Có người lính mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo
There was a soldier on that autumn he left his poor, thatch-roof home
Có người lính mùa xuân ấy ra đi từ đó không về!
There was a soldier on that spring never came home from there!
Dòng tên anh khắc vào đá núi, mây ngàn hóa bóng cây che
His name is engraved into mountain rock, jungle clouds turn into shadows of sheltering trees
Chiều biên cương trắng trời sương núi, mẹ già mỏi mắt nhìn theo
Afternoon at the border, sky whitened with mountain clouds, an old mother tires out her eyes looking over there
ĐK:
Việt Nam ơi! Việt Nam!
Oh Vietnam! Vietnam!
Núi cao như tình mẹ bốn mùa tóc bạc nỗi thương con
As high as the mountains, a mother's love all four seasons, hair whitening in affection for her child
Việt Nam ơi! Việt Nam!
Oh Vietnam! Vietnam!
Ngọn núi nơi anh ngã xuống
The mountain where he lay down
Rực cháy lên màu hoa đỏ phía rừng xa
Radiate in the flames of red flowers in the distant forest
Rực cháy lên màu hoa đỏ trước hoàng hôn
Radiate in the flames of red flowers before the fading lightHình như bài thơ của Nguyễn Đức Mậu ra đời thời chiến tranh, nhưng mới được phổ biên qua bài hát của Thuận Yến. Theo Cao Vũ Huy Miên nó được "viết ra vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ, bằng xúc cảm của người lính." ("Thơ phổ nhạc, Màu hoa đỏ" Sài Gòn Giải Phóng 24 tháng 7 2007). Theo Chu Ngọc Phan, thì bài thơ này
ra đời ngay nơi chiến hào đánh giặc, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Bài thơ hàm chứa sâu xa một quan niệm về lẽ sinh, tử của người lính cách mạng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc ("Màu hoa đỏ," Bắc Giang Điện Tử 29 tháng 12 2012).Trong một bài phỏng vấn (hình như vốn được đăng trên trang Quân Đội Nhân Dân), nhạc sĩ Thuận Yến nhắc rằng Nguyễn Đức Mậu vốn đã đặt tên "Thời hoa đỏ" cho bài thơ này. Thuận Yến đề nghị đổi tên thành "Màu hoa đỏ." Năm 1991 ông đến văn phòng Quân Đội Nhân Dân gặp người thi sĩ này. "Hôm đó, hai anh em ngồi ôn lại những kỷ niệm khi còn ở chiến trường, nhớ về những anh em đồng đội kẻ nay còn, người đã mất." Ông kể tiếp "Chỉ tiếc rằng, nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt những đồng đội chính tay mình chôn cất." Thi sĩ Nguyễn Đức Mậu cung cấp lời ở trên để đắp nhu cầu ấy ("Thuận Yến và 'Màu hoa đỏ' Đài Phát Thanh - Truyền Hình Vĩnh Long 10 tháng 2 2009). Vậy một bài thơ chiến trường thành lời ca tưởng niệm.
Nguyễn Trương Quý dịch những lời của tôi viết (theo một cuộc phỏng vấn với Thuận Yến ở Hà Nội 15 tháng 9 2005) trong một bài nghiên cứu như sau:
Cả nhạc sĩ Thuận Yến và nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đều tham gia cuộc phản công Tết Mậu Thân 1968. Năm 1991, khi nước bạn và nhà viện trợ của Việt Nam là Liên Xô tan vỡ, hai người đã cùng viết ca khúc Màu Hoa Đỏ. Trong bộ mặt của một tương lai ít chắc chắn như trước, họ muốn ca khúc của mình khẳng định cho mọi thời về sự hi sinh của những người đã ngã xuống cho tự do và thống nhất của Việt Nam.Trong bài phỏng vấn năm 2009 ở trên, Thuận Yến nói cụ thể là "hoa đỏ" của bài thơ là hoa chuối rừng.
Theo nhạc sĩ, mùa thu trong ca khúc là chỉ mùa thu Cách mạng tháng Tám của Việt Nam năm 1945, mùa xuân là đợt tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968. Hoa trong tên bài để chỉ người lính hi sinh, màu đỏ mang một ý nghĩa kết hợp đầy biểu tượng về vinh quang, cờ Việt Nam, và máu của người đã ngã xuống. Với những người viết, ca khúc là một sự tưởng nhớ dành cho những người lính Việt Nam, đã mang lại một không khí chung để chia sẻ đau thương, mất mát, và nỗi buồn của người Việt Nam ("Những biểu tượng của cuộc chiến tranh chống Mỹ trong ca khúc Việt Nam sau 1975," talawas 21 tháng 2 2006).
nguồn ảnh: Panaramio
Về hoa chuối đỏ, Thuận Yếu nói là nó "gợi lên không khí hào hùng, không khí chiến thắng, tác động không ít đến anh em chiến sĩ." Đúng là hoa này là như một cây đuốc lửa "rực cháy." Vì hoa chuối này thuộc phòng cảnh nơi chiến trường ấy thì đây là một đuốc cháy mãi. Nhưng nghĩ đến màu đỏ và chiến tranh tôi không thể nào không tưởng tượng đến máu của các người lính "từ đó không về" và các nạn nhân khác của chiến tranh.
Nếu bài thơ này thực sự được soạn "mùa xuân ấy" (1968) thì nhất định bài thơ ấy không được phép lưu hành công khai. Phải đợi đến thời hai bạn gặp lại nhau ở văn phòng tạp chí thì mới được biểu lộ nỗi thương xót của một bà mẹ nghèo. Sự đau thương ấy càng nhiều vì chắc hài cốt của người lính ấy còn nằm ở núi ngàn dưới "bóng cây che." "Núi cao như tình mẹ" ấy, và nỗi thương của bà mẹ ấy che chở con mình với "mây ngàn" và "sương núi."
Thuận Yến và Nguyễn Đức Mậu muốn tìm cách công nhận sự hy sinh hai mẹ con vô danh này. Nói là "dòng tên anh khắc vào đá núi" thì không cụ thể, không thực tế. Và nói như thế có làm an ủi bà mẹ ấy không? So sánh tình thương của bà mẹ ấy với núi cao có đủ không? Tất nhiên làm một tác phẩm phổ thông là phương tiện hiệu quả nhất để công nhận hai mẹ con vô danh này. Thân xác người lính ấy "ngã xuống" ở vùng rừng núi được về với đất quê, được nuôi các cây hoa đỏ thành đuốc rực cháy chứng minh việc chảy máu của người lính ấy cùng các người lính chiến khác. Điều đáng tiếc là loài người không biết ngừng hoạt động đổ máu nuôi cây cỏ quả đất này.
Theo link này để nghe Thanh Lam hát bài "Màu hoa đỏ" trong những năm đầu thập niên 1990.
nguồn bản nhạc: Bài ca đi cùng năm tháng (chú ý - bản in này đăng tên Thuận Yến là người soạn lời)
Lời thơ này được viết như muốn thành một bài ca. Hai câu đầu giống nhau về số chữ và mô hình đánh dấu. Và hai đoạn "Dòng tên anh khắc vào đá núi" và "Chiều biên cương trắng trời sương núi" cũng thế. Tác giả ghi lời hưởng dẫn "nhịp vừa - tình chất anh hùng ca." Nhưng viết theo giọng thứ thì gây không khí u sầu. Rồi các nốt trầm "từ đó không về" và "từ mái tranh nghèo" cũng làm người nghe thương xót. Bài ca này lên cao điểm với chụm chữ "Việt Nam ơi" và "rực cháy lên," nhưng cảm giác ở khó tả hơn. Lên cao như thế thì như như kêu ra, như ngợi ca, là như vừa tự hào, vừa thương xót.