24 tháng 6, 2015

Tượng đài Nguyễn Viết Xuân

Cuối tháng 5 năm 2012 tôi đi cùng các em, các cháu tôi đến làng Ngũ Kiên để tìm mộ hay đài tưởng niệm Nguyễn Viết Xuân.  Đến làng người dân dẫn chúng tôi đến Nghĩa trang Liệt sĩ nhưng đến chốn thì người ta bảo là đi bên kia hồ.

Ở bên kia hồ có Trường Tiểu Học Nguyễn Viết Xuân.

Chúng tôi phải quay lại bên khác để mới đến Nghĩa Tranh Liệt Sỹ Ngũ Kiên.

Ở nghĩa trang có tháp cao với chữ Tổ Quốc Ghi Công ở trên và bàn thờ ở dưới.  Bên trai có hình của Nguyễn Viết Xuân.

Ở bên này có bức tranh vẽ đội pháo thủ bắn máy bay Mỹ.  Ba máy bay bị bắn rơi xuống.

Ở trên là tuyên ngôn của Nguyễn Viết Xuân - "Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn!"

Mọi người tập trung nghiêm chỉnh làm việc của mình.

Tranh ở trên chỉ có màu xám và trắng ngoài chân dung của Nguyễn Viết Xuân ở trên.

Trên đài tưởng niệm Nguyễn Viết Xuân được hai khối.  Mỗi người khác được một khối.

Anh hùng Nguyễn Viết Xuân, sinh năm 1932, hy sinh 19.11.1964

Ở đằng sau đài liệt sĩ có các mộ với một vườn hoa đẹp.


Trích ý Đoan Trang -
Thần tượng của mỗi người có thể khác nhau, nhưng nhìn chung đều chia sẻ một số đặc điểm: anh hùng (can đảm), tài ba (thông minh, học giỏi, nhiều sáng kiến), và trẻ đẹp...

Chiến tranh là khoảng thời gian khắc nghiệt của xã hội, hay nói một cách văn học thì đó là “hoàn cảnh điển hình để các cá nhân bộc lộ con người mình”...
Dường như trong vô thức, tất cả chúng ta đều mặc định anh hùng là phải trẻ đẹp. ... Hình ảnh Nguyễn Viết Xuân đứng thẳng, đôi mắt như lửa sôi, với câu nói bất hủ: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”? ...

Trước tình hình đó, trước nhu cầu đó, các cây viết, đặc biệt là nhà báo - những “thư ký của thời đại”, “thư ký của lịch sử” như thời đại và lịch sử vẫn tôn vinh - không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm đẹp cho các anh hùng anh thư. Không tin bạn cứ mở những bài báo viết về thương binh liệt sĩ ra thì sẽ thấy: Trăm phần trăm những người anh hùng đều có đôi mắt trong, gương mặt hiền lành, nụ cười đôn hậu ...
Trang The Ridiculous, "Sức ép lên những người anh hùng" (26/7/2007)


Thực ra Nguyễn Viết Xuân được lớn tuổi hơn nhiều vị anh hùng khác.  Một điều ngoại lệ nữa là Thiếu úy Xuân là quân nhân chuyên nghiệp.  Phần lớn các anh hùng gương mẫu khác là dân thường. Chủ yếu họ là thanh niên tự giác phẫn nộ chống địch.  Nguyễn Viết Xuân là người theo kỷ luật quân sự - thiếu úy Xuân chết khi đang làm nghề của mình.

Đúng là các anh hùng phải trẻ và đẹp.  Họ là thần tượng.  Khác với thần tượng / idol hiện nay họ không hề phai.  Họ luôn luôn làm thỏa ước vọng của dân.  Như tên một quyển sách họ "mãi mãi là tuổi 20," trẻ mãi không già.  Nhưng nghĩ đến bao nhiêu người chết non thời chiến thì cũng buồn chứ?

Không có nhận xét nào: