Gerhard Schmidtchen, “Light Music and the Radio Listener,” in Entertainment: A Cross-Cultural Examination (New York: Hastings House, Publishers, 1979) 286-298.
p. 290 - “Who am I?” is the question facing young people. We know from investigations that young people take themselves more severely to task than older people. The thought “I would like to change the kind of person I am” is common among younger people, but occurs to them less frequently as they grow older. During this phase, the personality is confronted by a particularly serious set of problems related to the control of their emotional makeup. And it is in this area that light music probably has a function...
“Tôi là ai?” chính là câu hỏi trước mặt lớp trẻ. Chúng tôi biết qua sự điều tra nghiên cứu rằng lớp trẻ tự phê bình nặng nề hơn người lớn tuổi hơn. Cái ý “tôi muốn thay đổi loại người là tôi rồi” là chuyện bình thường với người trẻ, nhưng ý ấy nảy ra ít hơn khi họ lớn lên. Trong giai đoạn ấy, cái nhân cách phải đương đầu với một đống vấn đề nặng liên quan với việc điều khiển bản chất cảm xúc của họ. Và chính trong lĩnh vực này mà nhạc nhẹ có chức năng...
p. 291 - Hence music is not simply music, important cognitive and social structure are dependent upon it. Music--indeed the music that we would classify as popular music in its widest sense--has become the symbol of the cultural revolution that has taken place among young people. It is possible that the Beatles have contributed more to the “modern spirit” that was inspired by the younger generation and that has so affected our institutions than we are at present capable of recognizing. In any case, we feel entitled to say that this music has not contributed to any social anaesthetization but rather to its exact opposite.
Vậy nhạc không chỉ đơn giản là nhạc, một cấu trúc về nhận thức và xã hội cũng phụ thuộc vào nó. Nhạc--quả thực là nhạc mà chúng ta sẽ phân loại là nhạc phổ thống với ý nghĩa rộng rãi nhất--thành ký hiệu của cách mạng văn hóa đã xây ra với lớp trẻ. Rất có thể là nhóm The Beatles đã gốp phần nhiều cho “xu hướng tinh thần hiện đại" mà thế hệ trẻ gây ra và đã làm tác động đến các cơ quan của chúng ta hơn khả năng nhận biết của chúng ta hiện nay. Dù thế nào nữa, chúng tôi cảm thấy như có quyền để nói rằng nhạc kiểu này không góp phần đến tình trạng phản cảm song sự thật thì trái hẳn.
p. 293 - [The] program, You Choose It … We’ll Play It [from South German Radio / Süddeutscher Rundfunk], was introduced in 1967 and is broadcast between 11 and 12 every morning. Some time after its introduction, this request program achieved … a cumulative audience of 14 percent of those at whom the program was aimed. We are familiar with the general pattern of what happens to new programs. Usually a program reaches its audience, its circle of interested listeners, almost immediately after a relatively short initial period... Comparable polls, carried out three years later in the autumn and winter of 1971, showed that the program You Choose It … We’ll Play It had doubled its audience. The program was the same as when it was when it started, nothing had been changed, yet the audience levels rose constantly...
Chương trình, Bạn chọn... Chúng tôi sẽ phát [của Đài Phát Thanh Nam Đức] giới thiệu năm 1967 và được phát thanh từ 11 đến 12 giờ mỗi buổi sáng. Một thời gian sau, chương trình yêu cầu này được … các thính giả một tỷ lệ 14 phần trăm đối với mục tiêu của chương trình. Chúng ta quen với tổng mô hình của các chương trình. Thường lệ một chương trình đến với thính giả, một phạm vi thính giả thấy thích thú gần ngay sau một giai đoạn ngắn... Các cuộc thăm dò ý kiến tương tự được thực hiện ba năm sau, lúc mùa thu và mùa đông năm 1971, tỏ ra số thính giả nghe của chương trình Bạn chọn... Chúng tôi sẽ phát được gấp đôi. Chương trình này giữ y như thuở ban đầu, không có gì thay đổi, song số lượng thính giả luôn luôn thăng lên.
These request programs involve social activity, an appeal to the listeners. Listeners -- predominately female -- are encouraged to send in their telephone numbers... They are telephoned during the program and can express their particular choice of music... The course is thus determined by direct participation. One not only listens to the music and announcer but also to the other listeners speaking on the telephone... The program offers a surrogate that compensates for a lack of human contact.
Các chương trình yêu này đòi hỏi hoạt động xã hội, những lời kêu gọi cho thính giả. Thính giả -- chủ yếu là phái nữ -- được khuyến khích gửi các số điện thoại... Quá trình như vậy được định đoạt do sự tham gia trực tiếp. Người ta không chỉ nghe nhạc và chuyên viên giới thiệu chương trình, còn cũng nghe các thính giả khác nói trên điện thoại... Chương trình đưa ra một cái thay thế để bù cho sự thiếu tiếp xúc với con người [trong đời thường hàng ngày].
p. 297 - The relationship of the listener to the station follows a series of psycho-economic laws: The greater the quantity of hedonistic material contained within the overall program output, the more positive will be the attitude of the listener to the entire range of programs offered by the station. The the emotion is positive, there will be a growing tendency to enter into a close relationship with an object... Vice versa, if the effect of a program is overwhelmingly non-hedonistic, negative emotions are built up that block any interaction with the broadcasting system...
Mối quan hệ thính giả với đài theo một loạt quy luật tâm lý-kinh tế. Số lượng chất liệu khoái lạc được càng nhiều chứa đựng trong toàn thể các chương trình sản xuất, thì ý thích của thái độ thính giả sẽ càng tích cực với tất cả các loại chương trình của đài phát thanh phát ra. Ngược lại, nếu tác dụng của một chương trình bị ắt hẳn những cái không khoái lạc, các xúc cảm tiêu cực tích lũy sẽ ngăn chặn tất cả mỗi tác động với hệ thống truyền thông.
Tóm lại: một vài điều nổi bật trong bài nghiên cứu của ông Schmidtchen. Ban nhạc The Beatles đã tạo nên một cuộc cách mạng văn hóa. Tuổi thanh niên là thời gian mà nhân cách con người phát triển. Nhạc nhẹ có tác dụng tích cực, nhất là nếu thanh niên được tham gia trong sinh hoạt thưởng thức nhạc. Như các chương trình Làn Sóng Xanh hay Xon-FM ở Việt Nam. Thanh niên đòi hỏi nhạc với chất liệu khoái lạc -- vậy chắc gây sốc ít nhiều cho các nhà giáo dục, nhà mỹ học. Nhưng nhạc nhẹ không thể gọi là phản cảm.
27 tháng 12, 2010
24 tháng 12, 2010
Ảnh Sài Gòn xưa
Nhà mai tôn - khu ngoài ô?
Trạm xe lam?
Ngã ba, ngã tư nào?
Các đứa trẻ ở đây, bây giờ ngoài 40 tuổi; các người lính nếu còn sống đã lên tuổi cao niên
nguồn: Dan Peckham Collection, Virtual Vietnam Archive, Texas Tech University
22 tháng 12, 2010
Lửa cháy lên rồi! (Flames Have Risen!) - Song Tùng (1965)
Kính tặng Mo-ri-xơn và La-po-tơ, những người con ưu tú của nhân dân Mỹ
Respectfully dedicated to Morrison and LaPorte, outstanding children of the American people
Lửa cháy lên rồi, trước lầu Năm góc!
Flames have risen, before the Pentagon!
Lửa cháy lên rồi, đô thành Nữu-ước!
Flames have risen, New York City!
Lửa Mo-ri-xơn, lửa La-po-tơ,
Morrison's flames, LaPorte's flames
Lửa các anh, lửa rực căm thù,
The flames of you brothers, flames glow in hatred of the enemy,
Lửa tranh đấu, lửa anh hùng vĩ đại!
Flames of struggle, flames of heroic glory!
Ai muốn sống hơn anh: con thơ vợ trẻ.
Who wanted to live more than you: an infant child, a young wife
Ai yêu đời hơn anh: lứa tuổi hai mươi hai?
Who loved life more than you: in your twenties?
-- Phải!
--It must be so!
Nhưng không thể để bọn trùm đế quốc,
But we cannot allow the imperialist gangsters,
Làm ô nhục giống nòi và Tổ quốc
To disgrace the race and the Fatherland
Bắt chục vạn thanh niên đi xâm lược Việt-nam
Force tens, hundreds of thousands of youths to invade Vietnam
Phải bỏ thây nơi rừng rậm, đồi hoang!
Forced to leave their corpses in dense jungles, abandoned hills
-- Không thể được!
-- It cannot be!
Các anh quyết tự mình châm lửa đốt
You both resolved to light yourselves on fire
Khơi bùng lên: ngọn lửa đấu tranh!
Flare up: the flames of struggle!
Ngọn lửa hòa bình!
Flames of peace!
Lửa tình hữu nghị!
Flames of friendship!
Ôi vĩ đại! Những tâm hồn cao quý
Oh it's glorious! Those noble souls
Mạnh vô cùng, là nhân dân Việt-Mỹ!
Endlessly strong, the Vietnam-American people!
Sức mạnh phải đâu bọn tòa Bạch ốc!
Where is your strength, you White House jerks!
Hòa bình phải đâu lũ côn đồ Năm góc!
Where is peace, you pentagon rats!
Đứng dậy cả rồi, nhân dân Mỹ vùng lên,
They're all standing awake, the American people arise!
Tiếng thét căm hờn, run rẩy lũ Giôn-xơn!
Screams of revenge, the Johnson rats tremble
Sức mạnh phải đâu bom tràn mặt đất!
Must strength be bombs that inundate the ground!
Hòa bình phải đâu rải đầy chất độc!
Must peace be sprayed full of poison!
Vùng dậy lâu rồi, 30 triệu Việt-nam,
They've long arisen, 30 million Vietnam.
Cồn-cỏ, Chu-lai, giặc biển kinh hoàng!
Cồn Cỏ, Chu Lai, frightened pirates!
Sức mạnh phải đâu dọa bom nguyên tử!
Must strength be in threatening nuclear bombs!
Hòa bình phải đâu sợ quân quỷ dữ!
Must peace be in fearing the wicked!
Ngọn lửa các anh thúc giục đấu tranh,
Your flames hasten the struggle,
-- Đế quốc đâu có "thiện chí hòa bình"!
-- The imperialist have no "peace and goodwill"!
Giờ phút này đây,
In these moments
Viết những dòng kính phục gửi tới các anh
Writing lines of admiration to send to you both
Đất nước tôi, lửa rừng rực Bắc-Nam
My land, fires gleam North to South
Bao căm hận tràn đầy tận mắt:
How much rancor gushes into ones eyes
-- Ai ném bom phá nhà thương, trường học?
-- Who hurled the bomb destroying the hospital, the school?
-- Ai bơm hơi độc giết hại dân lành?
-- How pumped poison gas to murder the good people?
-- Ai đập tượng chúa, ai phá chùa, đình?
-- Who smashed the Lord's statue, who destroyed pagodas, temples?
-- Ai mổ bụng, moi gan bà già, em bé?
-- Who cut open the stomachs, extracted the livers of old women and children?
-- Ai???
-- Who?
-- Chúng tôi biết, không phải nhân dân Mỹ
-- We know, it's not the American people
Chính bọn trùm đế quốc: Giôn-xơn!
It's those imperialistic gangsters: Johnson!
Nhân dân chúng ta với nhau, chỉ có hữu nghị, không có căm hờn!
Our people together, have only friendship, have no grudges
Mắc-Na-ma-ra, Giôn-xơn!
McNamara, Johnson
Chúng ta căm hờn!
We have grudges!
Đất nước các anh, lửa hận đầy tràn,
In your lands, brothers, fires of hatred overflow
Đất nước chúng tôi, sông núi vùng lên
In our land, rivers and mountains rise up
Từng ngọn cỏ, cành cây cũng đứng lên giết giặc
Each blade of grass, tree branch arises to kill the enemy
Đà-nẵng, Biên-hòa, máu thù đỏ đất.
Đà Nẵng, Biên Hòa, the enemy's blood red on the earth
Sức mạnh là đây, sức mạnh ở ta
Strength is here, strength resides in us
Đế quốc như bóng xế tả.
Empire is like the day's shadows receding
Lửa ngùn ngụt Việt-nam,
Fire curls around Vietnam
Lửa rực Vê-nê-du-ê-la;
Fire glows in Venezuela
Lửa Đô-mi-ních; lửa Công-gô,
Dominican fire; Congo's fire
Lửa khắp nước Mỹ, về giữa thủ đô: Hoa-thịnh-đôn, Nữu-ước.
Fire throughout America, returns to the capital: Washington, New York
Lửa nối lửa, tràn lên bão táp
Fire followint fire, brimming over in a tempest
Quyết đốt lũ đế quốc hung tàn!
Resolve to set fire to the band of brutal imperialists
Thời đại nhân dân, lịch sử giở từng trang.
It's the people's epoch, history turns each page
Hỡi các anh,
Hail brothers,
Những người con ưu tú của nhân dân:
Outstanding children of the people
Nguyễn Văn Trỗi--La-po-tơ--Mo-ri-xơn,
Nguyễn Văn Trỗi--LaPorte--Morrison
Một ngày mai trong chiến thắng huy hoàng
A tomorrow part of a glorious victory
Các anh đứng hiên ngang trên đài kỷ niệm
You stand proudly on the memorial pedestal
Giữa Hoa-thịnh-đôn, Nữu-ước, Sài-Gòn
In Washington, New York, Sài Gòn
Tên các anh, lịch sử chép đầu trang.
Your names, history notes them at the top of its pages.
Hà-nôi, ngày 10-11-1965
Song Tùng
nguồn: Nhân dân 13 tháng 11 1965
Vụ tự thiêu của Norman Morrison có lẽ là vụ nổi tiếng nhất xây ra ở Mỹ. Chắc là do ông tự thiêu phía dưới văn phòng của Robert McNamara ở Pentagon và do ông có vợ có con. Thời chiến tranh Việt-Mỹ đã có hai vụ nữa. Trước Morrison gần 6 tháng bà Alice Herz, 82 tuổi, đã tự thiêu ở thành phố Detroit ngày 26 tháng 3 1965. Rồi một tuần sau Morrison chết thì Roger LaPorte, 22 tuổi, tự thiêu gần cơ quan Liên Hiệp Quốc ở New York ngày 9 tháng 11 1965. Cả ba người đều làm theo gương mẫu của Thích Quảng Đức.
Roger LaPorte phát biểu rằng đã làm vụ này vì chống chiến tran, "tất cả các chiến tranh." Anh ấy tham gia Catholic Workers Movement (Phong trào Người lao động Công giáo). "He was always pleasant and thoughtful, but he just didn't think in the same terms that other people did. He seemed to attack problems from a different perspective" (Anh luôn luôn dễ thương và hay ngẫm nghĩ, nhưng anh không nghĩ với những quan điểm giống các người khác. Anh hình như bắt tay vào các việc với một cách nhìn khác). Các bạn cũng nhắc rằng các câu chuyện kết thúc với anh ấy nói đến Chúa. Cùng thời các bạn coi anh như một thanh niên bình thường: "He drank, he smoked, he dated, he enjoyed movies" (Anh hay uống bia/rượu, hút thuốc lá, hẹn hò với bạn gái, anh thích coi phim).
Hình như Song Tùng không phải là nhà thơ tên tuổi? Hay là tên bút của ai đó? Bài thơ này ra đời rất nhanh sau khi LaPorte chết. Giống các bài ca, bài thơ về Norman Morrison, nhà thơ cứ tưởng rằng Roger LaPorte tự thiêu vì "căm thù." Gọi là "ngọn lửa hòa bình" thì đúng. Cuối bài thơ bộ ba Morrison, LaPorte và Nguyễn Văn Trỗi song hành lên trang sử. Nhưng hình như LaPorte bị lãng quên - có đường LaPorte nào ở Việt Nam? Cũng có vẻ như ý thức về thời cuộc của LaPorte không cao bằng Morrison.
Chỉ có một người Mỹ tự thiêu vì các chiến tranh Trung Đông là Malachi Ritscher (ngày 3 tháng 11 2006). Một điều tôi mới biết là đã có hơn một chục người Đông Âu tự thiêu vì chính sách của Liên Xô từ năm 1968 đến 1989 (Xem trang này để xem danh sách).
"Các anh đứng hiên ngang trên đài kỷ niệm."
20 tháng 12, 2010
... la cathedrale d'Hanoï, vue de la rue des Missions...
En haut: la cathedrale d'Hanoï, vue de la rue des Missions qui à souffert, elle aussi.
[Ở trên: Nhà thờ Hà Nội, nhìn từ phố Nhà Chung mà cũng phải chịu đựng nữa]
[Ở trên: Nhà thờ Hà Nội, nhìn từ phố Nhà Chung mà cũng phải chịu đựng nữa]
En bas: ces inscriptions murales invitent les Vietnamiens à "se sacrificer pour le pays des ancêtres" et à "mourir plutôt que de soumettre"
[Ở dưới: lời ghi trên tường này thôi thúc dân Việt "hy sinh cho tổ quốc" và "thà chết hơn chịu hàng"]
[Ở dưới: lời ghi trên tường này thôi thúc dân Việt "hy sinh cho tổ quốc" và "thà chết hơn chịu hàng"]
Hy sinh cho tổ quốc / Sống chết với Thủ Đô / Thà chết không chịu hàng giặc Pháp
nguồn: Lucien Bodard, Le Viet-Minh au Tonkin, France-Illustration (17 mai 1947), 489-492.
19 tháng 12, 2010
... le désolant spectacle qu'offre la capitale du Tonkin
A gauche: voila le désolant spectacle qu'offre la capitale du Tonkin.
Bên trái: đây là cảnh đau khổ mà thủ đô Đông Kinh bày ra.
Bên trái: đây là cảnh đau khổ mà thủ đô Đông Kinh bày ra.
A Hanoï, tandis patrouilles et blindés sillonent, vigilants, la rue Paul-Bert (en haut), une journaliste et un soldat en armes (en bas), parcourent le théâtre des dernier combats.
Ở Hà Nội, lúc tuần tra và xe thiết giáp đi ngang dọc, cảnh giác, phố Tràng Tiền (ở trên), một nhà báo và người lính cầm súng (ở dưới), đi khắp chiến trường của trận cuối.
nguồn: Lucien Bodard, Le Viet-Minh au Tonkin, France-Illustration (17 mai 1947), 489-492.
15 tháng 12, 2010
Porteuses d'eau dans le delta du Tonkin - M. J. Inguimberty
Porteuses d'eau dans le delta du Tonkin - Các cô gánh nước vùng châu thổ Đông Kinh
Joseph Inguimberty (1896-1971)
Joseph Inguimberty (1896-1971)
nguồn: Pierre Gourou, "Les beaux-arts en Indochine," France Illustratation (Numéro spécial sur l'Indochine [tháng 12 1948]). [Mỹ thuật ở Đông Dương].
Inguimberty là giáo viên chính ở Trường Mỹ Thuật Đông Dương. Vậy nhiều họa sĩ "tiền chiến" cũng chịu ảnh hưởng của ông. Phong cách của ông là chủ nghĩa hiện thực. Ông vẽ cảnh nông thôn ở trên cũng đúng với sự thật.
Chỉ có việc là các cô gánh nước không có mặt. Không biết hai cô vui cười, hay âu lo. Có lẽ hai cô chỉ thuộc phong cảnh đời đời của miền Tonkin, chỉ làm trang trí cho cảnh vật này.
Cũng có nhiều tranh khác của Imguiberty trên mạng.
12 tháng 12, 2010
Đoạn đường Đông Dương
10 tháng 12, 2010
Nhạc Beatles đến Việt Nam như thế nào? - Jason Gibbs (2010)
Nguồn: Thể thao và văn hóa (7 tháng 12 2010).
(TT&VH Cuối tuần) - Năm 1964 nhạc của The Beatles bùng nổ khắp thế giới và tạo nên một cuộc cách mạng trong văn hóa phổ thông của giới trẻ. Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy ấy. Người Việt mê và nghe The Beatles từ khi nhóm tứ quái ấy vừa mới trở thành một hiện tượng quốc tế, có nghĩa cũng đã ngót nghét nửa thế kỷ.
Các fan được biết đến The Beatles qua các đĩa nhựa 45 vòng, từ chương trình nhạc nước ngoài của Đài Quân đội Sài Gòn hay các tạp chí âm nhạc thời trang như Salut les compains (Chào các bạn). Nhiều nhạc sĩ trẻ cũng được học nhạc The Beatles qua các ban nhạc Phi Luật Tân như The Six Uglies (Sáu đứa xấu)…
Từ Sài Gòn
Ở Sài Gòn lúc bấy giờ The Beatles thuộc loại kích động nhạc mà từ đầu thập niên 1960 được nghe khá nhiều tại các đại nhạc hội. Nhiều nhóm nhạc vốn trước đó rất thích theo khuôn khổ của The Shadows hay The Ventures (guitar solo, accord, bass và trống) thấy nhạc Beatles ra đời lập tức theo ngay. Họ cũng rất ưa thích thời trang của The Beatles. Nhạc sĩ Tùng Giang kể rằng mọi người cũng ăn mặc giống như The Beatles. Các nam học sinh tuổi choai choai thích để tóc dài (một cách phản đối thế hệ trước của tuổi teen 5x). Nói chung, ảnh hưởng văn hóa của The Beatles trong giới teen thượng lưu ở Sài Gòn đã rất rộng lớn.
Nhạc The Beatles đến với Việt Nam bằng những cách bất đắc dĩ. Một người lính Mỹ kể rằng các bạn của ông thích nghe chương trình tiếng Anh của đài Hà Nội với xướng ngôn viên mà họ nôm na gọi là “Hanoi Hannah”. Họ thấy rất thú vị lúc bà cho phát một ca khúc nổi tiếng của The Beatles là A Hard Day’s Night. Một lính Mỹ khác ở Tây Nguyên cũng nhắc rằng người bản xứ rất thích nghe đài Mỹ và thường hát Hey Jude với nhau.
Đến Hà Nội - Hải Phòng
Có lẽ điều lạ nhất là cách phổ biến The Beatles ở ngoài Bắc thời chiến tranh. Thuở ấy nhạc The Beatles được xếp vào loại màu vàng (vì chất “giật gân” hay “đồi trụy”) và bị gọi là “nhạc xập xình”. Về nhạc pop rock nói chung và nhạc The Beatles nói riêng chủ yếu lan truyền trong các thanh niên Việt kiều Tân Đảo mới về miền Bắc đầu thập niên 1960 (Tân Đảo là hòn đảo Nouvelle Calédonie, bây giờ là lãnh thổ thuộc Pháp. Trước năm 1945 nhiều người Việt làm phu mỏ thiếc ở đây). Thanh niên Tân Đảo là những người ít ỏi được mang về các thiết bị như đàn guitar điện, trống và các đĩa hát. Họ cũng tập trung chơi nhạc với nhau để đỡ buồn. Nhiều người cho rằng họ chơi nhạc The Beatles khá nhất. Dù biết chơi nhạc loại này là trái xu hướng xã hội lúc bấy giờ nhưng vẫn có người trong số này cho rằng “âm nhạc không có biên giới”.
Thanh niên Hoa kiều cũng rất ái mộ nhạc The Beatles. Ở ngoài Bắc, đồng bào Hoa kiều do quan hệ ngoại giao thân với Trung Quốc lúc bấy giờ nên được ưu đãi ít nhiều, nói chung họ sống với điều kiện khá giả hơn vì gia đình được phép buôn bán. Họ cũng được nghe nhạc Beatles thoải mái qua đài Hong Kong. Ở Hà Nội thời điểm ấy từng có một nhóm bạn 3 người gốc Hoa đã thành lập một nhóm gọi là Bít-Tầu phục vụ các đám cưới trong cộng đồng. Họ chơi các bài như Here Comes the Sun, Something, Let it Be, Yesterday…
Trong những người ngoài Bắc mê nhạc The Beatles thời chiến tranh cũng có “thành phần không sản xuất”. Vì lý lịch (bố làm việc cho chính phủ Bảo Đại trước 1954 chẳng hạn) họ không được nhiều điều kiện đi học, khó xin được công việc tốt và vì vậy luồng nhạc trẻ quốc tế có sức hấp dẫn đặc biệt vì họ cảm thấy được an ủi phần nào.
Niềm đam mê nghe và chơi nhạc The Beatles được phát triển ở Hải Phòng hơn là Hà Nội. Hải Phòng là đất cảng và đa số là công nhân sản xuất. Đáng chú ý là thanh niên “lệch lạc” vùng này thỉnh thoảng chơi nhạc xập xình thì không bị coi như vấn đề lớn. Khác với các vùng khác thời chiến, Hải Phòng thường xuyên có nhu cầu tổ chức đám cưới phải có ban nhạc hát sống. Nhạc tiền chiến và nhạc vàng Sài Gòn bị cấm triệt để và vì thế các ban nhạc phục vụ đám cưới cho dân Hải Phòng chỉ chơi nhạc ngoại quốc. Và tất nhiên trong số đó có rất nhiều bài vui tươi của The Beatles. Vì sống ở thành phố cảng, nhiều nhạc công người Hải Phòng cũng có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài. Ở Câu lạc bộ Thủy thủ họ gặp các thủy thủ trên tàu Philippines, Ba Lan, Pháp và Hong Kong. Những thủy thủ này đã rất khuyến khích và cung cấp đàn, tư liệu âm nhạc giúp các nhạc công Hải Phòng tìm hiểu nhiều hơn về nhạc quốc tế.
Người Hà Nội mê nhạc The Beatles kín đáo hơn dân Hải Phòng. Có những trường hợp một số ít bạn bè tụ tập nghe đĩa và nghe đài, nhất là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Có một số chơi nhạc The Beatles và tập thường xuyên tuy nhiên thường làm nhiều cách để không bị để ý. Cũng có lần mọi người tụ họp chơi nhạc thì công an đến kiểm tra. Thường thì họ báo cáo với công an rằng họ không chơi nhạc Việt Nam mà là nhạc của… Cuba.
Nhạc The Beatles là một điều ám ảnh cho những thanh niên này - họ đam mê The Beatles dữ dội và suốt ngày tập nhạc với mục đích là chơi cho y hệt tứ quái Liverpool. Ở Hà Nội các nhạc công không được phép chơi nhạc đám cưới vì thế các ban nhạc cố gắng được chơi nhạc The Beatles ở Câu lạc bộ Quốc Tế để phục vụ khách nước ngoài. Các nhạc công này phải chịu khó kiếm đàn, họ phải đẽo đàn guitar điện, tìm ampli và thuê trống từ Đoàn Xiếc Hà Nội.
Những người nghe nhạc The Beatles cảm thấy như họ văn minh theo tiêu chuẩn quốc tế. Có một số thanh niên cũng để tóc dài và mặc quần ống loe như ở miền Nam.
Trong hồi ký của mình nhạc sĩ Tô Hải có nhắc đến các cửa hàng Xunhasaba bán các đĩa nhựa quốc tế như của The Beatles được xuất bản ở Đông Âu. Chắc đó là từ thập niên 1970, thời mà Liên Xô xuất bản các đĩa lậu có nhạc The Beatles. Đối với các tay nghe nhạc dữ dằn thì đĩa The Beatles phải có logo Apple (Quả Táo) mới là hàng xịn. Họ kiếm đồ quý hiếm này qua bạn bè có quan hệ ngoại giao (làm ở đại sứ quán Thụy Điển chẳng hạn) hay quen người đi công tác nước ngoài.
Sau khi Việt Nam được thống nhất năm 1975 thì những người mê nhạc The Beatles của hai miền được gặp nhau. Nhạc thời kỳ này được gọi chung dưới một cái tên: Nhạc nhẹ. Một số nhạc công như Nguyễn Mạnh Hùng (Hùng Húp), Nguyễn Văn Hào (Hào trống) đã chơi nhạc này cho các đám cưới cùng các nhạc công trong ban nhạc của Đoàn Ca múa nhạc Thăng Long.
Các tờ báo ở Việt Nam không đăng tin John Lennon bị ám sát ngày 8/12/1980. Nhưng ở thập niên 1980 thì tư liệu về The Beatles đã có thể tìm kiếm ở Việt Nam khá dễ dàng. Đối với các tay muốn học nhạc rock từ Bắc chí Nam thì học chơi nhạc của The Beatles như là một nghi lễ bắt buộc. Các ban nhạc mới lập phải tập các bài hát này trước khi dám chơi trước công chúng hay khi họ chơi những ca khúc tự sáng tác.
The Beatles cũng là một cảm hứng lớn cho các nhạc sĩ muốn soạn nhạc theo phong cách pop rock. Các nhạc sĩ như Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Đức Huy hay Tùng Giang đã chịu ảnh hưởng khá nhiều của nhóm này.
The Beatles mang tính ảnh hưởng toàn cầu, họ làm nên cuộc cách mạng văn hóa. Cuộc cách mạng văn hóa ấy đã đến, thay đổi và ở lại cho dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua.
(TT&VH Cuối tuần) - Năm 1964 nhạc của The Beatles bùng nổ khắp thế giới và tạo nên một cuộc cách mạng trong văn hóa phổ thông của giới trẻ. Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy ấy. Người Việt mê và nghe The Beatles từ khi nhóm tứ quái ấy vừa mới trở thành một hiện tượng quốc tế, có nghĩa cũng đã ngót nghét nửa thế kỷ.
Các fan được biết đến The Beatles qua các đĩa nhựa 45 vòng, từ chương trình nhạc nước ngoài của Đài Quân đội Sài Gòn hay các tạp chí âm nhạc thời trang như Salut les compains (Chào các bạn). Nhiều nhạc sĩ trẻ cũng được học nhạc The Beatles qua các ban nhạc Phi Luật Tân như The Six Uglies (Sáu đứa xấu)…
Từ Sài Gòn
Ở Sài Gòn lúc bấy giờ The Beatles thuộc loại kích động nhạc mà từ đầu thập niên 1960 được nghe khá nhiều tại các đại nhạc hội. Nhiều nhóm nhạc vốn trước đó rất thích theo khuôn khổ của The Shadows hay The Ventures (guitar solo, accord, bass và trống) thấy nhạc Beatles ra đời lập tức theo ngay. Họ cũng rất ưa thích thời trang của The Beatles. Nhạc sĩ Tùng Giang kể rằng mọi người cũng ăn mặc giống như The Beatles. Các nam học sinh tuổi choai choai thích để tóc dài (một cách phản đối thế hệ trước của tuổi teen 5x). Nói chung, ảnh hưởng văn hóa của The Beatles trong giới teen thượng lưu ở Sài Gòn đã rất rộng lớn.
Nhạc The Beatles đến với Việt Nam bằng những cách bất đắc dĩ. Một người lính Mỹ kể rằng các bạn của ông thích nghe chương trình tiếng Anh của đài Hà Nội với xướng ngôn viên mà họ nôm na gọi là “Hanoi Hannah”. Họ thấy rất thú vị lúc bà cho phát một ca khúc nổi tiếng của The Beatles là A Hard Day’s Night. Một lính Mỹ khác ở Tây Nguyên cũng nhắc rằng người bản xứ rất thích nghe đài Mỹ và thường hát Hey Jude với nhau.
Một chương trình Hoài niệm cùng John của RFC được tổ chức tại NVH Thanh niên TP.HCM ngày 8/12/2000
Đến Hà Nội - Hải Phòng
Có lẽ điều lạ nhất là cách phổ biến The Beatles ở ngoài Bắc thời chiến tranh. Thuở ấy nhạc The Beatles được xếp vào loại màu vàng (vì chất “giật gân” hay “đồi trụy”) và bị gọi là “nhạc xập xình”. Về nhạc pop rock nói chung và nhạc The Beatles nói riêng chủ yếu lan truyền trong các thanh niên Việt kiều Tân Đảo mới về miền Bắc đầu thập niên 1960 (Tân Đảo là hòn đảo Nouvelle Calédonie, bây giờ là lãnh thổ thuộc Pháp. Trước năm 1945 nhiều người Việt làm phu mỏ thiếc ở đây). Thanh niên Tân Đảo là những người ít ỏi được mang về các thiết bị như đàn guitar điện, trống và các đĩa hát. Họ cũng tập trung chơi nhạc với nhau để đỡ buồn. Nhiều người cho rằng họ chơi nhạc The Beatles khá nhất. Dù biết chơi nhạc loại này là trái xu hướng xã hội lúc bấy giờ nhưng vẫn có người trong số này cho rằng “âm nhạc không có biên giới”.
Thanh niên Hoa kiều cũng rất ái mộ nhạc The Beatles. Ở ngoài Bắc, đồng bào Hoa kiều do quan hệ ngoại giao thân với Trung Quốc lúc bấy giờ nên được ưu đãi ít nhiều, nói chung họ sống với điều kiện khá giả hơn vì gia đình được phép buôn bán. Họ cũng được nghe nhạc Beatles thoải mái qua đài Hong Kong. Ở Hà Nội thời điểm ấy từng có một nhóm bạn 3 người gốc Hoa đã thành lập một nhóm gọi là Bít-Tầu phục vụ các đám cưới trong cộng đồng. Họ chơi các bài như Here Comes the Sun, Something, Let it Be, Yesterday…
Trong những người ngoài Bắc mê nhạc The Beatles thời chiến tranh cũng có “thành phần không sản xuất”. Vì lý lịch (bố làm việc cho chính phủ Bảo Đại trước 1954 chẳng hạn) họ không được nhiều điều kiện đi học, khó xin được công việc tốt và vì vậy luồng nhạc trẻ quốc tế có sức hấp dẫn đặc biệt vì họ cảm thấy được an ủi phần nào.
Vé chợ đen bán khá chạy trước một chương trình tưởng niệm ngày mất của John Lennon tại Hà Nội vào năm 1993
Niềm đam mê nghe và chơi nhạc The Beatles được phát triển ở Hải Phòng hơn là Hà Nội. Hải Phòng là đất cảng và đa số là công nhân sản xuất. Đáng chú ý là thanh niên “lệch lạc” vùng này thỉnh thoảng chơi nhạc xập xình thì không bị coi như vấn đề lớn. Khác với các vùng khác thời chiến, Hải Phòng thường xuyên có nhu cầu tổ chức đám cưới phải có ban nhạc hát sống. Nhạc tiền chiến và nhạc vàng Sài Gòn bị cấm triệt để và vì thế các ban nhạc phục vụ đám cưới cho dân Hải Phòng chỉ chơi nhạc ngoại quốc. Và tất nhiên trong số đó có rất nhiều bài vui tươi của The Beatles. Vì sống ở thành phố cảng, nhiều nhạc công người Hải Phòng cũng có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài. Ở Câu lạc bộ Thủy thủ họ gặp các thủy thủ trên tàu Philippines, Ba Lan, Pháp và Hong Kong. Những thủy thủ này đã rất khuyến khích và cung cấp đàn, tư liệu âm nhạc giúp các nhạc công Hải Phòng tìm hiểu nhiều hơn về nhạc quốc tế.
Người Hà Nội mê nhạc The Beatles kín đáo hơn dân Hải Phòng. Có những trường hợp một số ít bạn bè tụ tập nghe đĩa và nghe đài, nhất là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Có một số chơi nhạc The Beatles và tập thường xuyên tuy nhiên thường làm nhiều cách để không bị để ý. Cũng có lần mọi người tụ họp chơi nhạc thì công an đến kiểm tra. Thường thì họ báo cáo với công an rằng họ không chơi nhạc Việt Nam mà là nhạc của… Cuba.
Nhạc The Beatles là một điều ám ảnh cho những thanh niên này - họ đam mê The Beatles dữ dội và suốt ngày tập nhạc với mục đích là chơi cho y hệt tứ quái Liverpool. Ở Hà Nội các nhạc công không được phép chơi nhạc đám cưới vì thế các ban nhạc cố gắng được chơi nhạc The Beatles ở Câu lạc bộ Quốc Tế để phục vụ khách nước ngoài. Các nhạc công này phải chịu khó kiếm đàn, họ phải đẽo đàn guitar điện, tìm ampli và thuê trống từ Đoàn Xiếc Hà Nội.
Những người nghe nhạc The Beatles cảm thấy như họ văn minh theo tiêu chuẩn quốc tế. Có một số thanh niên cũng để tóc dài và mặc quần ống loe như ở miền Nam.
Trong hồi ký của mình nhạc sĩ Tô Hải có nhắc đến các cửa hàng Xunhasaba bán các đĩa nhựa quốc tế như của The Beatles được xuất bản ở Đông Âu. Chắc đó là từ thập niên 1970, thời mà Liên Xô xuất bản các đĩa lậu có nhạc The Beatles. Đối với các tay nghe nhạc dữ dằn thì đĩa The Beatles phải có logo Apple (Quả Táo) mới là hàng xịn. Họ kiếm đồ quý hiếm này qua bạn bè có quan hệ ngoại giao (làm ở đại sứ quán Thụy Điển chẳng hạn) hay quen người đi công tác nước ngoài.
Sau khi Việt Nam được thống nhất năm 1975 thì những người mê nhạc The Beatles của hai miền được gặp nhau. Nhạc thời kỳ này được gọi chung dưới một cái tên: Nhạc nhẹ. Một số nhạc công như Nguyễn Mạnh Hùng (Hùng Húp), Nguyễn Văn Hào (Hào trống) đã chơi nhạc này cho các đám cưới cùng các nhạc công trong ban nhạc của Đoàn Ca múa nhạc Thăng Long.
Các tờ báo ở Việt Nam không đăng tin John Lennon bị ám sát ngày 8/12/1980. Nhưng ở thập niên 1980 thì tư liệu về The Beatles đã có thể tìm kiếm ở Việt Nam khá dễ dàng. Đối với các tay muốn học nhạc rock từ Bắc chí Nam thì học chơi nhạc của The Beatles như là một nghi lễ bắt buộc. Các ban nhạc mới lập phải tập các bài hát này trước khi dám chơi trước công chúng hay khi họ chơi những ca khúc tự sáng tác.
The Beatles cũng là một cảm hứng lớn cho các nhạc sĩ muốn soạn nhạc theo phong cách pop rock. Các nhạc sĩ như Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Đức Huy hay Tùng Giang đã chịu ảnh hưởng khá nhiều của nhóm này.
The Beatles mang tính ảnh hưởng toàn cầu, họ làm nên cuộc cách mạng văn hóa. Cuộc cách mạng văn hóa ấy đã đến, thay đổi và ở lại cho dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua.
7 tháng 12, 2010
#9 Dream (Giấc mơ số 9) - John Lennon (1974)
So long ago
Đã bao lâu rồi
Was it in a dream, was it just a dream?
Có phải trong giấc mơ, có phải chỉ một giấc mơ?
I know, yes I know
Ta biết, vâng ta biết
Seemed so very real, it seemed so real to me
Có vẻ như thực tế quá, có vẻ như thực tế quá với ta
Took a walk down the street
Dạo xuồng đường phố
Thru the heat whispered trees
Qua cây thầm nồng
I thought I could hear
Ta tưởng ta được nghe
Hear
Nghe
Somebody call out my name [John] as it started to rain
Một người kêu ra tên ta lúc trời bắt đầu mưa
Two spirits dancing so strange
Hai tâm linh múa rất lạ
Ah! bö wakawa poussé, poussé
À! họ sống [tiếng Swahili] đẩy đi, đẩy đi [tiếng Pháp]
Dream, dream away
Cứ mơ, mơ đi
Magic in the air, was magic in the air?
Ma lực trong không gian, có phải là ma lực trong không gian?
I believe, yes I believe
Ta tin, vâng ta tin
More I cannot say, what more can I say?
Thêm nữa ta chẳng được nói, ta nói được thêm nữa chẳng?
On a river of sound
Trên giòng sông âm thanh
Thru the mirror go round, round
Vào gương quay tròn, tròn
I thought I could feel
Ta tưởng ta có cảm giác
Feel
Cảm giác
Music touching my soul, something warm, sudden cold
Âm nhạc chạm đến tâm hồn ta, cái gì nóng, đột ngột lạnh
The spirit dance was unfolding
Múa tâm linh đã mở ra
Ah! bö wakawa poussé, poussé
À! họ sống đẩy đi, đẩy đi [tiếng Pháp]
Ngày mai là kỷ niệm 40 năm John Lennon bị ám sát. Nhạc Beatles không phải là nhạc của tuổi trẻ tôi - lứa tuổi tôi đến một vài năm sau. Dù đã nghe và thuộc nhạc Beatles rất nhiều, tôi thấy nhạc của từng thành viên Beatles solo trong thập niên 1970 mới gần hơn đời tôi. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người giống tôi là thuộc hết các bài ca tuổi "choai choai" của họ dù nhạc ấy hay hay dở bao nhiêu.
#9 Dream là một bài ca thật hay và tôi đã thấy mê từ lần đầu tiên nghe ra (chắc là cuối năm 1974). Mới đây tôi được xem video ở dưới:
Theo người đăng lên youtube thì đây là video quảng cáo chính thức. Hình như hai người đóng phim là John Lennon và May Pang (bạn gái của Lennon, cũng kêu ra "John" trong ca khúc). Video này rất hợp với bản chất mơ mộng của bài ca này. "#9 Dream" vừa lãng mạn vừa khiêu dâm là cái giấc mơ hai người thành một lúc tuyệt đích (cực khoái).
Bài ca này về các mặt âm thanh, nội dung và cấu trúc không theo khuôn khổ của một bài ca phổ thống bình thường. Dù thế "#9 Dream" đã được lên vị trí số 9 (con số may mắn của Lennon) theo danh sách các bài ca ưa thích nhất của tạp chí Billboard đầu năm 1975.
Hình như Lennon có cảm hứng sáng tác bài hát này thời đang sản xuất một album của Harry Nillson. Lúc phối khí cho dàn dây kéo cho bài ca "Many Rivers to Cross" (Còn nhiều dòng sông phải vượt qua), Lennon thấy thích lắm. Ông lấy nét nhạc này để cải biến và cho một bài ca riêng là "#9 Dream".
"Many Rivers to Cross" là một bài ca của Jimmy Cliff, một ca sĩ Jamaica.
Về cấu trúc thì "#9 Dream" là through composed (sáng tác thường xuyên) - nghĩa là không có phiên khúc, điệp khúc. Nói đi từ một đoạn sang một đoạn khác.
A - So long ago...
B - Took a walk...
C - Hear, somebody call...
D - Ah! bö wakawa
E - đoàn cuối không lời với đàn harp
Rồi tất cả lặp lại với fade trên đoàn B
Cách hòa âm đoạn A rất thú vị. Đại khái là chuỗi các hợp âm C-F-G nhưng Lennon chọn một cách loanh quanh xen kẽ những hợp âm E nữa với kết quả là chuỗi C-E 7 thứ-F-E trưởng-F-D trưởng-F-G.
Nét giai điệu đầu - "So long ago" - là C-B-C-G. Nốt G ở đây không thuộc hợp âm F ở dưới, nhưng lúc F được giải quyết thành E thì Lennon chọn hợp âm E trưởng với nốt G# cũng ngược với nốt G. Đó là một cách tạo ra một không khí mơ mộng trong âm nhạc.
Rồi lúc đến hợp âm G trưởng thì G thành một ground (nốt căn bản không thay đổi) cho đoạn B. Đoạn C thì có thêm một nốt mới là F# trong giai điệu (hear). Có hai hợp âm xen kẽ nhau là E thứ và A thứ lúc mà giai điệu treo lên. Rồi lúc đoạn E đến không khí âm thanh thay đổi hẳn. Lý do chính là Lennon đột ngột thay đổi từ nhóm nốt E thứ (E-F#-G-A-B-C-D) đến G thứ (G-A-Bb-C-D-E-F). Trong đoạn E thì Lennon lại chọn nhóm nốt G trưởng. Chuỗi nốt bass ở đây cũng rất đặc biệt - có hai nhóm bốn nốt nguyên âm là F#-E-D-C rồi B-A-G-F. Cái nốt F cuối thì cũng đi cùng một nốt G ở trên (như ở đoạn A).
Đã bao lâu rồi
Was it in a dream, was it just a dream?
Có phải trong giấc mơ, có phải chỉ một giấc mơ?
I know, yes I know
Ta biết, vâng ta biết
Seemed so very real, it seemed so real to me
Có vẻ như thực tế quá, có vẻ như thực tế quá với ta
Took a walk down the street
Dạo xuồng đường phố
Thru the heat whispered trees
Qua cây thầm nồng
I thought I could hear
Ta tưởng ta được nghe
Hear
Nghe
Somebody call out my name [John] as it started to rain
Một người kêu ra tên ta lúc trời bắt đầu mưa
Two spirits dancing so strange
Hai tâm linh múa rất lạ
Ah! bö wakawa poussé, poussé
À! họ sống [tiếng Swahili] đẩy đi, đẩy đi [tiếng Pháp]
Dream, dream away
Cứ mơ, mơ đi
Magic in the air, was magic in the air?
Ma lực trong không gian, có phải là ma lực trong không gian?
I believe, yes I believe
Ta tin, vâng ta tin
More I cannot say, what more can I say?
Thêm nữa ta chẳng được nói, ta nói được thêm nữa chẳng?
On a river of sound
Trên giòng sông âm thanh
Thru the mirror go round, round
Vào gương quay tròn, tròn
I thought I could feel
Ta tưởng ta có cảm giác
Feel
Cảm giác
Music touching my soul, something warm, sudden cold
Âm nhạc chạm đến tâm hồn ta, cái gì nóng, đột ngột lạnh
The spirit dance was unfolding
Múa tâm linh đã mở ra
Ah! bö wakawa poussé, poussé
À! họ sống đẩy đi, đẩy đi [tiếng Pháp]
Ngày mai là kỷ niệm 40 năm John Lennon bị ám sát. Nhạc Beatles không phải là nhạc của tuổi trẻ tôi - lứa tuổi tôi đến một vài năm sau. Dù đã nghe và thuộc nhạc Beatles rất nhiều, tôi thấy nhạc của từng thành viên Beatles solo trong thập niên 1970 mới gần hơn đời tôi. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người giống tôi là thuộc hết các bài ca tuổi "choai choai" của họ dù nhạc ấy hay hay dở bao nhiêu.
#9 Dream là một bài ca thật hay và tôi đã thấy mê từ lần đầu tiên nghe ra (chắc là cuối năm 1974). Mới đây tôi được xem video ở dưới:
Theo người đăng lên youtube thì đây là video quảng cáo chính thức. Hình như hai người đóng phim là John Lennon và May Pang (bạn gái của Lennon, cũng kêu ra "John" trong ca khúc). Video này rất hợp với bản chất mơ mộng của bài ca này. "#9 Dream" vừa lãng mạn vừa khiêu dâm là cái giấc mơ hai người thành một lúc tuyệt đích (cực khoái).
Bài ca này về các mặt âm thanh, nội dung và cấu trúc không theo khuôn khổ của một bài ca phổ thống bình thường. Dù thế "#9 Dream" đã được lên vị trí số 9 (con số may mắn của Lennon) theo danh sách các bài ca ưa thích nhất của tạp chí Billboard đầu năm 1975.
Hình như Lennon có cảm hứng sáng tác bài hát này thời đang sản xuất một album của Harry Nillson. Lúc phối khí cho dàn dây kéo cho bài ca "Many Rivers to Cross" (Còn nhiều dòng sông phải vượt qua), Lennon thấy thích lắm. Ông lấy nét nhạc này để cải biến và cho một bài ca riêng là "#9 Dream".
"Many Rivers to Cross" là một bài ca của Jimmy Cliff, một ca sĩ Jamaica.
Về cấu trúc thì "#9 Dream" là through composed (sáng tác thường xuyên) - nghĩa là không có phiên khúc, điệp khúc. Nói đi từ một đoạn sang một đoạn khác.
A - So long ago...
B - Took a walk...
C - Hear, somebody call...
D - Ah! bö wakawa
E - đoàn cuối không lời với đàn harp
Rồi tất cả lặp lại với fade trên đoàn B
Cách hòa âm đoạn A rất thú vị. Đại khái là chuỗi các hợp âm C-F-G nhưng Lennon chọn một cách loanh quanh xen kẽ những hợp âm E nữa với kết quả là chuỗi C-E 7 thứ-F-E trưởng-F-D trưởng-F-G.
Nét giai điệu đầu - "So long ago" - là C-B-C-G. Nốt G ở đây không thuộc hợp âm F ở dưới, nhưng lúc F được giải quyết thành E thì Lennon chọn hợp âm E trưởng với nốt G# cũng ngược với nốt G. Đó là một cách tạo ra một không khí mơ mộng trong âm nhạc.
Rồi lúc đến hợp âm G trưởng thì G thành một ground (nốt căn bản không thay đổi) cho đoạn B. Đoạn C thì có thêm một nốt mới là F# trong giai điệu (hear). Có hai hợp âm xen kẽ nhau là E thứ và A thứ lúc mà giai điệu treo lên. Rồi lúc đoạn E đến không khí âm thanh thay đổi hẳn. Lý do chính là Lennon đột ngột thay đổi từ nhóm nốt E thứ (E-F#-G-A-B-C-D) đến G thứ (G-A-Bb-C-D-E-F). Trong đoạn E thì Lennon lại chọn nhóm nốt G trưởng. Chuỗi nốt bass ở đây cũng rất đặc biệt - có hai nhóm bốn nốt nguyên âm là F#-E-D-C rồi B-A-G-F. Cái nốt F cuối thì cũng đi cùng một nốt G ở trên (như ở đoạn A).
5 tháng 12, 2010
Pour qui? mourir
Entre Yen-Ha et Chi-Phong une haute falaise a été utilisée par les communistes comme panneau publicitaire a l'usage de la propagande
Ở giữa Yen-Ha và Chi-Phong một vách đá cao được Cộng Sản sử dụng như một biển quảng cáo để làm tuyên truyền
Ở giữa Yen-Ha và Chi-Phong một vách đá cao được Cộng Sản sử dụng như một biển quảng cáo để làm tuyên truyền
nguồn: "Role essentiel de la marine dans les opérations dites combinées," France illustration (Numéro spécial sur L'Indochine [1948]). [Vai trò cốt yếu của hải quân trong tác chiến được gọi là phối hợp]
Nhân danh một ông chủ mập ngồi nghỉ hút thuốc xì gà? Trong gốc dưới phía phải biển - nó làm gì? Sờ một phụ nữ?
Quân đội Pháp phát hiện biển tuyên truyền trong cái gọi là Operation Pégase, tháng 12 1948 ở khu Phủ Lý. Hình như họ không sợ tác dụng của biển tuyên truyền này vì họ cứ cho lên tạp chí ở mẫu quốc.
3 tháng 12, 2010
Thời gian trắng (The White Time) - Xuân Quỳnh (1988)
Cửa bệnh viện, ngoài kia là quá khứ
The hospital door, out there's the past
Những vui buồn khao khát đã từng qua
Yearnings, happy and sad, pass in turn
Nào chỉ đâu những chuyện ngày thơ
Was it only those youthful stories
Con đường gạch ao bèo hoa tím ngát
A brick lane, duckweed without end in purple bloom upon the pond
Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
Mandarin squares, pick-up sticks, songs
Những mùa hè chân đất, tóc râu ngô
Barefoot summers, corn silk
Quá khứ em không chỉ ngày xưa
My past wasn't just long ago
Mà ngay cả hôm nay là quá khứ
Even this day, today, is the past
Quá khứ của em ngoài cánh cửa
My past lies outside the door
Gương mặt anh, gương mặt các con yêu...
Your face's expression, the expressions on our beloved children's faces...
Em ở đây không sớm không chiều
I'm here, not morning nor evening
Thời gian trắng, không gian toàn màu trắng
It's white time, an entirely white space
Trái tim buồn sau lần áo mỏng
A saddened heart after the time a thin blouse
Từng đập vì anh vì những trang thơ
Pounded for you, for pages of verse
Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ
This heart, every minute, every hour
Chỉ có đập cho em mình em đau đớn
Only pounding for me when I'm hurt
Trái tim này chẳng còn có ích
This heart no longer has a use
Cho anh yêu, cho công việc, bạn bè
For you my love, for my work, my friends
Khi cuộc đời trôi chảy ngoài kia
As life streams past out there
Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện
The white time still pauses inside the hospital
Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết
A white thin mattress, worries and death
Ngày với đêm có phân biệt gì đâu
Day and night, there's no telling them apart
Gương mặt người nhợt nhạt như nhau
Facial expressions, pale, all alike
Và quần áo một màu xanh ố cũ
Clothes, a stained green of old
Người ta khuyên “lúc này đừng suy nghĩ
People warn me "don't think right now
Mà cũng đừng xúc động, lo âu”
And also don't be emotional, worried"
Phía trước, phía sau, dưới đất, trên đầu
Before me, behind, beneath the ground, above my head
Dường trong suốt một màu vô tận trắng
It's like a hue of endless white throughout
Muốn gánh đỡ cho em phần mệt nhọc
You took the load for me, a share of fatigue
Tới thăm em, rồi anh lại ra đi
Visited, then you left
Đôi mắt lo âu, lời âu yếm xẻ chia
A pair of worried eyes, loving words of sympathy
Lúc anh đến, anh đi thành quá khứ
When you came, you left becoming the past
Anh thuộc về những người ngoài cánh cửa
You belong to those people outside the door
Của con đường, trang viết, câu thơ
Of the roads, written pages, lines of verse
Mùa vải thiều lại tới mùa dưa
Succulent lychee season returns again to melon season
Mùa hoa phượng chắc rơi hồng mái phố
Poinciana season has probably tumbled on to the rooftops
Đường cuốn bụi bờ đê tràn ngập gió
The road whirls with dust, the dike's edge overrun with wind
Những phố phường lầm lụi với lo toan.
The neighborhood's gloomy with intentions.
Dù cùng một thời gian, cùng một không gian
Though sharing a time along with a space
Ngoài cánh cửa với em là quá khứ
Outside the door with me is the past
Còn hiện tại của em là nỗi nhớ
And my present is a longing
Thời gian ơi sao không đổi sắc màu.
Oh time, why can't you change colors?
6/1988
Có những văn bản của bài thơ này khác nhau ít nhiều trên mạng, vậy cũng khó biết thế nào là bản đúng. (Tôi chọn bản này từ chỗ này). Xuân Quỳnh viết cũng ngay thẳng nhưng tôi vẫn thấy bài thơ này khá khó dịch. Trong "Thời gian trắng" thi sĩ viết về những cảm xúc rất mạnh. Trong vần thơ Việt tôi chỉ đọc đến bài thơ của Hàn Mặc Tử mà thấy viết mạnh hơn. Nhưng Hàn Mặc Tử viết thơ đầy cảm xúc mạnh thường xuyên. Ở đây Xuân Quỳnh biểu lộ một cảm xúc cụ thể và riêng biệt.
Ở đằng cùng quang phổ các loài màu là đen và trắng. Đen cũng là tối -- lắm lần người thấy màu đen tối đáng sợ. Song màu đen cũng là một chiếc chăn để bao vây mình. Màu trắng thì được coi là sạch sẽ, trong sáng. Song màu trắng cũng làm cho mình cảm thấy ngơ ngác nữa. Đọc bài thơ này tôi cũng nghĩ đến bài thơ "Nhớ người trong nắng" của Nguyễn Bính - về nắng trưa hè.
Xuân Quỳnh không phải một người lẻ loi - có chồng, có con. Chồng và con cũng là một niềm an ủi lớn. Nhưng cảm xúc mạnh này như thế xóa các người thân. Và xây lên một tường chia ra quá khứ với hiện nay. Quá khứ là những kỷ niệm đẹp, là những người thân, là những việc bình thường. Hiện nay là các cảm xúc mạnh khó ngăn cản, và không nên ngăn cản. Cái đặc biệt là Xuân Quỳnh sẵn sàng trong những phút giờ này giữ lại màu trắng này để tôn trọng các xúc cảm mạnh này.
1 tháng 12, 2010
Prêts pour le défilé, dans les rues d'Hanoï ...
Prêts pour le défilé, dans les rues d'Hanoï, avant les événements du 19 décembre 1946: un groupe de volontaires extrémistes Tu-Ve, où les femmes, rigides sous les armes, ont un air particulièrement déterminé et fanatique.
[Sắp sửa diễn hành, trên phố Hà Nội, trước các biến cố của hôm 19 tháng 12 1946: một nhóm tự nguyện cực đoan Tự Vệ, mà các phụ nữ với các tay cứng có vẻ quyết tâm và cuồng nhiệt đặc biệt]
[Sắp sửa diễn hành, trên phố Hà Nội, trước các biến cố của hôm 19 tháng 12 1946: một nhóm tự nguyện cực đoan Tự Vệ, mà các phụ nữ với các tay cứng có vẻ quyết tâm và cuồng nhiệt đặc biệt]
nguồn: Lucien Bodard, "L' échec du Viet-Minh," [Sự thất bại của Việt Minh] France Illustration (17 mai 1947), 505.
Ảnh này xuất hiện trong một tạp chí ảnh phóng sự có chất biến cố thế giới và giải trí. Tất nhiên các bài viết cũng có vai trò tuyên truyền cho chính phủ Pháp. Các độc giả ở quán café Paris năm 1947 nghĩ gì lúc xem các cô "cực đoan" và "cuồng nhiệt" cầm súng?
Có vẻ như không cô nào có súng thật. Điều quan trọng là họ tham gia một cuộc nghi lễ chứng minh lòng quyết tâm và đoàn kết những đứng ngoài mà xem.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)