻ khi đứng trước những tấm ảnh trắng đen, những bức tranh lụa, những trang viết của Thạch Lam, những minh hoạ nguệch ngoạc mấy nét chì, những bản nhạc thu âm năm xửa năm xưa, hay những bản demo trên mạng…
Ông già bạn tôi có lần nói, viết sao cho càng giản dị thì văn chương càng đẹp. Tôi cười nói, “câu này của chú mười một chữ, mà hai mươi hai năm nữa chưa chắc cháu làm được”. Ông cười cười, “sai bét, cháu đã làm được rồi, mấy cái truyện đầu tay đó”. Nhưng những trang viết giản dị, ngây ngô có phần khờ khạo đó tôi càng sống càng trải đời càng rời xa chúng. Giờ mà viết được vậy, coi bộ khó hơn lên trời.
Ngó qua ngó lại, tôi thấy cải lương cũng vậy. Hồi trước, tôi mê cải lương, mê ngẩn ngơ những bản vọng cổ xa xưa thu trên đĩa nhựa. Nghệ sĩ giọng nào ra giọng nấy, chữ nào tròn chữ nấy, ngón đờn dù tài hoa lả lướt đến đâu vẫn giữ sự trong trẻo, hồn hậu, vẫn tôn giọng ca lên hàng đầu. Thứ vọng cổ này nếu ngồi kế cassette thưởng thức chưa đã, phải dỏng tai nghe ké bên hàng xóm, hay ngồi ngoài vườn nghe trong nhà vẳng ra, chỉ tiếng ca và tiếng ca, gió đàn qua đánh lại, mùi ác liệt. Cải lương giờ đã qua thời hoàng kim, người ta biện ra nhiều lý do, nhưng nó làm rơi mất một đứa hâm mộ như tôi chỉ vì một bữa kia Vũ Linh nắm tay Tài Linh chạy lên đồi cỏ non. Xét theo tính hợp lý, tôi chấp nhận được chuyện ca vọng cổ lúc yêu nhau, đánh nhau, bắn giết nhau, miễn là xảy ra trên sân khấu, trên sàn diễn, nhưng giữa đường tự nhiên có hai người vừa ôm khít rịt mắt nhìn đắm đuối vừa ca khơi khơi chắc tôi phải nghĩ tới bệnh tâm thần. Tô Ánh Nguyệt năm xưa đau nỗi đau xa con chỉ cần nghẹn ngào bước từng bước run lẩy bẩy, nắm tiền trong tay bay bời bời; Tô Ánh Nguyệt bây giờ vừa gào thét vừa bứt xé hàng khuy áo khoe da thịt, mệt gì đâu.
Chia sẻ ý nghĩa này với ba đứa bạn, một đứa cười “vậy mới là tìm tòi, sáng tạo”, đứa kia hỏi vặn “bộ khùng sao mà đi coi cải lương”, đứa còn lại nói “thấy ghê thiệt nhưng thời này nó… phức tạp vậy”. Ừa, đúng là thời này phức tạp thiệt, bữa trước muốn mua cái áo “nhìn thấy khoẻ”, màu sắc nhã nhặn, hoa văn đơn giản, kín đáo mà phải lục tung cả cửa hàng trong con mắt căm hờn của chị chủ. Sách, băng đĩa thì nhất thiết phải siêng năng, lâu lâu mới rinh được một cuốn văn đẹp kiểu Thạch Lam, lâu lâu mới chộp được một vài đĩa “nhạc nghe khỏe”, sao chép lại từ những nguyên bản của mấy chục năm trước nên chất lượng cũng được chăng hay chớ.
Có lần hỏi thằng nhỏ mấy cái đĩa nhạc cổ lỗ sĩ này bán chạy không, nó nói “người ta mua nhiều lắm, nhưng chị là trẻ nhất”. Lại hỏi tiếp, “bộ thấy tôi mệt mỏi già nua lắm sao mà nghĩ nhạc này hợp với tôi”. Thằng nhỏ cười, “tại em thấy chị không đeo vòng vàng gì hết”. Câu trả lời này làm tôi nhớ mấy giai thoại thiền, kiểu như hai ông đi bên bờ sông, một ông hỏi đại niết bàn là gì, sư trả lời, “mau”. Hỏi “mau gì”, ông sư trả lời, “xem nước”. Hiểu chết liền.
Bữa qua ngồi quán chiều vắng ngắt, ông đồ cổ lại mở cái đĩa hát cổ, cô Ly đổ giọng ca mát rượi ra hè phố, “Cúi xuống. Vùng non xanh mát. Và cao tiếng hát cho cơn ưu phiền tan…” bỗng thấy tâm hồn mỏi mệt của mình đang được sự giản dị nào đó vắng ngắt. Cảm giác gan bàn chân tôi vừa chạm vào mặt đất, hình như tôi vừa tháo giày ra bỏ bên đường.
Nhưng tuổi hai mươi gặp gì cũng hăng hái đeo mang, thấy gì cũng hớn hở vơ lấy vào mình, lỉnh kỉnh những phấn son, tô vẽ và xiêm áo, tuổi hai mươi ấy giờ nằm lại ở đâu?
"Bow down mountain lands green and cool…”
Next to
the Artists Café there’s a man who spreads out a mat in the alley
selling used stuff who often plays the Trịnh Công Sơn tape
Sing For Homeland Vietnam 1 recorded in 1969. The first time, I
swore a few terminalia leaves fell at the same time, I
wanted to run over and give him a hug because he brought these songs
out to a street that formerly just clattered with the sound of dance
music, youth music in the style “love then say you don’t, love
then say you do”… In this dim, dusty existence, in the traffic
going back and forth, Miss Ly [Khánh Ly] from forty years past lifts her limpid
voice, “Bow down. So shadows throw their length forth. So the sun
is tormented. So someone’s sweet fragrance also fades now…” it
sounded fresh, invigorating, sounded frightfully powerful. “Powerful sounding” music, those were the words of the little fellow at my usual record and tape store. One time when I passed by he bragged “I’ve got
this music, it sounds really powerful, I guarantee you’ll like it,”
then he brought out some discs recorded during the nineteen hundred
and somethings. Images of Thái Thanh, Hà Thanh… on the discs
they looked very young, pure, a little rustic, but awfully cute.
Listening for the first time I thought, by accident this little guy
has given me a precious gift.
But it wasn’t an
accident when this little guy described the sensation of a song with
the word “powerful,” -- not “good,” or “moving,” or “it will set your hair on edge.” Powerful because it’s agreeable, pleasant,
and relaxed. Soaring above the rhythmic guitar, perilously premature
and pure, natural, plain, sometimes awkward and trembling. The
singer did’t use any means or technique as a crutch, to gloss
over or hide, but remaining unaffected lifts her voice from the
bottom of her heart, refined.
Those
singers, they had reached the height of their talent, in their glory
and fame, as they had recorded many pieces to perfection, but the
simplicity of years past has remained forever in … years past. I’m
discouraged by that simplicity. The simplicity of ten years ago that
I’m not even sure I liked, suddenly as I step across to when I was thirty, suddenly I see it’s… powerful, when I stand before black
and white photos, silk paintings, pages written by Thạch Lam,
doodled pencil illustrations, songs recorded long ago, or demos on
the internet…
A
friend’s old man once said, oh if people would only write simply
then literature would be finer. Laughing I replied, “that phrase
of yours is eleven words, but twenty years from now I’m not sure I’ll
be able to do it.” He laughed: “silly, you’ve already done it
in your first stories.” But those pages written so simply,
vacuously, even naively - the longer I live, the more life I experience, the more removed I feel from them. Now to write like that would seem
harder than to fly.
Looking
around I think it’s the same with cải lương. Before I was
crazy about
cải lương, was bowled over by some
vọng cổ
recorded to disc long ago. Artists with this or that voice, this or
that syllable, elegant, fluttery finger-work to such a high level yet
it retained a serenity, geniality, yet it still respected the voice’s
primacy. This kind of
vọng cổ if I wasn’t sitting next to the
cassette player I'd have to strain my ear towards my neighbor’s, or
out in the garden listen to it resound from inside a house, just a
voice and a voice,
the wind echoing the instruments back and forth, wickedly awesome.
Cải lương today has passed its golden age,
people has many reasons to give, but it has lost a fan like me because once upon a time Vũ Linh held Tài Linh’s hand and they both ran up a grassy hill.
Looked at logically, I can accept singing
vọng cổ while in love,
while fighting, shooting each other, as long as it’s happening on
the stage, but in the midst of nature with two people tightly
embracing, gazing into each other’s eyes as they were singing
openly I'd think it was mental illness. Tô Ánh Nguyệt
years ago suffered because she was far from her child only needed,
choking with emotion, moving step by step, shivering, the money in her
hands flopping to the ground; Tô Ánh Nguyệt now would shout out
and rend the buttons off of her blouse showing her flesh, it's become that awful.
Sharing this realization with three friends, one laughed and said "but that's discovery, creation," another plied me with: "what kind of nutcase watches cải lương," and the other said "it's really awful but nowadays ... things are complicated." Yeah, right, it's complicated nowadays -- before I wanted to buy a blouse "that looked powerful," modest colors, simple design, reserved so that I had to rummage through the entire shop beneath the vindictive eyes of the proprietress. With books, tapes and records one definitely must forage diligently for a long time before you'd be able to cart off a book of fine literature like Thạch Lam, a long time before you could nab a few discs of "powerful sounding music," why is that making copies from originals of dozens years ago so that the sound quality will be alright anyhow.
I once asked that little guy whether these musty old records sell well, he said "people buy them a lot, but you're the youngest." I continued, "I bet if I felt really tired and old I'd think that this music would suit me." The little guy laughed, "cause I see that you don't wear any gold or necklaces at all." This answer made me think of a zen anecdote, something like two men came to a riverbank, one asked what nirvana is like and the bonze answered "quick." Asked "quick in what way?" the bonze answered, "look at the water." When you grasp it you're blown away.
The other day sitting at a stall on a deserted afternoon, the man selling old stuff played an old record, Miss Ly poured forth a fresh, mournful voice into the alley, "
Bend down. Mountain lands green and cool. And lift a voice in song to dissipate anguish..." I suddenly felt my worn out soul being somehow simplified by this desertion. The sensation of the nerves in my leg just touched the ground, like I just unlaced my shoes and left them at the roadside.
But at the age of twenty anything that I encountered I enthusiastically took with me, anything I saw I gleefully gleaned for myself, a hodge-podge of makeup, embellishment and clothing, where is that age of twenty to be found now?
Nguyễn Ngọc Tư - Sầu Riêng blog 8 tháng 8 2009 [vốn đăng ở
Sài Gòn tiếp thị]
Nguyễn Ngọc Tư viết bài này để nói đến một cách viết, một cách tự cắt xén văn viết của mình cho hay hơn, nhưng các nhận xét của cô về nhạc Việt trước thời thống nhất đất nước rất hay.
Nhạc Sài Gòn xưa là nhạc thị trường. Các ca nhạc sĩ phải coi như là nghệ sĩ lành nghề, chuyên nghiẹp, nhưng họ không phải là người của nhạc viện. Họ đến với nghề nhạc vì sở thích và năng khiếu.
Nguyễn Ngọc Tư viết câu này:
Ca sĩ không dùng bất cứ phương tiện nào kỹ thuật nào để nương dựa, lấp liếm hay che đậy, cứ hồn nhiên như vậy cất cao tiếng hát từ đáy lòng, thanh thoát.
Rồi cô ấy nhận xét về sự giản dị - người trưởng thành thưởng thực sự giản dị, người trẻ chưa ý thức. Song ngược lại người trẻ biết thể hiện sự giản dị ấy cũng vì thiếu ý thức như vậy.
Tôi cũng nhất trí với Nguyễn Ngọc Tư là muốn đến với các văn hóa phẩm đi sâu vào tim của mình thì "nhất thiết phải siêng năng, lâu lâu mới rinh được..,"
Nhờ đọc bài viết ở trên tôi đã bỏ sức dịch bài ca "
Cúi xuống thật gần" của Trịnh Công Sơn. Thời đó tôi mới bắt đầu dịch bài của Nguyễn Ngọc Tư hôm nay mới ra lò.